Home Blog Page 1506

ĐẢNG HẾT KINH PHÍ CHI CHO DÂN BIỂU TÌNH ĐẤU TỐ DÂN RỒI Ư?

Nguyễn Thúy Hạnh

Nguồn trên fb: Bunbunqp Duy Nguyên

“Hôm nay, ngày 7/5/2017, lẽ ra nhà cầm quyền huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An tổ chức biểu tình đấu tố Linh mục Đặng Hữu Nam tại xã Quỳnh Nghĩa như đã diễn ra ở xã Sơn Hải hôm qua.

Nhưng người dân xã Quỳnh Nghĩa không hưởng ứng vì cho rằng nhà cầm quyền trả thù lao quá rẻ, 30.000 đồng/mỗi người. Trong khi đó người đi biểu tình hôm qua tại xã Hải Sơn được trả mỗi người 200.000 đồng. Sự chênh lệch tiền thù lao khiến “người đi biểu tình vì tiền” bất mãn, không muốn tham gia.

Học sinh các trường học tại khu vực huyện Quỳnh Lưu bị buộc phải nộp chi phí đi biểu tình, 50.000 đồng/mỗi người. (Một học sinh tại trường Quỳnh Lưu 3 kể lại).

Cuối cùng chỉ có mỗi chiếc xe tải cắm cờ, và người quanh khu vực chỉ đứng xem.

Được người dân địa phương cho biết, học sinh không đi “mít tinh” thì bị hạ hạnh kiểm. Và khi học sinh hỏi về việc thu phí đi biểu tình thì nhà trường cho biết: Số tiền thu từ học sinh để chi tiêu cho cuộc biểu tình tố cáo Linh mục Nam.

Đối với người đi biểu tình vì tiền thì khi không chi trả sòng phẳng, họ không tham gia nữa cũng là điều không có gì khó hiểu.

CTV của CTMM”

Đến 17 giờ, 65,30% cử tri Pháp đã đi bầu tổng thống

0
RFI
media
Cử tri Pháp xếp hàng đi bầu tổng thống tại một địa điểm bỏ phiếu ở Bron, ngày 07/05/2017. REUTERS/Emmanuel Foudrot

Theo thông báo của Bộ Nội Vụ Pháp, tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu vòng 2 để chọn ông Emmanuel Macron hoặc bà Marine Le Pen làm tổng thống Pháp, tính đến 17 giờ ngày 07/05/2017 là 65,30%. Con số này thấp hơn khá nhiều so với tỷ lệ ở cùng thời điểm ở vòng 1, hôm 23/04 vừa qua (69,42%). Cũng tại thời điểm này của vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống năm 2012, tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu là 71,96% .
Trong khi đó,  theo các thẩm định của 4 viện thăm dò dư luận khác nhau, tỷ lệ cử tri không tham gia vòng 2, bầu cử tổng thống, ở vào khoảng từ 24% đến 27%. Còn Viện thăm dò Elabe dự báo sẽ có khoảng 74% cử tri tham gia bỏ phiếu trong ngày hôm nay.

Các thẩm định trên được đưa ra ngay sau khi có thông báo của Bộ Nội Vụ về tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu tính đến 17 giờ chiều.

Emmanuel Macron đắc cử tổng thống Pháp 2017 với tỷ lệ trên 65%

0
 RFI
media
Emmanuel Macron, tổng thống tân cử Cộng Hòa Pháp Ảnh FMM

Theo các thẩm định của các 0viện thăm dò dư luận được AFP trích dẫn và công bố lúc 20 giờ, giờ Pháp, ứng cử viên của phong trào En Marche ! (Tiến Bước !) Emmanuel Macron đã về đầu vòng 2 của cuộc bầu cử tổng thống Pháp, ngày 07/05/2017, với tỷ lệ phiếu bầu từ 65 đến 66,1%.

 

Ít phút sau khi truyền thông đồng loạt đưa kết quả bỏ phiếu, bà Marine Le Pen, ứng viên của Mặt Trận Quốc Gia (thu được khoảng 34,9% phiếu bầu) đã chúc mừng ông Emmanuel Macron trong một tuyên bố ngắn gọn đọc trước những người ủng hộ.

