Home Blog Page 1436

“Cái móng tay” vụ quán Xin chào và “con voi” vụ án lừa đảo 12,7 tỷ chưa bị xử lý

Vụ việc chủ quán cà phê Xin chào ở huyện Bình Chánh (thành phố Hồ Chí Minh) bị khởi tố vì chậm đăng ký kinh doanh đã khiến dư luận dậy sóng.

Khi vụ việc xảy ra, không chỉ làm “nóng” dư luận mà các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều có những chỉ đạo quyết liệt.

Vụ việc lớn đến mức Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải có chỉ đạo khẩn dừng ngay việc hình sự hóa chủ quán cà phê Xin Chào.

Tuy nhiên, ngay từ đầu, dường như Công an thành phố Hồ Chí Minh vẫn bảo thủ và có những phát ngôn mang tính chất ngụy biện, bao che. Một lãnh đạo Công an thành phố thì cho rằng vụ án “bằng cái móng tay”.

Yee Lip Chee (đứng giữa) đã bị Hội đồng xét xử đọc quyết định khởi tố vụ án ngay tại Tòa nhưng đến nay vẫn “nhởn nhơ” ngoài vòng pháp luật. Dư luận cho rằng đã có sự “bảo kê” cho tội phạm từ phía Cơ quan điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh.

Thiếu tướng Phan Anh Minh nói về vụ quán cà phê Xin chào: “Không nên suy diễn những chuyện như cạnh tranh với căng tin, công an ngăn cản việc làm ăn hợp pháp của hộ nghèo… Đôi khi những chuyện có thể kết thúc êm thấm nhưng chúng ta phơi bày ra công luận; không phải sự thật nào đưa lên báo chí cũng tốt cả…

Theo tôi vụ án này không đáng mất nhiều công sức, không đáng tốn nhiều bút mực. Tôi đánh giá vụ án này nhỏ xíu như cái móng tay“.

Khi mọi chuyện đã “phơi bày” trước công luận, mọi cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương đều khẳng định việc khởi tố, truy tố của Công an và Viện kiểm sát huyện Bình Chánh là sai, không có căn cứ.

Phó Viện trưởng Viện KSND huyện Bình Chánh đã bị xử lý, đề nghị cách chức; Đại tá Nguyễn Văn Quý, Trưởng Công an huyện Bình Chánh cũng bị đình chỉ công tác.

Thừa nhận trên báo chí, Đại tá Quý đã nói: “Do tôi nhận thức sai pháp luật”.

Tuy nhiên, trước đó, trong buổi họp báo, Thiếu tướng Phan Anh Minh vẫn một mực khẳng định rằng việc khởi tố của Công an huyện Bình Chánh là có căn cứ, đúng pháp luật.

Vậy, khi cấp dưới đã khẳng định “nhận thức sai pháp luật” thì cấp trên liệu có nhận thức đúng pháp luật không?

Lật lại vụ án Nguyễn Thị Bạch Tuyết trước đó mà lãnh đạo Cơ quan điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo mới thấy rằng, việc cố tình “bảo vệ” đến cùng cho cấp dưới cũng được lãnh đạo ngành này áp dụng.

Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có loạt bài phản ánh, sau nhiều lần cả Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trả lại hồ sơ, yêu cầu chứng minh các chứng cứ pháp lý và xử lý đối với các đối tượng liên quan với vai trò đồng phạm trong vụ án như Yee Lip Chee. Wong Kong Hee.

Tuy nhiên, cũng chừng ấy lần, Cơ quan CSĐT đều “giữ nguyên quan điểm” đề nghị truy tố một mình bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết còn các đối tượng đồng phạm “không biết, không liên quan”.

Bởi, khi chưa có đủ căn cứ vững chắc để chứng minh công dân có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lãnh đạo Cơ quan điều tra đã chỉ đạo bắt khẩn cấp bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết từ tháng 12/2013.

Gần 3 năm qua, công dân vẫn bị tạm giam, còn phía Công an thì vẫn tiếp tục không làm rõ được các tình tiết thuyết phục để chứng minh được tội trạng của bà Tuyết.

Sinh mệnh, số phận của bà Tuyết đã bị chi phối với ý chí chủ quan của một số người chứ không phụ thuộc vào bản chất, tính khách quan của vấn đề.

Vụ án Nguyễn Thị Bạch Tuyết cũng đang gây nhiều bức xúc trong dư luận, vụ án do Thiếu tướng Phan Anh Minh chỉ đạo. Ảnh Việt Đông

Do phía Công an không làm rõ được tội trạng của bị cáo, đến gần 3 năm sau, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã đưa vụ án ra xét xử.

Những lập luận, cáo buộc mà CQĐT đưa ra đều bị tòa bác bỏ.

Ví dụ như, Cơ quan CSĐT nói rằng ông Yee Lip Chee bị lợi dụng, là bị hại nhưng Hội đồng xét xử lại chứng minh ngược lại: Yee Lip Chee mới là thủ phạm, chịu trách nhiệm gần 7 tỷ đồng và bị đề nghị khởi tố để làm rõ trách nhiệm hình sự.

Cơ quan CSĐT lập luận rằng bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết đã làm giả bản cam kết ngày 05/1/2010, làm giả sổ sách kế toán… Tuy nhiên, Hội đồng xét đã chứng minh điều ngược lại: Bản cam kết ngày 05/1/2010 là có thật, do chính Yee Lip Chee ký; hồ sơ kế toán cũng không chứng minh được bà Tuyết làm giả…

Cơ quan CSĐT khẳng định bà Tuyết phải chịu trách nhiệm số tiền 12,7 tỷ đồng nhưng Hội đồng xét xử lại chứng minh Yee Lip Chee phải chịu trách nhiệm số tiền gần 7 tỷ đồng, số còn lại không chứng minh được ai chiếm đoạt nhưng HĐXX vẫn quy trách nhiệm cho bà Tuyết và tuyên phạt bà 12 năm tù.

Móng tay quyền lực to hay bé?

(GDVN) – Biến Nhà nước thành công cụ trấn áp là hành động chống lại Nhà nước chứ không phải bảo vệ Nhà nước, hành động đó cần bị nghiêm trị.

Tuy chưa khách quan, đúng bản chất nhưng phần nào thể hiện kết luận của Cơ quan CSĐT là không chính xác, vụ án vẫn còn quá nhiều góc khuất cần phải làm rõ ở cấp cao hơn.

Không ngoài dự đoán của những người tham dự phiên tòa, HĐXX đã ra Quyết định số 01/QĐ-XX về việc khởi tố vụ án để điều tra đối với Yee Lip Chee vì vai trò cầm đầu, quyết định của vụ án lừa đảo chiếm đoạt 12.7 tỷ đồng của Công ty L&M Việt Nam.

Quyết định đã ngay lập tức được chuyển đến CQĐT Công an thành phố Hồ Chí Minh để nhanh chóng xử lý, đề phòng tội phạm bỏ trốn, lấy lại niềm tin trong nhân dân cũng như đảm bảo công bằng trong đấu tranh, xét xử tội phạm

Tuy nhiên, đến nay CQĐT Công an thành phố Hồ Chí Minh vẫn “bình chân như vại”, vẫn loanh quanh, vòng vo chưa khởi tố bị can đối với kẻ chủ mưu này khiến dư luận hết sức bất bình, ngờ vực.

