Home Blog Page 1432

Khẩu hiệu ‘Make America Great Again’ bị xóa khỏi niên giám nhà trường

104

Khẩu hiệu lúc tranh cử của Tổng Thống Trump. (Hình: Justin Merriman/Getty Images)

WALL, New Jersey (NV) – Em Grant Berardo, 17 tuổi, năm ngoái tuy không bỏ phiếu cho ông Donald Trump được vì chưa đủ tuổi, nhưng em nghĩ chắc chắn em có thể mặc chiếc áo thun với tên của ông Trump.

Theo báo USA Today, với sự cho phép của cha mẹ, em Grant mặc chiếc áo thun màu xanh nước biển, trước ngực có in hàng chữ “Make America Great Again” để đến trường chụp hình cho cuốn niên giám của năm học.

Nhưng đến khi Grant lật tìm hình của mình trong cuốn niên giám thì em cảm thấy sững sờ, chiếc áo em mặc trong hình nay là một chiếc áo màu đen, hoàn toàn trơn không còn dòng chữ nào.

Em Grant nói: “Người ta dùng nhu liệu Photoshop” để xóa đi thông điệp của ông Trump.

Em cho cha mẹ xem và cảm thấy hoàn toàn thất vọng. Grant tâm sự: “Tôi thích ông Trump, hơn nữa chiếc áo cũng mang tính lịch sử. Mặc chiếc áo để ghi nhớ một thời kỳ.”

Tổng Giám Thị Cheryl Dyer của học khu Wall Schools hôm Thứ Sáu cho hay, bà đang điều tra xem tại sao điều này lại xảy ra và ai là người phải chịu trách nhiệm.

Một phát ngôn viên của Jostens, công ty chụp hình và in niên giám, không đưa ra lời bình luận nào khi được yêu cầu.

Hiện chưa rõ sự thay đổi do người nào đó thuộc học khu hay của công ty chụp hình.

Bà Dyer giải thích, lý do duy nhất hình ảnh một học sinh bị thay đổi nếu có sự vi phạm qui định trong cách ăn mặc, như cổ súy về ma túy, rượu bia hay bạo động.

“Áo mang biểu tượng chính trị tuyệt đối không vi phạm của qui định về phục sức” và không có thông điệp chính trị nào bị cấm trong hình ảnh của nhà trường,” bà trình bày tiếp.

Ông Joseph Berardo Jr, cha của em Grant, kêu gọi nhà trường thu hồi cuốn niên giám và cho in bộ mới với hình chụp không bị sửa đổi. Ông cho biết ông sẽ dùng pháp lý nếu lời yêu cầu của ông không được đáp ứng. (TP)

Mời độc giả xem điểm tin buổi sáng ngày 12 tháng 6 năm 2017

Hà Nội- Sài Gòn. Một thời chiến tranh, một thời …Hậu khổ

6
Tran Khai Thanh Thuy

24 Tháng 5 lúc 0:43

 
Trần Khải Thanh ThủyKhông biết từ khi nào, người dân Việt nam sử dụng tài nói lái của mình để biến hai chữ Hộ khẩu thành Hậu khổ… nghĩa là những nỗi khổ của thời hậu chiến, chính xác hơn, nỗi khổ cực sau thời kỳ chiến tranh giữa hai miền Nam, Bắc. Cả sáu chục triệu người phải đói nghèo và đau khổ đến chết( nhưng không ai dám chết vì đau khổ, đói nghèo) nghĩa là … chán chẳng buồn chết(!)
Khi ấy, tôi đang trong độ tuổi “nhanh bước nhanh nhi đồng”, còn chị tôi bắt đầu trong độ tuổi “lẻ trăng tròn”, nên được giao nhiệm vụ ngày hai bữa nấu cơm cho cả nhà. Mỗi lần đong gạo lại phải hỏi mẹ: “Mẹ ơi hôm nay nấu mấy miệng hả mẹ? Đơn giản vì mỗi lần đong dôi ra cho “căng da bụng” thì da mặt mẹ lại chùng xuống, gắt gỏng:
– “Tao đã dặn đong ba miệng ống bơ, sao mày lại cố tình đong thành ba bơ đầy tú hụ như thế này? Cuối tháng lấy gì bỏ vào miệng, hả? Giời ơi là giời!
Thế là mỗi lần “nổi lửa lên em” là một lần chị nổi hứng hát: “cho ngày nay (bơ đầu ), cho ngày mai( bơ thứ 2) và cho tương lai( bơ cuối )…trong khi tôi tha thẩn bên cạnh nhặt rau giúp chị, lại nghe chị lanh lảnh hát: “Em không yêu binh nhất, em không yêu binh nhì, tiền lương năm đồng…Em không yêu binh nhất; Em không yêu binh nhì, vì không có tiền…Tình tính tình em đi rình trung úy, tuy nó già nhưng mà lắm tiền, đài đeo bên hông, đồng hồ đeo tay.
Hoặc cũng bài hát ấy nhưng ca từ hoàn toàn khác “Em không ăn cơm cháy, em không ăn cơm mì thì em ăn gì?
Rồi ca từ được lặp lại rất tếu táo và đậm chất hiện thực xã hội chủ nghĩa:
– Em không ăn cơm cháy, em không ăn cơm mì thì em ăn đòn…Ừ, ứ , ừ cơm ngày hai bữa, không cá, thịt sao toàn cháy, mì. Gạo hôi ghê mà còn độn khoai. Thêm sắn sùng, sao mà chán chường…
Lớn lên, chớm tuổi “đầu mày cuối mắt” là nghe tiêu chuẩn “năm yêu”, “bảy yêu”, “tám yêu”, “mười yêu” giành cho nam nữ thanh niên :
Một yêu anh có may ô
Hai yêu anh có cá khô ăn dần
Ba yêu rửa mặt bằng khăn
Bốn yêu bàn chải đánh răng hàng ngày
Năm yêu anh có đôi giày
Mùa đông đến có khăn dầy vắt vai
Sáu yêu có sắn gạc nai
Bẩy yêu nước mắm cả chai ăn dần
Tám yêu anh rất ân cần
Bao nhiêu, trứng, đậu để phần riêng em.
Hoặc:
Một yêu a có senko
Hai yêu a có Pơ giô Cá Vàng
Ba yêu nhà cửa đàng hoàng
Bốn yêu hộ khẩu rõ ràng thủ đô.
Năm yêu không có bà bô
Cũng không có cả bà cô …bên chồng.
Rồi:
Một yêu anh có lương khô
Hai yêu anh có đậu kho, tương bần
Ba yêu, bi tất xỏ chân
Bốn yêu nhà cửa có bàn ghế kê
Năm yêu nước máy thoả thuê
Sáu yêu mua gạo chẳng nề chen ngang
Bảy yêu lý lịch rõ ràng
Tám yêu không có họ hàng tới thăm
Chín yêu tích cực cầm nhầm
Mười yêu chăn chiếu quanh năm đủ dùng
Ở nhà thì thôi, hễ bước chân ra ngoài là nghe đi nghe lại những khẩu ngữ quen thuộc:
– Giời ạ! Làm gì mà cứ nghệt mặt như người mất sổ hộ khẩu ấy.
Đơn giản vì mất hộ khẩu là mất mọi thứ, từ sổ gạo, tem phiếu, chăn chiếu, xô, màn vải vóc…trăm thứ bà rằn cũng từ hộ khẩu mà ra, nên mất mà mật không teo, mặt không nghệt chỉ có là… gỗ, đá.
Vào Nam lần đầu cùng Hội nhà văn trẻ của trường viết văn Nguyễn Du khóa 4, được vinh dự làm việc và tiếp xúc, đi cơ sở với chị Trương Mỹ Hoa vài lần mà thuộc lòng những bài hát cải biên của người miền Nam.
Đầu tiên là: “Tổ quốc ơi, ăn khoai mỳ ngán qúa ,từ ngày giải phóng vô đây, ta ăn độn dài dài”.
Rồi: “Đi ta đi giải phóng Miền Nam, đi đến khi nào người dân không còn cái quần, bởi ta phải chiến đấu, giết Thiệu, Mỹ , Ngô, lời bác sui dại bên tai”…Chiến đấu cho đến ngày Nam Bắc nghèo bằng nhau .
Ngay cả những bài nghe lần đầu do các em trong chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh hát lén, mà mãi sau này tôi mới biết rõ xuất xứ từ lời chế của bài “Túp lều lý tưởng”
“Từ ngày giải phóng vô đây mình bán cái đồng hồ
Từ ngày giải phóng vô đây mình bán cái ra dô
Từ ngày giải phóng vô đây mình bán cái ti vi
Lâu lâu mình bán cái quần tây,
Lâu lâu mình bán cái quần đùi
Rồi mình lại bán, bán luôn người yêu…”
Thật là hết sảy” thời Sài Gòn sau ngày “Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước”. Còn Hà Nội “một thời đạn bom- một thời hòa bình” cũng vang lên những câu ca, bài hát tương tự:
“Túng tiền tiêu người yêu anh cũng bán, bán em đi để lấy chút tiền tiêu. Mẹ không cho thì giấu kín người yêu, Bán đại em đi để mình khỏi rầy rà”.
Ám ảnh suốt cuộc đời của hầu hết người Việt Nam khi ấy là:
Nhất gạo nhì rau
Tam dầu tứ muối
Thịt thì đuôi đuối
Cá biển mất mùa