Trên đây là số liệu ước tính tương đối chính xác của các viện thăm dò. Kết quả kiểm phiếu cuối cùng sẽ được Bộ Nội Vụ công bố trong ngày mai (08/05/2017). Tiếp đó đến ngày 11/5 Tòa Bảo Hiến sẽ thông qua kết quả chính thức và cho đăng trên Công báo. Kể từ khi đó, ông Emmanuel Macron mới chính thức trở thành tổng thống Pháp. Tân tổng thống  sẽ chỉ  định thủ tướng để thành lập  chính phủ mới.

Lễ chuyển giao quyền tổng thống sẽ diễn ra tại điện Elysée ngày 14/05. Lần đầu tiên kể từ 110 năm nay, việc chuyển giao quyền lực diễn ra vào ngày Chủ nhật. Một ngày sau đó, lần lượt các bộ trưởng cũ tiến hành bàn giao công việc  cho các lãnh đạo mới.

Cựu bộ trưởng Kinh tế Emmanuel Macron, 39 tuổi, mới bước chân vào chính trường chưa đầy 5 năm, lần đầu tiên ra ứng cử tổng thống với chủ trương trung dung, không tả – không hữu đã trở thành vị tổng thống trẻ nhất của Pháp từ trước tới nay.

ASEAN né tránh tranh chấp Biển Đông, tăng cường hợp tác kinh tế với Trung Cộng

1

ASEAN né tránh tranh chấp Biển Đông, tăng cường hợp tác kinh tế với Trung Cộng

Manila, Philippines. (Reuters)- Các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) mới đây hướng vào việc chú trọng cải thiện hợp tác với Trung Cộng, và tránh đề cập đến các vụ tranh chấp ở Biển Đông với quốc gia láng giềng khổng lồ.

Thông báo của chủ tịch ASEAN được công bố vào cuối cuộc họp diễn ra ở Manila hôm Chủ Nhật vừa qua không nhắc đến hoạt động quân sự hoá và xây dựng đất đai của Trung Cộng như hồi năm ngoái. Thay vào đó, các nhà lãnh đạo ASEAN chú trọng thảo luận mối hợp tác kinh tế vùng theo sáng kiến của Trung Cộng, được coi là hiệp ước thay thế hiệp ước Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương bị Washington huỷ bỏ. ASEAN cũng đồng thời kêu gọi các quốc gia thành viên tham gia tích cực sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường, sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng của Bắc Kinh.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hồi cuối tuần qua cũng tỏ thái độ hoà dịu, khi mời các nhà lãnh đạo Philippines, Thái Lan và Singapore đến thăm Toà Bạch Ốc.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, chủ tịch hội nghị thượng đỉnh ASEAN đã hướng các cuộc thảo luận vào mối hợp tác kinh tế, và né tránh cuộc xung đột tại Biển Đông. Hồi năm ngoái, Duterte tuyên bố tách khỏi Hoa Kỳ, và quay qua thương lượng với Trung Cộng về các khoản vay và đầu tư lên tới hàng tỉ Mỹ kim.

Bắc Kinh đã áp dụng các biện pháp cấm vận không chính thức chống Nam Hàn, cấm dân của họ du lịch và tẩy chay các nhà bán lẻ, chỉ vì Seoud đồng ý lắp đặt hệ thống hoả tiễn phòng thủ của Hoa Kỳ THAAD.

Theo tờ Southern China Morning Post, ASEAN được thành lập 50 năm trước theo lập trường chống cộng, nay có vẻ chỉ nghiêng về lợi ích kinh tế của quốc gia. (Song Châu)

Venezuela đàn áp biểu tình, nâng tổng số người chết lên hơn 30

Venezuela đàn áp biểu tình, nâng tổng số người chết lên hơn 30

Caracas, Venezuela. – Cuộc biểu tình diễn ra hôm qua 3 tháng 5 làm thêm một người chết, nâng tổng số người bị thiệt mạng trong các cuộc biểu tình bùng phát trên đường phố Venezuela trong vài tuần lễ bất ổn vừa qua lên con số 30.

