Home Blog Page 1452

“Tôi đã thử chết để thấy cuộc sống quý giá hơn”

0
Đằng sau sự hào nhoáng của một quốc gia hàng đầu về công nghệ và văn hoá K-Pop, một góc khuất khác của Nam Hàn đó là chống chọi với nạn tự tử khi mà cứ mỗi 33 phút lại có một người tự kết liễu sinh mạng của mình. Những đám ma giả ở Nam Hàn là một cách để con người được ‘tái sinh’, được giải phóng khỏi áp lực và căng thẳng.

Một quốc gia đang phải chống chọi với tỷ lệ tự tử thuộc loại cao nhất thế giới

Xã hội Nam Hàn hiện đại đã tạo ra rất nhiều áp lực cho cuộc sống con người, áp lực từ học tập, thi cử cho đến việc làm, kết hôn; áp lực phải theo kịp người khác và thành công trong cuộc sống. Và ngày càng nhiều người cảm thấy rõ những áp lực này hiện hữu trong cuộc sống của họ.

Theo một chuyên gia về tâm thần học tại Đại học Seoul và cũng là thành viên trong Trung tâm ngăn chặn tự sát ở Nam Hàn, tự sát tập thể khá phổ biến ở nước này và có xu hướng tăng cao. Tỷ lệ này tăng mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và tiếp tục tăng sau đó.

Được biết ở Nam Hàn, cứ mỗi 33 phút lại có một vụ tự tử. Rất nhiều vụ tự tử trong giới sinh viên, ca sĩ, người mẫu, diễn viên, người nổi tiếng, trong đó có cả vụ tự sát của cựu tổng thống Roh Moo-hyun năm 2009.

Đây là một vấn nạn mà chính phủ nước này đang phải ra sức ngăn chặn.

Kết nối xã hội sẽ giúp giải quyết nạn tự tử

Hội nghị thượng đỉnh Quốc gia về vấn đề ngăn chặn nạn tự tử, một sự kiện do Lifeline Australia tổ chức, đã diễn ra ở Sydney, nhằm thảo luận về những cách thức mới giúp giải quyết vấn nạn tự tử và làm cách nào giúp con người vượt qua khủng hoảng.

Tại các ga tàu điện ngầm ở Seoul, người ta phải dựng hàng rào để ngăn người nhảy xuống lúc tàu đến. Nhạc sống được chơi trong tàu điện ngầm để giúp xua tan mệt mỏi cho nhân viên sau giờ làm. Tám cây cầu trong thành phố đều được lắp đặt hệ thống camera nhằm phát hiện người có ý tự sát, và tại các máy bán hàng tự động, chỉ cần bỏ vào 50 xu, người ta có thể nhận được một thông điệp hi vọng hoặc lời khuyên khi cần.

“Văn hoá tôn trọng cuộc sống của nhau đã khiến cho con người ta phải chịu đựng những tổn thương nặng nề,” Hong Jin Pyo từ Trung tâm ngăn chặn tự sát ở Nam Hàn nói.

“Trước đây mọi người có gia đình, họ hàng và bạn bè để lắng nghe và chia sẻ cảm xúc cũng như hỗ trợ nếu cần. Nhưng ngày nay văn hoá đó đã không còn, người ta ngày càng sống độc lập hơn.”

‘Tự chết’ để được ‘tái sinh’

A fake funeral ceremony

Một chương trình của SBS Dateline đã tìm hiểu một trong những cách khá đặc biệt đối phó với nạn tự tử ở Nam Hàn đó là tổ chức đám ma giả cho chính mình, một buổi nghi thức kéo dài khoảng 4 tiếng đồng hồ với bầu không khí tang tóc giống hệt một đám ma thật.

Chi phí cho dịch vụ này là $40/giờ, trong đó có khoảng nửa giờ nằm trong quan tài. Sau thời gian nằm trong cỗ quan tài đóng kín, người tham gia sẽ có cảm giác như được tái sinh, và hi vọng và một cuộc đời mới tươi đẹp hơn. Đồng thời đối diện với cái chết sẽ giúp người ta nhận ra rằng cuộc sống này đáng giá như thế nào.

“Người Nam Hàn đang sống trong một xã hội cạnh tranh hết sức khốc liệt. Mọi thứ đều quy đổi ra tiền, và chính điều đó đang vắt kiệt sức lực của chúng tôi,” một nhân viên bán bảo hiểm tên Beon Sung Hun nói.

Ông Beon Sung Hun đã tham gia dịch vụ này cùng với những người khác. Tất cả đều chưa đến 40 tuổi, và họ hi vọng sau khi ‘tái sinh’ họ được sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn.

“Tôi đã khóc rất nhiều,” ông Beon nói sau đó.

Ông đã đổ lỗi cho cha mình, vì đã quá ham mê công việc và không gần gũi gia đình, nhưng rồi chính ông Beon lại cũng đi theo vết xe của cha và cuối cùng đã phải đi đến một giải pháp là đám ma giả cho chính ông hôm nay.

“Tôi nhận ra rằng… những gì cha tôi làm không phải cho ông ấy. Giờ tôi đã hiểu ông hi sinh vì chúng tôi như thế nào. Tôi đã biết thông cảm cho ông,” ông Beon nói.

Những người trẻ phải chịu áp lực do sức cạnh tranh trong công việc, những người khác cho rằng cuộc sống quá bận rộn khiến họ không còn đủ thời gian chăm sóc cha mẹ già.

Nhưng thực ra nhóm người có nguy cơ vướng vào chuyện tự tử cao nhất lại là nhóm người trên 65 tuổi, một nửa trong số đó phải sống trong cảnh nghèo khó.

Chết để tìm lại những ký ức hạnh phúc

Một sinh viên Hàn Quốc ở Sydney tên Christine Heiyeon Myung đã kể lại cho SBS Dateline trải nghiệm khi cô làm đám ma giả và những gì cô học được qua đó.

“Đầu tiên, đây không phải là thấy cuộc sống sau chết. Đối với tôi, làm đám ma giả là thử nghiệm một cái gì mới. Để thấy tôi có thể học được gì sau đó.

“ Trước khi chuyển đến Sydney để học tập, tôi đã lên một danh sách những thứ tôi luôn muốn làm. Tôi bắt đầu viết blog, cắt tóc hiến tặng cho những trẻ em bị ung thư, và thậm chí tự đi du lịch. Làm đám ma giả cũng là một trong những điều nằm trong danh sách này.”

Christine Heiyeon Myung lying in her coffin during the fake funeral ceremony.

Christine làm đám ma cho mình vào một ngày cuối tháng Một.

Tham gia cùng với cô ngày hôm đó có tổng cộng 7 người. Ngoài Christine còn có một sinh viên vừa đậu kỳ thi tuyển sinh vào đại học, một sinh viên vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự, một bà mẹ đơn thân đang chịu nhiều buồn phiền áp lực, một người đàn ông gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và một cặp vợ chồng mới cưới.

Mỗi người đều có một câu chuyện mang đến chương trình. Một số câu chuyện thực sự rất buồn.

Trước khi buổi nghi thức bắt đầu, những người tham gia phải ký giấy cam kết, vì có những người bị vấn đề sức khoẻ, chẳng hạn chứng sợ bị giam giữ, khi đó có thể gây ra rắc rối nếu phải nằm trong quan tài.

Sức khỏe là vàng (51) Cái chết của Kyle Huỳnh và nạn tự tử trong thanh thiếu niên gốc Việt

Một số thanh thiếu niên gốc Việt chọn việc quyên sinh trong khi các em có cả một cuộc đời rộng mở phía trước, BS Phan Đình Hiệp ở Melbourne tin rằng cha mẹ và cộng đồng chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đề sức khỏe tâm thần và nạn tự tử trong thanh thiếu niên gốc Việt bởi điều “cha mẹ muốn chưa chắc là thứ mà con cái muốn”.