Đậu phụ chua chua
Nước chấm nhạt thếch
Mì chính có đếch
Vải sợi chưa về

Săm lốp thiếu ghê
Cái gì cũng thiếu…
Cái nghèo ăn sâu vào từng bữa ăn, giấc ngủ nơi đường xá, chợ búa, giảng đường đại học cũng như trong mọi lĩnh vực: chính trị, khoa học, xã hội v.v:
– Ôi dào! “Đậu phụ là chính, mì chính là phụ” ấy mà …lấy đâu ra mà đòi thịt với cá … Xã hội chủ nghĩa, xếp hàng cả ngày không “xuống hố cả nút” là may chán ra rồi
Cả chân dung lẫn chân tướng của lũ lãnh đạo cấp cao cũng được người dân soi chiếu qua lăng kính chân thực, thoáng vẻ hài hước của mình:
“Bụng to trán hói
Ăn nói ba hoa
Đi xe Volga
Ấy là lãnh đạo
Còn đám cựu chiến binh, dù già dù trẻ, dù cao, dù thấp, nếu muốn thành cựu “chén” binh cũng phải hành nghề, dù có chán đến mấy đi chăng nữa:
– Đầu đường đại tá bơm xe
Cuối đường trung tá bán chè đỗ đen
Giữa làng thiếu tá bán kem
Trong làng đại úy thổi kèn đám ma
Các cấp thấp hơn lại càng “bô nhếch” hơn, vì “cơm vua, lộc nước”, không bằng một phần cơm vợ, lộc vợ. Vì thế “nhất vợ, nhì giời”. Đành phải quanh quẩn vào ra giúp vợ mọi việc trong nhà, ngoài sân :
Thượng úy chăn lợn, đuổi gà
Trung úy ở nhà vo gạo rửa rau
Hỏi rằng thiếu úy đi đâu
Ba lô lộn ngược xuôi tàu Bắc Nam…
Đau nhất là cái khoản hỏi nhau
-Lương tháng này thế nào hả mày?
Và câu trả lời kèm cái miệng méo xẹo:
– Lương y như… lương cũ. (Thay vì “lương y như …từ mẫu” theo lời dạy của bác Hồ …mất dạy)
Ngay cả những lá thư gửi cho con đang xuất khẩu lao động ở Tiệp, Nga, hay Bun ga ri trong hệ thống Đông Âu , cũng nhuốm màu…hậu khổ :
“…Cần gì ghi thật rõ ra:
Đồng hồ áo chấm hay là áo phông?
Áo thêu ở ngực con công,
Hay là xi-líp có bông hồng cài?
Áo da đểu, xuyến đeo tai,
Nữ hoàng lộng lẫy con xài tiếp không?
Bên ấy gái Cộng khá đông,
Theo cha nên đánh cả vòng tránh thai…”
Còn nhiều lắm những câu ca dao của thời… Hộ khẩu, Hậu khổ mà nhiều người đã biết, đã viết và được bạn đọc nhắc đi, nhắc lại nhiều lần. Người viết bài này chỉ “nhớ đâu, viết đó”, tránh trùng lặp với mọi người và cũng là tránh trùng lặp với chính mình trong các bài viết trước. Hy vọng được một phần như lời cụ Tiên Điền Nguyễn Du nói: “Mua vui cũng được một vài…cái like”!😌

Nam Cali, những ngày chờ ra mắt sách. 23/5/2017
TKTT

TRONG CHẾT, CƯỜI NGẶT NGHẼO Chương 10- tập II – tiếp

0
Tran Khai Thanh Thuy
28 Tháng 5 lúc 9:40 ·

Bình thường ở ngoài xã hội, sau chương trình dự láo thời tiết là chuyên mục thể thao 24/7. Sở dĩ chúng tôi biết chắc chắc như vậy vì vài lần cai tù trực ca hôm đó mải chơi bài ăn tiền hay người nhận bàn giao ca đến muộn, chúng tôi vẫn được nghe lậu vài đoạn cho đến khi người trực ca nhớ ra tắt béng đi. Dù cánh anh em nài nỉ xin được nghe tiếp nhưng “Quy định là quy định. Mười lăm phút là mười lăm phút. Muốn nghe cho đã thì chờ về nhà mà nghe”.
Câu trả lời trăm lần như một làm cánh anh em cụt hứng.
– Lần này, nhân tiết mục “ dự láo thời tiết” của Họa Mi, Sĩ kết nối chuyên mục thể thao 24/7 mà cánh đàn ông ai cũng háo hức:
– Thưa các quý vị, Hôm nay là ngày 27-7 – 2007. Một ngày đặc biệt trên thế giới vì tất cả đều bắt đầu bằng con số bảy…Để vinh danh ngày đặc biệt này, lãnh đạo liên đoàn bóng đá Việt Nam đã đích thân bỏ ra hai mươi tỷ tiền thuế của người dân để mời bằng được đổi tuyển mạnh nhất thế giới đến Việt Nam thi đấu giao hữu…
Ở ngoài xã hội, giữa nam và nữ thường có những sở thích khác biệt. Bóng đá đa phần nhường sự yêu thích cho phái mạnh. Nhưng trong tù chẳng có gì để làm nên mọi lĩnh vực đều như nhau. Trong khi tay chân đã bị trói (Hết đứng lại ngồi, nằm theo quy định) chỉ còn đôi tai mở hết cỡ mỗi khi có tiếng nói hay, dở, thốt lên. Huống hồ là bình luận bóng đá, cho dù có là “bình loạn” đi chăng nữa, vẫn thú.
– Tất cả chú ý! Tiếng Sĩ vang lên:- Bây giờ là mười bốn giờ không không phút giờ Hà Nội. Tất cả hai đội đã tụ tập đông đủ trước khán đài. Trên tay mỗi cầu thủ của đội tuyển bạn là một bó huệ trắng muốt đã héo rũ vì nắng nóng .
–Bố tiên sư thằng khỉ! Chị Dung chửi đổng:-Loạn đến thế là cùng. Hoa huệ chỉ dùng trong đám giỗ, đám tang hoặc đám ma người chết, ai lại tặng cho cầu thủ đội bạn bao giờ? Lại còn héo rũ mới chết chứ ?
-Sì…Mi gạt đi: – Đã gọi là bình loạn mà cô, có phải bình luận đâu? Để yên nghe cho vui…
Sĩ được dịp bộc lộ tài năng bóng đá của mình:
– Các bạn thân mếu. Thời tiết đang ở giữa tháng bảy, nắng nảy trái trám, nắng rám trái bưởi và nắng cũng dần cho cầu thủ đội bạn…mệt nhoài vì cảnh nắng quần, đất hun. Đó là một yếu tố khách quan không thể bỏ qua để chúng ta dễ dàng chiến thắng trong trận này.
Không ai lên tiếng, tiếng Sĩ vẫn oang oang:
– Tất cả chú ý – Một phút mặc niệm bắt đầu !
– Ô trời! Chị Hạnh ôm bụng cười ngặt nghẽo , không thể không nêu lên nhận xét của mình: – Sao trong bóng đá lại có tiết mục kỳ cục này…mặc niệm ai? Không lẽ mặc niệm để tưởng nhớ tới các cầu thủ bị thương hoặc chết trên sân cỏ nước nhà à? Sĩ ơi là Sĩ !!!
Chợt nhớ ra, tôi nhắc, giọng hiểu biết vì đã từng là phóng viên báo đảng lâu năm, đặc biệt là ba năm liền làm ở báo Cựu chiến binh- chuyên phụ trách về vấn đề tìm mộ liệt sĩ mất tích:
– Hôm nay là hai bảy tháng bảy, ngày thương binh liệt sĩ, mà chị.
-Ờ nhỉ! Chị ngẩn ra, rồi ngán ngẩm thốt lên: – Khổ các bố cứ thích lồng chính chị, chính em vào. Đến bóng đá quốc tế cũng không tha nữa. Cậu Sĩ này hóa ra tinh tế, hiểu biết tập quán của đảng ta…
Nghe chị nói, tôi nửa mếu nửa cười, nhớ lại lời nhận định đầy chí lý, sắc sảo của người dân Hà Nội: “Ngày thương binh liệt sĩ, ngày bới xác mò xương, đếm khăn tang và đong máu chiến hào”. Rõ là “đất nước làm chiến tranh nhiều hơn máu của mình”*. Nên trong mọi cuộc thi đấu giao hữu, nước chủ nhà được quyền tưởng nhớ tới các anh hùng, liệt sĩ(!) đồng thời theo lệnh của các cấp lãnh đạo nhà nước: Mời họ về xem ..miễn phí. Hí hí!
Giữa không gian trại tù, từ đâu đó phía cuối dãy, một giọng nói uể oải cất lên:
“Xin đời một giấc ngủ ngon
Không lo chảy mỡ, không còn mồ hôi”
Giọng thơ bâng qươ vô tình khiến tất cả các cơ mặt của lũ tù chúng tôi vừa kịp giãn ra vì cười, bất ngờ co rúm lại. Đúng là thân phận chúng tôi hiện tại còn khổ hơn trâu bò, lợn gà, các loại gia súc gia cầm ngoài đời. Giữa nhà tù lớn, dù nắng nóng nhưng còn được di chuyển đến nơi có bóng mát cây xanh mà ngủ. Còn lũ mình trần, thân trụi chúng tôi( cả nam cũng như nữ) không quạt, không đồng hồ, không ti vi, không có không gian mà chỉ thừa thời gian…chết. Nóng như cái lò hấp thịt người khổng lồ, khiến mồ hôi túa ra, Thỉnh thoảng vài giọt nhễ nhại chảy xuống rơi vào hốc mắt chát đắng, cay xè.
Nói không ngoa, cả trại tù B14 lúc này là một chảo gang khổng lồ, còn mỗi chúng tôi là một miếng tóp đang sôi trong cái chảo cháy đùng đùng và sôi sùng sục ấy. Nóng đến mức cánh anh em cởi trần trùng trục, vận độc một cái quần sịp. Cánh chị em, ban ngày còn giữ kẽ, chứ ban đêm tự khoe mình trong bộ cánh Ê Va. Thôi thì đủ các lọai vú bánh bao, bánh dày, vú trái cau, trái dừa, vú mướp thõng thẹo hoặc teo tóp đen nhẻm như những túi đựng bùn phô ra trên thân thể héo mòn của họ. Lần đầu xấu hổ, tôi còn “nguyên đai nguyên kiện” đi ngủ. Cô bé cùng phòng – vốn là dân chạy chợ, đi qua lại Việt Nam – Trung Quốc như cơm bữa, dài giọng bảo: – Vẽ, mặc đẹp cho ma nó xem à?
Vài chục lần quạt phành phạch, mỏi rời cả cánh tay vẫn không ngủ được. Hễ chợp mắt, lơi tay quạt, mồ hôi lại túa ra, bết chặt lấy áo quần. Đặc biệt ở vùng lưng và bụng, cổ, bẹn…hết sức nhớp nháp, ngứa ngáy, khó chịu… Không sao mà giỗ giấc ngủ trở lại được, đành quạt phành phạch suốt đêm khiến người cùng bị giam phải nhắc: – Cô có thôi cho cháu ngủ không? Quạt nhẹ thôi! Nếu không thì cởi trần truồng như cháu đây này. Còn biết xấu hổ thì mặc quần si líp vào…
Đã đến nước này: “Xác thân như bãi cỏ nhàu”, đâu phải “lá ngọc cành vàng” nơi cung điện, bệ rồng mà giữ kẽ. Tôi cũng phải lộ đôi bầu vú héo của mình ra ngoài. Cả thân thể tiếp xúc với nền xi măng giá lạnh để thiếp đi trong mệt mỏi, bấn loạn…

