Home Blog Page 1447

Một ngọn nến thì có lung linh được không cô ?

0
Võ Hồng Ly

08.06.2017

Đã gần hai tháng nay tôi không thể đến thăm các em bệnh nhi vào cuối tuần như trước đây nên khi nhìn thấy tôi xuất hiện tại khu vực dành cho bệnh nhân nội trú, những em nhỏ đã biết tôi chạy ào ra vây quanh tôi một cách vui vẻ. Nhìn lướt xung quanh, bên cạnh những khuôn mặt mới, tôi cố tìm những khuôn mặt mà tôi đã biết. Khi không thấy các em, tôi hiểu rằng các em đã bị bệnh viện trả về. Thông thường khi bị trả về như vậy chỉ có hai lý do : Một là không còn nhiều cơ hội sống. Hai là gia đình đã không còn khả năng tài chính để chi trả việc điều trị.

Cố nén tiếng thở dài quen thuộc của sự hợp tan, tan hợp mỗi lần đến đây, tôi đi chào và làm quen với những em bệnh nhi mới cùng với người nhà của các em. Vì là ngày cuối tuần nên các em có nhiều thời gian hơn do không phải thăm khám điều trị liên tục như những ngày trong tuần. Sau khi chúng tôi đã bắt đầu quen nhau, chúng tôi cùng bày trò chơi. Vì các em đều là những đứa trẻ mang bệnh với nhiều mức độ khác nhau, tôi đã cố chọn những trò chơi nhẹ nhàng và vừa sức với khả năng thể chất của các em. Đến phần thi hát theo thứ tự bài hát trong quyển sách « Các bài hát dành cho thiếu nhi » mà tôi mang theo, tôi thấy em gái đến lượt phải hát cứ cúi gằm đầu và không chịu hát. Trên trang sách mở sẵn trước mặt, tôi thấy em sẽ phải hát bài « Ba ngọn nến lung linh » của nhạc sĩ Ngọc Lễ. Thái độ kỳ lạ của em làm cho tôi bối rối vì lúc nãy em vẫn còn rất dễ thương, cởi mở và cười nói vui vẻ dù trên tay đã được quấn kín băng của em vẫn còn lủng lẳng ống lấy ven và chằng chịt những vết bầm. Trước những ánh mắt chờ đợi của bao nhiêu đứa trẻ đã bắt đầu xôn xao thắc mắc và thúc giục, tôi đưa bé gái ra bên ngoài và ra hiệu cho các em còn lại đợi ở bên trong một cách trật tự.

Khi chỉ còn có hai chúng tôi, tôi đã hỏi em bé lý do tại sao em không muốn hát. Thực lòng tôi chỉ nghĩ là có lẽ em gái ấy không biết bài hát đó nên xấu hổ mà không dám thừa nhận trước bạn bè. Nhưng câu trả lời của một em gái sáu tuổi đã thật sự làm cho tôi bất ngờ : « Con biết hát bài đó nhưng con không muốn hát ! Vì trong bài hát có 3 ngọn nến : cha, mẹ và con. Nhưng con không có cha, con cũng không có mẹ, con chỉ có bà ngoại thôi. Vậy con có thể hát một ngọn nến được không cô ? Một ngọn nến thì có lung linh được không cô ? ». Có lẽ vì quá bất ngờ trước tình huống này và cũng vì quá xúc động mà tôi đã không kịp trả lời cô bé ấy ngay lập tức. Trước ánh mắt mở to tròn xoe đang nhìn tôi chờ đợi, tôi xoay lưng em về phía mình để buộc lại tóc cho em nhưng cũng để em không nhìn thấy khóe mắt đang cay cay của tôi sau những lời nói của em. Tôi mân mê những sợi tóc mảnh mai mà có lẽ ba mẹ em ở một nơi nào đó đã có những lúc ước ao được hít hà, được chải tóc cho em chăng ?

Một ngọn nến thì có lung linh được không cô ?

Cố lấy lại bình tĩnh, tôi nói với em « Ồ được chứ, một ngọn nến cũng vẫn có thể chiếu sáng và trở nên lung linh trong bóng tối ! Con chưa bao giờ gặp cha mẹ mình thì đấy không phải là lỗi của con đâu, nên con đừng quá buồn về điều đó. Cuộc sống của con may mắn còn có bà ngoại vẫn đang ngồi ở bên giường ngủ của con hàng đêm và chăm sóc cho con mỗi ngày. Bà ngoại của con cũng chính là một ngọn nến giúp con tỏa sáng hơn nữa. Vậy là chúng ta đã có hai ngọn nến rồi ! Ở trường, con còn quý mến ai nữa nào, kể cho cô nghe coi ! À, con yêu quý cô giáo dạy vẽ, con quý bạn Thanh Mai. Bạn Hải Yến cũng quý con nữa à ? Vậy thì con đã có thêm ba ngọn nến cùng cháy với con rồi. Tổng tất cả là đã có 5 ngọn nến, chưa kể có cô và các bạn đang chờ chúng ta trong kia cũng là những ngọn nến sẽ cháy cùng con ! Vậy là chúng ta không sợ bóng đêm nữa rồi, vì chúng ta đã rất đông và chúng ta sẽ cùng nhau thắp sáng con đường của chúng ta, con nhé ! ».

Bà ngoại của con cũng chính là một ngọn nến giúp con tỏa sáng hơn nữa. Vậy là chúng ta đã có hai ngọn nến rồi !

 

Nhìn khuôn mặt rạng rỡ của bé gái đang vừa cười vừa kéo nhanh tay tôi vào bên trong cùng với các bạn mà tôi thấy thật ấm áp ! Đúng là trẻ con, vừa buồn thế mà đã cười ngay được ! Nhìn những hình ảnh tươi vui của các em mà đã có lúc tôi quên hẳn đi đó là những đứa trẻ đang mang bệnh trong đó có những em mà sự sống chỉ còn có thể tính được từng tháng, từng ngày. Mỗi lần đến đây, tôi lại thấy mình được học thêm nhiều điều. Đừng nghĩ là trẻ con thì không thể dạy được chúng ta ! Chúng đã dạy cho tôi bài học về sự kiên nhẫn, về nghị lực vượt lên trên số phận và niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai. Tạm biệt nhé, những thiên thần đáng yêu của tôi !