Christine kể:

“Trong suốt 50 phút đầu tiên, chúng tôi dành thời gian nhìn lại cuộc sống trước đây. Chúng tôi viết về những người chúng tôi quan tâm, và những sự kiện quan trọng trong cuộc đời.

“Sau đó người hướng dẫn cho chúng tôi 40 phút để viết di chúc hoặc viết những lá thư tuyệt mệnh cho những người chúng tôi yêu thương.”

Christine đã viết một lá thư ngắn cho gia đình và nói với cha mẹ rằng ước gì kể từ giờ họ được sống một cuộc đời đúng nghĩa cho họ, vì họ luôn phải làm ‘những bậc cha mẹ tốt’. Cô cũng đã nhờ chị gái chăm sóc cha mẹ.

“Chúng tôi được mặc áo liệm và bước ra ngoài đi vào một khu rừng. Khi tôi đi theo thiên sứ của thần chết, tôi cảm giác tôi đã thực sự chết rồi. Tôi nghĩ về cuộc đời mình một lần nữa và tưởng tượng cuộc sống sau khi chết sẽ như thế nào.

“Tôi đã nhận ra rằng thật dễ bỏ lại mọi thứ khi đối diện với cái chết.

“Chúng tôi bước vào một căn phòng tối, nơi các quan tài đã sẵn sàng. Bên cạnh ánh đèn cầy, từng người một đọc to lá thư tuyệt mệnh của họ. Ai cũng khóc khi đọc những lời lẽ do mình tự viết. Đó là phần cảm xúc nhất của buổi lễ.

“Tuy nhiên, điều thú vị là khi ngồi cạnh quan tài và sẵn sàng nằm vào đó, tất cả chúng tôi đều trở nên rất bình tĩnh.”

Khi đến thời điểm phải vào quan tài, người hướng dẫn và trợ lý cột tay chân và bịt mắt những người tham gia lại, và đóng nắp quan tài lại khi họ đã sẵn sàng.

“Nhưng thật ra, khi nằm trong đó, chỉ có những ký ức tươi vui với những người tôi yêu chạy qua trong tâm trí. Đó là khoảng khắc mà tôi chợt nhận ra cuộc sống tôi đầy tình yêu và hạnh phúc.

“Trong quan tài rất tối, lạnh lẽo và im lặng. Vài phút đầu, tôi hơi hoảng sợ vì không nhúc nhích được gì, nhưng khi thời gian trôi qua, tôi trở nên thoải mái hơn, và đã có thể tập trung vào bản thân.

“Trước khi tham gia chương trình này, tôi đã cho rằng khi nằm trong quan tài sẽ rất buồn, sẽ hối tiếc về cuộc sống đã qua và sẽ khóc rất nhiều khi nghĩ về cha mẹ và bạn bè.

“Nhưng thật ra, khi nằm trong đó, chỉ có những ký ức tươi vui với những người tôi yêu chạy qua trong tâm trí. Đó là khoảng khắc mà tôi chợt nhận ra cuộc sống tôi đầy tình yêu và hạnh phúc.

“Chương trình này đã giúp tôi tập trung vào điều quý giá nhất trong cuộc đời tôi: những người tôi yêu quý.

“Điều tôi học được từ trải nghiệm này là mỗi người đều có những vấn đề khó khăn hay rắc rối, nhưng đồng thời ai cũng có một ai đó để quan tâm và được quan tâm rất nhiều.

“Có thể đó là lý do mà mọi người đều viết về gia đình và những người họ yêu thương trong bức thư tuyệt mệnh, chứ không phải những thành công hay thất bại.

“Tôi sẽ không bao giờ biết được người khác nghĩ gì qua đám ma giả này, nhưng tôi thấy tất cả đều mỉm cười sau đó, có thể họ cũng giống như tôi, cũng đã nghĩ đến những người mà họ yêu thương trong cuộc đời.”

Hỗ trợ

Nếu bạn cảm thấy mình có dấu hiệu trầm cảm, hãy tìm đến các chuyên viên để nhận được sự hỗ trợ và lời khuyên đúng đắn, những số điện thoại sau hoạt động liên tục 24 tiếng mỗi ngày:

Thêm thông tin và cập nhật Like SBS Vietnamese Facebook  

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại sbs.com.au/Vietnamese

Du học ở Úc (142) Trầm cảm, nên nói chuyện với ai?

Chia sẻ của một nữ du học sinh đã trải qua cơn trầm cảm kéo dài khi du học, đồng thời tìm hiểu những dịch vụ hỗ trợ nếu rơi vào tình trạng này khi ở Úc.

Các nhà nghiên cứu tìm kiếm nguyên nhân di truyền của bệnh trầm cảm

Các nhà nghiên cứu đã phát động điều mà họ hy vọng sẽ là một cuộc nghiên cứu lớn nhất trên thế giới thuộc loại nầy, để tìm hiểu về những lý do di truyền gây ra bệnh trầm cảm.

‘Tỉ lệ tự tử ở giới trẻ đòi hỏi cần có hành động khẩn cấp’

Tự tử là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong giới trẻ Úc nhưng hoàn toàn có thể ngăn ngừa được, các chuyên gia cho biết.

Luật sư và nền tư pháp cùng chung số phận hẩm hiu?

Bởi lẽ bản chất của độc tài là hành xử tùy tiện không theo pháp luật và kẻ độc tài muốn làm sai mà không bị xử lý. Muốn thế thì phải thao túng hoặc làm suy yếu đi thiết chế tư pháp vốn có chức năng xử lý sai phạm của giới lãnh đạo.

tòa
HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images Bên ngoài phiên tòa xử nhà hoạt động Cấn Thị Thêu ở Hà Nội tháng 11/2016

Luật sư Việt Nam đang đứng trước mối nguy xâm phạm nghề nghiệp khi dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi quy định, luật sư bào chữa phải có trách nhiệm tố giác thân chủ khi biết thân chủ phạm vào một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác.

Nhiều người cho rằng quy định này là một bước thụt lùi của cải cách tư pháp, cho thấy đâu đó có những nhận thức ác cảm thiếu thân thiện với giới luật sư khi xâm phạm vào nguyên tắc nghề nghiệp căn bản nhất của nghề này.

‘Nghĩa vụ tố giác tội phạm’ của luật sư

Để hiểu vụ Đồng Tâm, hãy xem lại vụ Xuân Dương

VN: chính sách đất khiến dân phải sống nghèo?

Việc làm này vô tình hay cố ý đều làm suy yếu danh diện, sự tín nhiệm của giới luật sư trong con mắt cộng đồng xã hội, qua đó gián tiếp làm xói mòn những giá trị căn bản của tư pháp độc lập.

Vậy hành vi xâm hại tới giới luật sư qua đó gián tiếp làm kém thêm vị thế quyền hạn của nền tư pháp trong hệ thống nhà nước và xã hội, thì đó liệu có phải là một việc làm cố ý có mục đích? Không loại trừ khả năng này và để thấy rõ hơn thì có thể nhìn từ trường hợp các nước.

Kìm hãm tư pháp

Hai năm trước tôi tình cờ đọc hai cuốn sách liền nhau và có cùng một nội dung đáng chú ý về tư pháp, của hai nước láng giềng gần gũi với Việt Nam là Nhật Bản và Hàn Quốc. Đó là cuốn sách ‘Kỷ nguyên Park Chung Hee và quá trình phát triển thần kỳ của Hàn Quốc’ và cuốn ‘Nhật hoàng Hirohito và công cuộc kiến thiết nước Nhật hiện đại’.