Trong khi vụ án “quán cà phê, chòi vịt” nhỏ như “móng tay” thì bị lực lượng Công an ráo riết điều tra khởi tố, còn trong vụ án Nguyễn Thị Bạch Tuyết, tội phạm Yee Lip Chee được xác định là kẻ cầm đầu trong vụ án lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Vậy phải chăng Công an thành phố Hồ Chí Minh chỉ quan tâm đến cái “móng tay”, còn những “con voi” như Yee Lip Chee trong vụ lừa đảo 12,7 tỷ đồng thì cứ mặc kệ, điều gì phía sau vậy?

Phúc thẩm vụ án Nguyễn Thị Bạch Tuyết: Hủy án, phải khởi tố chủ mưu Yee Lip Chee

Ngày 19/1, Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử cấp phúc thẩm đối với bị cáo Nguyễn Thị Bạch Tuyết (nguyên Kế toán trưởng Công ty L&M Việt Nam), do có kháng cáo của bị cáo.

Tại phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 3/2016, bị cáo Nguyễn Thị Bạch Tuyết đã bị hội đồng xét xử tuyên phạt mức án 12 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra lại và phải khởi tố đối với đối tượng chủ mưu Yee Lip Chee

Tại phiên tòa phúc thẩm, phần công bố bản án, Chủ tọa đã khẳng định, trong 51 lệnh và phiếu chuyển tiền yêu cầu 2 ngân hàng OCBC và UOB chuyển 12,7 tỷ đồng vào tài khoản của Công ty Đại Hồng Tùng, thì có 25 phiếu và lệnh chuyển tiền do trực tiếp ông Yee Lip Chee (Tổng Giám đốc L&M Việt Nam) ký.

Những phiếu và lệnh chuyển tiền phô tô (không thu được bản gốc, không rõ ai thực hiện) mà cơ quan giám định xác định không do ông Yee Lip Chee ký trực tiếp nhưng vẫn chuyển tiền vào tài khoản của công ty Đại Hồng Tùng để rồi sau đó, bị cáo Tuyết rút ra và chuyển cho ông Yee Lip Chee, để Tuyết chỉ được hưởng 3% trên tổng số tiền đã chuyển, theo đúng bản thỏa thuận giữa 2 bên có từ trước.

Thẩm phán – Chủ tọa phiên xử phúc thẩm nhấn mạnh: Một mình bị cáo Tuyết, với tư cách là nhân viên không thể nào tự thực hiện hành vi gian dối được, và cũng không thể nói ông Yee Lip Chee không có trách nhiệm trong việc này.

Hội đồng xét xử cho rằng, cần phải làm rõ vai trò, tham gia của ông Yee Lip Chee và những người khác trong vụ án này. Vai trò của ông Yee Lip Chee ra sao?

“Có hay không có sự chỉ đạo của ông Yee đối với bị cáo Nguyễn Thị Bạch Tuyết trong việc rút tiền ra, chuyển vào tài khoản của Công ty Đại Hồng Tùng, để rồi sau đó rút tiền ra chuyển cho ông Yee” – Bản án phúc thẩm nêu ra.

Hội đồng xét xử khẳng định, đây chính là điểm mấu chốt của vụ án này,, và nếu làm rõ, trả lời các câu hỏi như đã nêu ở trên thì sẽ làm sáng tỏ được toàn bộ các yếu tố, nội dung của vụ án này.

Theo Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm, bản án sơ thẩm tại Tòa án nhân dân TP.Hồ Chí Minh đã chưa thể làm rõ được nội dung này.

Yee Lip Chee (đứng giữa) đã bị Hội đồng xét xử đọc quyết định khởi tố vụ án ngay tại Tòa nhưng đến nay vẫn “nhởn nhơ” ngoài vòng pháp luật. Dư luận cho rằng đã có sự “bảo kê” cho tội phạm từ phía Cơ quan điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh GDVN

Chính vì vậy, việc bản án sơ thẩm đã quyết định tách riêng, khởi tố vụ án thất thoát tiền tại Công ty L&M Việt Nam để làm rõ trách nhiệm của ông Yee Lip Chee là chưa khai thác triệt để nội dung vụ án này, không đúng pháp luật, gây bất lợi cho bị cáo Tuyết.Trách nhiệm của ông Yee Lip Chee trong vụ án này là rất quan trọng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tội danh, hình phạt mà bị cáo Nguyễn Thị Bạch Tuyết phải gánh chịu.

Nhận định của cấp phúc thẩm đã thể hiện rằng, vụ thất thoát với một số tiền rất lớn này không thể không có trách nhiệm của ông Yee Lip Chee, với vai trò là Tổng Giám đốc của Công ty.

“Ông Yee Lip Chee đóng vai trò chính trong vụ án này, nên không thể tách khởi tố ra khỏi vụ án này. Việc khởi tố ông Yee Lip Chee trong cùng một vụ án của Nguyễn Thị Bạch Tuyết mới đảm bảo tính khách quan của vụ án” – Bản án phúc thẩm nêu tiếp.

Chính vì vậy, Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm đã đọc quyết định của Hội đồng xét xử hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để Viện Kiểm sát nhân dân TP.Hồ Chí Minh điều tra lại vụ án theo hướng nêu trên.

Như vậy, sau một thời gian dài Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải hàng loạt bài liên quan đến vụ án Nguyễn Thị Bạch Tuyết, cho đến nay, có thể khẳng định rằng, các thông tin, chứng cứ, nội dung mà Báo nêu ra trong vụ án Nguyễn Thị Bạch Tuyết là đúng, và được Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm chấp thuận.

Việc không đồng ý với hàng loạt nội dung trong bản luận tội của cơ quan công tố tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử đã thể hiện tính nghiêm minh của luật pháp, không bỏ lọt, bỏ sót những người có tội, được dư luận trong và ngoài nước rất hoan nghênh.

Trách nhiệm của Viện kiểm sát TP.Hồ Chí Minh ở đâu?

Ngoài việc hội đồng xét xử phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra lại, xem xét trách nhiệm của ông Yee Lip Chee, thì dư luận cũng đòi hỏi các cơ quan có trách nhiệm cần xem xét trách nhiệm trong vụ án này của Viện Kiểm sát nhân dân TP.Hồ Chí Minh, do ông Dương Ngọc Hải – Viện trưởng đứng đầu

Cụ thể, đây là vụ án đã được Tòa rất nhiều lần trả hồ sơ, kiến nghị xem xét trách nhiệm của ông Yee Lip Chee, nhưng không hiểu lý do vì sao, cả cơ quan điều tra và cơ quan công tố của thành phố lại cố tình “Cãi trắng tội” cho đối tượng chủ mưu vụ lừa đảo Yee Lip Chee?

Tại sao Viện kiểm sát nhân dân TP.Hồ Chí Minh với vai trò là cơ quan công tố, bảo vệ pháp luật, quyền kiểm sát lại đi đồng ý với những lập luận thiếu căn cứ, trái pháp luật của cơ quan điều tra trước đó?

Cụ thể, ngày 30/11/2015, ông Dương Ngọc Hải – với vai trò trước kia là Phó Viện trưởng, đã ký ban hành cáo trạng số 495, trong phần trách nhiệm của ông Yee Lip Chee đã cho rằng, ông Yee không biết, không bàn bạc với Nguyễn Thị Bạch Tuyết chiếm đoạt tài sản của L&M Việt Nam.