Huy động tiền lương làm tượng đài

0
10:28 07/06/2017

Do thiếu kinh phí xây dựng, ngoài việc xã hội hóa tỉnh Đắk Nông còn chủ trương huy động đóng góp tiền lương của cán bộ công nhân viên để xây dựng tượng đài N’Trang Lơng.

Ngày 6/6, trao đổi bên lề buổi họp báo định kỳ tháng 6/2017, bà Tôn Thị Ngọc Hạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết sắp tới tỉnh sẽ thành lập đoàn kiểm tra liên ngành và sẽ có báo cáo cụ thể liên quan đến vụ tượng đài “tượng một đường, móng một nẻo” mà báo chí đã phản ánh.

Nếu phát hiện sai phạm, tỉnh sẽ nghiêm khắc xử lý. Do hiệu quả huy động quyên góp từ khối doanh nghiệp đến nay còn hạn chế, vì các doanh nghiệp cũng đang rơi vào giai đoạn khó khăn, nên tỉnh đang quyên góp thêm từ tiền lương của cán bộ công nhân viên để xây dựng tượng đài. Mức độ quyên góp tuỳ từng giai đoạn, nhưng tỉnh cố gắng hoàn thành vào năm 2018.

Trước đó, trao đổi về vấn đề này ông Phan Công Việt, Phó giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Nông, xác nhận nguồn kinh phí xây dựng tượng đài chỉ trích một phần nhỏ từ ngân sách, phần lớn còn lại xã hội hoá: huy động đóng góp của doanh nghiệp, người dân trong và ngoài tỉnh. Trong phần huy động xã hội hoá được trích 1% từ nguồn thu thường xuyên của các đơn vị, sở ngành, nhưng đến gần cuối tháng 5/2017 mới quyên góp được 984 triệu đồng.

Như đã thông tin, công trình “Tượng đài N’Trang Lơng và Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc 1912-1936” được khởi công vào tháng 5/2015, đặt tại đồi Đắk Nur, phường Nghĩa Đức, thị xã Gia Nghĩa trên diện tích 5,9 hécta. Tổng mức vốn đầu tư 146 tỷ đồng, trong đó một phần nhỏ từ ngân sách, còn nguồn chính từ quyên góp “xã hội hoá”.

Tiến độ thi công công trình được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu gồm móng, hệ thống chống sét, phần mỹ thuật tiêu tốn 67,7 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2018. Thế nhưng, đến nay việc thi công đã bị trì trệ, làm sai ở nhiều hạng mục.

https://www.tienphong.vn/xa-hoi/huy-dong-tien-luong-lam-tuong-dai-1156049.tpo

Theo Vũ Long/Tiền Phong

góp tiền xây tượng đài dùng tiền lương xây tượng đài xây tượng đài tượng đàingân sách nhà nước

Quyền được bào chữa là một trong những quyền cơ bản của con người.

Vu Hai Tran

Xin các luật sư danh tiếng, thu nhập cao hay giữ trọng trách trong những đoàn thể luật sư hãy học “tính chiến đấu” của những em luật sư tương lai này, dù các vị có thể từng là thầy của các em. Xin các vị đừng nói : tôi giữ “quyền im lặng” đối với quy định “luật sư phải tố thân chủ”, vì quyền đó vốn được coi chỉ dành cho bị can, bị cáo và nghi can khác!

Trong lá đơn, gồm gần 100 chữ ký ngày 4/6/2017 của những học viên khóa đào tạo Luật sư 17.2 Học viện Tư pháp, viết: “Chúng tôi hiện là những cử nhân luật, đang theo học nghề luật sư và tương lai sẽ hành nghề luật sư – một nghề vô cùng cao quý trong xã hội, theo đuổi mục tiêu cao cả của nghề đồng thời cũng là sự kỳ vọng của xã hội đối với nghề luật sư là: “bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người yếu thế và người nghèo”. Đất nước đang trên đà phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời hệ thống pháp luật đang dần hoàn thiện theo hướng bảo vệ tốt nhất quyền con người”.
Sau khi trích lại khoản 3 Điều 19 trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2015, các học viên này cho rằng: “Chúng tôi nhận thấy nội dung này hoàn toàn đi ngược lại những quy tắc ứng xử và đạo đức nghề luật sư, đặc biệt hơn là vi phạm Hiến pháp năm 2013 và những mục tiêu, chính sách cơ bản của tư pháp hình sự Việt Nam. Bởi vì, những mục tiêu của chính sách hình sự là: “Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người”. Quyền được bào chữa là một trong những quyền cơ bản của con người, việc hạn chế và cản trở luật sư bào chữa là vi phạm quyền con người”. Bên cạnh đó, lá đơn bày tỏ quan điểm: “Từ các căn cứ nêu trên, với tư cách là các trí thức trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường để học tập, rèn luyện và đang định hướng theo nghề luật sư, chúng tôi vô cùng hoang mang, lo lắng với nội dung quy định tại khoản 3, Điều 19 của Dự thảo sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2015”. Cuối cùng, các học viên này kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét loại bỏ khoản 3 Điều 19 ra khỏi Dự thảo với “Hy vọng rằng những mong muốn, đề nghị và thỉnh cầu này của chúng tôi sẽ là những viên gạch để xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta sao cho tiệm cận với những chế định và quan điểm luật học văn minh, tiến tiến trên thế giới”.

Trong lá đơn, gồm gần 100 chữ ký ngày 4/6/2017 của những học viên khóa đào tạo Luật sư 17.2 Học viện Tư pháp

CNN : Nga đứng sau vụ tin tặc truyền thông Qatar

1

media
Quốc vương Qatar Tamim Bin Hamad Al-Thani (T) gặp tổng thống Mỹ Donald Trump tại Riyad, thủ đô Ả Rập Xê Út, ngày 21/05/2017. REUTERS/Jonathan Ernst

Tin tặc Nga có thể đứng sau vụ tấn công nhắm vào hãng thông tấn quốc gia Qatar vào cuối tháng 05/2017, khiến quan hệ các nước trong vùng trở nên căng thẳng và Qatar bị cô lập. Thông tin trên được đài CNN của Mỹ đưa vào tối 06/06/2017 dựa trên nguồn tin từ một số nhà điều tra Mỹ.

 

Hãng tin Reuters, trích thông tin của CNN, cho biết, với vụ tin tặc này, Nga muốn đạt mục đích gây chia rẽ giữa Hoa Kỳ với các đồng minh Trung Đông.