Hai cuốn sách này đều có chung một nội dung đáng chú ý là khi đất nước ở vào những giai đoạn độc tài quân phiệt thì họ đều làm suy yếu đi thiết chế tư pháp. Bởi lẽ bản chất của độc tài là hành xử tùy tiện không theo pháp luật và kẻ độc tài muốn làm sai mà không bị xử lý. Muốn thế thì phải thao túng hoặc làm suy yếu đi thiết chế tư pháp vốn có chức năng xử lý sai phạm của giới lãnh đạo.

Các cuốn sách cũng cho thấy một trong những công việc được thực hiện sớm nhất khi đất nước thoát khỏi ách độc tài và chuyển sang dân chủ là người ta cho khôi phục lại quyền lực tư pháp.

Trường hợp Hàn Quốc, trong giai đoạn độc tài của nhà lãnh đạo Park Chung Hee thì ông này đã bị nhiều phản đối của các phe phái đối lập và thành phần xã hội dân sự, trong đó đặc biệt là các cuộc biểu tình phản đối các chính sách của Tổng thống của giới học sinh sinh viên.

Khi chính quyền của Tổng thống Park đàn áp họ muốn bắt giữ các thủ lĩnh sinh viên nhưng cần phải có lệnh bắt giữ của các thẩm phán tòa án. Khi các thẩm phán từ chối ra lệnh bắt thì lực lượng vũ trang với súng cầm tay đã xông vào tòa án buộc thẩm phán phải đưa ra lệnh bắt.

Đây là đoạn mô tả nói lên sự xâm phạm thô bạo của quyền lực độc tài đối với nguyên tắc độc lập của tòa án. Đọc đến đấy tôi lại hình dung liên hệ đến Việt Nam, vì tôi đặt câu hỏi rằng việc bắt giữ sao phải cần lệnh của tòa án, tại sao cảnh sát không bắt luôn cần gì phải lệnh?

Bởi vì ở Việt Nam lâu nay pháp luật cho phép cơ quan điều tra và viện kiểm sát được tự ra lệnh bắt mà không cần xin phép tòa án.

Như thế tôi thấy rằng mặc dù chính quyền độc tài của Tổng thống Park Chung Hee bị lên án vì xâm phạm thô bạo nền tư pháp, nhưng dù sao nền tư pháp Hàn Quốc cũng đã được lập trình xây dựng theo các nguyên tắc của tòa án dân chủ.

Nhờ điều này cho nên mặc dù đôi lúc đã bị tấn công bởi bạo quyền nhưng các nguyên tắc căn bản của nền tư pháp dân chủ vẫn được duy trì, nhờ đó nền tư pháp Hàn Quốc đã không bị tha hóa, sau này lại trở thành trụ cột vững trãi giúp cho quá trình chuyển hóa sang dân chủ của Hàn Quốc được yên bình.

Trường hợp Nhật Bản thì cuốn sách cho thấy, trong suốt quãng thời gian trước và trong giai đoạn thế chiến thứ hai chế độ quân phiệt đã tự tung tự tác đưa ra các quyết định chiến tranh vượt thẩm quyền của quốc hội và làm suy yếu đi vai trò của tòa án để tránh bị xử lý vi phạm luật.

Cho đến khi Tướng Mỹ là Douglas MacArthur tiếp quản nước Nhật lên kế hoạch xây dựng lại hiến pháp cho Nhật Bản thì ông đã khôi phục lại quyền lực cho Tòa án vốn đã bị làm cho suy yếu dưới chế độ quân phiệt.

Các chế độ độc tài đều có điểm chung là can thiệp vào tư pháp theo đủ các kiểu, ví như bổ nhiệm những thẩm phán cao cấp có quan điểm khuynh hướng chính trị ủng hộ nhà độc tài. Khi đó tòa án trở thành công cụ để nhà độc tài trấn áp các phe phái và thành phần đối lập cũng như bảo vệ mình khỏi bị xét xử về các sai phạm.

tòa
HOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES Theo nguyên tắc suy đoán vô tội thì một người không thể bị coi là có tội cho tới khi bị tòa tuyên án

Nhìn lại Việt Nam

Không còn gì nghi ngờ nữa, quyền tư pháp ở Việt Nam bị thiết kế sắp đặt vào vị thế rất kém và Tòa án phụ thuộc trực diện rõ ràng vào đảng chính trị lãnh đạo toàn diện đất nước.

Chế độ chính trị ở Việt Nam bị nhiều nước cho là độc tài toàn trị, cho nên hệ thống tư pháp được tổ chức phân bổ quyền hạn không giống như các nước, không theo các nguyên tắc của một tư pháp dân chủ.

Điều này dẫn đến nhiều quy định pháp lý khác với các nước, ví như quyền bắt giữ thay vì thuộc về tòa án thì cả cơ quan điều tra và viện kiểm sát đều được tự bắt giữ. Nếu có khiếu nại thì thay vì được xét xử bởi một tòa án độc lập thì lại được giải quyết bởi chính cơ quan đã bắt giữ.

Hoặc như việc Tòa án khi xét xử khi không đủ cơ sở để kết tội thì thay vì tuyên bị cáo vô tội thì tòa lại giao trả hồ sơ cho cơ quan công tố để củng cố cơ sở kết tội. Dẫn đến trong việc xét xử ở Việt Nam hầu như không có bản án được tuyên vô tội tại phiên tòa.

Quyền bào chữa của bị can cũng được thiết lập rất kém, gián tiếp thông qua việc ấn định những việc có thể làm rất hạn chế của luật sư bào chữa. Quá trình điều tra luật sư không được gặp riêng thân chủ để trao đổi tư vấn, mà chỉ được gặp khi điều tra viên lấy cung và cũng chỉ được ngồi nghe, muốn hỏi phải được điều tra viên đồng ý cho phép.

Quyền im lặng của bị can cũng không được thực hiện, luật không quy định nên khi luật sư tư vấn cho thân chủ anh có quyền từ chối trả lời câu hỏi thì rất có thể bị lập biên bản và xử lý luật sư vì đã có hành vi gây khó khăn cho hoạt động điều tra.

Thực tế nhiều trường hợp phản ánh đã bị đánh đập bức cung nhưng luật sư cũng khó thể làm gì, vì những hành vi xâm phạm nhân phẩm con người đó lại xảy ra trong tình trạng cách ly khép kín và không bị giám sát.

Nhận thấy nhiều vấn đề tư pháp bất cập, Đảng cộng sản và Nhà nước lâu nay cũng đang có những nỗ lực thúc đẩy cải cách tư pháp, nhằm giải quyết những bất cập tác hại và tối đa hóa việc bảo vệ các chuẩn mực tư pháp, nhưng hiệu quả còn rất ít ỏi, tiến bộ mới chỉ trên giấy song luật lại cũng bị hoãn thi hành.

Nay nhiều người lại muốn ràng buộc trách nhiệm luật sư phải tố giác thân chủ trong một số trường hợp nếu không sẽ bị xử lý hình sự. Đây thực sự là một bước thụt lùi của cải cách tư pháp khi xâm hại vào nguyên tắc căn bản của nghề luật sư là bảo vệ thân chủ và giữ bí mật khách hàng.

Làm suy yếu giới luật sư cũng là làm suy yếu đi nền tư pháp đi ngược với chính sách cải cách tư pháp, đây có lẽ là một nỗ lực ngược dòng của một bộ phận giới chức trong hệ thống, nhằm duy trì những lợi quyền bất chính mà sự lạm quyền vốn đã đem lại cho họ.

Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một luật sư đang hành nghề tại Hà Nội.

