Home Blog Page 1514

TOÀN CẦU HÓA VÀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA TỔNG THỐNG TRUMP

0

 

 

Nguyễn Bá Lộc

Chánh sách kinh tế đối ngoại của Hoa kỳ không thay đổi nhiều trong vòng 50 năm qua. Hoa kỳ là nước khởi xướng và yểm trợ Tòan cầu hóa (TCH). Toàn cầu hóa đã đem lại nhiều kết quả tốt cho nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Hoa kỳ. Nhưng TCH cũng đưa tới một số tiêu cực, một số khó khăn cho một số thành phần dân chúng.

Chủ trương và tiến trình TCH hay Hội nhập kinh tế (HNKT) toàn cầu là một vấn đề phức tạp. Nó không chỉ đơn thuần đầu tư và mậu dịch, nhứt là từ khi Sô viết và Đông Âu sụp đổ và từ khi có xuất dạng của loại CS như Trung quốc. Trên thế giới có một thêm mô hình kinh tế pha trộn giữa Tư bản chủ nghĩa và “Cộng sản biến dạng”, cọng thêm “Dân tộc chủ nghĩa”. Do đó trận chiến kinh tế trên thế giới càng phức tạp hơn. Một số nhà nghiên cứu cho rằng đã đến lúc cần có sự biến cải nữa cho TCH.

Phản ứng mạnh mẽ và gần đây nhứt là từ tân TT Trump. Tân TT Hoa kỳ chủ trương xét lại chánh sách kinh tế đối ngoại, vì cho rằng sự hợp tác và mở rộng thế giới đã có bất công và bất hợp lý đã gây ra nhiều cái hại cho Hoa kỳ.

Chúng ta đều biết chánh sách kinh tế đối ngoại của Hoa kỳ có tầm mức quan trọng cho nền kinh tế thế giới, và cho các đồng minh và bạn bè Hoa kỳ về cả hai mặt kinh tế và chánh trị.

Trong bài nầy chúng tôi tóm lược diễn tiến của TCH và chánh sách mới về kinh tế đối ngoại của TT Trump.

  1. Tóm lược Toàn cầu hóa (Globalisation)

Toàn cầu hóa (TCH) là một vấn đề lớn và quan trọng của thế giới. Phong trào TCH đem lại nhiều thành quả tích cực và một số tiêu cực.

1.1. Diễn tiến toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa (TCH) là ý niệm của sự mở rộng và hợp tác nhiều quốc gia trên nhiều lảnh vực kinh tế. Trong quá trình khá lâu dài phong trào có một số biến cải cho thích nghi. Ý niệm nầy khởi đầu từ giửa thế kỷ 19 do Anh quốc khởi xướng với dạng bành trướng thuộc địa, mang tính cách bóc lột. Phong trào được phát triển mạnh hơn khi nền kỹ nghệ của nhiều quốc gia phát triển khá mạnh. Nhu cầu thị trường, nhu cầu công nhân, nhu cầu nguyên liệu lớn mạnh theo. Sự hợp tác giữa các quốc gia mang tính chất lưởng lợi, với đồng thuận hơn là cưỡng chế, từ sau đệ nhị thế chiến. Và rồi nó được mở rộng nhiều hơn nữa trong khoảng 30 năm nay khi Liên sô sụp đỗ và khi nền kinh tế của các nước CS còn lại bị bế tắc và khi khoa học kỹ thuật tiến bộ mạnh hơn. Nói chung TCH là chủ thuyết và chủ trương của nền kinh tế tự do, mở cửa và hợp tác giữa các chánh quyền và giữa các nhà tư bản bung ra khỏi biên giới quốc gia của mình.

Các quốc gia có liên quan đến phong trào Hội nhập toàn cầu đều cảm thấy có lợi ít hay nhiều tùy điều kiện của mỗi nước và tùy khả năng vận dụng phong trào.  Tuy nhiên bên cạnh cũng có một số bất lợi hay khó khăn.

TCH qua một khúc quanh đặc biệt khi Trung quốc chuyển hướng kinh tế sang mô hình kinh tế thị trường trong chế độ độc tài CS, trong đó có VN, và chủ trương Hội nhập kinh tế bằng mọi giá. Hơn 20 năm qua Trung quốc đạt mức phát triển cao nhờ đầu tư ngoại quốc và xuất cảng mạnh mẽ trong sách lược nhiều gian manh.

TCH đã đưa tới sự việc nhiều công ty Mỹ ào ạt bỏ xứ đến đầu tư ở TQ, ở Ấn độ, ở Mexico…làm thất nghiệp ở Hoa kỳ gia tăng. Mặt khác, hàng hóa tại các nước đó có giá rất rẽ đã tràn vào Mỹ. Nhập siêu của Mỹ đối TQ càng ngày càng lớn. Hoa kỳ với TT Trump thấy cần phải có sự thay đổi mạnh nếu không trận chiến kinh tế càng kéo dài Hoa kỳ càng yếu thế. Kinh tế đi xuống thì chánh trị quốc tế đi xuống theo. Khi đó thế giới càng hổn loạn hơn nữa.

Trên bình diện quốc tế nhờ TCH kinh tế và lợi tức đầu người gia tăng. Ngoài đầu tư và mậu dịch còn nhiều hoạt động dịch vụ tài chánh, ngân hàng, bảo hiểm, chuyển vận, luật pháp đều gia tăng theo.

Trong hơn 50 năm qua nhằm các nước hoạt động trong khuôn khổ chung, TCH tiến tới và mở rộng thêm trong mô hình hợp tác đa phương hay song phương. Phong trào TCH được đẩy mạnh nhứt là trong thời kỳ TT Reagan của Hoa kỳ và Thủ tướng Thatcher của Anh quốc.

Chánh sách kinh tế đối ngoại của Hoa kỳ đi song song với sự bành trướng của “phong trào toàn cầu hóa” vào thập niên 1970. Những sáng kiến và thúc đẩy đầu tiên cho TCH là những Tổng thống Hoa kỳ, và nói chung của đảng Cộng hòa. Từ TT Eisenhower của ý niệm và thúc đẩy đầu tiên, TT Regan thúc đẩy hình thành WTO, và TT Bush đưa ý kiến khởi đầu cho Hiệp định TPP và sau đó TT Obama xúc tiến.

Trung quốc bế tắc với nền kinh tế CS và đã “đổi mới” từ năm 1978. Nhưng một mặt vẫn giử chế độ độc tài trong nước, một mặt dùng “chiêu” của Tư bản để đánh tư bản và dụ dỗ các nước nghèo và có chánh quyền tham nhũng nhiều. TQ đã lợi dụng và lạm dụng tối đa phong trào TCH. TQ mở rộng đầu tư ngoại quốc, và xuất cảng thật nhiều hàng với giá thật rẽ.

1.2. Tóm tắt thành quả của Toàn cầu hóa

Sự thành công của TCH đã xác nhận chủ thuyết kinh tế tự do hay kinh tế thị trường đã thắng lợi và chủ thuyết kinh tế CS đã sụp đỗ. Nhưng khi “đổi mới” nền kinh tế CS của các nước còn lại, đặc biệt là Trung quốc, có tác động và ảnh hưởng nhiều về TCH.