Ngày 07/06, điện Kremlin bác bỏ mọi cáo buộc của Mỹ và cho biết « chán ngán » phải đưa ra phản ứng đối với những lời tấn công « vô căn cứ ». Cố vấn Andreï Kroutskikh của tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh : « Những cáo buộc này làm mất uy tín của chính những người đưa ra ».

Cuộc điều tra do FBI tiến hành theo yêu cầu của Qatar, nhằm giúp xác định nguồn gốc « vụ tin tặc » nhắm vào QNA sau khi website của hãng thông tấn này đăng tuyên bố, được cho là của lãnh đạo Qatar Cheik Al Thani, yêu cầu xem Iran là bạn chiến lược hơn là kẻ thù. Chính quyền Doha khẳng định là nạn nhân của « tin tặc ».

Pháp-Mỹ kêu gọi các nước Vùng Vịnh « đoàn kết »

Cũng trong ngày 06/06, sau khi ủng hộ cô lập Qatar vì cho rằng vương quốc vùng Vịnh này yểm trợ khủng bố, tổng thống Mỹ lại kêu gọi « đoàn kết » giữa các nước trong vùng trong cuộc điện đàm với Quốc Vương Ả Rập Xê Út Salman.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi các nước Vùng Vịnh « đoàn kết và tương ái », đồng thời tuyên bố sẵn sàng ủng hộ « mọi ý tưởng nhằm giảm căng thẳng ». Cả Ai Cập, quốc gia ủng hộ cô lập Qatar, đều là bạn hàng mua chiến đấu cơ Rafale của Pháp vào năm 2015.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cũng lên tiếng chỉ trích các biện pháp trừng phạt nhắm vào Qatar. Trong diễn văn ngày 06/06 trước các đại sứ tại Ankara, ông Erdogan hy vọng « phát triển » quan hệ với Qatar, quốc gia đang bị 6 nước cắt đứt quan hệ ngoại giao, gồm Ả Rập Xê Út, Bahrein, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Ai Cập, Yemen và Mauritania.

Ngày 07/06, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất còn đi xa hơn khi đưa ra lệnh cấm mọi hình thức ủng hộ Qatar với hình phạt có thể lên tới 15 năm tù, theo một tờ báo địa phương, được Reuters trích dẫn.

Trong 1 ngày, 13.000m2 đất rừng thành đất ở cho Giám đốc Sở Tài nguyên Yên Bái

(GDVN) – Chỉ trong 1 ngày, 06 quyết định có số liên tiếp nhau được cấp dưới ký để chuyển hàng ngàn mét vuông đất rừng sang đất ở cho nhà ông Giám đốc Sở Tài nguyên10:30 08/06/17

HẢI NINH

Ngày 20/7/2015, ông Nguyễn Yên Hiền, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái đã “vung bút” ký liên tiếp 06 quyết định chuyển đổi hơn 13 ngàn mét vuông đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản sang… “đất ở” cho gia đình ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái.

Đó là các Quyết định số 2356, 2357, 2358, 2359, 2360 và 2361, tổng diện tích của 06 quyết định “siêu tốc” này là 13 ngàn 272 mét vuông đất rừng, đất trồng cây lâu năm, đất thủy sản “biến” thành đất ở.

Đến ngày 02/6/2016, lại chính ông Nguyễn Yên Hiền ký tiếp Quyết định số 1639/QĐ-UBND để chuyển đổi 308 mét vuông cho gia đình ông Quý.

Như vậy, sau 07 quyết định của Ủy ban thành phố Yên Bái (trong đó 06 quyết định ký 01 ngày), gia đình ông Giám đốc Sở Tài nguyên đã có khu “đất ở” với tổng diện tích 13.577m2, và hợp thành một khu đất rộng bao la ở tổ 42, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái.

Người đứng tên quyết định là vợ ông Quý – bà Hoàng Thị Huệ, sinh năm 1975, thường trú tại tổ 51, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái.

Căn cứ mà ông Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái “vung bút” là Quyết định số 666/QĐ-UBND ngày 12/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái “về việc xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) của thành phố Yên Bái”.

Theo chức năng, nhiệm vụ thì chính Sở Tài nguyên Môi trường, nơi ông Quý đang làm Giám đốc là đơn vị chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh để ban hành Quyết định số 666/QĐ-UBND ngày 12/5/2014.

Khu đất của gia đình ông Quý, với những công trình  mà nhiều dân địa phương phải trầm trồ, khen ngợi. Ảnh Hải Ninh

Quyết định số 666/QĐ-UBND ngày 12/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái phần “Cơ quan, chủ đầu tư” lại chỉ ghi tên “người dân”, chứ không hề ghi là gia đình Giám đốc Sở Tài nguyên;

Phần “Quy mô diện tích dự kiến thực hiện” ghi là 2,98 héc ta, trong đó đất trồng lúa là 03 héc ta, đất khác là 2,68 héc ta… Quyết định cũng ghi rõ, thời gian thực hiện và hoàn thành là năm 2016.

Như vậy, gia đình ông Quý đã đi trước “người dân” 1 bước, khi tháng 7/2015 đã hoàn thành việc chuyển đổi mục đích và trong số 2,68 héc ta “đất khác” mà tỉnh quy hoạch cho phép người dân chuyển đổi thì gia đình ông Giám đốc Sở đã “ôm trọn” hơn 1,3 héc ta (chiếm gần 50%) diện tích.

Người đề xuất ký các quyết định trên chính là Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Yên Bái – đây là cấp dưới (theo ngành dọc) của ông Quý.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 07/6/2017, lúc đầu, ông Phạm Sỹ Quý không thừa nhận đây là khu đất của gia đình ông.

Ông Quý cho rằng: “Đấy không phải nhà tôi. Tôi làm gì có nhiều đất như vậy…”.

Khi phóng viên đặt câu hỏi: “Thế người đứng tên là bà Hoàng Thị Huệ, sinh năm 1975, ở tổ 51 phường Minh Tân không phải là vợ ông?”.

Lúc này ông Quý lại biện bạch: “Huệ đúng là vợ tôi, nhưng đất không phải của tôi…”.

Lòng vòng mãi tới khi phóng viên trưng ra bằng chứng “không thể chối cãi” thì ông Giám đốc Sở Tài nguyên mới thừa nhận đây chính là khu đất gia đình ông và bản thân ông đang phải làm “giải trình” cho lãnh đạo tỉnh.