RÚT KHỎI HIỆP ĐỊNH PARIS, SAI LẦM LỊCH SỬ CỦA TRUMP


Laurence Tubiana, “Donald Trump’s Historic Mistake,
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng
___________________________________________
Tóm tắt:
Bằng cách đặt Mỹ bên cạnh hai nước duy nhất chưa tham gia thỏa thuận Paris – Syria và Nicaragua – quyết định của Trump hoàn toàn mâu thuẫn với bầu không khí hợp tác toàn cầu hiện nay.
Các nền kinh tế lớn trên thế giới đang đạt được những thỏa thuận mới mỗi ngày để hợp tác nghiên cứu và phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng, và chiến lược công nghiệp.
Họ đang cùng nhau hợp tác để đạt được một nền kinh tế carbon thấp, và đưa năm 2020 thành năm mà lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu đạt đỉnh điểm [sau đó giảm].”

Tuy nhiên, Trump không thể đưa cả nước Mỹ đi theo mình. Các hành động vì khí hậu ở cấp tiểu bang và cấp thành phố đang lan rộng khắp nước Mỹ, tăng cường cả về quy mô và tham vọng. Sai lầm lịch sử của Trump là một trở ngại đối với hành động tập thể đó; nhưng nó khó mà ngăn cản điều đó.
+++

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ không còn tham gia vào Hiệp định khí hậu Paris 2015

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ không còn tham gia vào Hiệp định khí hậu Paris 2015, một hiệp định mang tính bước ngoặt của Liên Hợp Quốc mà nhiều người chúng ta đã rất nỗ lực làm việc để đạt được. Trump đang mắc phải một sai lầm sẽ tạo ra nhiều hệ quả nghiêm trọng với đất nước của ông, và với thế giới.

Trump tuyên bố ông sẽ cố gắng đàm phán lại thỏa thuận đã đạt được ở Paris, hoặc soạn ra một thỏa thuận mới. Nhưng các nhà lãnh đạo trên thế giới đã ca ngợi thỏa thuận này như một bước đột phá trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, một chiến thắng cho sự hợp tác quốc tế, và một lợi ích đối với nền kinh tế toàn cầu. Điều đó đến nay vẫn đúng.

Trong nhiều thách thức mà chúng ta phải đối mặt ngày nay, biến đổi khí hậu là độc nhất với quy mô toàn cầu của nó. Nó tác động lên mọi yếu tố của sự sống trên hành tinh – từ các hệ sinh thái và việc sản xuất thực phẩm đến các thành phố và các chuỗi cung ứng công nghiệp. Chỉ coi biến đổi khí hậu là vấn đề “môi trường” là hoàn toàn không hiểu vấn đề.

Chúng ta có thể độ lượng mà giả sử rằng Trump đơn giản là không hiểu được những ý nghĩa của quyết định của mình. Tuy nhiên, bất kể ý nghĩ của Trump là gì thì chúng ta cũng biết rằng xung quanh ông có những cố vấn hiểu rất rõ điều gì đang bị đe dọa.

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Trump hứa sẽ tạo ra công ăn việc làm và bảo vệ giới công nhân Mỹ khỏi sự tàn phá của thế giới. Và ông đã ký dòng tweet thông báo ông đã ra quyết định về thỏa thuận Paris bằng những từ, “ĐƯA NƯỚC MỸ VĨ ĐẠI TRỞ LẠI.”

Nhưng quyết định của Trump đã làm suy yếu mọi mục tiêu trong số đó, và nó đi ngược lại mong muốn của đa số người Mỹ, trong đó có nhiều người ủng hộ ông. Bằng cách quay lưng với thỏa thuận Paris, ông đang khiến người Mỹ phải tiếp xúc nhiều hơn với những ảnh hưởng tàn phá của biến đổi khí hậu – trong đó có nhiều ảnh hưởng mà họ vốn đã phải chịu đựng. Hơn nữa, ông cũng đang cắt giảm việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và xe điện vốn đang sử dụng ngày càng nhiều công nhân mà chính ông tỏ ra muốn đại diện.

Nói rộng hơn, Trump đang làm suy yếu chính nước Mỹ, và từ bỏ vai trò lãnh đạo toàn cầu của đất nước. Khi còn là một thành viên của chính phủ Pháp tham gia vào một chuyến đi toàn cầu nhằm xây dựng sự đồng thuận đối với việc hành động vì khí hậu – một nỗ lực cuối cùng đã mang lại kết quả đỉnh điểm là Hiệp định Paris – tôi đã trực tiếp trải nghiệm được điều mà vai trò lãnh đạo của Mỹ có thể đạt được. Thật là một bi kịch khi phải chứng kiến sức mạnh hướng về cái tốt ấy bị lật đổ bởi thái độ phủ nhận và tầm nhìn thiển cận.

Bằng cách nhắm mắt làm ngơ, Trump và các cố vấn của mình chắc hẳn đã hy vọng rằng thực tế đơn giản là sẽ biến mất. Bằng cách nào đó họ đã đi đến kết luận rằng nước Mỹ sẽ tránh được những cơn hạn hán đã tàn phá các trang trại ở Thung lũng Trung tâm ở California, mực nước biển dâng lên đã nhấn chìm các thành phố ven biển, những cơn bão và những vụ cháy rừng thường xuyên tàn phá những dải đất rộng lớn ở vùng nông thôn Hoa Kỳ, và sự gián đoạn nguồn cung nước và thực phẩm vốn đe dọa tất cả chúng ta.

Các bên khác tham gia Hiệp định Paris đã phản ứng mạnh mẽ với quyết định của Trump, từ đó chứng tỏ sức sống vững chắc của thỏa thuận. Các nước còn lại trên thế giới sẽ rất buồn khi phải chứng kiến một nước Mỹ bị bỏ lại đằng sau vì quyết định của Trump. Nhưng chúng ta sẽ không chờ đợi; trên thực tế, chúng ta vẫn đang bước tiếp.

Phản ứng của thế giới sẽ được thể hiện rõ vào cuộc họp G20 tại Đức vào tháng 7 tới. Đến nay, châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Canada, và các nước vành đai Thái Bình Dương và Nam Mỹ đã tái cam kết với các mục tiêu của Hiệp định Paris. Các nước này hiểu rõ sự nguy hiểm của biến đối khí hậu, chẳng khác gì các cổ đông toàn cầu của tập đoàn ExxonMobil, những người trong tuần này vừa mới bác bỏ những nỗ lực làm ngơ tác động của biến đổi khí hậu lên hoạt động kinh doanh của tập đoàn này.

Bằng cách đặt Mỹ bên cạnh hai nước duy nhất chưa tham gia thỏa thuận Paris – Syria và Nicaragua – quyết định của Trump hoàn toàn mâu thuẫn với bầu không khí hợp tác toàn cầu hiện nay. Các nền kinh tế lớn trên thế giới đang đạt được những thỏa thuận mới mỗi ngày để hợp tác nghiên cứu và phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng, và chiến lược công nghiệp. Họ đang cùng nhau hợp tác để đạt được một nền kinh tế carbon thấp, và đưa năm 2020 thành năm mà lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu đạt đỉnh điểm [sau đó giảm].

Các nhà lãnh đạo châu Âu đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo Ấn Độ và Trung Quốc để tìm những khu vực mà họ có thể hợp tác phát triển năng lượng sạch và cơ sở hạ tầng xanh. Các khoản đầu tư lớn sẽ được đổ vào những khu vực này, và Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á, và nhiều tổ chức khác đang sắp đặt những cơ chế tài trợ cho chúng. Tương tự, các quỹ đầu tư quốc gia với ảnh hưởng to lớn trong hệ thống tài chính toàn cầu cũng đang chuyển hướng đầu tư sang nền kinh tế xanh.