Môt số thành quả TCH có thể tóm tắt sau đây:

*Về Chủ trương chung: Xóa bỏ biên cương kinh tế và giao dịch. Các nước tiến lại gần nhau. Mở rộng cửa. Bỏ hẳn hay bỏ phần lớn chủ trương “Cô lập- Isolationism”, bỏ chủ trương “Bảo hộ mậu dịch- Protectionism”

*Về Tổ chức quốc tế:  Để thực hiện chủ trương TCH nhiều quốc gia kết hợp thực hiện nhiều tổ chức kinh tế hay mậu dịch song phương và đa phương. Như Tổ chức Mậu dịch quốc tế (từ Tổ chức Quan thuế biểu quốc tế GATT), APEC (Cơ quan hợp tác mậu dịch tự do Á châu Thái bình dương), NAFTA (Canada, Hoa kỳ và Mixico), Tổ chức hợp tác kinh tế  ASEAN, Tổ chức kinh tế tài chánh của Cộng đồng Âu châu, Hiệp định TPP (Trans Pacific Partnership). Và có nhiều Hiệp ước song phương như Hoa kỳ với Nhật, với Nam Hàn, với Colombia, với Peru, với Việt nam; Việt Nam với Trung quốc, với Singapore, với Nhựt. Ngoài ra có những định chế quốc tế có hoạt động tích cực yểm trợ cho phong trào TCH như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển Á châu, Quỹ tiền tệ quốc tế, Tổ chức Lao động quốc tế, Tổ chức Nhân quyền và rất nhiều cơ quan quốc tế về nghiên cứu, tư vấn, về thông tin, luật pháp.

*Về Đầu tư ngoại quốc (FDI-Foreign Direct Investment). Sự chuyển dịch tư bản to lớn trong vòng 30 năm qua từ những nhà đầu tư của nhiều nước với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận nhiều hơn, nhờ công nhân rẽ, nguyên liệu dễ, và gần thị trường quốc tế lớn. Ngược lại các nước còn nghèo thì mở cửa, tạo điều kiện thuận lợi để đón nhận FDI từ khắp nơi.

Doanh nhân trong và ngoài nước có cơ hội trao đổi kinh nghiệm về quản lý, về kỹ thuật và về thị trường. Điều nầy tiết kiệm được nhiều công và của.

*Về mậu dịch tự do (Free Trade). Đây là mô hình và chủ trương của TCH. Hiệp định nào cũng qui định bỏ hạn ngạch và bỏ hay giảm quan thuế tối đa có thể là o% hay dưới 5% (nếu không có hiệp ước thì thuế nhập cũng từ 10% đến 30-50% tùy loại hàng). Giá hàng rẽ thì tiêu thụ tăng và sản xuất tăng. Nước nghèo tăng xuất cảng thì có thêm tiền mua nhiều hàng hơn từ các nước có kỹ nghệ cao hay kỹ thuật cao.

Trong 50 năm kể từ 1955, khối lượng hàng hóa giao lưu trên thế giới tăng hơn 100 lần (từ $90 triệu lên $12.000 triệu mỹ kim (theo báo Financial Times).

Từ sau thế chiến II, Hoa kỳ luôn là cường quốc số một về kinh tế. Hoa kỳ chiếm 11% khối lượng hàng giao dịch và 24% GDP thế giới (Financial Times). Hoa kỳ là nước có tỷ phần lớn nhứt về đầu tư ngoại quốc trên thế giới.

*Về mức sống người dân khá hơn và xã hội được tốt hơn hầu hết tại nhiều nước. Nhờ phát triển kinh tế lợi tức người dân cao hơn. Người tiêu thụ được mua hàng rẽ từ nhiều nước. Nhờ những qui định quốc tế của Hiệp định mậu dịch các nước độc tài có cơ hội cải tiến phần nào Nhân quyền và Dân quyền.

* Về cải tiến giáo dục và khoa học kỹ thuật.  Nhờ TCH nền giáo dục nhiều nước có cải tiến nhiều hơn và cùng chiều hướng vì tiêu chuẩn khoa học kỹ thuật, y học sinh học, luật pháp, quản trị, nhứt là lãnh vực tin học truyền thông, các nước có những nguyên tắc và mẫu mực chung của thế giới .

1.3. Bất lợi và Trở ngại của TCH

Nói cách tổng quát có nhiều nhà kinh tế hay chiến lược gia cho rằng Mậu dịch tự do và Hiệp tác quốc tế về đầu tư ngoại quốc có lợi cho mọi nước. Tuy nhiên cũng có một số nhà nghiên cứu gần đây cho rằng cái lợi của TCH không đến đồng đều, có một số bất công. Các công ty lớn vẫn chiếm phần lợi cao và tham nhũng càng ngày càng gia tăng tại nhiều quốc gia.

TCH có vấn đề vì sự trổi dậy và sự cạnh tranh bá đạo của TQ. Nếu Hoa kỳ và các nước tư bản khác không cảnh giác hay chỉ vì cái lợi trước mắt rồi sẽ bị TQ tấn tới mạnh hơn để giành vị thế số một.

Cũng như do sự tiến bộ về khoa học và kỹ thuật, sẽ có hàng loạt loại người máy thay thế công nhân. Hoặc có những loại kỹ nghệ mới cần công nhân có chuyên môn mới.

Việc “chiêu hồi” các công ty Mỹ đã chuyển đầu tư ra ngoại quốc cũng không dễ dàng, vì cơ sở vốn liếng đã cấy lâu rồi ở các nước đó. Mặt khác các nhà đầu tư bao giờ cũng nghĩ đến cái lợi trước hết.

Ngay tại một số nước nhận FDI cũng có khó khăn như thành phần nông dân chịu nhiều thiệt thòi vì giá nông sản trên thế giới bao giờ cũng thấp.

TCH có làm cho kinh tế các nước gia tăng, nhưng phần lớn lợi vào túi các nhà tư bản lớn, người nghèo vẫn không khá hơn bao nhiêu. Càng phát triển thì sự cách biệt giàu nghèo càng cao.

Đầu tư trong nước đã kỹ nghệ hóa như Hoa kỳ bị mất việc làm trầm trọng, vì lương công nhân ở nước nghèo rất thấp.

Nhiều nước có chế độ chánh trị xấu, nhứt tại nước CS, đã lạm dụng viện trợ, lạm dụng thị trường mỡ rộng và không thuế quan đã tuồn hàng vào, trong đó có hàng giả hàng độc hại, gây sự bất công và xáo trộn thị trường.