 

TRONG CHẾT, CƯỜI…NGẶT NGHẼO. ( Chương 10 – kỳ 3 – Tập II )

0
Tran Khai Thanh Thuy
31 Tháng 5 lúc 2:11 ·

Sau bức tường, tiếng Sĩ lại tiếp tục cất lên:
Thưa các quý vị! Sau gần hai mươi phút chào cờ, hát quốc ca, mặc niệm, phát biểu và trao hoa. Cuộc thi đấu đã sắp sửa bắt đầu .
– Khiếp! Chị Hạnh bất bình: – Thi đấu chín mươi phút mà lắm thủ tục nhiễu nhương thế. Bắt con người ta chờ hai mươi phút đồng hồ dưới nắng, sức đâu mà chịu được?
-Ồ – Họa Mi đanh đá:- Chả mấy khi có bóng đá nước ngoài. Các quan chức lãnh đạo nhà ta phải diễn chứ!
Chị Dung vốn cũng là dân chơi thể thao sành điệu, hay bỏ tiền ra mua vé cho bồ trẻ, góp giọng :
– Ôi dào, có mấy câu nhạt như nước ốc, cứ nhai đi nhai lại. Người trong nước chẳng buồn nghe thì đội tuyển nước ngoài hiểu thế quái nào được mà nói lắm thế?
– Vấn đề quan trọng là họ được thò cái mặt trên khán đài của sân vận động để thu vào ống kính kia? Vì thế từ quan lớn, quan bé, quan to, quan nhỏ, quan trai quan gái, quan ông, quan bà đều xếp hàng “rồng rắn lên mây” để được quyền phát biểu – tôi gay gắt nói:
Mặc cho “trung tâm” đang nhiễu sóng, Sĩ cất giọng điêu luyện bình luận:
– Các bạn thân mếu! Trước mắt tôi lúc này, sân vận động Cuốc da Mỹ đình bắt đầu sôi động với những cú sút tung lưới của đội bạn. Do đẳng cấp vượt trội, nên ngay sau khi tiếng còi khai cuộc vang lên, các cầu thủ Anh Quốc nhanh chóng tạo được sức ép trước vòng cấm địa của đội tuyển Việt Nam”
-Ôi giời, Trí lẩm bẩm, coi như trò trẻ con: -Đấu với Thái Lan , Bắc Hàn còn thua, làm sao qua mặt được đội tuyển nhất nhì thế giới.
Phút thứ 11: Vào! 1-0 cho Manchester City. Giọng Sĩ âm vang như đang ngồi trước màn hình bóng đá:
– Xin các bạn chú ý lắng nghe. Lúc này trận đấu đã diễn ra chừng 20 phút. Đội Việt Nam đã thua liền hai quả… và cứ theo cái đà này, tôi ước tính thời gian thi đấu càng dài , đội Việt Nam càng thua đậm.
– Vào! 3 -0 cho đội Việt Nam. Từ quả đá phạt bên ngoài vòng cấm địa, Aleksandar đã tung cú sút tuyệt vời hạ gục thủ thành Tô Vĩnh Biệt.
Phút thứ 50: Vào! 5-0 cho Manchester. Sterling tung cú sút bên ngoài vòng cấm, đưa bóng đi vào góc xa hiểm hóc.
– Hí hí… Mi nhận xét: – Nếu ở ngoài xã hội, anh Sĩ nhà mình đúng là bình luận viên xuất sắc
– Thì …Trí nhắc, chỉ vì đam mê bóng đá, hơn thua nhau một bàn thắng mà sút tung…giò 11 cầu thủ của đối phương, thủ môn bị ngất, đến mức phải ở tù 8 năm đấy thôi .
Mặc nhận xét của mọi người xung quanh về mình, Sĩ vẫn mê mẩn như người lên đồng:
Phút thứ 51: Vào! 6-0 cho Manchester. David Silva đệm bóng cận thành, xé lưới đội tuyển Việt Nam.
– Thôi đi ông! Trí cáu:- Bình luận quái gì mà toàn nghiêng về phía đội bạn thế? Cứ làm như đội tuyển Việt Nam có vấn đề về kỹ thuật không bằng.
Sĩ cao giọng như nhắc:
– Chỉ còn băm chín phút nữa…mong các cổ động viên kiên nhẫn chờ đợi kết quả cuối cùng.
– Ôi dào! Bình luận mà không có âm thanh, không có hình ảnh thì bình làm chó gì, chị Dung chu tréo.
Mac ke no, Sĩ vẫn mở volum tra tấn bạn tù :- Càng thi đấu các cầu thủ Manchester City càng thể hiện được đẳng cấp của đội bóng hàng đầu thế giới. Càng chứng tỏ được sự chênh lệch về mọi mặt giữa đội tuyển Việt Nam và Câu Lạc Bộ của mình, nên trước khi kết thúc trận đấu, Sterling đã mang về cho đội nhà quả penalty thứ 5 khi cầu thủ Việt Nam phạm lỗi trong vòng cấm địa, giúp đội nhà vươn lên dẫn trước 7-0.
Quên cả đêm tối đang phủ trùm trước mặt, tôi hướng đôi tai về phía chấn song, nơi phát ra chất giọng điêu luyện của bình luận viên:
-Phút thứ 85:- Vào! 8-0 cho Manchester. Silva dễ dàng hạ gục thủ môn đội tuyển Việt Nam sau khi nhận đường chuyền thuận lợi từ Sterling.
– Trời! Trí bực bội thốt lên: – Đấm đá như gãi ghẻ thế thì ê mặt với toàn thế giới à? Tận phút thứ 85 vẫn thua liền 8 quả. Không gỡ gạc được tí thể diện nào sao? Đúng là bình luận viên cấp trại .
– Vào! 9-0 cho Manchester. Tiếng Sĩ lại vang lên, cắt ngang sự bực bội của Trí…
Mặc mọi tiếng ồn ào nổi lên, tôi cố gắng nghe những lời bình loạn sôi nổi của Sĩ:
– Thưa các bạn, kết quả cuối cùng, đúng như nhận định của tôi, cứ trung bình mười phút, thủ môn Tô Vĩnh Biệt lại ngậm ngùi vào lưới nhặt bóng một lần. Tất nhiên có không ít những phút giây nguy hiểm. Đội Tuyển Việt Nam suýt có bàn thắng danh dự sau pha đánh đầu của Duy Mạnh.. Mạc Hồng , Văn Quyết… Rất tiếc, cả ba đều dứt điểm ở những góc hẹp, đưa bóng đi chệch khung thành, nên lúc thì sút vào sau khán đài, lúc vào mé trái hay mé phải của gôn. Có lúc lại chạm cột dọc…Khá đáng tiếc cho chúng ta và càng thêm may mắn cho đội bạn.
-V..ào…ào! Sĩ kết thúc bài “điếu văn” ấn tượng của mình bằng chất giọng cao vút: – Lúc này cả sân như nổ tung vì cú sút tung lưới của cầu thủ Văn Quyết vào phút thứ 90. Tỷ số thắng thua đã được ấn định: Việt Nam 1. Manchester City 9.
– Ối giời! Chị Hạnh đùa: – Đấy là đấu giữa trời đỏ lửa. Bán cầu đại não của các cầu thủ bạn không quen khí hậu thời tiết Việt Nam, cứ tan ra như bơ hơ trên lửa nên mới ăn chín quả thôi đấy. Nếu khí hậu trở lạnh đột ngột. Cuộc đấu lại diễn ra trên sân nhà người ta. Chắc đội tuyển Việt Nam lũ lượt theo cậu Sĩ vào trong này…ở ẩn, giấu mặt vì xấu hổ mất .
Dù sao cũng được một trận cười cô ơi, Mi cười hết cỡ, lên tiếng: – Thích nhất là lúc anh ấy nhại chất giọng lơ lớ của huấn luyện viên người Nhật bản: “Chúung toi sé cố gắn hết thức đẻ đẻ cốông hién mọ…ot trần đấu đẹẹp đeẹp” …Lại cả huấn luyện viên của đội bạn nưã chứ: – “Ò đếen lúc nàay tooi khoong hiệu cá mư…ời máy bố hoa đaau dồi?.. Lẽe nào chúung đá bị néem vào thùng ráac…thậat là mọot sự lẫng phí..” hí hí
– Ôi dào! Đá với chả đấm. Rõ ấm ớ hội tề. Chị Hạnh buông một câu não nuột khi nhớ lại những lần buộc phải theo ông xã chen chúc mua vé vào xem. Giá chát chúa 45 bảng Anh, tức một triệu rưởi tiền Việt Nam mà thua vẫn hoàn thua. Phần thắng chắc chắn thuộc về các cai thầu – tức lãnh đạo liên đoàn bóng đá Việt Nam. Thay vì yêu cầu đội bạn đá giao hữu, lấy kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau thì họ cứ như những con chiến mã dũng mãnh thời xa xưa lao lên như tên bắn, đá bách phát bách trúng. Trong khi thủ môn Việt Nam thì hành xử ngược lại: lờ đờ, chậm chạp, lóng nga lóng ngóng y hệt những chú lính chì …đói lả trong điều kiện nắng nóng của Việt Nam: “ Bóng ơi bóng chạy sân nhà. Ta để bạn sút, chứ ta không cần ” …
Chuyện vãn đã hết. Theo phản xạ có điều kiện, lũ tù tội nghiệp chúng tôi lại đưa mắt ra ô cửa tò vò chờ tiếng chân quen thuộc tẻ ngắt của quản giáo vào khóa cửa để còn sửa soạn đi ngủ. Có lẽ trong tù, chỉ vào những thời điểm đặc biệt ấy là chúng tôi biết được giờ giấc. “Chính xác như đồng hồ GimiKo” (trong lời quảng cáo của hãng đồng hồ mới mở tại Việt Nam)…Sáng năm giờ ba mươi phút, kẻng “báo động” vang lên, phải chồm dạy gấp chăn màn, vệ sinh răng miệng. Sáu giờ ba mươi phút ra cửa tò vò nhận mỗi người một ca nước nóng để uống thay bữa điểm tâm sáng. Chín giờ ăn trưa, mười lăm giờ ăn tối, mười sáu giờ ba mươi phút: Bơm nước, mười bảy giờ: Tắt nước. Mười tám giờ: Nghe đài…Hai mốt giờ : Khóa cửa lồng, đi ngủ. Kết thúc một ngày tù ảm đạm, vô vị.
Không khí trại tù lặng ngắt, tiếng Mi rơi tõm vào thinh không như thể đá ném ao bèo:
-Buồn qúa cô Thủy ơi, kể chuyện hài hước đi!
( còn tiếp)