Cùng ngày, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái xác nhận đây là khu đất gia đình ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường.

Tôi đã nắm được sự việc này và tỉnh cũng đang yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái và Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh làm rõ quy trình, thủ tục chuyển đổi. Tỉnh cũng đang yêu cầu ông Quý báo cáo giải trình…”, ông Khánh cho biết.

Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cũng liên hệ làm việc với ông Đỗ Đức Duy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái. Mặc dù nắm được nội dung mà báo chí đang xác minh, làm rõ liên quan đến khu đất gia đình ông Giám đốc Sở Tài nguyên nhưng ông Duy từ chối phát ngôn và hướng dẫn phóng viên làm việc với Chánh Văn phòng tỉnh.

Vụ việc ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Yên Bái “thâu tóm” hơn 13 ngàn mét vuông đất rừng, đất thủy sản rồi chuyển đổi sang đất ở để xây các công trình quy mô đồ sộ là điều khó có thể chấp nhận được? Ai đang đứng ra che chắn, để cho các cơ quan chức năng và các cá nhân làm như vậy?

Vào ngày 09/9/2016, ông Phạm Sỹ Quý (sinh năm 1971) được bà Phạm Thị Thanh Trà, lúc này là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (hiện bà Trà là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái) ký quyết định bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. Trả lời trên báo chí, bà Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, việc bà ký bổ nhiệm ông Quý là thừa hành theo luật định ở vị trí mà bà đang đương nhiệm chứ không phải là quyết định cá nhân. “Quy trình bổ nhiệm là cực kỳ chặt chẽ, không có gì để gọi là ưu ái trong trường hợp này“, bà Trà khẳng định.

Hàn Quốc trì hoãn triển khai THAAD

0
VOA

Tổng thống mới đắc cử của Hàn Quốc Moon Jae-in nhận ra rằng tăng cường hoạt động ngoại giao và vận dụng luật pháp không mà thôi sẽ không giải quyết được thế tiến thoái lưỡng nan mà ông đang đối mặt liên quan tới Hệ thống Phòng thủ Tầm cao Giai đoạn cuối – gọi tắt là THAAD.

Ông Moon ủng hộ giải pháp mời gọi Bắc Hàn tham gia, và một lối tiếp cận ít đối đầu hơn để giảm căng thẳng với miền Bắc về chương trình hạt nhân của họ, so với Tổng thống tiền nhiệm có khuynh hướng bảo thủ, bà Park Geun-hye, người đã bị luận tội liên quan đến một vụ tai tiếng tham nhũng nhiều triệu đôla.

Hệ thống THAAD là một phép thử về chiến lược của Tổng thống Moon nhằm giảm căng thẳng trong khu vực bằng cách cân bằng sự hỗ trợ mạnh mẽ cho liên minh Hoa Kỳ với việc tăng cường hợp tác, vươn tới Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.

Washington coi hệ thống phòng thủ phi đạn tiên tiến THAAD, là cách để chống lại khả năng hạt nhân và tên lửa đạn đạo đang phát triển của Bắc Hàn. Bác bỏ hệ thống THAAD có thể gây căng thẳng trong liên minh Mỹ – Hàn Quốc và phương hại tới chiến lược răn đe và kiềm hãm mà hai bên đã thỏa thuận trước đây.

Nhưng ủng hộ THAAD sẽ làm cho Bắc Kinh và Bình Nhưỡng càng xa lánh Hàn Quốc hơn. Hai nước này chống đối việc triển khai THAAD, vì cho rằng hệ thống này là một nỗ lực nhằm tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ trong khu vực.

Nhiều người dân sống gần địa điểm lắp đặt THAAD ở một vùng nông thôn Hàn Quốc đã lên tiếng lo ngại về những tác động đối với sức khoẻ do hệ thống radar này đặt ra, họ cũng lo sợ triển khai THAAD trong khu vực sẽ gây nguy hiểm vì họ có thể trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công từ Bắc Triều Tiên.

Tuần này, Tổng thống Hàn Quốc đã đình chỉ công tác một phó Bộ trưởng Quốc phòng vì không báo cáo đã nhận thêm bốn bệ phóng THAAD dường như với ý đồ là âm mưu để tránh sự giám sát của chính quyền mới ở Seoul. Ông Moon cũng ra lệnh tiến hành nghiên cứu về môi trường tại vị trí triển khai THAAD. Việc này có thể trì hoãn lịch trình triển khai lá chắn tên lửa này.

Hôm thứ tư, bà Kang Kyung-hwa, ứng cử viên do tổng thống chọn vào vị trí Ngoại trưởng kêu gọi Quốc hội thảo luận về vấn đề an ninh quốc gia.

Phát biểu trong buổi điều trần chuẩn thuận, bà Kang nói:

“Điểm mấu chốt của vấn đề THAAD là không công chúng trong nước không được thông tin đầy đủ, cho nên chúng ta không đạt được sự đồng thuận trên toàn quốc.”

Trong khi đó, Bắc Triều Tiên chưa ra dấu hiệu nào cho thấy là họ sẵn sàng ngay cả thảo luận việc tạm đình chỉ các cuộc thử tên lửa đạn đạo và công nghệ hạt nhân.

Chính quyền của Tổng thống Moon cho đến nay cho thấy là họ vẫn giữ vững lập trường bất chấp sự phản kháng ban đầu đối với các nỗ lực của họ. Tân ngoại trưởng vừa được đề cử hôm 7/6 nói chính phủ sẽ tiếp tục theo đuổi cả các biện pháp trừng phạt lẫn viện trợ nhân đạo để mang lại thay đổi ôn hòa trên bán đảo Triều Tiên.

Việt Nam: Luật về hội lại bị hoãn vì “nhạy cảm”

RFI

Trong phiên họp toàn thể lần thứ 5 ngày 13/04/2017, Ủy Ban Pháp Luật Quốc Hội quyết định hoãn dự luật về lập hội, theo đề nghị của chính phủ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao cho bộ trưởng Tư Pháp chuẩn bị báo cáo của chính phủ để giải trình lý do tại sao chính phủ chưa trình Quốc Hội dự luật này. Chưa biết chính phủ sẽ giải thích như thế nào, nhưng quyết định này đã một lần nữa gặp phản ứng bực tức từ một số đại biểu Quốc Hội, bởi vì kỳ trước chính phủ đã nói cần thời gian để hoàn thiện đạo luật, thế mà kỳ họp này vẫn chưa làm.