2.  Chánh sách kinh tế đối ngoại của TT Trump

2.1. Các nét chánh của TT Trump về kinh tế đối ngoại và Hội nhập toàn cầu

2.1.1. Chủ trương lúc tranh cử và ngay lúc nhậm chức

Qua những lời phát biêu lúc tranh cử cũng như trong vài tuần sau khi nhậm chức, chúng ta biết được phần nào chánh sách kinh tế đối ngoại của TT Trump sẽ có hướng đi đúng như khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”. Ông không nói rõ lắm, nhưng cũng có thể nhận ra mấy điểm chánh sau đây:

*Mậu dịch vừa tự do (Free trade) nhưng phải công bằng (Fair trade). Nhiều nước đã có những hành động bất chánh gây ra tình trạng nhập siêu càng ngày càng lớn cho Hoa kỳ. Không thể để cho Hoa kỳ bị thiệt mà nước khác có quá nhiều lợi. Vài thí dụ dưới đây về một số nước mà thương mại Hoa kỳ nhập siêu (-), triệu $.   Nguồn tài liệu từ Congressional Research Service, Hoa kỳ)

Hoa kỳ nhập siêu:                 1996                     2006                        2016

Với Trung quốc                  $39,520 triệu         -$234,101 triệu        – $347,037 triệu

Với Mexico                       -$17,505 triệu         -$64,531 triệu          – $63,191 triệu

Với Việt Nam                         $284 triệu           – $8,729   triệu         – $31,957 triệu

*Từ quan điểm đó, TT Trump đi gần tới chế độ “Bảo hộ mậu dịch- Protectionism”. Điều nầy gây ra phản ứng khá mạnh của hầu hết các quốc gia và cà một số nhà kinh tế có chủ trương Tự do mậu dịch trong nước Mỹ. Với hai lý do chánh: Bảo hộ mậu dịch đã lỗi thời từ nhiều chục năm rồi, thế giới đã vận hành và trong bộ máy tự do mậu dịch hay tự do kinh tế. Hoa kỳ là cường quốc số một kinh tế, nếu Hoa kỳ “cô lập hóa” nền kinh tế của mình dủ ở mức độ nào, thí chắc chắn ảnh hưởng tai hại cho nhiều nền kinh tế và cho cả kinh tế thế giới.

* Cụ thể TT Trump nhắm đến một số nước mà Hoa kỳ có nhập siêu quan trọng như: Trung quốc với nhập siêu trên 300 tỷ/năm. Ông dọa sẽ đánh thuế quan lên tới 45% (từ trứơc tới nay chỉ khoảng 10%). Thứ nhì là Mexico cũng sẽ bị tăng lên khoảng 25%. Và một số nước khác như Nhựt, Nam Hàn. Hoa kỳ sẽ ấn định hạn ngạch cho hàng nhập.

Dĩ nhiên là các nước nầy thấy rất lo ngại vì kinh tế sẽ gặp khó khăn. Vì thị trường Mỹ là thị trường lớn nhứt thế giới.

*TT Trump nói sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tại Mỹ để giảm bớt công ty Mỹ kéo ra nước ngoài. Tư bản Mỹ càng ra nước ngoài thì sức mạnh kinh tế Hoa kỳ càng yếu và càng làm lợi cho kinh tế kẽ thù như TQ.

*TT Trump trước sau chủ trương gia tăng việc làm ngay trong nước Mỹ. Trong vài chục năm qua đã chạy ra nước ngoài do chánh sách đầu tư rất khuyến khich và giá công nhân rẽ chưa đầy 1/5 tại Mỹ (nhiều nhứt là TQ, Mexico). Đó là sự bất công. Người tiêu thụ Mỹ đã nuôi công nhân của nhiều nước.

*TT Trump quyết liệt chống sự lủng đoạn hối suất từ TQ (đồng Yuan của TQ ấn định quá thấp, ít nhứt 30% thấp hơn giá thực sự, và TQ cần phải điều chỉnh lại). Có thể bị Hoa kỳ dùng biện pháp tiền tệ, tài chánh qua cơ quan quốc tế và qua việc đánh thuế phá giá cách quyết liệt hơn.

*Khuyến khích mua hàng hóa trong nước trong khẩu hiệu “Buy American, hire American”

*Về các Hiệp định kinh tế và mậu dịch với các nước trong quá khứ, Hoa kỳ sẽ xem xét lại và điều chỉnh lại. Trong đó có Hiệp định có hơn 10 năm trước là NAFTA giữa Canada, Hoa kỳ và Mexico. Hiệp ước với Âu châu, với Colombia, Panama, với Nhựt, Nam Hàn. TT Trump vừa tuyên bố hồi cuối tháng tư là NAFTA phải điều chỉnh lại vì đã đem lại nhiều thiệt thòi cho Hoa kỳ, nó chỉ có lợi cho Mexico và Canada. TT Trump đã rút ra khỏ TPP, hiệp ước Xuyên Tái bình dướng, và tới nay chưa có nói gì tới nữa. TT Trump thích loại Hiệp định song phương hơn đa phương, vì song phương dễ thương thảo riêng biệt cho từng quốc gia.

2.1.2. Vài thay đổi về chủ trương sau ba tháng cầm quyền

Gần sau 100 ngày TT Trump có thái độ mềm mỏng hơn về một số vấn đề so với lúc trước vừa nêu trên. Dù chưa rõ nét lắm, nhưng chúng ta có thể nhận ra như sau đây:

*Về chủ trương và sách lược kinh tế đối ngoại

Chủ trương cứng rắng lúc đầu Hoa kỳ với TT Trump gần như theo đường lối “Bảo hộ mậu dịch”. Nhưng nay thì có môt vài thay đổi. Một số cố vấn ở Tòa Bạch ốc có nói Hoa kỳ sẽ không phải “đóng cửa” về hàng ngoại mà chi là tìm một hướng đi mới không có nhiều bất lợi cho Mỹ như đã xảy ra trong quá khứ. Tức là tìm hướng mới cho tự do mậu dịch để có sự công bằng trong thương mại. Ngày 31 tháng 3 vừa qua TT Trump có ký sắc lịnh sẽ cái sửa mậu dịch tự do và nhứt là sẽ đối phó với các nước mà Hoa kỳ có nhập siêu quá lớn.

Với quan điểm nầy TT Trump sẽ xét lại các Hiêp định mậu dịch và đầu tư ngoại quốc trong tương lại. Qua những buổi gặp gở của TT Trump, hay các viên chức trách nhiệm như Bộ trưởng Ngân khố, Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, Các đồng minh Hoa kỳ cũng như nước đối nghịch, nay có phần an tâm phần nào.

Nhìn chung, chủ trương và sách lược đối ngoại kể cả kinh tế trong nhiều thập niên qua, Hoa kỳ không thay đổi quan trọng, dù là đảng Dân chủ hay Cộng hòa. Tiến bộ và an ninh Hoa kỳ không thể tách ra khỏi an ninh và tiến bộ thế giới.

*Với Trung quốc chưa thấy Hoa kỳ có biện pháp cụ thể nào về: tỷ suất quá thấp của đồng nhân dân tệ (yuan) đối với dollar, giảm nhập siêu với TQ, việc tăng thuế quan hàng TQ nhập vào Mỹ lên 45%, mang xí nghiệp Mỹ ở TQ về lại Mỹ. Kiểm soát kỹ hàng làm từ China. Việc thương lượng hay chiến tranh kinh tế với TQ không phải dễ, vì quyền lợi Mỹ cũng không nhỏ. Nhưng có hai điều bất hợp lý trong đó là từ nhiều năm nay TQ chơi Mỹ nhiều đòn độc và TQ âm mưu lên vị trí số một thế giới. Tương quan kinh tế giữa Hoa kỳ-TQ bị chi phối bởi nhiều thứ. Chiến tranh nào thì cả các phe đều mất mát.