Trong chết, cười … Ngặt nghẽo Chương 10 ( tập II)

0
Tran Khai Thanh Thuy
26 Tháng 5 lúc 23:28 ·

 
(trích )

Như thường lệ, đúng sáu giờ ba mươi phút, bất kể sáng hay chiều là bản tin dự báo thời tiết bắt đầu. Tất nhiên biết rõ về ông giám đốc nha khí tượng có cái tên khá ấn tượng là Lê văn Xiên, chuyên dự …láo thời tiết nên chúng tôi tích cực vận dụng ngôn ngữ dân gian để “xỏ” lại ông ta chơi.
Nhạc hiệu vừa tắt, cũng là lúc lũ tù chúng tôi hết được quyền thu nạp thông tin trong ngày( mỗi ngày ba buổi, tổng cộng chín mươi phút)…Cả trại tù lại yên ắng như hầm mộ…Bất ngờ Mi cất tiếng:
– Các bạn nghe đài thân mếu, sau đây là bản dự láo thời tiết cho đêm nay và rạng…háng ngày mai.
– Tiên sư bố con phải gió! Chị Dung mắng yêu: – Đã bị biệt giam trong tù gần hai năm nay rồi mà còn nghĩ đến chuyện rạng háng với rạng chân?
Không thèm để ý đến thái độ nửa ghét nửa yêu của chị, Họa Mi tưng tửng:
-Tại các tỉnh miền đông Nam Bộ:Đêm không nắng, ngày vắng sao. Nhiệt độ thấp nhất trong phòng máy lạnh là mười sáu độ C. Nhiệt độ ngoài trời là bốn mươi mốt độ C. Còn trong cổ mộ của chúng ta là ba mươi sáu độ C. Bên ngoài xã hội, nhiệt độ sôi của nước trong mỗi gia đình là một trăm phần trăm, không hơn, không kém. Tại các bến xe và khu vực trại tù là sáu mươi đến sáu chín phần trăm….
-Hí hí ! Chị Hạnh cười, nhận định: – Lại còn nói đích xác nhiệt độ sôi của nước trong các khu vực…ăn gian là sáu mươi đến sáu chín độ C nữa chứ. Thảo nào dội mì không chín, dội cháo thì loảng toèn toẹt vì không đủ độ sôi cho phần bột gạo nở ra, chỉ có pha thêm nước lã vào dội “em bé” vào mùa rét là có lý thôi .
Tiếng cười lướt qua môi. Họa Mi tiếp tục dự láo thời tiết theo phong cách của giám đốc Lê văn Xiên:
– Tại khu vực phía tây Bắc Bộ có mưa rào rải rác. Các khu vực khác có giông bão lớn nhưng chưa rõ chính xác ở khu vực nào và lớn tới mức nào? Tuy nhiên biển động nhẹ còn trên giường động mạnh, giãy giụa. Có lúc thò cả bốn chân ra ngoài .
– Khí khí khí, khì khì khì…hơ hơ hơ…Tất cả cùng cười, xua mọi uất ức trong lòng ra…Cười chán, tôi khích:
– Còn gì nữa không, sao off nhanh thế?
Họa Mi tưng tửng:
– Đâu, vẫn đang on đấy chứ, cả nhà mình nghe tiếp này…E hèm… hèm! Sau đây là phần tin ven biển: Vùng biển Ninh Thuận gió giật cấp hai, cấp ba. Càng về sau càng giật mạnh, thậm chí tới cấp Đại học, cao đẳng.
– Hí hí ! Chị Hạnh cười, cướp lời: – Giật mạnh tới mức tú tài (tái tù) mới đáng sợ, chứ cấp cao đẳng, Đại học ở ngoài xã hội ăn thua gì? Chưa phải tù “con so”( tù lần đầu) hay “con dạ”(tù lần hai) nhớ…hớ hớ…
Được đà, Mi tiếp tục:
– Vùng biển Cà Mau, Kiên Giang và Vịnh Thái Lan có bão lớn, chớp giật đùng đoàng, bàng hoàng cả nước.
Tiếng cười lại nhất loạt rộ lên, tuy không tung tỏa như trước nhưng cũng có tác dụng xua đuổi tà khí trong trại.
– Bình Thuận đêm không mưa. Ngày nắng gắt. Bầu không khí tràn từ…nồi lẩu vào càng làm khí hậu thêm oi bức, gây đau nhức khắp người. Đặc biệt là các bộ phận mắt, mũi, mồm và dạ dày…
Lại đến lượt chị Dung thêm vào:
– “Vùng biển” tại khu vực B2 kiên giam thuộc trại tù công an nhân dân: Không có gió, không khí vô cùng ngột ngạt căng thẳng. Tại khu vực một người ở, tất cả đều sắp phát điên. Riêng khu vực hai người chung một phòng đang chuẩn bị đánh nhau to…lưu lượng nước mắt lên tới một trăm bảy mươi nhăm mililít trên một giờ.
Mặc kệ lời bình loạn xấn xổ, chen ngang của chị Dung cùng phòng, Mi bình thản “hót” theo giọng điệu riêng của mình :
– Cám ơn các bạn đã theo dõi chương trình dự láo thời tiết của chúng tôi. Sau đây là tiết mục dự báo trong tù;
Tất cả căng tai nghe ngóng, Mi từ từ bật… mép:
– Các vị yêu quái…Chúng ta đang ở vào thời kỳ đặc biệt! Bất kể ngày nắng hay ngày mưa, mùa đông hay mùa hè, đều không có gì ảnh hưởng. Chúng ta không cần di chuyển, không cần gặp người nhà, bạn bè. Cũng không có nhu cầu học hành, đọc sách, báo, nghe nhạc…Mọi sinh hoạt ăn uống, ngủ, nghỉ, đều do cán bộ trại quy định. Vì thế, ngày lâu tối, đêm qúa dài…Mỗi một ngày qua đi chúng ta cảm giác như một thế kỷ(!) Trong khi ở ngoài xã hội: Ngày nóng có bia tươi. Ngày mưa có ô, dù. Còn trong khu vực biệt giam tối tăm của chúng ta. Trại giam luôn có đủ các loại vải bạt, bia đá, bia cỏ, bia đất, bia khô…cho mỗi người(!)
Tiếng cười đột ngột lắng xuống. Mi kết thúc tài dự láo thời tiết và dự… thật tương lai của mình bằng câu nói quen thuộc:
– Chương trình dự láo hôm nay kết thúc, đúng sai miễn bàn, ngày mai …láo tiếp.
– Bố khỉ ! Chị Dung cười : – Có gì thì bịa tiếp đi! Đúng là lão Lê văn Xiên phải gọi mày bằng cụ về tài dự láo thời tiết có một không hai của mày, con ạ. Còn ông Ba Phô – trưởng trại cũng sẵn sàng cách ly mày ra khỏi môi trường tù tội để không ảnh hưởng tới các bạn tù. Phen này không cẩn thận thì …bia đá, cỏ mềm đấy, con ơi!
Cố lấy lại trạng thái tâm lý thông thường, Mi lanh lảnh:
– Đã bảo ngày mai …láo tiếp cơ mà. Bao giờ cho hết ngày mai? Vớ vẩn! Ở tù hai năm, ngày nào cũng nghe bố con nhà nha khí tượng Xỏ Xiên dự láo. Làm gì chẳng xứng đáng là bậc thầy của họ về tài…bịa đặt, nói láo cho qua ngày đoạn tháng.
– Hay đấy! Ước gì hôm nào cũng được cười rũ ra như hôm nay.
-Hí Hí! Chị Hạnh lứu lo như muốn hòa đồng cùng giọng hót trứ danh của Mi…
Bình thường ở ngoài xã hội, sau chương trình dự láo thời tiết là chuyên mục thể thao 24/7. Sở dĩ chúng tôi biết chắc chắc như vậy vì vài lần cai tù trực ca hôm đó mải chơi bài ăn tiền hay người nhận bàn giao ca đến muộn, chúng tôi vẫn được nghe lậu vài đoạn cho đến khi người trực ca nhớ ra tắt béng đi. Dù cánh anh em nài nỉ xin được nghe tiếp nhưng “Quy định là quy định. Mười lăm phút là mười lăm phút. Muốn nghe cho đã thì chờ về nhà mà nghe”.