Vào tháng 10 năm 2016, khi giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết rằng “mục tiêu quan trọng khi xây dựng Luật về Hội là Nhà nước bảo đảm và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân lập hội theo quy định của Hiến Pháp”. Nhưng lấy lý do là có quá nhiều ý kiến khác nhau về các điều của dự luật, ông Tân nói rằng Ban soạn thảo xin thêm thời gian “nghiên cứu, hoàn chỉnh, trình dự thảo trong kỳ họp sau”.

Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu soạn thảo dự luật về lập hội ngay từ đầu thập niên 1990. Dự luật này đã được đưa vào chương trình nghị sự của Quốc Hội từ cách đây 10 năm, nhưng lần nào cũng bị xếp vào ngăn kéo. Vậy những nguyên nhân nào khiến quyền căn bản đó của người dân tiếp tục bị treo như vậy? Sau đây mời quý vị nghe ý kiến của đại biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc:

Đại biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc 31/05/2017 Nghe

Blogger Phạm Minh Hoàng có nguy cơ bị trục xuất khỏi Việt Nam

Thuỵ My RFI

Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) hôm nay 07/06/2017 ra thông cáo cho biết hết sức quan ngại trước nguy cơ blogger mang hai quốc tịch Việt-Pháp Phạm Minh Hoàng có nguy cơ bị trục xuất khỏi Việt Nam, và kêu gọi chính quyền Pháp hỗ trợ cho ông Hoàng.

Thông cáo của RSF cho biết, hôm 1/6, ông Phạm Minh Hoàng đã được Tổng lãnh sự Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh thông báo là phía Việt Nam đã tước quốc tịch của ông, quyết định này do chủ tịch nước Trần Đại Quang ký. Như vậy ông có nguy cơ bị trục xuất khỏi Việt Nam trong những ngày tới.

Theo RSF, ông Phạm Minh Hoàng, giảng viên đại học và là thành viên đảng Việt Tân, đã nhiều lần bị sách nhiễu. Các bài viết về giáo dục, môi trường và chủ quyền biển đảo trước Trung Quốc đã khiến ông bị lãnh án 17 tháng tù và 3 năm quản thúc – một bản án đã được tòa phúc thẩm giảm nhẹ nhờ sự đấu tranh của các tổ chức nhân quyền và sự can thiệp của chính phủ Pháp.

Được biết ông Phạm Minh Hoàng đã làm đơn xin từ bỏ quốc tịch Pháp, với mong muốn ở lại Việt Nam.

RSF cực lực phản đối việc tước quốc tịch ông Phạm Minh Hoàng và kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ quyết định này. Nêu ra trường hợp luật gia Nguyễn Văn Đài bị cầm tù và ba blogger bị bắt vào trước Tết, RSF nhắc nhở Việt Nam hiện đứng thứ 175/180 trong bảng xếp hạng tự do báo chí của tổ chức này năm 2017.

Trước đây vào năm 2015, Tòa Bảo hiến Pháp đã chấp nhận cho tước quốc tịch của Ahmed Sahnouni, một quân thánh chiến song tịch Pháp-Maroc bị kết án vì tội khủng bố. Luật Dân sự Pháp quy định năm trường hợp cụ thể có thể bị tước quốc tịch, chủ yếu là gián điệp, khủng bố và xâm phạm an ninh quốc gia. Việc này chỉ áp dụng với các công dân mang hai quốc tịch, để tránh tạo ra những người vô tổ quốc, theo tinh thần Công ước New York năm 1961 và Công ước châu Âu về quốc tịch năm 1997.

Khách mời bị đuổi khỏi sự kiện Thủ tướng Phúc vì ‘mối nguy an ninh’

VOA

Đó là một sự kiện đặc biệt quan trọng mà bà Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao không thể bỏ lỡ. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc có bài diễn văn tại một viện nghiên cứu chính sách ở Washington sau khi hội kiến Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 31 tháng 5. Nhiều quan chức cao cấp của Việt Nam cũng góp mặt.

Là người thường xuyên tham dự những sự kiện liên quan đến Việt Nam và Châu Á được tổ chức ở Mỹ, bà Giao là một trong những người đầu tiên đến trụ sở Quỹ Di sản (Heritage Foundation), nơi ông Phúc có bài phát biểu. Sau khi đăng ký và đi qua kiểm tra an ninh, bà đi vào hội trường với ý định tìm một chỗ ngồi tốt ngay chính giữa, sau hai hàng ghế được dành riêng cho các quan chức Việt Nam vẫn còn để trống.

Khách tham dự bắt đầu đổ vào mỗi lúc một đông. Sự kỳ vọng gia tăng trong khi còn vài phút nữa là tới giờ Thủ tướng bắt đầu đọc bài diễn văn, theo lịch trình diễn ra vào 5 giờ chiều thứ Tư tuần trước.

Đó là lúc bà Giao bị yêu cầu phải rời khỏi hội trường ngay lập tức. Lý do: Bà bị xem là “mối nguy an ninh.”

Phóng viên VOA có mặt trong hội trường nơi diễn ra sự kiện này. Dù không chứng kiến khoảnh khắc bà Giao bị mời ra ngoài, VOA trước đó nhìn thấy bà Giao đến bắt tay và chào hỏi những quan chức cao cấp của Việt Nam ngồi ở hàng ghế đầu tiên, bao gồm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh và Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc Nguyễn Phương Nga.

Đại sứ Phương Nga đứng lên chào và mỉm cười khi bà Giao tới bắt tay và trò chuyện.

“Họ cũng nói chuyện nhã nhặn thôi,” bà Giao thuật lại sự việc với VOA. “Ý của tôi là muốn đặt câu hỏi sau này cho nên muốn chờ ông Phúc nói chuyện xong rồi thì có dịp sẽ phỏng vấn và nói chuyện với họ.”

Nhưng không lâu sau khi bà quay trở lại chỗ ngồi để viết câu hỏi, bà nhận thấy mình bị săm soi bởi những người mà bà nói là “mật vụ cộng sản.” Bà cho biết một nhân viên an ninh người Mỹ đến chỗ bà ngồi và mời ra ngoài. Bà nhanh chóng nhận ra rằng sự hiện diện của mình là một vấn đề đối với các nhân viên an ninh Việt Nam và bà sẽ không được phép tham dự sự kiện nữa.