Nhưng Hoa kỳ cần phải làm những điều cần thiết với TQ càng sớm càng tốt, không phải vì quyền lợi Hoa kỳ không mà vì thế giới nữa.

*Với Mexico cũng chưa thấy có biện pháp nào cụ thể để bớt nhập siêu trong Hiệp định NAFTA. Nhưng theo vài lời của TT thì chắc ba nước sẽ ngồi lại để điều chỉnh một số điểm. Điều nầy hợp lý trên nguyên tắc thông thường là bất cứ Hiệp định nào cũng phải xem lại sau 10 năm thi hành.

*Với VN thì Hoa kỳ chưa có một động thái nào. Nhưng qua lời phát biểu của TT cũng như sự tha thiết của VNCS muốn thảo luận một số vấn đề quan trọng trong đó có kinh tế và an ninh. Sẽ có buổi gặp gở của TT Trump và Th T Phúc trong tháng 5 năm nầy. Dấu hiệu cho thấy TT Trump sẽ không bỏ Á châu Thái bình dương cho TQ. Nhưng vài chỉ dấu cho thấy Hoa kỳ sẽ cải thiện Hiệp ước song phương đã ký trước kia với VN, nếu không có TPP.

Như chúng ta biết TT Trump đã có sắc lịnh rút ra khỏi TPP. 11 nước còn lại rất muốn có TPP với Hoa kỳ. Các nước đó thì nói không có Hoa kỳ thì TPP cũng sẽ xúc tiến. Nước vui mừng nhứt là TQ khi không có liên minh kinh tế quan trọng nầy.

Và dĩ nhiên là còn nhiều vùng khác nữa trên hoàn cầu mà Hoa kỳ phải lưu tâm hay giải quyết để bảo vệ những giá trị và quyền lợi Hoa kỳ.

*Với Nhựt và Nam Hàn, TT Trump cũng chưa có quyết định thương mại hay đầu tư nào. Đây là hai đồng minh quan trọng của Mỹ ở Á châu. Hoa kỳ chỉ hứa sát cánh với hai nước nầy nếu bị Bắc Hàn tấn công.

Hồi tháng 7 năm 2016, thông cáo chung của cuộc họp các Bộ trưởng tài chánh của G20 có ghi “chúng ta đang làm việc chung nhau để tăng cường sự đóng góp mậu dịch cho các nền kinh tế của chúng ta”. Năm nay trong buổi họp các Bộ trưởng Tài chánh của G20 vào tuần rồi tại Đức thì nổi lên sự lo âu về Hoa kỳ nếu chủ trương “Protectionism”. Nhưng các cố vấn của TT Trump thì cho rằng không có chủ trương Bảo hộ mậu dịch mà chỉ tìm một hướng đi mới cho công bằng cho Hoa kỳ.

So với những thành quả mà Hoa kỳ có được từ hàng chục năm trước với vai trò cường quốc số một lảnh đạo thế giới thì chủ trương của TT Trump có hại nhiều hơn lợi. Toàn cầu hóa, hợp tác hóa đem lại lợi về kinh tế mà còn về an ninh, giá trị hệ thống chánh trị và văn hóa Hoa kỳ: Tự do, Dân chủ, Nhân quyền cho mọi quốc gia.

*Về mô hình Hiệp ước kinh tế TT Trump có vẽ chủ trương mô hình song phương hơn là đa phương. Vì song phương dễ thảo luận và dễ giải quyết hơn là khi có nhiều thành viên.

2.2. Thoáng về tương lai : Hệ quả chánh sách kinh tế của TT Trump

Như chúng ta biết chỉ trong thời gian ngắn sau khi nhận chức, TT Trump đã đưa ra một số quyết định khá quan trọng ảnh hương cho tương lai của Hoa kỳ. Và cho cả thế giới nữa vì bất cứ biến đổi nào của Hoa kỳ đều có tác động đến thế giới. Vì còn nhiều ẩn số và nhiều bất định trong chánh sách kinh tế đối ngoại của TT Trump, nên tới giờ các nhà nghiên cứu hay bình luận cũng chỉ đưa ra một số nhận định vẫn chưa rõ ràng. Chúng ta chưa biết hậu quả , có thể đây là vài ý nghĩ về Hệ quả của chánh sách lớn nầy.

Về TCH cách tổng quát, nhiều người cho rằng có lợi nhiều hơn bất lợi, cho Hoa kỳ cũng như cho kinh tế toàn cầu.

TT Trump có lý do chánh đáng để xét lại chánh sách và thực hiện các kế hoạch về ngoại thương về đầu tư ngoại quốc, về tiền tệ và cả về viện trợ quốc tế. Cường quốc kinh tế số một nầy bị sói mòn, nếu không cải thiện và chống đở kịp thời rồi sẽ trở thành số hai. Lúc đó tương quan trên thế giới sẽ là ma giáo và bất lương.

Nhiều người nghĩ chế độ bảo vệ mậu dịch (Protectionism) kiểu cũ, nghĩa là dùng hàng hóa nội địa, khép lại nhiều cánh cửa ngoại thương, thì không thích hợp với tình hình thế giới hiện nay.

Kinh tế quốc tế luôn luôn đi kèm với chánh trị quốc tế. Mà kinh tế và viện trợ là một bước đi trước có cái lợi hơn.

Hoa kỳ cần có một số biện pháp thích hợp và có cân phân lợi hại với một số quốc gia. Nhứt là đối với Trung quốc. Sự vươn lên của TQ có tính cách lịch sử quốc tế và là một thực thể không thể có một giải pháp dễ dàng. Trong hiện tại TQ chưa muốn đương đầu với Hoa kỳ. Nhưng TQ luôn muốn “tạo loạn để bình thiên hạ”.

Cũng như đối với VN, quyền lợi kinh tế hay tương quan kinh tế không có gì quan trọng đối với Hoa kỳ. Nhưng rất quan trọng đối với VN. Nếu VN bớt lệ thuộc TQ thì đó là điều may mắn chẳng những cho dân tộc VN mà còn là yếu tố thuận lợi cho an ninh Á châu Thái bình dương.

Về mô hình Hiệp ước song phương hay đa phương có vài khác nhau. Mà TT Trump thích giao ước và cam kết tay đôi thôi. Như vậy Hoa kỳ vẫn giữ được thế mạnh của mình và dễ giải quyết vấn đề. Khi đã khá rồi thì nước nào cũng cần hàng Mỹ, máy móc Mỹ, tiền bạc Mỹ, kỹ thuật Mỹ và thị trường Mỹ. Tuy nhiên Hiệp ước đa phương có cái lợi khác là kết hợp cùng lúc cùng vấn đề với nhiều đồng minh. Mà điều nầy Hoa kỳ cần có trong việc đối phó với TQ hiện nay.