TKTT

TRONG CHẾT, CƯỜI…NGẶT NGHẼO. ( Chương 10 – kỳ 4 – Tập II )

0
Tran Khai Thanh Thuy
 

Không khí trại tù lặng ngắt, tiếng Mi rơi tõm vào thinh không như thể đá ném ao bèo:
-Buồn qúa cô Thủy ơi, kể chuyện hài hước đi!
Không nỡ để mọi người thất vọng, nên ngay sau tiếng “đá’ rơi tõm của Mi xuống “ao bèo” tôi cất giọng nhàn tản, khươ khoắng:
– Trèo lên dãy núi Thiên Thai
Thấy chim bướm lượn giữa hai …là hai …cặp đùi.
Tình tính tang, tang tính tình…Dân làng rằng, dân làng ơi, rằng có thấy là …thấy hay không, rằng có thấy là thấy hay không?,
-Ối giời! Đang sấp ngửa lao từ “bệ rồng” xuống đất đi “toa lét”, chị Hạnh giật nẩy mình, quay lại, đay đả:- Lại phong dao hoa tình à, phồn thực nhảy?
… Trong khi tất cả còn ớ ra, năm, sáu đôi tai cùng giỏng lên nghe ngóng. Tôi nhào người ra, vỗ bốp vào vai chị một cái đau điếng:
– Giỏi! Bà này dân thương nghiệp mà trí óc nhạy bén ghê. Hiểu ngay ra vấn đề nhạy cảm.
– Cái gì cơ? Mi láu táu…Trong khi tôi biết chị Dung ngồi cạnh, mặt ngay đơ như cán tàn!
– Có gì đâu! Tôi đáp- Hình ảnh đôi trai gái yêu nhau được tác giả dân gian khắc họa trong thơ ấy mà.
– Dân gian nào? Chị Hạnh nhẩy bổ vào cuống họng tôi chất vấn:- Có mà hiện sinh thời hiện đại thì có.
Tôi chưa kịp phản đòn, Mi nôn nóng :
– Cô Thủy nói rõ hơn được không? Cháu chả hiểu gì cả. Toàn cảnh núi non, hoa lá, chim muông từ ngày xửa ngày xưa đấy chứ?
– Hớ hớ hớ, chị Hạnh cười , không giấu nổi vẻ thỏa mãn: – Đọc lại bài thơ đi, cháu ơi.
Bên kia tường Mi lẩm nhẩm lại làn điệu dân ca quen thuộc :
Trèo lên dãy núi Thiên Thai…ý a..Thấy chim bướm lượn … lượn, ý a …giữa hai là hai…
Không để Mi cất lời, chị tung lời nhận định:
– Thấy cái tài giỏi cùng sự tinh ranh của các “cụ” chưa? Hình ảnh tính giao của đôi vợ chồng trẻ đang nhịp nhàng hóa thân vào các động tác tính dục ngàn đời mà gói gọn trong hai câu thơ cô đọng xúc tích, ý tại ngôn ngoại đấy nhé. Giỏi đến thế là cùng.
– À! Cháu hiểu rồi: – Mi láu táu giải thích: – Trái núi Thiên Thai là đôi gò bồng đảo tức cặp tuyết lê của người con gái đúng không? Còn chim bướm lượn…Ối giời!
Ý nghĩ của Mi như bừng sáng từ bên trong. Sâu sa mà thực tế, huyền ảo mà trần trụi , lãng mạn mà tức cười…
Đúng là phút giây thiêng liêng của sự sáng tạo. Dân gian thì sáng tạo ngôn ngữ, còn đôi trẻ trong thơ sáng tạo ra vật chất, tức thực thể con người. Thảo nào trong giới nhà văn Hà Nội, mọi người luôn nhắc đến câu nói kinh điển của bậc đàn anh Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm dấu chân người lính( tất nhiên là dấu chân trên giường cùng vợ): – “Trên đời này làm ra trẻ con là dễ nhất, chỉ cần vài phút” .Tôi vơ vẩn nghĩ .
Cuộc kiếm tìm ngôn ngữ cuối cùng cũng kết thúc. Quả thực, nếu không nhờ hai chữ “ cặp đùi” soi sáng, thì sự tranh cãi còn kéo dài đến đâu? Cũng như sự dày vò đầy khốc liệt của ngôn từ trong trí não, tâm hồn tôi, lần đầu bắt gặp câu thơ vậy. Tất cả chỉ được giải tỏa bằng thực tế chăn gối của mỗi người cùng vốn hiểu biết xuyên qua lịch sử bốn nghìn năm…dâng hiến của ông bà, tổ tiên, cha mẹ dòng tộc, giống nòi . Rõ ràng khoa học, sự hiểu biết hay trí tuệ cao siêu đơn thuần không có chỗ đứng nơi đây…Tôi chấm dứt suy nghĩ của mình bằng cái ngáp ngủ quen thuộc, vì lượng thuốc ngủ đã bắt đầu ngấm dần trong não.
Hết cơn cười ngặt nghẽo là nỗi buồn tủi, sự chán ngán lên đến tột đỉnh, thậm chí cả thần chết cũng đang rình rập. Tôi lủi thủi cúi đầu rời bể phốt, leo lên bệ xi măng của mình tìm giấc ngủ. Phía đối diện chị cũng ngồi lù lù một đống ngay trước mặt. ..Chợt một tiếng cười muộn màng cất lên:
-Kha kha kha! Danh nhân thế giới nói quả không sai: “Đặt những người đẹp cạnh nhau thật là nguy hiểm”
Vừa nhận ra danh tính, tên tuổi, tội trạng của phạm nhân mới, Trí vui vẻ móc máy:
– Nguy hiểm qúa đi chứ! Nhất là trong số người đẹp đó lại có một nhà thơ dân gian, hậu duệ của bà chúa thơ nôm…Gì chứ cái tên của ông chú là bị bà ấy “thiến” đầu tiên đấy, liệu mà giữ.
Chưa biết rõ tài nói lái của cánh chị em chúng tôi nguy hiểm đến mức nào, phạm mới tự khai:
-Ô, tên mình thì có sao đâu ? Mình là Cơ, tức căn cơ chứ không phải cơ hội đâu.
Trí càng được thể móc máy:
– Căn cơ qúa, không chịu chung chi cho các đồng chí, đặc biệt là bọn an ninh kinh tế nên bị chúng bày mưu tóm gáy chứ gì?
-Ờ! Đúng đấy, người đàn ông tên Cơ vồn vã đáp: – Ba lần từ trưởng phòng an ninh kinh tế đến nhân viên mò đến tận nhà thăm, gặp. Mình tiếp đón lịch sự, chu đáo, lôi hết hoa quả bánh trái thuốc lá, rượu ngoại ra mời. Chán chê mê mỏi chúng mới thèm đứng dạy. Ấy thế mà khi về chúng còn bảo: – Ông anh hào hoa, chơi đẹp đấy. Giờ cho bọn em xin ít tiền cà phê đi. Tưởng chúng nó nói thật, mình lật đật rút ví ra đưa mỗi thằng một trăm nghìn tiền Hồ, chẳng phong bao, phong bì gì. Chúng nó cầm, vẻ sượng sùng, miễn cưỡng. Lần sau và sau nữa, vẫn thế. Cho dù chúng nó bảo:
– Thôi không nói nhiều nữa, lần này xin ông anh cái phong bì kê ghế.
Giật mình, tưởng chúng nó đùa, nên cứ nghĩ kê ghế là kê cái chỗ ngồi ở quán cóc vỉa hè hay quán nhậu nào thôi. Đâu có nghĩ nó cần cả sấp tiền dày cộp để kê chỗ đứng. Vì thế, sau khi đưa cho mỗi thằng một tờ hai trăm nghìn đồng mới toe, mình bảo, giọng ngùi ngùi xúc động :
– Các cậu thông cảm , tớ chỉ có tiền Việt .
Cả ba thằng đặt tiền xuống bàn, hai thằng cười nhăn nhở không nói gì, một thằng đập nắm tay vào tờ tiền mới cứng hất hàm bảo:
– Vừa thừa, vừa thiếu …liệu hồn đấy ông anh.
Nói rồi cả ba lặng lẽ cút, mình chẳng hiểu đầu cua tai nheo thế nào, chỉ có linh cảm lành lạnh, vội vàng nói với vợ, không ngờ vợ la toáng lên:
– Chết rồi, anh dây vào bọn công an kinh tế là có chuyện rồi, hai lần đầu nó bỏ qua, lần thứ ba, nó đã gợi ý đến nơi đến chốn thế rồi mà còn không hiểu là nó sẽ cố tình bới bèo ra bọ, vạch lá tìm sâu, bóp thẳng thành cong… chết cả lũ đấy
– Nhưng…mình thanh minh: – Mình làm ăn chân chính mà, cửa hàng mới mở, lãi lờ có là bao đâu? Hay là để anh đưa thêm cho chúng nó mỗi đứa một phong bì năm trăm nghìn đồng.
– Ông ơi! Vợ quắc mắt lên, giọng nói cũng long lên sòng sọc: -Chúng xin đểu chứ không xin thật mà ông định cúng chúng nó năm trăm nghìn tiền Việt. Cứ theo lời chúng bảo, vừa thừa vừa thiếu có nghĩa là thừa một số không cuối cùng( nếu tính ra tiền Đô), còn thiếu hẳn ba số không đằng sau (nếu tính ra tiền Việt).
-Cái gì ? Mình la hoảng: – hai mươi nghìn USD – tức ba trăm triệu tiền Việt á, lấy đâu ra?
– Vậy đấy, nếu không có đô Mỹ thì chí ít ông cũng phải chơi lịch sự hai trăm triệu tiền Hồ ông ạ.
Chưa kịp chồng đủ tiền đã bị chúng tóm gáy lôi lên phường rồi tống thẳng vào đây, mọi việc đành khoán trắng cho vợ vậy.
Trí cười khoái trá:
-Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Ông dại không chịu để tiền đi trước thì tiền đành phải đi sau ông vậy. Yên tâm đi, cùng lắm hết một lệnh ông sẽ về. Tin tôi đi, bà xã không thể xa ông qúa ba tháng được đâu. Thời kỳ “rực rỡ tên người” này, cứ có hình ảnh của “Người” trên các loại tiền là : “Từ tòa án này mình sẽ đi ra, ba tháng rong chơi khắp chốn tù đày. Khóc lóc làm gì. Bác sẽ hiện về cùng ta xóa án. Thời thế thật nhiễu nhương, người người bị nhốt trong lao, cho đến khi nào vợ ta đấm mõm. Thời thế, thời thế ơi” (1)