Đồng thời, cáo trạng còn nêu là ông Yee Lip Chee không nhận khoản tiền nào do Tuyết chiếm đoạt được, nên không có căn cứ xác định Yee Lip Chee là đồng phạm của Nguyễn Thị Bạch Tuyết.

Tại phiên tòa phúc thẩm, cơ quan công tố lại tiếp tục sai lầm khi một lần nữa đưa ra bản luận tội bị cáo Nguyễn Thị Bạch Tuyết, với đề nghị tăng hình phạt, từ 14 – 15 năm tù đối với bị cáo Tuyết, hủy quyết định khởi tố vụ án thất thoát tài sản tại Công ty L&M Việt Nam, và tất nhiên cũng không cần phải xem xét trách nhiệm của ông Yee Lip Chee trong vụ việc này.

Tuy nhiên, lý lẽ của vị công tố không được Hội đồng xét xử chấp nhận.

Xin được nhấn mạnh, cũng giống như các phiên tòa trước, các đối tượng cầm đầu, chủ mưu của vụ án và là những kẻ sau khi cài bẫy đã vu khống cho bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết “lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Công ty L&M Việt Nam hơn 12 tỷ đồng” là Yee Lip Chee, Wong Kong Hee đã “cao bay, xa chạy” khỏi Việt Nam, chúng tuyệt đối không bén mảng đến Tòa để nhận trách nhiệm mặc dù Hội đồng xét xử đã tìm mọi cách liên lạc, triệu tập.

Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi và đưa thông tin về vụ án có một không hai ngay giữa thành phố Hồ Chí Minh này đến bạn đọc.

Tạm giam kéo dài gần 4 năm như bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết là chuyện không tưởng

(GDVN) – Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu: “Thời hạn truy tố, xét xử cũng không bao giờ đến 4-5 năm, tôi chưa từng thấy trường hợp nào như vậy”.
06:09 12/06/17

Chuyện thật như đùa: Tạm giam gần 4 năm mà không tuyên án!

Hiện nay những trường hợp không may bị tạm giam, tạm giữ lâu năm ở Việt Nam kéo dài gần 4 đến 5 năm đang khiến dư luận rất bức xúc.

Có trường hợp tòa án trả hồ sơ nhiều lần yêu cầu điều tra lại nhưng rồi vẫn chịu cảnh ngồi ăn cơm tù mà không biết mình bị tội gì?

Bên hành lang Quốc hội, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội kháo 14, trao đổi về hiện tượng trên, luật sư Đỗ Ngọc Thịnh, Đại biểu Quốc hội đoàn Khánh Hòa – Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng: “Việc công dân chưa bị kết án tại một bản án của tòa án mà bị tạm giam 4 năm là vi phạm tố tụng, cần nhanh chóng được xem xét giải quyết”.

Đại biểu Quốc hội Đỗ Ngọc Thịnh, đoàn Khánh Hòa, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam (ảnh nguồn quochoi.vn).

Trước thắc mắc về việc công dân rơi vào hoàn cảnh như vậy cần thiết phải giải quyết như thế nào, ông Đỗ Ngọc Thịnh cho rằng: “Trách nhiệm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng phải làm theo quy định của luật tố tụng về vấn đề tạm giam, tạm giữ, vấn đề thủ tục xét xử sơ thẩm.

Quá trình điều tra theo thủ tục, nếu vi phạm luật tố tụng thì các cơ quan đó phải chịu trách nhiệm.

Khi người dân rơi vào hoàn cảnh đó thì phải có đơn kiến nghị, nhờ luật sư, gửi các cấp có thẩm quyền tức là cấp cao hơn cơ quan tố tụng để biết vấn đề này người ta cùng giải quyết với mình.

Hậu quả đến như vậy thật tiếc, còn ai vi phạm thì người đó sẽ chịu trách nhiệm, về mặt nhà nước không ai muốn điều đó”.

Cũng liên quan trường hợp những công dân chưa bị kết án mà tạm giam lên tới gần 4 đến 5 năm, bên hành lang Quốc hội ngày 9/6, chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu  – Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An cho biết: “Tôi nghĩ không thể xảy ra, không ai cho phép gia hạn nhiều như vậy”.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu – Giám đốc công an tỉnh Nghệ An (ảnh nguồn quochoi.vn).

Lý giải nhận định của mình, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu cho rằng: “Viện kiểm sát họ kiểm sát gia hạn tạm giam. Ở cơ quan điều tra mà gia hạn tối đa nhất cũng chỉ có 3 lần thôi.

Lần cao nhất có 4 tháng, nghĩa là tổng cao nhất không quá 12 tháng, không bao giờ có thể thêm được gì nữa. Trừ tội phạm đặc biệt về an ninh quốc gia có gia hạn thêm nhưng không đáng kể. Cái đó là thời hạn tạm giam”.

Vị đại biểu Quốc hội này cũng cho rằng: “Thời hạn truy tố, xét xử cũng không bao giờ đến đó, không ai nghĩ tạm giam 4 đến 5 năm. Tôi làm điều tra lâu năm chưa có trường hợp nào như vậy?”.

Rõ ràng câu chuyện bắt tạm giam lên đến gần 4 năm mà không tuyên án là nằm ngoài sức tưởng tượng của nhiều người.

Oái ăm thay, điều đó lại có thật xảy ra với trường hợp của bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết tại Thành phố Hồ Chí Minh (Kế toán trưởng Công ty L&M Việt Nam).

Người ra quyết định cho phi vụ tạm giam không tưởng này lại chính là Đại biểu Quốc hội Dương Ngọc Hải – khi ông đang giữ cương vị Phó Viện trưởng viện Kiểm sát thành phố Hồ Chí Minh.

Nhưng lạ thay, sau khi báo chí có hàng loạt bài viết phản ánh về những dấu hiệu vi phạm thì ông Dương Ngọc Hải vẫn đang bình yên vô sự, thậm chí còn được lên chức Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; và còn được trở thành Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Ai trả tự do cho bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết?

Nỗi oan của bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết đã được Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đề cập tại hàng trăm bài báo trong suốt gần 4 năm qua. Đặc biệt dư luận rất bức xúc khi ông Dương Ngọc Hải là người có trách nhiệm trực tiếp vì đã đẩy bà Tuyết vào vòng lao lý.

Chiếu theo quan điểm của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu thì trường hợp của bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết đã bị giam giữ 42 tháng (khoảng 1.260 ngày) đúng là một chuyện “không thể xảy ra và không ai cho phép như vậy”.

Khi cần bắt, truy tố bà Tuyết, chính ông Dương Ngọc Hải đã khẳng định trong cáo trạng rằng bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết “làm giả con dấu, làm giả chữ ký ông Yee Lip Chee, Tổng giám đốc Công ty L&M Việt Nam; làm giả hồ sơ, sổ sách kế toán và đã chiếm đoạt 12,7 tỷ đồng của tiêu sài cá nhân”.

Còn đối với Wong Kong Hee – Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Yee Lip Chee, Tổng giám đốc Công ty L&M Việt Nam, ông Dương Ngọc Hải hạ giọng nhận xét: “Mặc dù có nhiều chữ ký trên các chứng từ nhưng hai ông này không biết, không cùng Tuyết chiếm đoạt tài sản của Công ty L&M Việt Nam và hai ông này là bị hại của vụ án”.