Tóm lại, TCH là một tiến trình động và lâu dài. Thế giới ngày nay có nhiều biến chuyển phức tạp, đôi khi nguy hiểm. Sự phát triển kinh tế toàn cầu còn chuyển biến. Nhưng điều cẩn tinh thần hợp tác và tương đối công bằng, tương đối lương thiện giữa các quốc gia, và giữa các thành phần dân chúng của một nước, giữa chánh quyền và người dân.

Ở vị thế của bất cứ TT Hoa kỳ nào, chớ không phải riêng TT Trump, là phải cố gắng giải quyết vấn đề TCH để có thể có mô hình mới ít thiệt hại cho Hoa kỳ mà ông cho rằng một số quốc gia đã lấn lướt Hoa kỳ trong quá khứ. Nay tình trạng cần phải được cải sửa. Trên lý thuyết cũng như trên thực tế các nước rất mạnh về kinh tế kể cả các nước tân kỹ nghệ hóa, các đảng phái chánh trị và các chánh tri gia luôn có những chủ thuyết có khác nhau: Trong nước thì nặng về phát triển kinh tế hay nặng về xã hội. Về đối ngoại thì tham dự trong cộng đồng thế giới cách rộng rãi hay thu hẹp. Bây giờ chúng ta chờ những hành động cụ thể sắp tới, có ít nhiều đổi thay, của chánh quyền TT Trump, trong một bối cảnh thế giới phức tạp.

Nguyễn Bá Lộc

Cali,  ngày 25 tháng 4 năm 2017

Thêm một nhà hoạt động ‘bị hành hung’

Ông Đinh Quang Tuyến, sinh năm 1965, nhà hoạt động vì nhân quyền tại Việt Nam, thuật lại với BBC về sự việc ông đã bị hành hung hôm 19/5/2015 tại Sài Gòn ra sao.

Ông Tuyến cho hay ông đã bị hai người trẻ tuổi ‘đeo khẩu trang’ đi theo khi ông rời nhà bằng xe đạp hôm thứ Ba.

Tới một địa điểm ‘do linh tính’, ông xuống khỏi xe để đi bộ, thì bị hai người này tiếp cận và hỏi “Không đi nữa hả”.

Sau đó, ông nói đã bị hai người này “đấm ông”.

Ông Tuyến cho BBC hay hôm 20/5 rằng sau khi về được nhà, ông đã được ‘bạn bè’ trong nhóm vận động, đấu tranh vì dân chủ đưa tới bệnh viện mà tại đó ông đã được chăm sóc các vết thương ‘khá trầm trọng’.

Nhà hoạt động từng xuống đường đặc biệt trong hai năm gần đây, trong nhiều cuộc tuần hành phản đối các hành vi của nhà chức trách Trung Quốc trên Biển Đông, đòi bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, nói ông đã ‘mất hết niềm tin’ vào chính quyền, do đó ông không trình báo.

Nhưng ông cho rằng những người tấn công ông là người của ‘công an’ và ‘an ninh’ thành phố.

Ông cũng đưa ra lời cáo buộc về việc bị ‘hăm dọa bắn’ khi được triệu tập tới một đồn công an ở địa phương mà ông sinh sống.

Đây là vụ hành hung thứ ba được công luận chú ý trên mạng xã hội tại Việt Nam trong hai tuần qua.

Hôm 11/5/2015, một nhà hoạt động khác, ông Nguyễn Chí Tuyến, hay Facebooker Anh Chí, đã bị tấn công trọng thương vào đầu, mắt và mặt. Sự việc đã thu hút sự chú ý của truyền thông, công luận trong nước và giới ngoại giao và dư luận quốc tế.

Một số nhà ngoại giao, dân biểu và đại diện các cơ quan theo dõi nhân quyền quốc tế đã yêu cầu chính quyền Việt Nam phải điều tra về vụ hành hung ông Nguyễn Chí Tuyến.

Trước đó nữa chỉ vài ngày, một thành viên trong nhóm ‘Vì Hà Nội xanh’, blogger Gió Lang Thang, cũng bị hành hung gần nhà riêng sau nhiều tuần tham gia các vụ tuần hành ‘vì cây xanh Hà Nội’ tại thủ đô của Việt Nam.

Bà Lê Mỹ Hạnh làm việc với công an vì bị hành hung

Ông Phan Hùng (trái) đưa lên mạng đoạn video chiếu cảnh đánh bà Lê Mỹ Hạnh
Ông Phan Hùng (trái) đưa lên mạng đoạn video chiếu cảnh đánh bà Lê Mỹ Hạnh

Nạn nhân bị nhiều người hành hung gây phẫn nộ dư luận trên mạng nói với BBC rằng bà đã làm việc với công an để yêu cầu điều tra.

Chiều 2/5, người đọc trên Facebook Việt Nam xôn xao vì đoạn video bạo lực, được đưa lên mạng bởi một người lên án bà Lê Mỹ Hạnh.

Người lấy tên Phan Hùng đăng trên Facebook video cảnh đấm đá nạn nhân, và viết thêm: “Màn chào mừng thành viên cờ vàng 3 sọc đỏ Lê Mỹ Hạnh tại đất Sài Gòn! Còn thằng 3 que nào muốn xuyên tạc, kích động, lăng mạ lãnh tụ , bạo loạn lật đổ nữa thì cứ lên tiếng.”

Đoạn video nhanh chóng được hơn 7.000 người chia sẻ, trong khi nhiều người lên án.

Được biết bà Lê Mỹ Hạnh mới từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh, tham gia chuyến đi bộ xuyên Việt và ghé vào ở cùng một người bạn trong một chung cư nhỏ.

Tại đây, bà và hai người bạn đã bị một nhóm người gõ cửa, xông vào nhà hành hung dã man.

Trả lời BBC hôm 3/6, bà Lê Mỹ Hạnh nói bà là nạn nhân bị đánh chính, bên cạnh hai người bạn, và rằng bà đang làm việc với công an Quận 2 TP Hồ Chí Minh.

“Cảnh sát Quận 2 đang trực tiếp làm việc với tôi lúc này. Hôm nay tôi viết một yêu cầu xử lý hình sự những kẻ tấn công tôi ngày hôm qua.”

“Họ sẽ mang đơn của tôi về quận, ngày mai sẽ làm việc tiếp, tôi sẽ cung cấp giấy giám định thương tật.”

Bà Mỹ Hạnh nói: “Tôi yêu cầu phải nhanh chóng bắt các đối tượng này vì quá nguy hiểm.”

Sau khi vụ việc xảy ra trên mạng xuất hiện bài viết nói đây là vụ “đánh ghen”.

Bà Mỹ Hạnh bác bỏ đây là “hoàn toàn sai sự thật”.

“Khi nhóm người vào phòng, có năm người, ba người trực tiếp đánh tôi, và hai người đánh bạn cùng phòng.”

Bà Lê Mỹ Hạnh nói bà đã làm việc với công an quận 2 TPHCM
Bà Lê Mỹ Hạnh nói bà đã làm việc với công an Quận 2 TP Hồ Chí Minh

“Tôi là người bị nặng nhất, chúng nhắm đến tôi, nên hai bạn tôi chỉ làm chứng, còn tôi trực tiếp làm đơn.”