“Khi mà đi ra thì thấy mấy người mật vụ của cộng sản Việt Nam đứng ở ngoài khá đông, chắc cũng phải trên năm người. Họ nhìn tôi xong họ gật gật đầu với nhau nói là, ‘Đúng rồi.’ Họ hỏi tôi là tại sao vào đây. Tôi nói là tôi là khách của Quỹ Di sản,” bà Giao kể.

Bà Giao nói khi bà cố gắng giải thích bà có tên trên danh sách khách mời và được cấp thẻ khách mời, các nhân viên an ninh của phái đoàn Việt Nam khăng khăng đòi bà trả lại thẻ này trong khi nhân viên an ninh của Quỹ Di sản hối thúc bà chấp hành yêu cầu đó.

Bà cương quyết từ chối và đòi được nói chuyện với giới chức cao cấp của Quỹ Di sản, theo lời bà Giao.

“Lúc đó mấy người mật vụ của Việt cộng họ có vẻ khó chịu lắm. Họ nói là ‘Chị có giấy mời không, chúng tôi có mời chị đâu, tại sao chị đến đây?’ Tôi cũng không muốn nói gì tại vì tôi nghĩ họ là khách của Quỹ Di sản. Tôi cũng là khách và tôi thường đến Quỹ Di sản nhiều nữa, thì tôi thấy thái độ đó không chấp nhận được.

“Tôi mới nói là tôi là công dân Hoa Kỳ, ở đây có quyền tự do báo chí, tôi đến đây là nhân danh báo chí và có sự đồng ý mời của Quỹ Di sản. Đây là chuyện bình thường ở Hoa Kỳ, đây không phải là Việt Nam.”

“Nhưng mà mấy người đó rất là khó chịu, có lẽ là họ sợ gần đến giờ ông Phúc đến thì họ làm dữ lên. Họ đòi mấy người nhân viên an ninh mang tôi ra. Tôi không ra. Ông nhân viên an ninh mới nói là kêu cảnh sát.”

Bà Giao kể bà buộc lòng phải đi theo nhân viên an ninh này và tranh cãi kéo dài từ trong thang máy ra ngoài cửa tòa nhà. Một phần cuộc tranh cãi được ghi lại bởi một người gốc Việt đứng ở bên ngoài chờ gặp Thủ tướng Việt Nam.

“Thưa bà, chúng ta nói như vậy đủ rồi,” nhân viên an ninh này đáp trong khi bà Giao liên tục đòi ông này giải thích. “Tôi đã trả lời bà rồi. Họ nói là mối nguy an ninh.

“Nhưng sao họ lại sợ tôi?” chị Giao tiếp tục chất vấn trong khi bị dẫn ra khỏi khuôn viên tòa nhà.

“Thưa bà, tôi không biết,” nhân viên an ninh này nói.

Trong tâm của họ lúc nào cũng nghĩ những người Việt Nam ngoài này là đối thủ của họ chứ họ không nghĩ chúng ta là những người Mỹ gốc Việt, chỉ muốn cho Việt Nam được tốt đẹp hơn.

Quỹ Di sản không hồi đáp những email và cuộc gọi điện thoại của VOA hỏi về sự việc.

VOA đến tận nơi để tìm gặp nhân viên an ninh áp tải bà Giao ra khỏi tòa nhà. Người này xưng tên là Robert Fisher và từ chối bình luận.

Sau đó, cấp trên của ông Fisher cũng bước ra trao đổi với VOA. Ông này cũng từ chối bình luận và đề nghị VOA chuyển những câu hỏi sang bộ phận báo chí của Quỹ Di sản.

“Bộ phận báo chí đang bận không tiếp xúc được,” ông này nói.

Bà Giao, Chủ tịch Hội Tiếng nói Người Mỹ gốc Việt chuyên cổ súy sự tham gia dân sự thông qua hoạt động tổ chức cộng đồng ở quanh khu vực thủ đô Washington, cho biết đây không phải là lần đầu tiên bà gặp phải sự đối xử này. Đó là bởi vì bà thường hay tham dự những sự kiện có quan chức Việt Nam tới phát biểu và đặt những câu hỏi liên quan đến dân chủ-nhân quyền khiến họ bối rối, theo lời bà.

“Thật sự lần đó thì tôi không bị mời ra ngay lúc đó nhưng mà những lần sau khi mà có ông [Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình] Minh hay ông [Chủ tịch nước Trương Tấn] Sang đến, tôi muốn tham dự thì tôi không được [cho vào],” bà Giao kể về một trải nghiệm tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nơi thường hay tổ chức những buổi nói chuyện của các quan chức Việt Nam tại Washington. “Họ gửi email mời dự, mình trả lời RSVP (hồi âm) nhưng mà khi mình đến thì họ không đồng ý cho mình tham dự.”

Thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn bị nhiều tổ chức vận động nhân quyền quốc tế chỉ trích vì hạn chế những quyền căn bản như tự do ngôn luận, báo chí, lập hội và tôn giáo trong khi các nhà hoạt động nhân quyền và blogger thường xuyên bị sách nhiễu, hăm dọa, tấn công và bỏ tù, theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền.

Bà Giao mô tả mình là một người có thái độ “khá ôn hòa” và muốn đối thoại thẳng thắn trong tinh thần mang tính xây dựng. Vì thế, bà nói bà thường chủ động đến bắt tay chào hỏi những quan chức này. Nhưng thái độ dè chừng và khép kín của họ khiến những cuộc trao đổi khó khăn hơn, như khi bà tìm cách tiếp xúc với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trong một lần ông đến dự cuộc tọa đàm tại CSIS.

“Không biết vì lý do gì khi mà ông Phạm Bình Minh đi ra cửa, ông ấy đi ngang chỗ tôi, tôi thực sự mà nói chỉ là một người bình thường, ông ấy đi ngang thì mình cũng đứng lên chào, không biết sao ông ấy rất là sợ,” bà kể.

“Ông ấy thấy mình đứng lên muốn chào thì ông ấy lùi lại và người bảo vệ thì lại tưởng tôi muốn làm gì ông ấy, nhưng mà thấy họ rất là sợ.

“Trong tâm của họ lúc nào cũng nghĩ những người Việt Nam ngoài này là đối thủ của họ chứ họ không nghĩ là chúng ta là những người Mỹ gốc Việt, chỉ muốn cho Việt Nam được tốt đẹp hơn.