Tại hồ sơ vụ án và ở các phiên tòa công khai, đại diện Viện kiểm sát là Kiểm sát viên Hà Thị Bích Thu đã không thể trưng ra được bất cứ chứng cứ nào để thể hiện việc bà Tuyết làm giả các loại giấy tờ như cáo trạng truy tố khi Hội đồng xét xử và các luật sư yêu cầu.

Ngược lại, chính vị đại diện cơ quan công tố buộc phải đề nghị Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra các “bị hại” mà trước đó Viện kiểm sát đã dốc hết sức để bảo vệ là Yee Lip Chee.

Tuy nhiên, đề nghị là vậy nhưng ngay sau đó, vì không ra lệnh cấm xuất cảnh của Công an và Viện kiểm sát, Yee Lip Chee và Wong Kong Hee – những kẻ trước đó tố cáo bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, những kẻ bị Hội đồng xét xử đọc quyết định khởi tố vụ án để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã nhanh chân rời khỏi Việt Nam “cao chạy xa bay”.

Còn bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết thì vẫn bị ông Dương Ngọc Hải và thuộc cấp ở Viện kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đều đặn ký các quyết định tạm giam “để điều tra” mặc dù đến nay vẫn không thể chứng minh được bà Tuyết có tội.

Khi chiếu theo quan điểm của Chủ tịch Liên đoàn Luật sư – ông Đỗ Ngọc Thịnh, để xảy ra việc tạm giam đến gần 4 tới 5 năm là lỗi thuộc về cơ quan tố tụng thì trách nhiệm trước tiên của ông Dương Ngọc Hải, người ra lệnh bắt tạm giam bà Tuyết.

Số phận của bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết sẽ đi về đâu cần thiết phải có sự vào cuộc của cơ quan chức năng cấp cáo hơn Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Dấu hiệu oan sai đối với bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết đã quá rõ, nhưng sự chần chừ vào cuộc của cơ quan chức năng đang đẩy công dân này vào tận cùng của bĩ cực.

Mới đây nhất, tại phiên tòa ngày 19/1/2017, Tòa án cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định “chưa có căn cứ bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, tòa cũng hủy án sơ thẩm và yêu cầu điều tra lại vụ việc.

Tòa cũng ra lệnh cho Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh phải khởi tố điều tra đối với Yee Lip Chee cùng vụ án với bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết mới làm sáng tỏ được vụ án: “có hay không hành vi gian dối của bị cáo Nguyễn Thị Bạch Tuyết” – là yêu cầu bắt buộc khi muốn kết tội người đã bị tạm giam nhiều năm.

Với hàng loạt dấu hiệu vi phạm như vậy nhưng ông Dương Ngọc Hải vẫn đang bình yên vô sự, trong khi bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết thì tiếp tục bị tạm giam.

Câu hỏi lúc này đặt ra là: Ai? Cơ quan nào có thể ngăn chặn những hành vi sai trái của ông Dương Ngọc Hải, trả lại sự công bằng cho bà Tuyết?

Tháng 5, Chính phủ vay nợ hơn 23,8 nghìn tỷ qua trái phiếu

0
(DNVN) – Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, tháng 5/2017, HNX đã tổ chức 28 phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ (TPCP), huy động được 23.836 tỷ đồng, giảm 4,97% so với tháng 4/2017.
(DNVN) – Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, tháng 5/2017, HNX đã tổ chức 28 phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ (TPCP), huy động được 23.836 tỷ đồng, giảm 4,97% so với tháng 4/2017.

Tỷ lệ giá trị trúng thầu so với giá trị gọi thầu đạt 74,5% (Trong đó: Kho bạc Nhà nước huy động được 21.816 tỷ đồng; Ngân hàng Chính sách Xã hội huy động được 2.020 tỷ đồng).

Theo đó, lãi suất trúng thầu của trái phiếu kỳ hạn 5 năm nằm trong khoảng 5,03-5,40%/năm, 7 năm trong khoảng 5,34-5,50%/năm, 10 năm trong khoảng 5,91-6,41%/năm, 15 năm trong khoảng 6,64-7,15%/năm, 20 năm trong khoảng 7,00-7,09%/năm, 30 năm trong khoảng 7,55-7,63%/năm.

Tháng 5, Chính phủ vay nợ hơn 23,8 nghìn tỷ qua trái phiếu.

So với tháng 4/2017, lãi suất trúng thầu của Trái phiếu Kho bạc Nhà nước giảm trên tất cả các kỳ hạn: 5 năm giảm 0,17%/năm, 7 năm giảm 0,14%/năm, 10 năm giảm 0,08%/năm, 15 năm giảm 0,10%/năm, 20 năm giảm 0,10%/năm, 30 năm giảm 0,08%/năm.

Trên thị trường TPCP thứ cấp tháng 5/2017, tổng khối lượng giao dịch TPCP theo phương thức giao dịch thông thường (outright) đạt hơn 863 triệu trái phiếu, tương đương với giá trị giao dịch đạt hơn 92,4 nghìn tỷ đồng, tăng 36,7% về giá trị so với tháng 4/2017. Tổng khối lượng giao dịch TPCP theo phương thức giao dịch mua bán lại (repo) đạt hơn 926 triệu trái phiếu, tương đương với giá trị giao dịch đạt hơn 90,3 nghìn tỷ đồng, tăng 5,03% về giá trị so với tháng 4/2017.

Giá trị giao dịch mua outright của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 5,8 nghìn tỷ đồng, giá trị giao dịch bán outright của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,1 nghìn tỷ đồng. Giá trị giao dịch bán repo của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 510 tỷ đồng, không có giao dịch mua repo.

Việc huy động trái phiếu cũng là một hình thức vay nợ của Chính phủ.

Hòa Lộc/doanhnghiepvn.vn

Quản lý yếu kém nên phải tăng thuế bảo vệ môi trường để chống buôn lậu?

0
MAI ANH

Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 5, ngày 3/6 vừa qua ông Trần Xuân Hà – Thứ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, giá xăng dầu Việt Nam hiện thấp nhất so với các nước có cùng đường biên giới, nên việc tăng thuế bảo vệ môi trường cũng là để góp phần cho việc quản lý xăng dầu và hạn chế tình trạng buôn lậu qua biên giới.  

Trả lời của Thứ trưởng Trần Xuân Hà có thể thấy lý giải tăng khung thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng dầu của Bộ Tài chính trọn vẹn ở mọi góc cạnh. Bởi không chỉ giúp tăng ngân sách, tăng thu để bù các khoản chi cho bảo vệ môi trường mà việc tăng khung thuế còn giúp hạn chế tình trạng buôn lậu.

Tuy nhiên trả lời của Thứ trưởng Bộ Tài chính cũng đặt ra câu hỏi: Thay vì tăng khung thuế bảo vệ môi trường tại sao không tăng cường quản lý chống buôn lậu? Với mặt hàng khác, cũng vì quản lý khó khăn dẫn đến buôn lậu thì tất cả đều phải tăng giá?

Theo ông Trần Xuân Hà – Thứ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, việc tăng thuế bảo vệ môi trường cũng là để góp phần cho việc quản lý xăng dầu và hạn chế tình trạng buôn lậu qua biên giới – ảnh minh họa/TTXVN.

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Bùi Quang Bình, Tạp chí Khoa học kinh tế (Đại học Kinh tế Đà Nẵng) cho rằng, trước việc thuế nhập khẩu xăng dầu giảm mạnh theo các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã cam kết với các nước thì việc tăng thuế bảo vệ môi trường chủ yếu bù vào khoản hụt ngân sách này.