Bà Mỹ Hạnh khẳng định bà không quen những kẻ tấn công.

“Tôi hoàn toàn không quen biết, không có mâu thuẫn nào với họ.”

BBC cũng liên hệ qua điện thoại với ông Phan Hùng, được xác định có tên Phan Sơn Hùng, người đã đăng clip đánh bà Mỹ Hạnh lên mạng.

Nhưng sau khi BBC đề nghị cho biết phản ứng, ông Hùng gác máy và những lần liên lạc sau qua điện thoại không thành công.

‘Vô pháp’

Vụ tấn công đã gây sốc cho nhiều người.

Viết trên Facebook, cây bút Huy Đức nói: “Tôi không làm sao tin được một hành động như thế lại có thể xảy ra trong một thành phố có chính quyền.”

Ông kêu gọi: “Công an nên ngay lập tức khởi tố vụ án và các bị can về hành vi “xâm phạm chỗ ở của người khác” theo Điều 158 Bộ luật hình sự.”

Cũng trên Facebook, luật sư Lê Công Định cho rằng: “Ngày mai sẽ đến lượt chúng ta là nạn nhân nếu hôm nay chúng ta im lặng trước sự bạo hành vô pháp như thế.”

Bà Lê Mỹ Hạnh từng tham gia một số cuộc tuần hành vì môi trường tại Hà Nội.

Lê Mỹ Hạnh: Nỗi niềm sau vụ tấn công

BBC
Lê Mỹ Hạnh
Chị Hạnh cho biết những nhà hoạt động khác trong cộng đồng cũng là mục tiêu của nhiều vụ tấn công, “khẳng định là có rất nhiều nguy hiểm rình rập xung quanh”

Nhà hoạt động xã hội Lê Mỹ Hạnh chia sẻ về dư chấn và cáo buộc “phản động” sau vụ tấn công gây rúng động mạng xã hội chiều 2/5.

Khi trao đổi với BBC hôm 4/5, bà Hạnh cho biết trong hai ngày qua cho biết sức khỏe của bà đang xấu đi, cảm giác choáng váng, xây xẩm mặt mày liên tục xảy ra.

Bà Hạnh đã trình báo vụ việc với công an Quận 2 sau khi vụ việc xảy ra hôm 2/5.

Bà Lê Mỹ Hạnh làm việc với công an vì bị hành hung

EU tiếp xúc xã hội dân sự Việt Nam

Thêm một nhà hoạt động ‘bị hành hung’

Hôm 4/5, nhiều báo trong nước cũng đưa tin Trung tướng Lê Đông Phong, giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh nói vụ việc “không liên quan đến công an.”

Trả lời báo Người Lao Động, Trung tướng Phong nói đối tượng đăng clip là Phan Hùng không liên quan đến lực lượng ngành và vụ việc không phải chủ trương của công an.

Một số tờ báo khác nói công an quận 2, TP.HCM đã triệu tập chủ Facebook Phan Sơn Hùng, 33 tuổi, để làm rõ việc đăng clip đánh người lên mạng xã hội.

Hai vụ tấn công trong vòng một tháng

Bà Hạnh nói vụ việc tại Hồ Chi Minh hôm 2/5, là vụ tấn công thứ hai trong vòng một tháng.

Vụ tấn công đầu tiên đã xảy ra ở Hà Nội vào đầu tháng 4, khi bà đang đi bộ dọc Hồ Tây thì đột nhiên bị một nhóm 5-6 người tấn công, đấm đá, nhà hoạt động xã hội cáo buộc.

Facebook Lê Mỹ HạnhFacebook Lê Mỹ Hạnh

Khi được hỏi có bình luận gì về việc công an thành phố tuyên bố ông Phan Hùng “không liên quan” công an, bà Hạnh tuyên bố: “Tấn công trên đường do hiểu lầm va chạm tôi hiểu được nhưng đến tận nhà và thách thức dư luận, một người bình thường không ai làm được chuyện đó.”

“Tôi không có niềm tin với pháp luật ở Việt Nam… nhưng tôi đang sống trong thế chế đất nước Việt Nam. Tôi nghĩ phải làm sao để pháp luật bảo vệ mình, những biện pháp khác sẽ không mang tính chính danh.”

RSF: ‘VN là nhà tù lớn cho các blogger’

‘Công an phải điều tra do áp lực quốc tế’

“Tôi muốn thông qua vụ việc của tôi, họ sẽ giải quyết những vụ tấn công khác như thế.”

“Nếu tôi không đấu tranh được cho chính mình thì rất khó đấu tranh cho cộng đồng chung của Việt Nam.”

Bà Hạnh cho biết những nhà hoạt động khác trong cộng đồng cũng từng là mục tiêu của nhiều vụ tấn công, “khẳng định là có rất nhiều nguy hiểm rình rập xung quanh.”

‘Không phải phản động’

Trong bài đăng trên mạng kèm video vụ tấn công của người đàn ông tên Phan Hùng viết: “Màn chào mừng thành viên cờ vàng 3 sọc đỏ Lê Mỹ Hạnh tại đất Sài Gòn! Còn thằng 3 que nào muốn xuyên tạc, kích động, lăng mạ lãnh tụ, bạo loạn lật đổ nữa thì cứ lên tiếng.”

Bà Hạnh cho biết video clip chỉ cho thấy đoạn đầu của vụ tấn công thô bạo. Bà nói nhóm người tấn công bà và hai người bạn hai lần, vào lần thứ hai “họ xịt hết tất cả những gì còn lại trong mấy chai xịt cay, tôi không thở được nên ngất đi.”

Facebook Lê Mỹ HạnhFacebook Lê Mỹ Hạnh
Bà Lê Mỹ Hạnh từng tham gia vào nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc và Formosa

Phản ứng lại những cáo buộc “phản động,” bà Hạnh nói “Tôi không dùng công cụ màu cờ hay đảng phái nào. Tôi chỉ hoạt động độc lập.”

“Tôi và những nhà hoạt động xã hội khác chỉ lên tiếng cho sự công bằng, cho sự thật, lên tiếng trước sự bất cập của xã hội để tìm ra hướng giải pháp. Họ dùng từ phản động là để đánh phá chúng tôi.”

“Tôi là người Bắc sinh sau năm 75, tôi không hiểu lá cờ vàng và chế độ đó. Tôi sinh ra ở cái nôi Cộng Sản, gia đình tôi có nhiều Đảng viên.”

“Tôi chỉ đấu tranh cho người dân. Ở trong chế độ nào mà quyền lợi của nhân dân được đặt lên trên hết thì tôi ủng hộ chế độ.”

‘Thư tù Quảng Tây’ trong ví sang tận Mỹ?

0

BBC

Một phụ nữ ở bang Arizona nói với báo chí Mỹ bà tìm thấy trong một chiếc ví mua ở tiệm Walmart lá thư có vẻ như của tù nhân ở Trung Quốc, kể cuộc sống của họ “khổ nhục hơn chó lợn”.