Ngay cả những người lạc quan nhất trong chúng ta cũng không dự đoán được rằng mô hình nhiên liệu hóa thạch cũ lại thay đổi nhanh đến thế. Nhưng châu Âu đang dần dần loại bỏ việc sản xuất năng lượng bằng than. Và Ấn Độ, Trung Quốc, và Hàn Quốc cũng đang nhanh chóng chuyển hướng đầu tư từ ngành than sang các nguồn năng lượng tái tạo.

Cuộc đua trên toàn cầu hiện nay là “ai có thể trở nên xanh nhanh nhất.” Các ngành công nghiệp mới đang nổi lên về quy mô trong những lĩnh vực từ điện khí hóa và thiết kế lưới điện thông minh đến xe điện, xây dựng xanh và các công nghệ tái chế, và hóa chất hữu cơ. Cuộc cách mạng năng lượng tái tạo, hiện đang lan rộng với tốc độ chưa từng có, đang biến đổi toàn bộ các lĩnh vực, đặc biệt là vận tải. Ở tất cả những lĩnh vực này trên khắp thế giới, sự phấn khích và tiềm năng phát triển là rất rõ nét.

Thật là xấu hổ khi Trump đã quyết định trốn tránh trách nhiệm toàn cầu của Hoa Kỳ và quay lưng lại với những bước phát triển này. Quyết định của ông là một đòn giáng mạnh đối với rất nhiều người – trong đó có đông đảo người Mỹ – những người đã làm việc chăm chỉ để trở thành một phần thành công của nền kinh tế mới.

Tuy nhiên, Trump không thể đưa cả nước Mỹ đi theo mình. Các hành động vì khí hậu ở cấp tiểu bang và cấp thành phố đang lan rộng khắp nước Mỹ, tăng cường cả về quy mô và tham vọng. Sai lầm lịch sử của Trump là một trở ngại đối với hành động tập thể đó; nhưng nó khó mà ngăn cản điều đó. Giống như các công ty Trung Quốc đang đào tạo công nhân than ở Mỹ để xây dựng các trang trại điện gió, các nước còn lại trên thế giới cũng sẽ tiếp tục cùng nhau hợp tác, và xây dựng các thị trường và lực lượng lao động của tương lai.

Laurence Tubiana, nguyên đại sứ Pháp tại Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu, là CEO của Quỹ Khí hậu Châu Âu và là giáo sư tại Sciences Po, Paris.

Công lý cho người cùng khổ.

0
Bạch Hoàn

 

Nhìn vào chai phân bón này, các anh chị nghĩ nó là sản phẩm sản xuất ở đâu? Tôi vừa hỏi anh bạn ngồi bên cạnh mình và nhận được câu trả lời đương nhiên là chai phân bón này nhập khẩu từ Mỹ. Vâng, cũng đúng thôi, “Made in USA”, dịch tiếng Việt có nghĩa là sản xuất tại Mỹ.

Nhưng không phải vậy đâu các anh chị ạ. Nó ra đời tại Đồng Nai.

Không chỉ khiến người tiêu dùng nhầm tưởng là chai phân bón nhập khẩu từ Mỹ, Công ty TNHH Thuận Phong còn có hành vi biến phân bón rễ thành phân bón lá, lừa gạt không biết bao nhiêu người nông dân. Hồ sơ nhập khẩu dung dịch phân bón tại Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ghi rõ công dụng là phân bón rễ, nhưng trên nhãn phụ thì doanh nghiệp khuyên dùng như phân bón lá.

Đó là chưa kể, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm thì có tới 19/29 mẫu sản phẩm không đạt chất lượng, trong đó có những thành phần chất chính chúng đã ăn cắp, ăn cướp của người nông dân đến hơn 90% chỉ tiêu chất lượng mà chúng công bố trên bao bì.

Ăn trên lưng người nông dân, ăn vào mồ hôi nước mắt của người nông dân – những con người đang vất vả, khốn khổ đến tận cùng ở cái xã hội này, là kinh tởm nhất, là độc ác nhất. Thật sự, tôi không thể nào lý giải nổi vì sao một doanh nghiệp với những hành vi khốn nạn như vậy mà cho đến bây giờ vẫn không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Hôm nay, tôi nghe có thông tin nói rằng phía Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có yêu cầu phải huỷ bỏ quyết định không khởi tố hình sự mà chỉ phạt hành chính của cơ quan công quyền ở Đồng Nai.

Đây là vụ việc tôi đã theo dõi một thời gian dài. Nó là vụ việc điển hình trong ngành phân bón. Đáng tiếc là càng ngày tôi càng thấy mòn mỏi. Càng ngày tôi càng thấy không có hi vọng gì để lập lại trật tự thị trường phân bón, một mặt hàng liên quan đến miếng cơm manh áo của hơn 60 triệu người nông dân trên khắp đất nước này. Càng ngày niềm tin càng hao mòn, trong khi công lý còn quá xa vời…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước đây đã từng chỉ đạo xử lý nghiêm vụ việc. Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình đã khẳng định các bộ ngành kết luận là hàng giả thì cơ quan điều tra Đồng Nai phải huỷ bỏ quyết định trước đây (tức không khởi tố vụ án) và xử lý nghiêm vụ việc này.

Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn… đều cho rằng phải xử lý hình sự. Còn Công an tỉnh Đồng Nai thì chỉ phạt hành chính.

Vậy là phải có một phía làm sai, vận dụng pháp luật sai!? Tôi cho rằng, Chính phủ cần chỉ đạo làm rõ, bên nào làm sai xin hãy xử lý kỷ luật những người có trách nhiệm, cán bộ nào năng lực yếu kém hãy cách chức hết!

Nếu vẫn kéo dài tình trạng như hiện nay thì tôi lo rằng nhiều người sẽ tiếc nuối cho một Chính phủ kiến tạo mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang nỗ lực dựng xây. Kiến tạo gì khi con đường đi tìm công lý của những con người tâm huyết, lại nhọc nhằn đến thế, thưa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?

KHÔNG THỂ “CHIA SẺ, CẢM THÔNG” VỚI MỘT QUAN CHỨC VĂN HOÁ KÉM VĂN HOÁ NHƯ HUỲNH VĨNH ÁI

0

Ông lại cho biết “đã chỉ đạo kiểm điểm Tổng cục Du lịch”

Phát biểu phân trần với báo chí về văn bản thiếu văn hoá của mình, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái ngỏ lời “mong được nhân dân chia sẻ, thông cảm”.
Không. Dứt khoát không thể. Một quan chức hàng lãnh đạo cấp cao của Bộ Văn hoá lại mất văn hoá như vậy, thì không thể chia sẻ cảm thông được.
Ông lại cho biết “đã chỉ đạo kiểm điểm Tổng cục Du lịch”. Từ một sự thể cực kỳ mất văn hoá, lại xử lý theo kiểu mất văn hoá hơn. Người đáng phải kiểm điểm, phải kỷ luật, tống cổ khỏi Bộ Văn hoá trước tiên chính là ông. Chủ thể, chịu trách nhiệm về mặt pháp lý để xảy ra một văn bản vô văn hoá như thế chính là ông, người hạ bút ký, thưa Thứ trưởng Ái. Đừng đổ lỗi cho ai. Ở bài trước, tôi có nhắc rồi: Chẳng lẽ ai đó xúi (xin lỗi) bốc cứt gà, ông cũng bốc sao?
Giả còn chút liêm sỉ, tự trọng và… văn hoá, ông nên tự vả mặt mình rồi từ chức. Xong ông, hãy nói đến chuyện ông Đam hay ông Tuấn nào đó (nếu có).
Hạ bút ký một văn bản vô văn hoá vậy, xong đổ vấy cho cấp dưới. Thứ trưởng Văn hoá, sao yếu văn hoá vậy? Văn hoá kém vậy, sao còn nài nỉ xin nhân dân “chia sẻ cảm thông”?
Không. Dứt khoát không thể chia sẻ cảm thông được với loại quan chức thiếu văn hoá như thế. Văn hoá loại này, không sớm loại khỏi bộ máy, càng làm cái thể chế này… mất văn hoá hơn!
https://truongduynhat.org/khong-the-chia-se-cam-thong-voi-m…/

Cấn Thị Thêu, người phụ nữ kiên trung của nông dân Dương Nội

Blog RFA

Nguyễn Tường Thụy

23-11-2014

H1Ngày kia, 25-11-2014 chính quyền Hà Nội sẽ đưa 4 nông dân Dương Nội ra xử phúc thẩm là chị Cấn Thị Thêu, anh Trịnh Bá Khiêm chồng chị cùng với các anh Lê Văn Thanh và Trần Văn Sang.