“Khi giảm thuế xuất nhập khẩu xuống thì người ta phải tìm một khoản nào để bù đắp mà hợp lý nhất. Vì thế tăng thuế bảo vệ môi trường là phù hợp”, Phó Giáo sư Bùi Quang Bình cho biết.

Theo Phó Giáo sư Bình, tăng thuế bảo vệ môi trường trong lúc hiện tượng hiệu ứng nhà kính, trong bối cảnh ô nhiễm môi trường như hiện nay dễ được chấp nhận. Tuy nhiên vấn đề chi cho bảo vệ môi trường đang đặt ra dấu hỏi.

Cụ thể, Bộ Tài chính cho biết trong các khoản chi cho bảo vệ môi trường có cả chi xây dựng dự án đường sắt trên cao.

Dù Bộ Tài chính chưa lý giải chi tiết khoản chi cho dự án đường sắt trên cao nhưng với một dự án này chậm tiến độ và đội vốn và còn chưa đi vào sử dụng thì rõ ràng viện dẫn khoản chi này vào mục chi cho bảo vệ môi trường chưa thuyết phục.

Trở lại những tác động của việc tăng thuế bảo vệ môi trường xăng dầu đối với công tác chống buôn lậu xăng Phó Giáo sư Bùi Quang Bình phân tích, khi tăng khung thuế bảo vệ môi trường sẽ tăng giá bán xăng dầu.

“Như lý giải Bộ Tài chính giá xăng dầu Việt Nam đang thấp hơn các nước có cùng biên giới. Trên lý thuyết khi giá bán trong nước cao hơn hay thấp hơn đều có thể xảy ra buôn lậu. Tuy nhiên quản lý được vấn đề buôn lậu hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố không chỉ phụ thuộc vào việc tăng giá ”, ông Bình cho biết.

Theo Phó Giáo sư Bình khi nâng khung thuế, phí bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trước mắt sẽ chưa ảnh hưởng đến giá xăng.

Tuy nhiên, khi nâng khung thì sớm hay muộn thuế bảo vệ môi trường xăng dầu sẽ được điều chỉnh tăng, từ đó giá xăng tăng dẫn đến thiệt thòi cho người tiêu dùng.

Không thể vì quản lý kém lại tăng giá

Cũng liên quan đến ý kiến cho rằng tăng thuế bảo vệ môi trường trong bối cảnh giá xăng nước ta đang thấp hơn các nước có cùng biên giới sẽ hạn chế buôn lậu, Thạc sĩ Nguyễn Văn Chiến – Nghiên cứu sinh ngành Kinh tế học tại Colombo University (Sri Lanka) cho rằng, cách lý giải này không thuyết phục.

“Tăng thuế bảo vệ môi trường chủ yếu để tăng nguồn thu ngân sách để bù vào khoản thuế nhập khẩu giảm, còn tăng thuế để hạn chế buôn lậu thì chỉ là quàng thêm lý do nhưng khó thuyết phục người dân”, Thạc sĩ Chiến cho biết.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Chiến – Nghiên cứu sinh ngành Kinh tế học tại Colombo University (Sri Lanka)  – ảnh nhân vật cung cấp.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Chiến trên lý thuyết vấn đề buôn lậu hàng hóa diễn ra khi giá chênh lệch giữa hai quốc gia có cùng biên giới. Khi giá thành sản phẩm trong nước cao hơn giá bên ngoài sẽ xảy ra buôn lậu hàng hóa từ nước ngoài về,  ngược lại khi giá thành trong nước thấp sẽ buôn lậu ra.

Thực tế hàng hóa giữa các nước khó có thể chung một giá bởi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì thế nếu nói tăng thuế bảo vệ xăng dầu để hạn chế buôn lậu tức thừa nhận công tác chống buôn lậu hiện nay kém, thừa nhận quản lý kém. Nếu quản lý kém mà tăng giá là không thỏa đáng.

Về việc Bộ Tài chính đưa ra so sánh giá xăng dầu Việt Nam với một số nước  trong khu vực trong đó có Campuchia, Thạc sĩ Chiến cho rằng, so sánh này không thuyết phục bởi Campuchia là thị trường nhỏ, giá xăng và cách quản lý giá xăng khác Việt Nam.

“Ở Campuchia quản lý giá xăng theo đúng nghĩa thị trường, trong cùng một thành phố nhưng giá xăng của từng doanh nghiệp có sự chênh lệch cao thấp tùy theo giá xăng doanh nghiệp đó nhập.

Giá xăng tại Campuchia lên xuống ngay lập tức trong ngày theo giá xăng dầu thế giới không giống với cách điều hành giá xăng cứ sau 15 ngày điều chỉnh một lần như hiện nay.

Vì thế ngày hôm nay giá xăng tại Campuchia tăng cao hơn chúng ta nhưng ngày mai có thể thấp hơn”, Thạc sĩ Chiến cho biết.

Về vấn đề giá xăng trong nước cao, theo ông Chiến do đang có sự độc quyền nhóm.

Cụ thể, độc quyền nhóm được Luật Cạnh tranh định nghĩa khi một doanh nghiệp chiếm 30% thị phần trên thị trường liên quan; hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên; bốn doanh nghiệp chiếm có tổng thị phần từ 75% trở lên.

Hiện nay, một mình ông lớn Petrolimex chiếm 47,8% thị phần trên thị trường xăng dầu. Nếu cộng ba doanh nghiệp Petrolimex, PVOil, SaigonPetro chiếm trên 70% thị phần.

Thực tế, trên thị trường xăng dầu Việt Nam chưa có cạnh tranh thực sự mà vẫn còn những doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh thị trường.

Nếu nhóm doanh nghiệp chiếm thị phần lớn ngồi lại cùng điều chỉnh, giữ giá xăng dầu thì dù muốn hay không giá xăng cũng không thể giảm xuống được.

“Mặt khác nếu so sánh giá xăng của chúng ta với các nước thì cũng cần phải so sánh cơ cấu thuế, phí/ lít xăng ở nước ta so với các nước như thế nào. Giá xăng dầu nước bạn cao do thuế phí hay lý do khác”, ông Chiến cho biết.

GDVN.

Bài toán ngân sách: Không phải cứ hụt thu là tăng thuế

0
 MAI ANH

Lý giải của Bộ Tài chính về việc tăng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu cho thấy tầm quan trọng của khoản thuế này với ngân sách quốc gia.

Cụ thể, số thu từ thuế bảo vệ môi trường giai đoạn 2012-2016 là 105.985 tỷ đồng, trong đó năm 2012 là 11.160 tỷ đồng; năm 2013 là 11.512 tỷ đồng; năm 2014 là 11.970 tỷ đồng; năm 2015 là 27.020 tỷ đồng ; năm 2016 khoảng 44.323 tỷ đồng.

Thuế bảo vệ môi trường chiếm tỷ trọng khoảng 1,36% – 4,27% tổng thu ngân sách nhà nước và khoảng 0,34% – 0,97% trên tổng sản phẩm trong nước hàng năm.

Nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường càng có ý nghĩa lớn hơn khi nguồn thu thuế nhập khẩu sẽ giảm, ảnh hưởng tới thu ngân sách.