Theo abc.news, hàng ngàn người dân Venezuela đã tràn xuống đường phố tham dự các cuộc biểu tình để phản đối kế hoạch của tổng thống Nicolas Maduro đòi soạn thảo hiến pháp mới, làm cuộc tranh chấp quyền lực giữa chính phủ Maduro và phe đối lập ngày càng thêm căng thẳng.

Làn sóng bạo lực đã nhấn chìm Venezuela trong vòng một tháng qua giữa cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế trầm trọng. Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, IMF, sản lượng kinh tế của nước này sụt 18% hồi năm ngoái trong khi tỉ lệ lạm phát lên đến 700%. Người biểu tình tại thủ đô Caracas đã đụng độ với cảnh sát trong hàng loạt vụ bạo động diễn ra vào ngày hôm qua. Người biểu tình đốt xe hơi bị cảnh sát bắn hơi cay và ngăn chận họ tiến đến trụ sở Quốc hội. Khoảng 1,700 người bị bắt từ đầu tháng 4 và gần 600 người vẫn còn đang bị bắt giữ.

Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi chính phủ Venezuela cho phép công dân Venezuela biểu tình ôn hoà. Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hồi tháng qua đã ra một thông báo cho biết quan tâm đến tình trạng chính phủ Venezuela sử dụng vũ lực bừa bãi, bắn giết và bắt người một cách tuỳ tiện. (Song Châu)

Nhật thảo luận việc lắp hoả tiễn Tomahawk để tấn công Bắc Hàn

0

Nhật thảo luận việc lắp hoả tiễn Tomahawk để tấn công Bắc Hàn

Tokyo, Nhật Bản.- Một viên chức chính phủ Nhật Bản hôm qua 5 tháng 5 cho hay, Nhật Bản nghĩ đến việc lắp đặt hoả tiễn hành trình trong thời gian tới, để đối phó với việc Bắc Hàn bắn hoả tiễn và thử vũ khí hạt nhân.

Tờ SCMP trích dẫn nguồn tin, nói rằng chính phủ Nhật Bản sẽ thảo luận ngân khoản chi tiêu cho việc nghiên cứu khả năng tấn công các địa điểm phóng hoả tiễn của kẻ thù trong tài khoá 2018. Một viên chức chính phủ Nhật Bản giấu tên nói rằng chính phủ và đảng chính trị cầm quyền của nước này lo ngại việc thông qua kế hoạch này có thể đi ngược lại chính sách phòng vệ của Nhật Bản lâu nay, và làm bùng phát sự chống đối của các đảng đối lập. Theo viên chức này, người Nhật có thể dùng hoả tiễn Tomahawk mà Hoa Kỳ đã dùng để tấn công một căn cứ không quân ở Syria hồi tháng rồi, để tấn công bất kỳ địa điểm nào của Bắc Hàn từ vùng biển Nhật Bản hoặc Biển Đông, nhờ có thể bay ở độ thấp mà radar rất khó phát giác.

Nếu chương trình này được thông qua, thì các chiến hạm Nhật sẽ được thiết kế lại để có thể chứa loại hoả tiễn này. Để đạt được khả năng tấn công như thế, chính phủ Nhật Bản còn cần phải sửa đổi chương trình quốc phòng 10 năm, và xem lại kế hoạch xây dựng quốc phòng đã được thông qua tại cuộc họp nội các Nhật Bản cách nay 4 năm. Nhóm nghiên cứu về an ninh của Đảng Dân Chủ Tự Do cầm quyền Nhật Bản dự tính sẽ đặt ra vấn đề cải tiến khả năng quốc phòng của Nhật, và yểm trợ chính phủ tìm kiếm quyền được tấn công tại cuộc họp cuối tháng 5 tới đây. (Song Châu)

 

Nhà ngoại giao Mỹ khuyên Việt Nam cho nông dân hưởng lợi từ bán quyền sử dụng đất

Nhà ngoại giao Mỹ khuyên Việt Nam cho nông dân hưởng lợi từ bán quyền sử dụng đất

Đất nông nghiệp của Việt Nam đang không ngừng biến thành đất kỹ nghệ hoặc gia cư, và vì một sắp đặt không giống ai trong hệ thống xã hội chủ nghĩa thị trường của Việt Nam, các quan chức là thành phần hưởng lợi trong cuộc chuyển đổi này.