Cuộc đấu tranh chống cướp đất của 256 hộ nông dân Dương Nội diễn ra đã 7 năm nay. Trong cuộc đấu tranh ấy, đã có 7 người bị bắt và kết án tù giam.

Nguyễn Thị Ngân 6 tháng tù

Nguyễn Thị Toàn 6 tháng tù

Trịnh Bá Khiêm 18 tháng tù,

Cấn Thị Thêu 15 tháng tù,

Lê Văn Thanh 12 tháng tù.

Trần Văn Sang 20 tháng tù

Trần Văn Miên 22 tháng tù

Tất cả 7 người nói trên đều bị truy tố bởi tội danh chống người thi hành công vụ hoặc gây rối trật tự công cộng. Những tội danh đó đều do các cơ quan tư pháp Hà Đông nại ra.

Ngoài án tù, người dân Dương Nội luôn luôn phải chịu cảnh đàn áp, đe dọa. Trong hai cuộc cưỡng chế vào tháng 3/2010 và tháng 4/2014, hàng nghìn công an, bộ đội và máy ủi máy xúc được huy động để phá hủy hoa mầu, cày xới mồ mả. Chúng còn cho xã hội đen vào thôn đe dọa các gia đình. Chúng phá sạch lều coi đất của bà con. Trong phiên tòa ngày 26/9/2014, ông Trần Văn Sang tố cáo công an quận Hà Đông đã đánh ông bị tàn phế, bị liệt 2 chân không đi lại được.

Nhưng người chịu nhiều áp lực nhất là chị Cấn Thị Thêu. Có thể nói, chị là linh hồn trong cuộc đấu tranh chống cướp đất của nhân dân Dương Nội. Cấn Thị Thêu là con dâu Dương Nội nhưng tiếng nói của chị luôn có sức thuyết phục rất mạnh mẽ đối với bà con. Chị đã dồn hết tâm huyết, công sức, thời gian và cả sinh mạng của mình cho cuộc đấu tranh giữ đất. Ngày 7/4/2014, trong buổi lễ ăn thề quyết tử giữ đất của nhóm 356 hộ dân oan, chị kêu gọi mọi người đoàn kết một lòng giữ đất, kiên quyết không cho bất cứ kẻ nào đến chiếm đoạt. Chị luôn là cái gai trước mặt bọn tà quyền. Vì vậy, việc chúng bắt cả hai vợ chồng chị cho vào tù không có gì lạ.

Ngày 28-11-2012 chúng sử dụng hàng chục tên xã hội đen kéo đến nhà chị đe dọa. Chúng chỉ vào mặt chị và nói rằng, nếu còn đi khiếu kiện nữa thì sẽ gánh chịu mọi hậu quả.

Năm 2012, chị bị đầu độc bằng thạch tín trong một bữa ăn có đông người. Chị được đưa đi cấp cứu ở Khoa Chống độc bệnh viện Bạch Mai và điều trị ở đó nhiều ngày.

Biết trước rằng, thế nào cũng bị chúng bắt, chị viết sẵn bản di chúc để lại cho bà con:

“Khi tôi bị bắt thì gia đình và bà con hãy photo giấy ủy quyền này để mỗi người đi đòi sự công bằng cho tôi đều cầm trong tay một bản làm bằng chứng là đã có sự ủy quyền của tôi.

Khi tôi bị bắt nếu Công an dùng nhục hình để ép cung, mớm cung và tra tấn đánh đập tôi đến chết thì tôi nhờ bà con và gia đình mang xác tôi đến các cơ quan chính quyền của thành phố Hà Nội và Chính phủ để làm sáng tỏ sụ việc. Nếu chính quyền làm ngơ trước cái chết của tôi thì gia đình và bà con hãy đưa thông điệp này đến Hội đồng nhân quyền Thế giới kêu gọi can thiệp giúp đỡ để lấy lại sự công bằng cho tôi và cả dân tộc Việt Nam”.

Điều đó cho thấy, tất cả những oan nghiệt đến với chị không phải là rủi ro. Chị đã biết trước, trong cuộc đấu tranh giành quyền sống chị sẽ phải chấp nhận những gì.

Trong cuộc tái cướp đất lần thứ hai vào ngày 25/4/2014, chị bị đánh bất tỉnh khi đang trên một chiếc chòi ghi hình cảnh đàn áp càn quét của bọn tà quyền. Thay bằng việc đưa chị vào bệnh viện thì xe cứu thương đưa thẳng chị vào trại giam số 3 Công an Tp Hà Nội. Chẳng lẽ ghi hình cảnh cướp bóc cũng gọi là chống người thi hành công vụ?

Ngày 29-8-2014 bà con Dương Nội nhận được lá thư của chị từ trong trại giam. Qua đó, chị cho biết chúng lại tiếp tục dùng thủ đoạn để mua chuộc chị. Sau này, qua hai người đã ra tù, bà con Dương Nội biết được chúng hứa cho chị 10 tỷ đồng, một số lô đất và sắp xếp công việc cho 3 người con của chị. Nghe thì thật hấp dẫn nhưng chúng đã nhầm đối tượng. Cấn Thị Thêu không đấu tranh cho quyền lợi của riêng mình. Chị từ chối thẳng thừng sự mặc cả đó vì chị không thể phản bội bà con Dương Nội, không phản bội lại lý tưởng tranh đấu của mình. Những lời nói của chị trong Lễ ăn thề quyết tử giữ đất còn đó.

Trong tù, chị còn bị cư xử một cách đê hèn nhằm lung lạc tinh thần chị. Ngày 22/10/2014, chị Nguyễn Thị Ngân mới ra tù cho biết, chị Thêu bị giam chung với hai người mắc bệnh sida, lở loét khắp người.

Mặc dù Cấn Thị Thêu bị bắt nhưng chúng không dập tắt được tinh thần đấu tranh của bà con Dương Nội. Hàng ngày, bà con vẫn mặc áo dân oan đi đòi công lý ở khắp các cơ quan nhà nước.

Tôi đã tìm đến Dương Nội và gặp chị nhiều lần để tìm hiểu về cuộc đấu tranh giữ đất nơi đây. Tôi bị thuyết phục ngay từ lần đầu gặp chị. Buổi chiều ngày 24/4/2014, chị gọi điện cho tôi cho biết ngày mai, chúng sẽ tổ chức tái cưỡng chế đất với qui mô lớn, tỏ ý mời tôi đến để lấy tin, ghi hình. Khi ấy, tôi đã có vé máy bay và đang chờ đến tối thì ra sân bay để đi Mỹ. Nhưng do yêu cầu bảo mật, tôi nghe chỉ biết vậy, không nói cụ thể việc của tôi với chị. Hẳn là hôm ấy, chị lạ lắm vì tôi không nhận lời chị như mọi lần. Thế rồi sang tới bên kia, tôi được tin vợ chồng chị cùng với mấy người nữa bị bắt. Từ đó, tôi không được gặp lại chị nhưng vẫn theo dõi tình hình đấu tranh của bà con Dương Nội.