Để giải bài toán hụt thu ngân sách khi thuế nhập khẩu giảm Bộ Tài chính đề nghị tăng thuế bảo vệ môi trường với loạt sản phẩm hàng hóa như xăng dầu, túi nilon, bao bì được làm từ nhựa…

Tuy nhiên, nhìn góc độ chính sách ông Trần Quốc Thuận – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, cách làm của Bộ Tài chính chưa giải quyết tận gốc của vấn đề.

Tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ thêm gánh nặng cho doanh nghiệp, người dân – ảnh minh họa/ nguồn: Petronews.vn.

Theo ông Thuận, khi ký kết tham gia Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản, Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) chúng ta biết thuế nhập khẩu từ các nước này sẽ về 0% và ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách.

Đáng lẽ ngay thời điểm ký kết các hiệp định chúng ta phải có kịch bản để có khoản thu bù vào phần ngân sách thiếu hụt này hoặc đưa ra chính sách tiết kiệm, giảm chi để không tăng áp lực thu ngân sách.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, mức khung tăng thuế bảo vệ môi trường trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế bảo vệ môi trường Bộ Tài chính đưa ra quá cao. Trong khi số tiền ấy thu về không chỉ chi cho bảo vệ môi trường, mà là hòa vào thuế chung chi cho các việc khác nữa.

Phân tích cụ thể, ông Thuận cho biết, theo Bộ Tài chính khoản thu thuế bảo vệ môi trường không phải là khoản thu mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp, không quy định sử dụng cho các nhiệm vụ chi cụ thể mà được sử dụng để bố trí, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, điều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý và hoạt động định hướng phát triển kinh tế – xã hội, hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo quy định…

“Nói cách khác thuế bảo vệ môi trường được hòa vào ngân sách chi tiêu chung, trong đó có cả chi trả tiền lương cho bộ máy hành chính.

Điều này đặt ra vấn đề vì sao không tiết kiệm chi bằng cách tinh giảm bộ máy biên chế, tinh giảm số người nhận lương ngân sách?”, ông Thuận đặt câu hỏi.

Theo ông Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cần tinh giảm biên chế để giảm gánh nặng ngân sách – ảnh Hoàng Lực.

Theo Bộ Tài chính, bội chi ngân sách năm 2016 ước tính ở mức 5,64% GDP, tương đương 254 nghìn tỷ đồng. Thu ngân sách ước đạt 1.039 nghìn tỷ đồng và bằng 102,4% so với dự toán. Trong khi đó, chi ngân sách lên tới 1.293 nghìn tỷ đồng, tương đương 106,3% dự toán.

Trong cơ cấu chi ngân sách, tỷ trọng chi dành cho đầu tư phát triển đang có xu hướng giảm, từ mức trung bình 29% chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2001-2010 xuống còn 25,6% giai đoạn 2011- 2015 và 20,1% ước tính năm 2016.

Trong khi đó, chi thường xuyên duy trì trên 70% chi ngân sách nhà nước kể từ 2011 cho tới nay. Điều này dẫn tới tình trạng thu ngân sách chỉ đủ cho các khoản chi thường xuyên.

Gánh nặng khổng lồ mà ngân sách phải cáng đáng để chi lương cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đang quá lớn.

Tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2016 của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, không bao gồm biên chế công chức của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế công chức cấp xã, là 272.916 biên chế.

Trong đó, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập 110.559 biên chế; các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc cơ quan của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện 160.272 biên chế; các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài 1.085 biên chế; biên chế công chức dự phòng 1.000 biên chế.

Ngoài ra tổng biên chế của các hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2016 là 686 biên chế.

“Trong chi thường xuyên có chi để trả lương cho cán bộ công chức, viên chức. Tuy nhiên như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nói: Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”.

Vậy tại sao không loại bỏ 30% số cán bộ đó để giảm quỹ lương, giảm chi ngân sách”, ông Thuận đặt vấn đề.

Theo ông Thuận, giải bài toán ngân sách lúc này phải từ giảm chi, trong đó giảm chi thường xuyên bằng cách tinh giảm biên chế, giảm số người hưởng lương từ ngân sách chứ không phải tăng thuế.

“Nếu giảm biên chế, giảm quỹ lương phải chi trả cho những cán bộ “sáng cắp ô đi, tối cắp về” thì tôi tin chúng ta không cần phải tăng thuế mà vẫn có tiền để chi cho bảo vệ môi trường”, ông Thuận nói.

GDVN.

Facebook bị kiện vì để lan truyền những bài viết có nội dung kích động

TPO – Một toà án của Áo hôm 5/5 đã yêu cầu mạng xã hội Facebook phải gỡ bỏ những bài viết có nội dung kích động, bạo lực trên cả nền tảng chứ không chỉ riêng ở nước này. Đây được xem là động thái buộc các công ty truyền thông phải vào cuộc loại bỏ những kẻ chuyên đăng những bài viết nhằm mục đích kích động cộng đồng trực tuyến.
Ảnh: Facebook bị kiện vì để lan truyền những bài viết có chứa nội dung kích động, bạo lực (Ảnh Channelnewsasia)
Ảnh: Facebook bị kiện vì để lan truyền những bài viết có chứa nội dung kích động, bạo lực (Ảnh Channelnewsasia)

Những người thuộc Đảng Xanh của Áo đã đệ đơn lên toà án của nước này kiện Facebook vì mạng xã hội để lan truyền những bài viết chứa lời lẽ xúc phạm lãnh đạo của họ.

Toà án phúc thẩm tại Vienna cho rằng Facebook có thể tự động xoá những bài viết có những từ ngữ tiêu cực một cách dễ dàng còn mạng xã hội lại biện minh không thể trông đợi vào nội dung để tìm những bài viết tương tự. Chúng không giống hệt nhau.

Vụ kiện xảy ra trong bối cảnh các nhà lập pháp khắp Châu Âu đang cân nhắc chính sách yêu cầu Facebook, Google, Twitter và các mạng xã hội khác phải nhanh chóng gỡ bỏ những bài viết mang tính thù hằn hoặc kích động bạo lực.

Tháng trước, chính phủ Đức đã thông qua kế hoạch làm sạch mạng xã hội với khoản tiền lên đến 55 triệu USD nếu các mạng này không nhanh chóng xoá những bài viết như vậy. Liên minh châu Âu đang xem xét các quy định mới của EU đối với mạng xã hội hiện nay.

Đảng Xanh cho biết sẽ kiến nghị lên toà án tối cao của nước này yêu cầu Facebook  gỡ bỏ những bài viết có nội dung tiêu cực giống nhau đồng thời phải xác định được những tài khoản giả mạo chuyên đăng những nội dung như vậy thậm chí phải bồi thường về tài chính.

Điều này sẽ khiến những cá nhân có ý định đăng những bài viết có ngôn từ thù hằn, bạo lực e ngại vì thiệt hại về kinh tế.