TRONG CHẾT CƯỜI NGẶT NGHẼO Chương 10 – Phần 5 – Trích.

0
Tran Khai Thanh Thuy
 

Trong tiếng cười như mếu của phạm mới, tôi tranh thủ lấp liếm bằng hai câu thơ của Bảo Sinh:
Ai cũng có thể làm thơ
Ai cũng có thể …sù cơ của mình
-Thấy chưa? Trí cười đắc thắng, đổi đề tài, bẻm mép: – Biết tài chọc cù của bà ấy chưa?
Chị Hạnh tủm tỉm vì “ở chùa gọi bụt bằng anh, ở cùng mấy tháng đã rành…âm mưu”. Thừa hiểu cái nghĩa nói lái của câu thơ tôi vừa đọc: Sù cơ có nghĩa là …sờ c… (!)
Bên kia bức tường dày nham nhở, người đàn ông vẫn chối bai bải:
-Tên mình là Văn Cơ chứ có phải Sù Cơ đâu? Với lại mình là dân cò con, kinh tế, đâu có biết làm thơ? Dù là thơ bút tre, dễ dãi theo kiểu văn hóa đại chúng đi chăng nữa.
Không thèm tranh luận với người bạn lớn tuổi đạo mạo, vừa kịp về hưu, giúp vợ đứng ra kinh doanh cửa hàng đồ gỗ, trang trí nội thất. Chỉ vì thiếu hiểu biết mà phải vào lao, tôi tếu táo đọc tiếp:
Ai cũng làm được nhà thơ
Ai cũng thích tự chìm sơ vài lần.
– Hí hí! hà hà!..Bây giờ thì nói toạc móng heo rồi nhớ, ông “Sù Cơ” có chạy đằng trời .
Như hiểu ra vấn đề, ông ta ớ ra rồi lắc đầu quầy quậy:
– Chịu các anh các chị thật. Từ căn cơ mà thành sù cơ, chìm sơ thì…đúng là ở tù mới thấy.
Trở lại với dòng thơ dân gian, Trí bảo:
– Cái ông Bảo Sinh này nổi tiếng lắm đấy, bà cô biết không?
– Ôi! Thế là cả thế giới quen biết nhau à? Tôi đáp bằng chất giọng tưng tửng của mình:- Trước khi biết đứa con tinh thần của ông ta, mình đã biết đứa con vật chất có thật của ông ta là Nguyễn Bảo Chân, người được Diêm Vương “đánh dấu”, rất có duyên và cũng có tài làm thơ.
– Sao lại Diêm vương đánh dấu? Trí hỏi, vì cùng độ tuổi “sêm sêm” như Chân và cùng trong làng báo Hà Nội nên chắc chắn là biết nhau.
– Ối giời! Tôi cười: – Nhà báo mải đánh đấm, chấm mút qúa, nên quên hết cả tích xưa chuyện cũ rồi . Tất cả những ai dù trai hay gái mà có má núm đồng tiền , đều là do Diêm Vương đánh dấu đấy.
– Thật hả cô? Mi láu táu chen ngang:
– Thì thật …như đời vậy! Tôi đáp: – Chả là bất kể ai khi về với đất mẹ… Diêm Vương, đều phải ăn cháo lú cho quên hết mọi tội lỗi trên đời đi, cũng là để xóa sạch mọi ký ức đã có trong đầu, quên mình là ai để vô tư đầu thai sang kiếp khác. Nhưng trong hàng triệu triệu chúng sinh lặng lẽ tuân theo quy định cũng có vài nghìn người phản đối, vì không hiểu lý do sâu sa của vấn đề. Người bảo:- Tôi vừa qua tuổi thiếu niên, tâm hồn còn lành lặn như trang giấy trắng, như hồ nước trong, đã lầm lỗi bao giờ đâu mà bây giờ phải ăn cháo lú?.Người thắc mắc:- Tôi từ nhỏ đã xuất gia, toàn làm điều thiện, không có tội sao lại phải ăn cháo đặc, cháo lú…hoặc lý sự:- Tôi cũng thế, cả đời tu thân, phúc đức đầy mình, sao phải ăn cháo lú, vừa đặc vừa quánh lại sền sệt bứ cổ như vậy, nuốt sao nổi ?
Suy nghĩ mãi, cuối cùng Diêm Vương quyết định:
– “Thôi được! Âm dương đối nghịch. Dưới này tự do dân chủ, ta tôn trọng quyết định của các ngươi, nhưng phải đánh dấu trên mặt để phân biệt với những người đã ăn cháo lú khác”
Vì thế, khi đầu thai trở lại, chỗ bị đánh dấu chính là cái núm tròn như hình đồng xu trên mặt mỗi người, còn gọị là “má núm đồng tiền”
– Ôi hay qúa, Mi reo lên. Cháu ước gì cũng được đánh dấu như thế để giết hết bọn đàn ông háu gái đi.
– Ơ hay! Đàn ông thì liên quan gì đến đây, chỉ được cái nói bậy, Chị Dung cùng phòng trách:
– Còn không à, Mi gân cổ cãi – Danh ngôn thế giới bảo: – Đôi khi chỉ vì yêu một má núm đồng tiền của một cô gái mà chàng trai phải cưới cả một con vợ..
Lờ mờ trong cảm nhận tất cả đều cười :
– Thì ra là thế! Mong được Diêm Vương đánh dấu để trở nên xinh đẹp, bắt bọn đàn ông phải chôn chặt cuộc đời họ vào trong má núm của mình.
Quay trở lại chủ đề của nhà thơ hài Nguyễn Bảo sinh, Trí kể:
– Ông này sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, nổi tiếng ngỗ nghịch, vì thế, không ít lần bị đòn roi, thậm chí cha ông ta là cụ Nguyễn Hữu Mão đã có lần tức giận bảo thẳng:
-Lớn lên chỉ có chó nó mới nuôi được mày!
Một lời là một vận vào như không(2). Từ những năm một chín…đã qua, lúc còn chưa vợ, ông đã mê chó hơn mê gái, tự mày mò tìm hiểu rồi lập ra cả một trang trại nuôi gà chọi, chó cảnh các loại… Đến bây giờ, trong điều kiện “tấc đất tấc vàng”, một mét vuông có giá nửa tỷ đồng, ông vẫn không từ bỏ thói đam mê của mình. Không những nuôi đủ các loại chó cảnh trên thế giới( từ con nhỏ bằng bắp chuối đến con lớn như con bê), ông còn xây cả khách sạn năm tầng, hàng trăm phòng cho chó ở. Gồm cả cầu thang máy, điều hòa nhiệt độ, phòng ốc gọn gàng sạch sẽ, quý phái như chung cư nuôi người tại văn phòng chính phủ vậy.
– Ôi thế thì em biết rồi, Sĩ nhanh nhảu kể: – Một lần bà chị họ rủ em đến khách sạn chó ở Hà Nội, em cứ tưởng bà ấy đùa, hóa ra là thật. Chỉ gửi nhõn một con chó bé teo như cái chổi phất trần mà bà ấy phải trả ba trăm ngàn đồng. Kinh không?
– Nhưng làm thơ dân gian với nuôi chó cảnh hiện đại thì có liên quan gì đến nhau nhỉ? Nhất là hai ngành nghề ấy chẳng ăn nhập gì tới chất người Hà Nội thanh lịch từ xưa đến nay cả. Chị Hạnh thẫn thờ thắc mắc.
Thay vì giải thích, Trí nhanh nhảu đọc chân dung tự họa của nhà thơ này.
Làm thơ, nuôi chó, chọi gà
Ba trò chơi ấy làm ta bơ phờ
Suốt ngày nửa tỉnh, nửa mơ
Trông ai cũng thấy nửa thơ nửa gà!
– Ô hay nhỉ, đọc tiếp đi anh, Mi giục:
Trí chuyền “bóng” sang chân tôi, định nhờ tôi sút tung lưới đội bạn, nhưng tôi nguây nguẩy lắc:
– Ông ấy có tới ba nghìn bài thơ lớn nhỏ, nhớ sao xuể? Có thích đọc thơ tình của con gái ông ấy “Vết chân trần trên cát”…thì mình đọc cho.
Lập tức Trí qươ tay gạt phắt:
– Quên “thuốc ngủ liều cao” của bà đi, đành rằng “con hơn cha là nhà có phúc”, nhưng chất lạ và độc đáo của ông ấy thì không lẫn với bất cứ nhà thơ hiện đại nào, kể cả chính con ruột mình.
Vốn ngoan cố, tôi cãi:
– Sẽ lạ và độc đáo hơn nữa nếu ông ta thay đổi câu kết:
Suốt ngày nửa tỉnh, nửa mơ
Trông ai cũng thấy nửa cô, nửa chàng.
– Cũng phải! Trí công nhận. Câu kết của ông ấy thật thà qúa, làm giảm phần nào chất tưng tửng thánh thiện mà minh triết, ẩn trong những con chữ ngô nghê bình dị của ông ấy đi.
– Còn là sức truyền cảm đặc biệt và đúc kết tinh túy của đời sống nữa chứ. Ví dụ: “Ghế thì ít, đít thì nhiều .Cho nên đấu đá là điều tất nhiên”. Nếu không phải hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì làm sao có câu thơ để đời như thế?
Như tiếng chim gọi đàn, Trí say sưa bình luận:
– Thơ ông ấy là hiện tượng folkclore mà hiện đại, mang tính khái quát hóa cao. Cụ thể:
-Đi đái thì đứng giữa đường
Hôn nhau lại đứng sau tường để che.
– He he he he! Chị Dung cười:- Đúng câu tủ của người nước ngoài nói về Việt Nam mình: -“Đái bậy công khai, còn hôn nhau thì vụng trộm”
– Còn gì nữa không? Mi láu táu:
– Nhiều lắm! Tôi đáp:- Trong khi làng báo Việt Nam mất cả tấn giấy và tạ mực để tranh luận về chất lượng của các bài thơ được giải, thì ông ấy chỉ điểm huyệt bằng hai câu:
-Muốn đuổi khách ra khỏi nhà
Đọc thơ được giải , họ ra tức thì.
– Hí hí, chị Hạnh ngoạc miệng cười, chứng tỏ ông này biết tỏng cái tổ con chuồn chuồn rồi. Ban tổ chức yêu cầu tác giả phải…rải ngân thì mới được rải thưởng. Nghĩa là chất lượng thơ họ không thèm quan tâm, chỉ quan tâm đến chất lượng phong bao, phong bì. Cho nên mấy ông nhà thơ này muốn mất miếng để được tiếng đấy mà …