Ngày kia, phiên tòa xử chị và những người dân oan Dương Nội sẽ diễn ra tại Tòa án Quận Hà Đông. Nhưng, nó chỉ là vở diễn vì chị đâu có tội. Khó có thể trông chờ vào điều gì tốt hơn so với phiên tòa sơ thẩm, vì cái lợi từ dự án Khu đô thị mới Dương Nội quá lớn. Kẻ được hưởng lợi từ việc cướp đất của bà con lại là những kẻ có quyền.

Cấn Thị Thêu bị bắt và bị đẩy vào vòng tù tội. Nhưng chị đã kịp truyền cho bà con Dương Nội tinh thần “quyết tử giữ đất”. Bằng chứng là từ 7 tháng nay dù không có chị, bà con Dương Nội vẫn không hề chùn bước trên con đường đấu tranh đòi quyền sống.

Clip bắt chị Cấn Thị Thêu:

H1

H2

NHÂN DÂN KHÔNG PHẢI KẺ THÙ

FB Luân Lê

17-4-2017

Các bạn hãy thử tưởng tượng rằng một cậu thanh niên còn rất trẻ đang là một chiến sỹ thuộc lực lượng cảnh sát cơ động thành phố Hà Nội, khi được điều đến điểm nóng xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội lại có thái độ và những ngôn từ đầy bạo lực và với tính tuyên chiến, giết chóc (bắn bỏ) như trong các bình luận dày đặc dưới đây.

Chúng ta thấy rõ sự bạo lực được công khai và cổ vũ nhiệt thành đến mức kinh ngạc và hãi hùng.

Họ được giáo dục và huấn luyện kiểu gì trước nhân dân với vai trò là những người chủ của một đất nước (và cũng là người chủ của họ) và còm cõi hàng ngày đóng tiền thuế bằng mồ hôi nước mắt của mình mà nuôi họ (trả lương) để họ có thể trở nên hung hãn và côn đồ như vậy?

Ông Đoàn Văn Vươn và gia đình đã buộc phải nổ súng để tự vệ và bảo vệ tài sản là đất đai, đầm hồ bị cưỡng chế trái pháp luật từ chính quyền Hải Phòng. Vụ người đàn ông hiền lành phải nổ súng làm chết 3 người và 15 người khác bị thương trong vụ cưỡng chế mang tính cướp đoạt đất rẫy của người dân Đắk Nông trong suốt nhiều năm ròng mà không bị trừng trị. Vụ nổ súng vào vài cán bộ ở Thái Bình cũng xuất phát từ việc đất đai của họ bị thu hồi mà không đền bù thoả đáng theo pháp luật.

Vậy nhưng dường như người ta không thể rút ra bất kỳ bài học nào từ phía nhà cầm quyền trong cách thực thi và giải quyết những mâu thuẫn với dân chúng trong vấn đề cấp bách này hay sao?

Nhân dân không phải kẻ thù, nhân dân là chủ của đất nước và của cả cái nhà nước trong quốc gia đó, nên mọi nòng súng nếu hướng về phía nhân dân, khi họ phản kháng những bất công, bởi những mệnh lệnh bất chấp lý lẽ và luật pháp thì đều sẽ là một sự trả giá rất đắt cho cả hai phía, bên chính quyền và phía người dân.

Hãy hiểu dân và cùng đối thoại, tất cả sẽ được hoá giải trong hoà bình. Đây không phải lúc để thể hiện quyền lực mù quáng.

Vì chính những người dân bị bần cùng hoá đến mức mà những người cộng sản gọi họ là tầng lớp vô sản, chính họ đã lập nên nhà nước cộng sản đầu tiên của nước Việt bằng máu xương của mình trong suốt dọc dài những cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc của thế kỷ trước.

Trong hoà bình, đừng coi khinh họ và đạp họ xuống bùn đen thêm nữa. Sự khốn cùng bị đẩy đến điểm cuối cùng, đó là khi tất cả không còn kiểm soát được, ngoại trừ một bên đối kháng phải bị triệt tiêu.

Những đứa trẻ đã được giáo dục để nhận lệnh thực hiện hành vi bạo lực trong sự thích thú đến lạ thường trước nỗi đau khổ của đồng loại, đồng bào trong cùng tổ quốc mình.

Loài người, đã sản sinh ra con người không còn nguyên nghĩa con người dưới một vài triều đại còn sót lại trên thế giới này.

Trang facebook của chiến sỹ cơ động trẻ này:
https://www.facebook.com/tuansakerfa

SỨC NÓNG ĐỒNG TÂM…

LS Nguyễn Hà Luân

17-4-2017

Người dân Đồng Tâm ngăn không cho chính quyền lấy đất. Ảnh chụp từ clip

 

Có tới tận nơi mới cảm nhận được sức nóng của sự việc…

Sáng hôm nay, tôi cùng Luật sư Trần Vũ Hải (Vu Hai Tran) và Lê Văn Luân (Luân Lê) cùng về Đồng Tâm để tiếp xúc với người dân.

Con đường chính vào làng đã bị chặn từ xa. Xe của chúng tôi được một tốp cảnh sát giao thông chặn tại ngã ba Phúc Lâm và thông báo “Đường phía trước đang sửa chữa nên các anh không đi được”.

Chờ khoảng nửa tiếng và liên lạc nhiều lần, chúng tôi được một người dân dẫn đường đi vào con đường tắt qua cánh đồng lúa xanh ngắt. Sau khi anh ấy đã kiểm tra và tin chắc rằng, chúng tôi chính là những người mà anh ấy cần gặp.

Tại nơi hẹp nhất của con đường độc đạo, xe chúng tôi gặp một chiếc xe con ngược chiều do một phụ nữ điều khiển. Loay hoay tầm 5 phút mới hướng dẫn cho chị tiến lên được.

Rồi chính chiếc xe đó đã vô tình giúp chúng tôi đi thoát, khi bắt đầu rời bánh thì thấy xe của cảnh sát đã xuất hiện phía đằng sau, do không lách qua được chiếc xe ngược chiều này, nên chúng tôi đã tiến tới cổng làng mà không gặp trở ngại nào nữa.

Dừng xe tại cổng làng, chúng tôi được người dân (Có người bịt kín mặt) đưa lên xe máy và đi ngoằn ngoèo vào đường làng và dừng lại tại một ngôi nhà nằm trong xóm nhỏ. Cửa ngõ được khóa ngay sau khi chúng tôi đã vào nhà.

Sau khi trao đổi một số vấn đề với hai bác cao tuổi, chúng tôi được mời ra sân để tiếp tục trao đổi với những người dân khác, khi biết có sự xuất hiện của Luật sư đã tập trung hàng trăm người về khu vực này.

Một điều mà chúng tôi cảm nhận ngay được là người dân không còn tin tưởng vào ai lúc này nữa, như họ nói “Chúng tôi bị lừa quá nhiều rồi”.

Trong không khí đó, ngay cả các Luật sư chúng tôi cũng hết sức vất vả để vượt qua sự hoài nghi, trước khi có thể nói chuyện với bà con.

Chỉ có thể từng bước, từng bước một … chúng tôi mới có thể được bà con nói hết những uẩn khúc của sự việc và những mong muốn của họ.