“Trong lòng họ rất sợ hãi, đó là điều tôi nhận thấy,” bà Giao chia sẻ.

Bà Giao nói sự việc ở Quỹ Di sản khiến bà “hơi bực mình” nhưng không khiến bà nản lòng. Và bà vẫn muốn đến dự những buổi nói chuyện có sự hiện diện của các quan chức Việt Nam.

“Chúng tôi là người Mỹ gốc Việt, chúng tôi nghe được người dân thì chúng tôi phải có mặt và phải được lên tiếng,” bà nhấn mạnh. “ Có như thế thì tiến trình ‘hữu nghị’ mới phát triển tốt đẹp được.”

Truy cứu trách nhiệm Nguyễn Văn Bình về nợ xấu?

Những con số báo cáo ra Quốc hội, nếu được cộng dồn lại, sẽ cho thấy tổng nợ xấu đã xử lý và chưa xử lý lên tới khoảng 1.200 ngàn tỷ đồng, chiếm đến hơn 40% tổng dư nợ cho vay là hơn 3 triệu tỷ đồng vào giai đoạn năm 2011-2012, gấp đến 10 lần so với tỷ lệ nợ xấu chỉ 4% từ báo cáo của Ngân hàng nhà nước vào thời gian đó!

Tháng 5/2017, lần đầu tiên trong lịch sử tồn tại của mình, Quốc hội Việt Nam phải nhận lãnh một trách nhiệm liên đới mật thiết đến “sự tồn vong của đảng”: bắt buộc phải ban hành một nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Sát kỳ họp trên, con số mới nhất về nợ xấu ngân hàng, còn được mệnh danh là “cục máu đông”, được công bố: 600.000 tỷ đồng!

Kỳ họp Quốc hội tháng 5 – 6/2017 bất chợt râm ran đề nghị “xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân gây ra nợ xấu” và “không loại trừ xử lý hình sự người gây ra nợ xấu”.

Dù không nói thẳng tên, nhưng rất nhiều người hiểu rõ một trong những “thủy tổ” của núi nợ xấu hiện thời là cựu thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình.

Những bằng chứng giấu nợ xấu

Có một bằng chứng không thể phủ nhận: nếu từ năm 2011, trong khi nhân vật nổi tiếng “báo cáo láo” – Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình – đã báo cáo số liệu nợ xấu chỉ khoảng 100.000 – 150.000 tỷ đồng, còn chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cố ép nợ xấu về dưới 3%, các chuyên gia phản biện độc lập đã đề cập đến con số nợ xấu tồn tại trong hệ thống ngân hàng lên đến 500.000 tỷ đồng, thì vào năm 2012.

Cũng vào thời gian trên, chính báo cáo của Ủy Ban Giám Sát và Tài Chính Quốc Gia – một cơ quan phân tích tài chính thuộc chính phủ mà trước đây mang tâm thế khá khép nép – lại cho thấy tỉ lệ nợ xấu thực lên đến 17%.

Vũ điệu nhảy múa số liệu nợ xấu của Ngân hàng nhà nước đã biến diễn đầy ma mị kể từ khi chính phủ mới của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng được thành lập vào Tháng Tám, 2011. Từ đó đến cuối năm 2015, thống kê sơ bộ cho thấy đã có ít nhất 15 lần tỉ lệ nợ xấu được Ngân hàng nhà nước cho “khiêu vũ” với độ biến thiên từ 3% đến 10%. Tuy thế, các số liệu được công bố lại quá thiếu cơ sở và chẳng còn làm mấy người ngờ nghệch tin tưởng. Trùng với thời điểm cơ quan này công bố tỉ lệ nợ xấu chỉ khoảng 4% vào đầu năm 2014, một tổ chức xếp hạng tín nhiệm tín dụng có uy tín trên thế giới là Fitch Ratings đã tuyên bố một con số khác hoàn toàn dành cho nợ xấu Việt Nam: 13%!

Vào năm 2015, một tổ chức tín dụng độc lập khác là FT Confidential Research cũng công bố: Tỉ lệ nợ xấu ngân hàng Việt Nam vào khoảng 15% trong năm 2014, thực tế cao hơn nhiều so với con số chính thức.

Chỉ đến cuối năm 2014, hẳn nhận ra tình hình không hề “êm”, Thống Đốc Bình mới buộc phải thú nhận trước Quốc hội con số thực về nợ xấu tương đương đến 500 ngàn tỷ đồng.

Một bằng chứng khác về che giấu nợ xấu thuộc về VAMC (Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng), thuộc trách nhiệm điều hành của Thống đốc Bình.

Trong các báo cáo của VAMC những năm trước, doanh nghiệp có vị trí rất hiểm yếu trong nền kinh tế quốc dân này đã luôn phô trương việc xử lý nợ xấu “rất hiệu quả” trong khối các ngân hàng thương mại cổ phần, và cho đến giờ tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng này đã giảm hẳn, còn tỉ lệ nợ xấu bình quân đã được kéo giảm dưới 3% theo “nghị quyết” của chính phủ.

Nhưng từ đầu năm 2016 đến nay, người ta đã rõ là có thể đã chẳng có “tiền tươi thóc thật” nào được tung ra để mua nợ xấu của các ngân hàng thương mại vào những năm trước. Thay vì tiền mặt, rất có thể VAMC đã phát hành “trái phiếu đặc biệt”- một thứ giấy tờ rất gần với khái niệm vô giá trị trong tình hình thâm thủng ngân sách hiện nay – để ép các ngân hàng thương mại phải miễn cưỡng nhét vào ngăn kéo.

Nói cách khác, nếu như trước đây Ngân hàng nhà nước tìm cách “phù phép” để đẩy các khoản nợ đặc biệt xấu và không thể thu hồi được lên những nhóm nợ cao hơn (có thể thu hồi), thì nay do chẳng có gì thu hồi được nên nợ xấu vẫn còn y nguyên và vẫn hàng ngày lãi mẹ đẻ lãi con, toàn bộ “công tác xử lý nợ xấu” của VAMC từ trước đến nay chỉ còn ý nghĩa trên giấy.

Những báo cáo trên lại được chính phủ Nguyễn Tấn Dũng liên tục trình ra trước quốc hội như một thành tích, đặc biệt vào thời gian sắp diễn ra Đại Hội 12 của đảng cầm quyền vào Tháng Giêng, 2016. Thậm chí còn đặt ra chỉ tiêu sẽ giải quyết toàn bộ nợ xấu trong vài ba năm tới.