Đó là nhận định được ông David Brown, một nhà ngoại giao về hưu từng phục vụ tại Việt Nam và Châu Á, đưa ra trên tạp chí Nikkei Asian Review hôm 5 tháng 5. Quan sát sự việc mới đây ở xã Đồng Tâm, tác giả cho rằng đã đến lúc đảng CSVN nên cho nông dân được chia sẻ lợi nhuận từ việc bán quyền sử dụng mảnh đất mà họ đang canh tác. Tác giả phân tích rằng trong khi giá đất ở ngoại vi các thành phố đang phát triển tăng vọt, thì công bằng xã hội thường xuyên bị phá vỡ, bởi các nhà đầu tư sẵn sàng trả cho các giới chức chính quyền bất cứ số tiền nào để lấy được đất cho các dự án.

Mặc dù những cuộc cải cách trong quá khứ đã xóa bỏ ruộng công, cho phép nông dân mua bán quyền sử dụng đất, họ vẫn chưa được phép thu lợi từ việc bán quyền sử dụng đất. Tác giả ghi nhận rằng cho đến nay, mọi cuộc phản kháng tiến trình thu hồi đất đều chỉ khiến cho nông dân bị “đập vỡ sọ”, mà không đòi được thêm bao nhiêu quyền lợi. Tác giả cũng chỉ ra rằng các lãnh đạo đảng cộng sản ngày càng thấy rõ rằng các cơ quan nhà nước không còn có thể uốn cong mọi câu chuyện, khi công dân có thể kiểm chứng các sự kiện trên mạng Internet.

Trong nhiều năm qua, chế độ cộng sản đánh mất dần tính chính danh, vì giới chức chính quyền ở mọi cấp dễ dàng thỏa hiệp và chia chác với giới giàu. Ông David Brown cho rằng giải pháp hiển nhiên là tước bỏ vai trò của các giới chức địa phương như là trung gian giữa các nhà đầu tư và nông dân. Đây là một điều chắc chắn là khó thực hiện, khi hệ thống quan lại của chế độ đã quen thói ăn chặn.

Huy Lam / SBTN

Ba tàu hải quân Trung Cộng vào cảng Sài Gòn

0

SBTN

Ba tàu hải quân Trung Cộng vào cảng Sài Gòn

Ba chiến hạm của Hải Quân Trung Cộng cùng hơn 500 sĩ quan và thủy thủ đã tiến vào cảng Sài Gòn hôm Thứ Bảy 6 tháng 5, trong một chuyến thăm được nói là để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai quân đội hai nước.

Nhiều báo trong nước đưa tin này đều bắt đầu bằng cách nhấn mạnh chuyến thăm của biên đội tàu Trung Cộng đã “được sự đồng ý của chính phủ Việt Nam”. Được biết biên đội tàu Trung Cộng do Đề đốc Thẩm Hạo, phó tư lệnh Hạm Đội Đông Hải dẫn đầu, sẽ thăm Việt Nam từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 5. Biên đội gồm khu trục hạm hỏa tiễn Chang Chun và hai hộ tống hạm hỏa tiễn Jing Zhou và Xiang Tan. Báo chí nhà nước cộng sản Việt Nam nói chuyến thăm nhằm “góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu”.

Chuyến thăm của hai tàu Trung Cộng diễn ra trong bối cảnh Hạm đội Nam Hải của Trung Cộng vừa hoàn tất một cuộc tập trận bắn đạn thật tại một vị trí không công bố trên Biển Đông. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo trích thông tin từ Bộ Quốc Phòng Trung Cộng cho biết cuộc diễn tập thực binh hồi cuối tháng Tư bao gồm các hoạt động tiếp tế tổng hợp, phóng hoả tiễn, phóng ngư lôi, phối hợp tàu khu trục và trực thăng tấn công để vây bắt tàu địch.

Cũng vào cuối tháng Tư vừa qua, Trung Cộng đơn phương công bố lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông kéo dài 3 tháng rưỡi, và đưa tàu hải cảnh 3901 trọng tải 10,000 tấn đến tuần tiễu tại Hoàng Sa.