Có rất nhiều vấn đề nghiêm trọng, nhưng không được giải quyết và tích tụ từ nhiều năm nay đã dẫn đến sự uất ức khó bề giải tỏa của người dân nơi đây.

Và khi ông cụ 83 tuổi, người có uy tín đối với bà con bị quật ngã và mang đi ngay trước sự chứng kiến của hàng trăm con người – chính là giọt nước làm tràn ly – khiến sự việc bùng lên trong sự căm giận của hàng ngàn người dân nơi này.

Đồng Tâm đang mang sức nóng của một lò lửa thực sự. Chúng tôi cảm nhận rất rõ điều đó.

Sự cố gắng của chúng tôi có đạt được điều gì đó hay không, thật chưa thể dám đoán định trước…

(P/S:

1. Tin đồn về việc tẩm xăng vào quần áo của các Cảnh sát cơ động là không đúng…..

2. Người dân nói với chúng tôi rằng, ngay cả khi họ thiếu ăn thì vẫn lo đủ suất cơm 30 nghìn đồng mỗi bữa cho các cậu ấy.

3. Theo yêu cầu của người dân, chúng tôi không chụp ảnh và ghi âm kể từ khi vào cổng làng cho tới khi dời đi.)

_____

HÀNH TRÌNH TIẾP CẬN CHẢO LỬA ĐỒNG TÂM, MỸ ĐỨC

FB Lê Mỹ Hạnh

16-4-2017

Nóng tưởng chừng nghẹt thở!

Hôm nay trên các tuyến đường đi về Mỹ Đức, các chốt CSGT được giăng dày đặc để kiểm tra tất cả các phương tiện đi về hướng “chảo lửa” #ĐồngTâm. Anh em tôi đã vượt qua các trạm chốt nóng một cách ngoạn mục. (Phải công nhận tay lái lụa Lã Dũng quá xuất sắc)

Bắt đầu cảm giác NÓNG dần qua từng đoạn đường.

Chúng tôi chỉ có thể tiếp cận với bà con ở vòng ngoài cùng ngay tại đầu ngõ vào xã Đồng Tâm. Tất cả đường vào đều bị chặn và kiểm tra nghiêm ngặt sự ra vào của từng người, đặc biệt là người lạ mặt. Bà con giải thích với thái độ rất ôn hoà nhưng khi nhận thấy sự bất hợp tác hay có ý gây rối của các đối tượng lạ mặt là ngay lập tức sẽ bị ăn đòn cảnh cáo.

Tôi đã nhìn thấy sự phẫn uất từ trong ánh mắt cho tới những cú đấm vào mặt những kẻ côn đồ trà trộn vào đám đông hoặc cố tình kích động bà con đuổi chúng tôi ra khỏi làng của những người dân nơi đây.

Tiếp nhận ý kiến của bà con chia sẻ, tôi thấy được sự quyết tâm đấu tranh đến cùng trong vụ việc lãnh đạo huyện Mỹ Đức tự ý lập hồ sơ 56ha đất nông nghiệp để bán cho cán bộ. Sau khi bà con phản đối và đưa đơn kiện thì quay sang bán lại cho Viettel. Vụ việc đã kéo dài khoảng 5 năm nay và sự phẫn uất của bà con đã dâng lên đỉnh điểm khi Nhà cầm quyền HN đã đưa lực lượng AN, CSCĐ, côn đồ đến đàn áp dân vào sáng hôm qua (15/4/2017) tại đây.

Giờ đây người dân yêu cầu lãnh đạo Trung ương phải cử đại diện đến để giải quyết. Nếu trong ngày hôm nay chưa có những diễn biến tích cực từ phía nhà cầm quyền HN thì ngày mai tất cả con em họ là học sinh sẽ bắt đầu nghỉ học.

Theo như những gì chúng tôi thấy tại Đồng Tâm ngày hôm nay thì càng phía trong gần khu vực UBND sức nóng càng khủng khiếp. Sẽ không biết chuyện gì xảy ra nếu phía Nhà cầm quyền tiếp tục dùng bạo lực để gây sức ép đối với người dân.

Đêm nay tiếp tục thức và chia lửa cùng bà con #ĐồngTâm.

Tất cả đường vào đều bị chặn và kiểm tra nghiêm ngặt sự ra vào của từng người, đặc biệt là người lạ mặt.

Chị Lê Mỹ Hạnh và luật sư đến làm việc với cơ quan điều tra công an quận 2

Võ Hồng Ly với Lê Mỹ Hạnh

05.06.2017

Sáng nay mùng 05/06/2017, chị Lê Mỹ Hạnh và luật sư của chị lại tiếp tục đến làm việc với cơ quan điều tra công an quận 2. Dù phía luật sư đã đưa ra quyền bảo vệ thân chủ hợp pháp của mình nhưng phía công an Quận 2 vẫn không chấp nhận sự có mặt của luật sư. Dường như phía nhà cầm quyền sợ phải đối diện với lập luật chặt chẽ của luật sư trong việc khẳng định đã đủ cơ sở để đưa vụ việc ra truy tố mà họ vẫn tìm cách tách luật sư trong mỗi buổi làm việc của chị Mỹ Hạnh. Trước tình hình đó, chị Mỹ Hạnh đã phải vào làm việc một mình với hai nội dung sau đây :

1-Yêu cầu trả lời kết quả điều tra vụ việc ;
2- Yêu cầu trả lời kết quả giám định pháp y tỷ lệ thương tích.

Sau buổi làm việc, phía công an Quận 2 vẫn chưa đưa ra được câu trả lời cho nội dung số 1 với cùng một lý do « Sự việc vẫn đang trong quá trình điều tra ». Riêng kết quả tỷ lệ thương tích thì họ đã yêu cầu chị Mỹ Hạnh ngày mai phải đi giám định lại một lần nữa với lý do là khi vết thương lành rồi thì kết quả sẽ chính xác hơn. Họ còn nói thêm rằng chừng nào chưa có kết quả giám định cuối cùng thì chừng đó sẽ vẫn chưa đủ điều kiện để tiến hành khởi tố.

Ngòai 2 nội dung làm việc trên thì điều tra viên còn hỏi thêm chị Mỹ Hạnh về nội dung đăng tải trên mạng xã hội FB những bài viết không trực tiếp liên quan đến vụ việc. Do không chấp nhận làm việc với những nội dung ngoài lề của vụ việc nên chị Mỹ Hạnh đã không đồng ý ký vào biên bản sáng nay. Bên cạnh đó, cơ quan công an quận 2 cũng đã hỏi thêm những câu hỏi không liên quan đến hai nội dung làm việc đã được xác định ban đầu nên chị Mỹ Hạnh cũng đã không trả lời và yêu cầu đưa những nội dung đó vào một buổi làm việc khác.

Nói chung, khi bên đại diện nhà cầm quyền luôn tìm cách đi lòng vòng để tìm cách bao che cho đám côn đồ vì một lý do nào đó thì dù ánh sáng cuối đường hầm có lóe lên thì họ cũng sẽ tìm cách mà bít lại. Nhưng càng như vậy thì với tư cách là người bị hại, chị Mỹ Hạnh và các bạn của mình sẽ càng giữ vững tinh thần để cho công lý và chính nghĩa phải được trả về đúng vị trí của nó.

Chị Mỹ Hạnh xin chân thành cảm ơn đồng bào trong và ngoài nước đã dành cho chị nhiều sự quan tâm và động viên. Chị cho biết dù trước mắt sẽ còn nhiều khó khăn nhưng chị vẫn sẽ giữ quyết tâm kiên trì để theo đuổi vụ việc đến cùng.

Trân trọng.