Tù nhân tại Trùng Khánh lao động trong xưởng may - hình từ năm 2008Getty Images
Tù nhân tại Trùng Khánh lao động trong xưởng may – hình từ năm 2008

Bà Christel Wallace, sống ở từ Siera Vista, tìm ra trong ngăn ví một mảnh giấy và nhờ con dâu là Laura Wallace tìm người dịch những dòng chữ Hán.

Nội dung viết rằng tù nhân ở trại lao cải Anh Sơn, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, “phải lao động 14 giờ một ngày”, theo Telegraph (03/05/2017) ở Anh trích lại báo Mỹ.

Họ phải làm đủ cơ số hàng hóa, kể cả phải làm đến nửa đêm nếu cần, nếu không sẽ bị đánh, lá thư viết.

“Phạm nhân tại nhà tù Trung Quốc có cuộc sống tồi tệ hơn loài mã, ngưu, dương, trư và cẩu,” nguyên văn lá thư viết bằng chữ Hán mô tả.

Mùa xuân của mẹ ‘tù nhân lương tâm’

LHQ: Việt Nam ‘cần bỏ điều 88, 79’

Cuộc chiến 1979: Góc nhìn của Trung Quốc

Các báo Anh, Mỹ nói họ không thể nào xác tín lá thư đó có đúng là của một tù nhân Trung Quốc hay không nhưng tin này được trên các trang mạng ở Mỹ và cả trên Facebook đăng tải rộng rãi.

Chính quyền Trung Quốc hồi 2013 đã công bố với thế giới họ đã xóa bỏ hệ thống ‘lao cải’ từ thời Mao.

Nhưng sang năm 2015, một ủy ban của Hoa Kỳ nói họ vẫn “nghi ngờ là Trung Quốc tiếp tục bắt phạm nhân lao động cưỡng bức”.

Các nhóm nhân quyền cũng cáo buộc rằng Trung Quốc vẫn có hệ thống lao động ngầm khai thác sức tù.

Đại diện hãng Walmart nói với trang báo Arizona Daily Star rằng họ luôn tuân thủ các tiêu chuẩn đặt hàng để không có chuyện ai đó phải làm việc cưỡng bức cho việc sản xuất các hàng hóa mà công ty Mỹ này nhập về.

Các tài liệu tiếng Anh về hệ thống nhà tù Trung Quốc viết rằng có trại Anh Sơn thuộc Liễu Châu, Quảng Tây, ở vị trí nằm đối diện với Cao Bằng của Việt Nam.

Xem thêm:

Trung Quốc và phiến quân gốc Hoa ở Myanmar

‘Tự sát sau một ngày tạm giam’ ở tỉnh Vĩnh Long

BBC

Hình minh họaGetty Images
Hình minh họa

Một người bị bắt vì cáo buộc liên quan phát tán cờ Việt Nam Cộng Hòa đã “tự sát” chỉ sau một ngày tạm giam, theo tuyên bố của công an tỉnh Vĩnh Long.

Ông Nguyễn Hữu Tấn, 38 tuổi, bị công an tỉnh Vĩnh Long “bắt khẩn cấp” ngày 2/5 để điều tra hành vi “tán phát tài liệu chống phá nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.

Nhưng sáng 3/5, trong lúc điều tra viên rời phòng hỏi cung, nghi phạm đã lấy từ túi điều tra viên con dao rọc giấy “rồi cắt liên tiếp vào cổ để tự sát”, theo tuyên bố của giới chức Vĩnh Long.

UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp báo chiều 4/5 để giải thích vụ việc.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời một cán bộ điều tra: “Toàn bộ quá trình Tấn dùng dao tự sát đều được camera ghi lại. Chúng tôi đã cho gia đình Tấn xem toàn bộ dữ liệu camera ra ghi lại được. Đồng thời, gia đình Tấn cũng được chứng kiến công tác khám nghiệm tại hiện trường.”

Báo này nói thi thể ông Tấn “đã được bàn giao cho gia đình tổ chức mai táng”.

Còn trang VietNamNet dẫn lời Đại tá Phạm Văn Ngân, Phó Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long, tuyên bố:

“Những thông tin thất thiệt nói người khác tác động vào nghi phạm Tấn là hoàn toàn sai sự thật.”

Tin cho biết vụ bắt giữ xuất phát từ việc xuất hiện nhiều lá cờ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trong ngày 30/4 tại một số cột điện ở thị xã Bình Minh và huyện Tam Bình của tỉnh Vĩnh Long.

PetroVietnam vẫn hy vọng dự án ở Venezuela?

PetroVietnamHOANG DINH NAM/AFP/Getty Images

Liên doanh giữa PetroVietnam và hãng dầu khí quốc doanh của Venezuela, PDVSA, hiện vẫn đang tạm ngưng nhưng phía Việt Nam hy vọng các cuộc thảo luận đang diễn ra sẽ giúp sớm tái khởi động, hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức cao cấp của tập đoàn nói hôm thứ Tư.

PetroVietnam và PDVSA vận hành dự án dầu siêu nặng PetroMacareo tại khu vực vành đai dầu Orinoco Belt của Venezuela.

Sau khi PetroVietnam ngưng việc khai thác dầu vào năm 2014 do điều kiện kinh tế khó khăn, hãng đã tính đến chuyện bán đi số 40% cổ phần đang nắm giữ.

Điều chuyển Chủ tịch PetroVietnam về Bộ Công Thương

Kinh tế Venezuela và duyên nợ Việt Nam

Bí thư Đinh La Thăng ‘bị đề nghị kỷ luật’

Nay PetroVietnam đang tìm cách nối lại hoạt động của dự án.

“Vào lúc này, chúng tôi đã ngưng… Chúng tôi có thể sẽ khởi động lại,” ông Ngô Hữu Hải, Tổng giám đốc Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) nói bên lề Hội nghị Công nghệ Ngoài khơi tại Houston.

Nicolas Maduro and Sang in Hanoi 31 Aug 2015Getty Images
Chủ tịch Trương Tấn Sang đón tiếp Tổng thống Venezuela, ông Nicolas Maduro, tại Hà Nội hồi tháng Tám 2015

Cả hai công ty đang đàm phán về những điều kiện mới cho liên doanh, ông nói nhưng không cho biết thêm chi tiết. Ông không nêu rõ khung thời gian cho việc tái khởi động.

PDVSA chưa đưa ra bình luận gì.

Hệ thống kiểm soát tiền tệ tại Venezuela lâu nay gây phức tạp hóa cho các khoản chi trả cho các hãng nước ngoài tại Venezuela và việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

PetroVietnam, vốn muốn phát triển hoạt động khai thác ở nước ngoài, hồi 2014 nói rằng môi trường đầu tư tại Venezuela không phù hợp cho hãng, đặc biệt là do tình trạng lạm phát cao ở nước này.

PetroMacareo được trông đợi tới 2016 sẽ khai thác khoảng 200 ngàn thùng mỗi ngày.

Dự án liên doanh giữa PetroVietnam với Orinoco chính thức được ký‎ kết hồi 6/2010, với mức đầu tư ban đầu 1,8 tỷ đô la, thực hiện trong thời gian 25 năm. Đây trở thành một trong những dự án đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam.