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản

TRONG CHẾT, CƯỜI… NGẶT NGHẼO (Chương 10 – phần 6)

0
Tran Khai Thanh Thuy
Bể chứa nước và chỗ đi wc trong phòng giam nhà tù cộng sản.

– Đấy chỉ là bọn trưởng giả học làm… thơ cô ơi. Trí cao giọng đàm luận. Còn nhà thơ chân chính thì nghèo rớt mùng tơi, lấy đâu ra tiền để rải ngân?
Ngay sau đó những dòng chữ từ miệng Trí láu táu tuôn ra:
– Muốn cho trộm chẳng đến nhà
Đề vào trước cửa: Đây là nhà thơ
Hơ hơ hơ! “Sù cơ” cười:- Trộm bây giờ khôn lõi đời, trước khi ra tay phá két sắt của ai đó, chúng phải điều nghiên(*) trước chứ. Làm nghề gì có chân dung của nghề ấy. Chân dung của mấy ông nhà thơ lúc nào cũng lơ ngơ như thể chờ thơ về bắt… cóc, trộm nào thèm đến?
Đến lượt tôi ngao ngán thở dài:
– Nhà thơ chỉ giàu xác chữ thôi . Ngồi ở đâu , lúc đứng lên, dưới chân đầy xác chết của hàng ngàn con chữ.
– Ôi đọc thơ đi cô! Mi thúc: Cứ lý thuyết mãi; khó hiểu lắm, cháu chỉ thích cười thôi.
Chiều người đẹp trong tù, Trí nhớ lại và đọc:
Vợ là cửa cái,
Bạn gái là cửa sổ.

Càng nhiều cửa sổ càng sang,
Cửa cái anh vẫn đàng hoàng vào ra.

Vợ là cửa cái nhà ta,
Lại là cửa sổ thằng cha láng giềng.
– Hí Hí! Mi cười, thay đổi hẳn thái độ nôn nóng, cáu kỉnh vừa rồi, bình phẩm: – Thích nhất hai câu cuối vì nó giống thơ dân gian qúa: “Vợ là cơm nguội nhà ta. Lại là phở nóng của cha láng giềng”.
– Dân gian nào? Tôi lên cơn cuồng ngôn, như thể bị chạm nọc: Made in Bảo Sinh hẳn hoi.
Vài câu thơ vụt hiện trong óc, Trí cướp lời:
– Thế đố bà cô! Câu “Ra đường sợ nhất công nông. Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì” của ai nào?
– Tất nhiên không phải thơ dân gian cũng chả phải của Bảo Sinh. Câu này ban đầu là “Ra đường sợ nhất công nông – Về nhà sợ nhất vợ không nói gì” được in từ cuối thập kỷ 90 trong bài phóng sự “Kinh hoàng những nẻo đường quê” nói về tai nạn giao thông do loại xe đầu ngang này gây ra cho những người dân quê hìên lành chân chất nhưng thiếu kinh nghiệm sản xuất. Vì nghèo nàn, thiếu phương tiện chuyên chở mà họ lấy “râu ông nọ cắm đùi bà kia” để chiềng làng chiềng chạ… thượng hạ đông tây, gây ra bao cái chết oan nghiệt cho người làng, đồng thời trở thành nỗi ám ảnh của dân quê mỗi lần ra đường gặp loại xe thô sơ, tự chế này.
-Biết rồi! Khổ lắm. Nói mãi. Trí dài giọng trêu tôi theo kiểu Cố Hồng trong tác phẩm “Số đỏ” nổi tiếng của nhà văn Vũ Trọng Phụng:
– Bài này được giải thưởng của ủy ban An toàn giao thông chứ gì? Không biết cha nào mạo muội sửa cụm từ “không nói gì” thành “không mặc gì” để gán cho Cụ Sinh?
Tất nhiên tôi biểu lộ sự đồng tình trong cách nhìn của Trí, chỉ thay động từ “nói” thành “mặc” mà tính gây cười cho bài thơ tăng hẳn lên, cũng là nhằm chế giễu những anh chồng âm nam, mệnh thủy, mềm oặt, yếu ớt, chẳng làm được trò trống gì khi vợ đã trong tư thế sẵn sàng “mời cụ xơi” như thế.
– Hí hí! Chị Dung nhắc lại câu tủ của nhiều người dân Việt Nam trong truyện cổ tấm cám:
“Vợ ơi vợ rụng vào buồng.
Chồng để chồng ngửi, chứ chồng không xơi”
Từ phòng bên, vang lên những tiếng thùm thụp của hai cô cháu nhà Họa Mi kèm tràng cười tung tỏa tán thưởng.
Chờ cho tiếng cười lắng lại, tôi tiếp:- Bình thường người sâu sắc, dí dỏm như Bảo Sinh chắc cũng hay được…vu oan lắm. Ví dụ câu: “Cuối cùng tất cả chúng ta. Đều lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân” là câu kết trong bài thơ “Chuyện đời” của Nhà thơ Lê Cảnh Nhạc: “Vui đi kẻo nữa chết già, Ngồi trên nóc tủ ngắm gà chổng mông ” Bảo Sinh chỉ đổi mấy chữ mà ai cũng ngộ nhận đó là thơ tự trào của “cụ”.
– Kha kha! “Sù Cơ” nhận xét: – Hóa ra văn học dân gian thời… hiện đại cũng thể hiện sự lạc quan vượt lên những cảnh ngộ đầy bất hạnh nhỉ? Rõ ràng họ nhìn cái chết qua lăng kính của văn hóa khỏa thân đấy chứ?
-À! Đó là vài câu thơ vui của những “chiếc gậy Trường Sơn” năm xưa, đặc biệt là Thanh Hóa, Thái Bình, Hà Tây – Nơi được coi là …kho cung cấp người trong chiến tranh: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Tôi đáp
-Cô Thủy làm báo Cựu Chiến Binh – đi khắp các tỉnh đội để viết bài về những anh “bộ đội cụ Hồ” một thời nên lắm kinh nghiệm có khác. Mi nhận xét
-Thật đấy! Trong khi nhiều anh theo lệnh cụ hồ, đi bộ vào Nam để đội của ra Bắc thì những anh này đội cả núi bệnh trên người do hậu quả của sốt rét, ngã nước hoặc chất độc da cam gây ra…
– Nhưng không phải ai cũng có nhãn quan hài hước để nhìn ra cái sự trần trụi của những con gà cúng. Nhất là những người đang mang trọng bệnh, cận kề cái chết như vây. Sù Cơ bất ngờ lên cơn cuồng hứng…Ngược lại phải có cái nhìn lạc quan, minh triết, một tâm thế giải thiêng của thời hiện đại, hậu sinh mới có thể nhìn vật thờ thanh cao kia thành một sinh vật sống, để người bệnh, người ốm tiếp tục sống vui vẻ an nhàn trong cuộc đời ô trọc, trần thế!
Tất nhiên, đó là triết lý phồn thực của người Việt Nam, thể hiện sức mạnh vô biên, xuyên qua mọi cách biệt âm dương để kết nối sự sống và cái chết, con người và con vật, kẻ cùng đinh không manh khố rách và bậc quyền quý quần áo đầy kho… Lại đến lượt Trí lên cơn ngẫu hứng:- Vì thế theo tôi, định nghĩa “Con người là động vật biết mặc quần áo” nên đổi thành: “Con người là động vật biết tìm ra những lý do, lý thuyết cho sự trần truồng”..
Còn vài câu nữa rất chi là phồn thực độc đáo nhớ: Tôi tiếp:
“Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ
– Hôm qua nó bảo dí thơ vào L…”
“Vợ tôi nửa dại nửa khôn –
Hôm nay nó bảo dí L… vào thơ” .
– A! Câu này trong bài “Trò chuyện với hoa Thủy tiên” của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng được gắn mác Bảo Sinh. – Trí bảo – Ông ấy chẳng nói có mà cũng chẳng nói không, chỉ nhăn răng cười, lộ cái răng sứt, mắt nhắm tít lại như hai sợi chỉ, đầu gật gật, hệt Đỗ Mục đời Đường khi say rượu, say thơ vậy.
-Thì văn học dân gian là vậy mà-Sù Cơ đàm luận: Người “bị mất thơ” cũng vui, mà người “được gán thơ” cũng vui. Cả làng cả tổng cùng vui, chẳng chết con Nhăng thằng Nhố nào cả. Dính vào chính trị, chính em ấy à? Chẳng phải đầu cũng phải tai, lớ ngớ ra khỏi hội nhà văn, vào tù bóc lịch như chơi.
Tiếng côn trùng nỉ non, rên rỉ, ước chừng cũng sắp đến giờ “giới nghiêm”. Trước khi… thả dài lưng đo nỗi chán chường, Trí đọc vài câu bâng qươ trêu Mi
Mình ngu nhiều kẻ ngu hơn
Cho nên được gọi là khôn hơn người
Mi xinh đâu bởi nụ cười
Mi xinh là bởi nhiều người xấu hơn…
Tiếng cười vừa kịp cất lên lập tức bị tiếng giày đinh và xích sắt của cảnh vệ và cai tù nuốt chửng. Đã đến giờ mắc màn đi ngủ theo quy định của trại. Cửa lồng bị khóa trái và chỉ được mở vào sáu giờ sáng hôm sau khi tổ chia nước đến từng phòng theo lệnh cán bộ.
Tôi nhắm mắt và nhờ thuốc mà chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay**.
Hết chương 6.
TKTT
————————-
*. Điều tra, nghiên cứu
**Mọi sự ủng hộ mua sách hay đóng góp ý kiến xin liên lạc qua Email: Honvongphu25@gmai;com, hoặc số telephone của tác giả: 916-248-3414.
😂 Giá 20 USD một tập ( I hoặc 2)