Huy Lam / SBTN

Giáo xứ Thuận Nghĩa thắp nến cầu nguyện cho hai linh mục bị nhà cầm quyền Nghệ An đấu tố

SBTN

Giáo xứ Thuận Nghĩa thắp nến cầu nguyện cho hai linh mục bị nhà cầm quyền Nghệ An đấu tố

Vào tối ngày 07 tháng 5 năm 2017, Linh Mục Anton Nguyễn Văn Đính và hàng ngàn giáo dân xứ Thuận Nghĩa ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đã thắp nến cầu nguyện cho hai Linh Mục Anton Đặng Hữu Nam và JB Nguyễn Đình Thục vừa bị nhà cầm quyền Nghệ An tổ chức đấu tố và tìm cách hãm hại trong thời gian qua.

Linh mục Anton Nguyễn Văn Đính, cha chánh xứ Thuận Nghĩa, chủ tịch Uỷ ban công lý và hoà bình trực thuộc Giáo phận Vinh đã chia sẻ: “Trước sự tấn công của nhà cầm quyền, giáo xứ Thuận Nghĩa thắp nến cầu nguyện cho cha Anton Đặng Hữu Nam và cha JB Nguyễn Đình Thục vì không có gì mà Thiên Chúa không làm được.”

Trong giờ chầu Thánh Thể, Linh Mục Anton Nguyễn Văn Đính đã cầu xin Chúa nâng đỡ hai Linh mục vừa bị nhà cầm quyền Nghệ An tổ chức “đấu tố”, bôi nhọ thanh danh sớm vượt qua khó khăn, gian khổ. Ngài cũng mời gọi các tín hữu Đạo Công Giáo hãy cảm thông, chia sẻ và nâng đỡ các Ngài.

Như SBTN đã đưa tin, trong những ngày qua, nhà cầm quyền Nghệ An đã tổ chức các hội đoàn do đảng cộng sản lãnh đạo tổ chức “đấu tố” đòi tử hình Linh Mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục, vì các Ngài đã giúp đỡ người dân trong việc khiếu kiện Formosa. Hai Ngài cũng liên tục bị nhà cầm quyền dùng hệ thống truyền thông, báo chí lề đảng tấn công, bôi nhọ thanh danh và xuyên tạc sự thật.

IMG_2994

Nguyên Nguyễn/SBTN

Ông Đinh La Thăng bị đẩy ra khỏi bộ chính trị

SBTN

Ông Đinh La Thăng bị đẩy ra khỏi bộ chính trị

Có tới 90% thành viên của Ban chấp hành trung ương đảng CSVN bỏ phiếu loại bỏ ông Đinh La Thăng khỏi Bộ chính trị vào hôm Chủ Nhật 7 tháng 5, cho thấy tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang kiểm soát hoàn toàn các cơ cấu cao nhất của đảng trong cuộc đấu đá nội bộ.

Truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin về phiên họp hôm 7 tháng 5, với trọng tâm là cuộc luận tội rồi kỷ luật ông Thăng, ủy viên bộ chính trị, đương kim bí thư thành ủy TPHCM. Người đọc văn bản luận tội ông Thăng là ông Trần Quốc Vượng, bí thư trung ương đảng, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương. Văn bản được gọi là “tờ trình của bộ chính trị” ghi nhận rằng trong 35 năm qua, ông Thăng có những đóng góp cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam PVN và những cơ quan mà ông đứng đầu. Nhưng trong giai đoạn ông làm chủ tịch hội đồng thành viên PVN từ năm 2009 đến 2011, ông đã mắc những khuyết điểm và vi phạm nghiêm trọng.

Trước đó, hồi cuối tháng 4, Ủy ban kiểm tra trung ương đảng đã đưa ra kết luận về cuộc điều tra về những sai phạm ở PVN thời ông Thăng làm chủ tịch hội đồng thành viên. Theo đó, ông Thăng đã quyết định để PVN chỉ định nhiều gói thầu trái pháp luật, và đầu tư tràn lan ngoài ngành dẫn đến thua lỗ nặng.

Phiên họp luận tội ông Thăng do đích thân Tổng bí thư Trọng chủ tọa. Được biết trước cuộc biểu quyết, ông Thăng đã có phát biểu, nhưng truyền thông nhà nước không cho biết ông Thăng nói gì.

Huy Lam / SBTN