Phạt tiền nhiều hành vi trên Facebook: Những vấn đề cần làm rõ

TP – Dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông, Tần số vô tuyến điện, Công nghệ và An toàn thông tin mạng đang được lấy ý kiến nhân dân. Lần đầu tiên, trách nhiệm của người sử dụng mạng xã hội được đặt ra đi kèm với chế tài mạnh, như hành vi sử dụng thông tin không chính xác, dùng ảnh người khác làm tài khoản mạng xã hội…có thể bị phạt từ vài triệu đến vài chục triệu đồng.
Dự thảo đề xuất mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng thông tin, hình ảnh cá nhân của người khác để tạo tài khoản mạng xã hội. Ảnh: Hồng Vĩnh.Dự thảo đề xuất mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng thông tin, hình ảnh cá nhân của người khác để tạo tài khoản mạng xã hội. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Cung cấp thông tin cá nhân không chính xác, phạt 2-5 triệu đồng

Dự thảo nghị định này được Bộ Thông tin và Truyền thông lấy ý kiến nhân dân từ 30/5 đến 30/7. Một trong những nội dung được người dân đặc biệt quan tâm là quy định mới về trách nhiệm cá nhân khi sử dụng dịch vụ mạng xã hội. Điều 90 của dự thảo Nghị định quy định phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi cung cấp thông tin không chính xác khi đăng ký thông tin cá nhân trên mạng xã hội. Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi gồm cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; Cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước; Cung cấp bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia; Cung cấp các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bị cấm; Cung cấp thông tin kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, lô đề, cờ bạc, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

Dự thảo đề xuất mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng thông tin, hình ảnh cá nhân của người khác để tạo tài khoản mạng xã hội. Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi truy nhập trái phép tài khoản mạng xã hội của tổ chức, cá nhân khác.

Ngoài ra, Dự thảo Nghị định cũng đề xuất quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội như phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi sử dụng thông tin cá nhân khi chưa được sự đồng ý của người sử dụng dịch vụ. Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng khi doanh nghiệp cung cấp mạng xã hội không có biện pháp bảo vệ thông tin riêng hoặc thông tin cá nhân của người sử dụng, không thông báo cho người sử dụng về quyền, trách nhiệm, rủi ro khi lưu trữ trao đổi, chia sẻ thông tin trên mạng.

Cần làm rõ

Theo anh Nguyễn Quang An (Hoàn Kiếm, Hà Nội), một Facebooker thường xuyên dùng Facebook là kênh giao lưu chia sẻ thông tin, việc có những quy định cụ thể trong quản lý mạng xã hội là cần thiết.  Theo số liệu trong Báo cáo “We are Social 2017, do Hootsuite cùng một số đối tác thực hiện, đến tháng 1/2017, người dùng mạng xã hội Facebook tại Việt Nam đạt con số 46 triệu, chiếm hơn 45% dân số. Trong đó, 59% người dùng sử dụng Facebook mỗi ngày.

Anh An chia sẻ, mạng xã hội giờ không đơn giản như trước. Bên cạnh nhiều người coi mạng xã hội là nơi giao lưu, chia sẻ thông tin thì nhiều người lại dùng mạng xã hội để tung tin xuyên tạc, bôi nhọ danh dự, xúc phạm người khác. Nhiều người khác dùng mạng xã hội như một kênh  thực hiện hành vi lừa đảo. “Có những sự việc chưa được kiểm chứng nhưng đã lan tỏa, được like, chia sẻ ầm ầm trên mạng xã hội khiến người trong cuộc trở thành nạn nhân của mạng xã hội, đến khi được minh oan thì cũng gánh chịu đủ rồi. Vì vậy quản lý mạng xã hội là rất cần thiết,” anh An chia sẻ.

Tuy nhiên, theo anh An, dự thảo còn rất nhiều điều chưa làm rõ, ví dụ như sử dụng ảnh cá nhân của người khác, vậy bố mẹ sử dụng hình ảnh của con cái làm ảnh đại diện, dùng hình ảnh của người yêu, của vợ, của chồng làm ảnh đại diện thì sao? Hay bố mẹ lập tài khoản Facebook cho con cái nhưng bố mẹ vẫn quản lý do con còn nhỏ có được không, có bị coi là cung cấp thông tin không đúng hay truy cập tài khoản trái phép? “Tôi thấy nhiều vấn đề chưa rõ ràng, có thể làm người dùng hoang mang”, anh An nói.

Theo anh Nguyễn Nam Thái, người có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các quy định này nếu được ban hành cũng khó khả thi trong thực tế bởi mạng xã hội được dùng phổ biến ở Việt Nam là Facebook. Trong khi đây là tập đoàn nước ngoài với những chính sách bảo mật thông tin khách hàng. Vì vậy, việc xác định vi phạm sẽ không dễ dàng.

Theo luật sư Trần Tuấn Anh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), mọi hành vi vi phạm trật tự xã hội, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức về mặt hình ảnh, danh dự, nhân phẩm…. phải được xử lý thích đáng, tuy nhiên, cách xây dựng pháp luật một cách chung chung, cảm tính như dự thảo quy định nêu trên có lẽ  chưa ổn.

Theo luật sư Tuấn Anh, các khái niệm như: Cung cấp thông tin không chính xác khi đăng ký thông tin cá nhân là như thế nào? Không lẽ, người tên Trần Tuấn Anh, khi đăng ký tên trên mạng xã hội Facebook là “Trần Lỳ” lại bị phạt từ 2 triệu đến 5 triệu đồng? “Như vậy, nếu quy định này nếu được thông qua sẽ hạn chế hay nói cách khác là xâm phạm đến quyền riêng tư của chính cá nhân công dân. Mọi người có quyền lựa chọn tên, biệt danh của mình và pháp luật không thể cấm, không thể xử phạt nếu nó không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác hoặc xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước gây hậu quả xấu đối với sự phát triển của xã hội”, luật sư Tuấn Anh phân tích.

Cũng theo luật sư Tuấn Anh, còn một số nội hàm khác cần phải được giới hạn lại, không thể xây dựng luật theo kiểu hiểu thế nào thì hiểu, ví dụ như: “Thông tin sai sự thật” đến mức nào thì bị xử lý? “Cung cấp thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước” – Vậy lợi ích ở đây bao hàm những gì? Bắt buộc phải cụ thể ra.

“Cũng như vậy, đối với hành vi “Truy nhập trái phép tài khoản mạng xã hội của tổ chức, cá nhân khác” cũng nên giới hạn và làm rõ để tránh trường hợp xử phạt vi phạm hành chính theo kiểu cảm tính, thậm chí thích thì phạt, không thích thì thôi” – luật sư Tuấn Anh nói.

Theo luật sư Tuấn Anh, nên cân nhắc thật kỹ ngôn từ, nội hàm của các khái niệm trước khi trình dự thảo để tránh những sự phản ứng không đáng có từ phía dư luận và quan trọng hơn là có những quy phạm ban hành nhưng không thể thực thi trên thực tế.

Nhiều Facebooker vi phạm pháp luật nghiêm trọng

Tại cuộc gặp với bà Monika Bickert, Giám đốc chính sách nội dung toàn cầu của Facebook vào 26/4, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chia sẻ, Facebook là kênh quan trọng, giúp kết nối cộng đồng xã hội.  Chính phủ Việt Nam không ngăn cản Facebook cũng như các mạng xã hội khác phát triển. Nhiều người coi Facebook là nơi không thể thiếu được. Tuy nhiên, bên cạnh tiện ích to lớn, Facebook để lại hệ lụy không nhỏ cho Việt Nam. Không ít người dùng mạng xã hội không tuân thủ theo quy định của pháp luật. Một số đối tượng lập tài khoản không chính danh, có người vi phạm pháp luật Việt Nam một cách nghiêm trọng khi đăng các nội dung trên Facebook nhằm kích động chiến tranh, bạo lực trên Facebook, xâm hại trẻ em, xâm phạm đời tư của cá nhân, tổ chức, xúc phạm nhân phẩm người khác.