Facebook mướn 3.000 người, chặn, xóa thông tin bạo lực

VOA

Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg hôm thứ Tư cho hay công ty sẽ mướn thêm 3.000 nhân viên trong năm tới để đáp ứng các bản tin về những thông tin không phù hợp trên truyền thông xã hội và đẩy nhanh việc xóa bỏ các video quay cảnh giết người, tự vẫn hay những hành động bạo lực khác.

Hãng tin Reuters tường thuật rằng chiến dịch tuyển nhân viên này có thể được coi như một sự nhìn nhận của Facebook, rằng ít nhất cho tới bây giờ, phần mềm tự động cải thiện việc giám sát nội dung vẫn chưa đủ. Facebook Live, một dịch vụ cho phép bất kỳ người sử dụng nào phát sóng trực tiếp, đã gặp tai tiếng từ khi ra mắt hồi năm ngoái vì những video trực tiếp chiếu những cảnh bạo lực.

Trong một dòng tin tải lên trên Facebook, đồng sáng lập viên Facebook, Mark Zuckerberg, cho biết 3,000 nhân viên mới sẽ bổ sung đội ngũ 4.500 nhân viên hiện nay có nhiệm vụ rà soát các nội dung bị nghi là vi phạm các quy định sử dụng dịch vụ.

Tuần trước, cảnh sát cho hay một người cha ở Thái Lan đã truyền trực tiếp video cảnh ông tự tay giết con gái trên Facebook Live. Sau hơn một ngày đã có 370.000 lượt xem, trước khi Facebook gỡ video này. Các đoạn video khác từ những nơi như thành phố Chicago và Cleveland cũng gây sốc cho người xem với nhiều cảnh bạo lực.

Ông Zuckerberg nói:

“Chúng tôi đang làm việc để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc báo cáo các video loại này, nhờ đó chúng tôi có thể hành động sớm hơn – dù đó là đáp ứng nhanh khi một ai đó cần được giúp đỡ, hoặc để xóa bỏ nội dung xấu đó”.

Facebook cho biết 3.000 nhân viên mới sẽ theo dõi tất cả nội dung trên Facebook, không chỉ các video truyền đi trực tiếp. Công ty không cho biết nơi làm việc của các nhân viên mới.

Clinton: Thất cử lỗi tôi một phần; lỗi Nga, FBI một phần

0

VOA

Trong cuộc phỏng vấn lớn lần đầu tiên kể từ sau thất bại trong cuộc đua tranh chức tổng thống tháng 11 năm 2016, bà Hillary Clinton tự nhận trách nhiệm thất cử về phần mình. Nhưng bà cũng nói với phóng viên Christine Amanpour, người phỏng vấn bà tại một diễn đàn phụ nữ ở New York hôm thứ Ba, rằng Nga và Giám đốc FBI James Comey đã góp phần giúp ông Donald Trump của Ðảng Cộng hòa ghi điểm giành chiến thắng được xem là ngược dòng.

Bà Clinton nói nếu cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 27 tháng 10 thì hôm nay bà đã đang là tổng thống Mỹ:

“Tôi đang trên đà giành chiến thắng thì cùng lúc xảy ra vụ Jim Comey thông báo điều tra ngày 28/10 và vụ WikiLeaks Nga làm dấy lên nghi ngờ trong công chúng, những người đang nghiên về xu hướng ủng hộ tôi bỗng dưng thấy lo ngại.”

Cựu ứng cử viên tổng thống của Ðảng Dân chủ Dân chủ dẫn đầu các cuộc thăm dò dư luận trước bầu cử cho đến khi giám đốc FBI thông báo mở lại điều tra về việc bà Clinton dùng máy tính chủ cá nhân cho email công vụ trong khi bà làm bộ trưởng ngoại giao Mỹ.

Mặc dù bà Clinton không bị truy tố trong vụ điều tra đó, cuộc vận động tranh cử của bà bị trúng một đòn mạnh chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử. Hồi tháng 1, các cơ quan tình báo Mỹ kết luận rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh phá khả năng thắng cử của bà Clinton và giúp ông Trump giành chiến thắng.

Cựu đệ nhất phu nhân, cựu thượng nghị sĩ, và cựu ngoại trưởng Clinton nay nói rằng bà đã trở lại là một công dân năng động chính trị. Trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Ba, bà nói về nhiều vấn đề trên thế giới, trong đó có mối đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên. Bà nói sức mạnh quân sự chỉ là một trong các công cụ để bảo vệ lợi ích của Mỹ, và rằng ngoại giao và phát triển cũng giữa một vài trò quan trọng tương đương như vậy.

Bà Clinton nói: “Bắc Triều Tiên lâu nay – không chỉ Kim Jong Un mà cha của ông ấy – luôn luôn muốn tìm cách kéo Mỹ vào thương lượng, để nâng cao tầm cỡ và vị thế của họ, và chúng ta phải hết sức thận trọng với ý đồ đó của họ. Chúng ta không nên trao cái cơ hội đó mà không có một khung chiến lược lớn hơn để cùng đưa Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Nam Triều Tiên vào áp lực lên chế độ Bình Nhưỡng để buộc họ rốt cuộc phải mang đến bàn thương nghị một hứa hẹn thay đổi có thực.”

Bà Clinton cho biết bà đang viết sách kể về kinh nghiệm là phụ nữ đầu tiên được một chính đảng lớn của Mỹ đề cử ra tranh chức tổng thống Hoa Kỳ.

Quan chức Philippines ra Trường Sa, TQ phản đối

102

Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila đã gửi công hàm phản đối lên Bộ Ngoại giao Philippines sau khi quan chức quân sự của quốc gia Đông Nam Á này tới đảo Thị Tứ thuộc Trường Sa ở Biển Đông hôm 21/4.

Tuyên bố đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời phát ngôn viên Lục Khảng nói rằng chuyến đi trái với sự đồng thuận mà lãnh đạo hai nước đã đạt được nhằm giải quyết tranh chấp.

Ông Lục nói rằng phía Bắc Kinh “hết sức quan ngại” và “không hài lòng” trước diễn biến mới này, nên đã quyết định nêu vấn đề với phía Philippines.

Hôm 21/4, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cùng một phái đoàn quân sự đã bay ra đảo Thị Tứ mà Manila hiện kiểm soát ở Biển Đông.

Đảo nhân tạo của Trung Quốc xây trên Biển Đông.

Đảo nhân tạo của Trung Quốc xây trên Biển Đông.

Theo tờ Inquirer, ông Lorenzana đã phớt lờ cảnh báo của Trung Quốc khi chiếc máy bay vận tải bay qua vùng tranh chấp trước khi tới Thị Tứ.

Tin cho hay, phía Trung Quốc phát tín hiệu nói rằng chiếc máy bay đã bay vào không phận của Trung Quốc, đồng thời yêu cầu bay ra để tránh “tính toán sai lầm”.

Nhưng ông Lorenzana được trích lời nói rằng “đó là chuyện bình thường”, và phía phi công Philippines đáp trả lại rằng đó là lãnh thổ của nước mình.

Việt Nam chưa thấy lên tiếng phản ứng về chuyến ra đảo này.