Thế nhưng sau Đại Hội 12 và cùng với sự ra đi của Thủ Tướng Dũng, sự thật về nợ xấu dần lộ diện theo cách không còn cách nào khác.

“Lấy của người nghèo chia cho người giàu”

Thành tích “giảm nợ xấu về dưới 3%” của Ngân hàng nhà nước và chính phủ cho tới nay vẫn chỉ là con số rất thiếu tính liêm sỉ.

Gần như toàn bộ khối nợ xấu vẫn như một quả bom tấn được hẹn giờ, vẫn đang âm ỉ chờ lúc phát nổ trong lòng các ngân hàng thương mại và cả nền kinh tế.

Thậm chí còn có một âm mưu rất lớn bắt ngân sách – tiền đóng thuế của dân – phải trang trải cho núi nợ xấu.

Vào tháng 10 năm 2014, ba năm sau khi triển khai đề án xử lý nợ xấu, chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Văn Bình đã đưa kiến nghị “xem xét dành một phần chi ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước” ra Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội.

Nhưng cũng bởi quá chủ quan nên chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã vấp phải một làn sóng phản đối quyết liệt từ đủ mọi thành phần dân chúng và cả trong giới quan chức. Cho tới lúc đó, đa số người dân đều đã nhận ra nợ xấu có bản chất là những chiến dịch kinh doanh cực kỳ phiêu lưu và tham đến mờ mắt của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vào các lĩnh vực chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm trong thời kỳ “đầu cơ vàng” những năm 2006-2007, để sau đó khi các thị trường đầu cơ lao dốc và gần như sụp đổ thì phần lớn các chủ thể đầu tư đều rước họa vào thân.

Không chỉ giới ngân hàng thương mại chìm trong thảm họa nợ xấu, nhiều tập đoàn kinh tế được coi là “quả đấm thép” (từ ngữ của cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng) cũng vướng vòng “lao lý.” Chỉ tính riêng những tập đoàn lớn của nhà nước có tham gia đầu cơ bất động sản và chứng khoán đã mang về số lỗ kinh hoàng, như Tập Ðoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex) lỗ 10.000 tỷ đồng, Tập Ðoàn Ðiện Lực Việt Nam (EVN) lỗ 30.000 tỷ đồng. Nhưng cái kết quả còn tàn nhẫn hơn nhiều là những tập đoàn này, để bù đắp dễ nhất và nhanh nhất số lỗ của mình, đã “móc ngoặc” với giới chủ quản là Bộ Công Thương để vận dụng “tham nhũng chính sách,” liên tiếp gây ra các chiến dịch tăng giá điện và xăng dầu trên đầu hàng chục triệu người nghèo.

Từ đó đến nay, âm mưu dùng ngân sách để “xử lý nợ xấu” đã không thể thực hiện. Vả lại, có muốn thực hiện cũng không thể được vì ngân sách đã không còn bất kỳ khoản kết dư nào cho phép làm cái việc táng tận lương tâm ấy.

Có thoát trách nhiệm?

Từ tháng 8/2011 khi chính phủ mới được hình thành, Nguyễn Văn Bình được bổ nhiệm làm thống đốc Ngân hàng nhà nước và mau chóng được coi là “cánh tay mặt” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Nhưng cũng vào cuối năm 2011, trong khi một trang báo điện tử của nhà nước là Vnexpress vinh danh Nguyễn Văn Bình là “Nhân vật của năm 2011”, thì một tạp chí có uy tín quốc tế là Global Finance đã xếp “Nguyễn Văn Bình là một trong 20 thống đốc kém nhất thế giới”.

Từ 2011 đến 2015, ông Nguyễn Văn Bình đã trở nên nổi tiếng với các chiến dịch “lấy mỡ nó rán nó” liên quan đến vàng, “nhảy múa” các tỷ lệ nợ xấu, cấp phát tín dụng và bị đồn đoán về lợi ích dày cộm liên quan đến chuyện sáp nhập các ngân hàng thương mại.

Tại đại hội 12, cùng với bất ngờ Thủ tướng Dũng phải chịu thất bại cay đắng, là việc Nguyễn Văn Bình nghiễm nhiên trở thành tân ủy viên bộ chính trị mà không phải chịu một án kỷ luật hoặc pháp luật nào.

Thời gian trôi qua… Hôm 21/5/2017, báo Công An Nhân Dân bỗng cho đăng một bài hết sức nhạy cảm của tác giả Đào Minh Khoa “Truy trách nhiệm người phê chuẩn bổ nhiệm trái quy định ông Phạm Công Danh“.

Dư luận cho biết ông Danh được bổ nhiệm ở Ngân hàng Xây Dựng năm 2012, thẩm quyền bổ nhiệm thuộc Thống đốc ngân hàng nhà nước.

Nhưng bài báo trên đã bị gỡ ngay trong ngày đăng…

Vài ngày sau, trong một buổi họp tổ của Quốc hội, khi giải đáp băn khoăn của một số ý kiến về trách nhiệm gây ra nợ xấu tại tổ thảo luận quốc hội gồm các đoàn Quảng Bình, Lào Cai, Đắc Lắc, ông Nguyễn Văn Bình bất thần lên giọng: “Tôi xin khẳng định lại một điều nghị quyết này không có gì ưu ái với những ông có hành vi vi phạm gây ra nợ xấu”.

Chỉ có điều trong thực tế, nợ xấu không chỉ đến 17% tổng dư nợ. Những con số báo cáo ra Quốc hội, nếu được cộng dồn lại, sẽ cho thấy tổng nợ xấu đã xử lý và chưa xử lý lên tới khoảng 1.200 ngàn tỷ đồng, chiếm đến hơn 40% tổng dư nợ cho vay là hơn 3 triệu tỷ đồng vào giai đoạn năm 2011-2012!

Việt Nam lại khá tương đồng với Thái Lan trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Trước khủng hoảng, các cơ quan của Thái báo cáo tỷ lệ nợ xấu chỉ có 5%. Nhưng khi khủng hoảng xảy ra, tỷ lệ nợ xấu Thái Lan đã vọt lên đến 50%, gấp 10 lần!

Nguyễn Văn Bình có thoát trách nhiệm về khối nợ xấu khổng lồ phát sinh dưới thời ông ta điều hành Ngân hàng nhà nước?

Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh ‘Anh hùng thông tin’.