Thanh Hóa lên tiếng về vụ xả thải ở vùng biển giáp ranh Nghệ An

Tienphong online

TPO – Ngày 11/6, Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có ý kiến về việc tàu đổ thải tại vùng biển giáp ranh hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.

Tàu hút bùn, xả thải tại vùng biển gần bờ giáp ranh hai tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa.
Tàu hút bùn, xả thải tại vùng biển gần bờ giáp ranh hai tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa.

Cụ thể, yêu cầu Công ty cổ phần gang thép Nghi Sơn thực hiện đầy đủ các quy định của giấy phép nhận chìm được cấp và các quy định của pháp luật có liên quan; hoàn thành đê đá chắn cát thay thế đê mềm Geotube đã được Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp chấp thuận trước khi tiếp tục thi công; kết hợp linh hoạt các biện pháp thi công khi tiến hành nhận chìm để hạn chế tối đa vật liệu nạo vét chảy tràn ra ngoài khu vực nhận chìm.

Chủ động phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, Sở Tài nguyên và môi trường; đồng thời thông báo kết quả quan trắc môi trường cho các đơn vị nêu trên để giám sát thực hiện. Bổ sung đối với các phao tiêu bị hư hỏng tại khu vực nhận chìm, giúp công tác giám át, kiểm tra quá trình thi công dự án được kịp thời và chính xác…

Ai cản trở, ai thao túng chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước?

0

Đại biểu Nguyễn Bá Sơn nói rằng, vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, câu chuyện cố tình trì hoãn, kéo dài thời gian làm chậm tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa có hồi kết nhưng chưa được xử lý triệt để.

“Được biết, tổng giá trị vốn thuộc sở hữu nhà nước từ 50% trở lên trong các doanh nghiệp là khoảng 5,4 triệu tỷ đồng, số người nhà nước tham gia quản lý khối tài sản này không hề nhỏ. Đi cùng với nó là chế độ, là quyền lợi, là chính sách với họ.

Có một câu hỏi, phải chăng đây chính là lý do cản trở chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, một chủ trương lớn, mở đường giải phóng nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển trong tương lai.

Cử tri Đà Nẵng luôn đặt câu hỏi với chúng tôi rằng có hay không sự thao túng của nhóm lợi ích trong câu chuyện này. Thật khó có thể trả lời rằng không, vì khi ở đâu đó hiện tượng thâu tóm cổ phần, biến tài sản công thành tài sản tư, làm giàu một cách rõ ràng không bình thường vẫn đang diễn ra”, ông Sơn nói.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Sơn đề nghị Chính phủ ngăn chặn hiện tượng thao túng, lợi dụng cổ phần hóa. ảnh: Trung tâm thông tin Quốc hội.

Vị đại biểu đoàn Đà Nẵng cũng thẳng thắn đặt ra hiện tượng một số người có chức có quyền trong doanh nghiệp nhà nước và người thân của họ lợi dụng việc nắm giữ thông tin, thao túng quá trình cổ phần hóa, chuyển những lô đất vàng được đánh giá với giá trị thấp nhưng sau khi cổ phần hóa được bán ra với giá cao ngất ngưởng mà không thể tìm thấy bất cứ lý do nào dẫn đến sự tác động làm cho đột biến tăng giá như vậy.

“Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ trong nhiệm kỳ này.

Vì vậy, kính đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể để người dân yên tâm”, ông Sơn kiến nghị.

Đối với vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Đại biểu Nguyễn Bá Sơn nhận định, một trong các mục tiêu quan trọng của thu hút đầu tư nước ngoài là tạo ra sự lan tỏa từng bước chuyển giao công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phục vụ phát triển lâu dài.

Tôi thấy rằng nếu trạng thái này tiếp tục tồn tại thì mục tiêu chuyển giao công nghệ cho phát triển lâu dài của chúng ta sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

“Theo quan sát của tôi, việc thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian vừa qua vẫn nằm trong trạng thái biệt lập giữa 2 khu vực, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tôi nhận thấy trong báo cáo của Chính phủ mới chỉ dừng lại ở các con số mà lẽ ra cần nhiều hơn những thông tin phân tích, đánh giá về hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI, hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp này.

Thời gian qua Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi, trải thảm đón doanh nghiệp FDI, chúng ta cũng ghi nhận những thành quả đóng góp của khu vực kinh tế này, nhưng không phải không có những vấn đề cần phải quan tâm nhiều hơn: hiện tượng chuyển giá, hạch toán lỗ trong khi vẫn xin mở rộng quy mô đầu tư, chuyển nhượng dự án gây thất thoát, kém hiệu quả, thậm chí có những dự án không thể đi vào vận hành.

Tình trạng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, lợi dụng đầu tư để tuồn máy móc, công nghệ lạc hậu vào trong nước đã gây ra những hậu quả khó lường, gây bức xúc dư luận, bất an xã hội nảy sinh từng ngày. Những vấn đề này rất mong được Chính phủ nghiên cứu, xem xét”, ông Sơn nêu quan điểm.

Một tàu vỏ thép của ngư dân Bình Định đóng tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Đại Nguyên Dương bị gỉ sét vỏ tàu sau vài tháng xuất xưởng – Ảnh: CÔNG VĨNH (Tuổi Trẻ)

Làm rõ trách nhiệm sau khi hàng loạt tàu đánh cá vỏ thép hư hỏng

Vị đại biểu đến từ thành phố có tiềm năng khai thác kinh tế biển rất lớn (Đà Nẵng – PV) cũng nêu ra một thực trạng là: “Vui mừng khi sản lượng thủy sản xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng nhưng không khỏi lo lắng khi vẫn còn đó những doanh nghiệp thủy sản lớn ở khu vực miền Trung, khu vực trọng điểm về thủy sản, không đủ nguyên liệu trong nước để sản xuất, phải nhập khẩu từ nước ngoài để duy trì sản xuất, để hoàn thành các hợp đồng đã ký kết và để giữ chân khách hàng”.

Những ngày gần đây, dư luận lại nóng lên vì câu chuyện trong số 37 con tàu đánh cá vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ, mới chỉ đóng có 37 con tàu thôi mà có đến 18 con tàu trong số đó hư hỏng nặng sau một vài chuyến đi biển.

Đã có một chiếc phải nằm lại trong lòng biển khơi, số còn lại buộc phải nằm bờ.

Ngư dân đóng tàu để vươn khơi, sản xuất và thực hiện nhiệm vụ tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Có vị đại diện của một công ty đóng tàu giải thích tàu hỏng do nước biển mặn.

Ông Sơn phát biểu:”Tôi không thể bình luận nổi câu trả lời này, nhưng tôi biết chắc chắn trong khi những sai phạm tưởng chừng mười mươi đã rõ, khi các bên liên quan trong vụ này vẫn còn đang tranh cãi, thậm chí tìm cách chối bỏ trách nhiệm của mình thì từng ngày, tình cảnh của những ngư dân càng trở nên khó khăn, nợ ngân hàng đến hạn phải trả nhưng không thể, lãi trồng lên nợ trong khi con đường đòi lại công bằng của ngư dân chắc chắn còn không ít gian nan, thì nợ xấu lại có nguy cơ tiếp tục gia tăng.

Cuộc sống của ngư dân ngày càng trở nên bất ổn, bà con ngư dân các tỉnh duyên hải và cử tri cả nước trông chờ sự ra tay quyết liệt của Chính phủ để giải quyết dứt điểm câu truyện này không để cái xảy nảy cái ung”.