Chủ tịch nước phạm luật khi tước quốc tịch của ông Phạm Minh Hoàng?

Như đã đưa tin, để đối phó với việc bị tước quốc tịch vì là người mang song tịch, mới đây ông Phạm Minh Hoàng, 1 người Pháp gốc Việt đã quyết định từ bỏ quốc tịch Pháp của mình để được ở lại Việt Nam.

Ông Phạm Minh Hoàng từ 20 năm nay về giảng dậy tại đại học Bách Khoa T.p Hồ Chí Minh và từng bị ngồi tù vì những oạt động có xúy cho dân chủ, nhân quyền.

Giới luật sư đang đặt vấn đề về sự vi hiến trong quyết định tước quốc tịch do chủ tịch nước Trần Đại Quang ký, theo đó, ông Hoàng bị tước quốc tịch gốc, tức quốc tịch Việt Nam.

Mới đây, ngày 7/6 trang công báo của bộ Tư Pháp Việt Nam đã công bố việc ông Hoàng bị tước quốc tịch, dựa trên quyết định ký hôm 17/5 bởi chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Trả lời BBC ông Hoàng cho hay, ông sẽ ‘sống chết trên quê hương’ và sẽ tranh đấu tới cùng với việc trục xuất ông.

Ông Hoàng được chính phủ Việt Nam cho phép chính thức hồi hương năm 2007 và đã được cấp lại chứng minh thư nhân dân.

Theo các luật sư, việc tước quốc tịch của ông Hoàng là không đủ căn cứ. Điều 31 luật quốc tịch Việt Nam quy định:

Điều 31. Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam

1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.”

Trường hợp của giáo sư Phạm Minh Hoàng không thuộc mục nào trong điều 31.

Hiện Đại sứ quán Pháp đang thụ lý hồ sơ thôi quốc tịch Pháp của ông Hoàng.

Đàn Chim Việttổng hợp

Trần Khải Thanh Thủy Mời Dự Ra Mắt Sách

Trần Khải Thanh Thủy

MỜI DỰ RA MẮT SÁCH

 

(XIN MỜI DỰ RA MẮT SÁCH: “Trong Chết, Cười… Ngặt  Nghẽo (Ở Tù Cộng Sản – Đố Ai Không Cười)” của Trần Khải Thanh Thủy, lúc 2:00PM Thứ Bảy 27/5/2017tại NB Người Việt 14771 Moran St., Westminster CA 92683.)

Lẽ ra cuốn sách đã làm tròn sứ mệnh của mình như điều tác giả tâm niệm: “Tác phẩm phải rời ta như con thuyền rời bến” để đến với bờ bến xanh trong là cộng đồng người Việt Nam tại Hải Ngoại và ít nhiều neo đậu vào bến bờ tâm cảm của người đọc về một góc khuất nhỏ nhoi tại nhà tù B14 của  bộ công an( trong tổng số hơn chín trăm nhà tù các loại). Cũng là hiểu rõ hơn về cá tính, tâm hồn, quan điểm, lập trường, phương pháp tư duy của tác giả  trong quãng đời tù oan nghiệt đầu tiên…Ngay khi ra mắt tập I với nhan đề “Ở tù cộng sản, đố ai không cười” (2008) tái bản 2010 (khi tác giả phải ở tù lần hai) tác giả đã được số đông bạn đọc thương cảm và ủng hộ hết lòng.

Sau khi được bà ngọai trưởng Hillary can thiệp để sang định cư tại Mỹ, gặp laị một số độc giả dù thân hay sơ . Câu đầu  tiên mà tác giả  được nghe – như một lời khích lệ là: – Sắp có ở tù cộng sản  đố ai không cười tập II chưa dzậy? Tôi đọc mà cười chết luôn .

Hoặc:

– “Không lẽ tui lại bỏ tiền ra mua hai cuốn, vì vợ chồng tui giành nhau hoài. Lúc đầu tui định mua ủng hộ  để ông Đỗ Thông Minh lấy tiền gửi về trong tù cho bà thôi. Không ngờ đọc vào vui thật, bả nhà tui còn bảo: “Chuyện phòng the của chị Thủy này chắc là nghịch lắm. Ai sống với chỉ cũng phải cười lăn …v.v”

Có thể trích dẫn vài chục lời nhận xét của độc giả Hải Ngoại dành cho tập đầu của cuốn sách này, nhưng thôi “hữu xạ tự nhiên hương”. Văn chương ghét kẻ gặp may, càng ghét những kẻ “thùng rỗng kêu to” vì thế tác giả khi đã qua tuổi  “tri thiên mệnh” ( biết mệnh  trời ) rồi không dại dột đi vào vết xe đổ của một số ít nhà văn tự phong khác. “Chữ vô nghĩa ở trên bờ…vô nghĩa” lại cứ háo danh, ảo tưởng rằng  mình bình đẳng với  Chúa trời trong việc tạo lập ngôn ngữ: Biến những con chữ vô bổ, tầm thường trong đời sống hàng ngày thành những âm tiết nở hoa trong tâm trí người đọc. Khi không được độc giả đón nhận lại thở than“ chữ đa nghĩa ở trên bờ…vô nghĩa”. Tuy không đến nỗi cay nghiệt như các tác phẩm văn học trong quốc nội: “Đầu năm ăn bánh vẽ, cuối năm húp cháo lừa” nên quanh năm cứ phải múa bút theo cây gậy chỉ huy của đảng”, cũng ê chề, cay đắng: “Đầu năm hy vọng chứa chan, cuối năm ngửa cổ chán chưa hở giời… một mình múa gậy vừơn hoang, văn chương không một tiếng  vọng…

Không ngờ, sau khi sang Mỹ được một năm, hình ảnh, ý tưởng còn vương vấn, quấn quýt trong đầu, tác giả bắt tay vào viết phần hai…Tưởng tất cả  đã thành gai cào trong ký ức, không thể bỏ qua được dù  là sự lãng quên có chủ định trong từng giây từng phút, nhưng cuộc sống luôn có những điều bất ổn diễn ra không đúng với  những ý định ban đầu của con người. Khi đã đi gần hết ba trăm trang của tập hai thì “ông chồng xã hội chủ nghĩa” lò dò sang. Thế là “khởi đầu của một niềm hạnh phúc mới cũng là bắt đầu của một nỗi bất hạnh mới, nghìn lần cay đắng hơn”…Đó là sự mơ hồ, hoảng hốt trước tương lai, sự lúng túng, nghèo nàn, bất ổn trong hiện tại: Không nhà cửa, tiền bạc, vốn liếng, cũng như không nghề nghiệp, lại còn bất đồng về ngôn ngữ…Tất cả là một con số không tròn trĩnh. Bình thường trong cuộc “vây giáp tình thương” của cộng sản bằng bom phân, bằng bắt nóng, bắt nguội, triền miên tịch thu điện thoại , máy ảnh, vi tính cùng các phương tiện làm việc, còn có cả hàng rào nhân ái của bà con Hải Ngoại bao bọc, cũng như hệ thống báo chí truyền thông bên ngoài chia xẻ… Khi bắt đầu sang Mỹ , một xu dính túi không có, nhưng hai mẹ con còn được hưởng tài trợ của chính phủ, được ở nhà thuê không mất tiền…Khi chồng sang, thoát cảnh “vọng phu” là tất cả chấm hết. Chỉ riêng số tiền thuê nhà hàng tháng đã chiếm luôn số tiền tài trợ , trong khi bao nhiêu  nhu cầu tự thân đặt ra, nào trả các loại bill mỗi tháng, nào xăng xe, chi tiêu, mua sắm v.v

Để cứu gia đình nhỏ của mình khỏi sự bất tài, bất lực và bất mãn của chồng ( cả tâm bất tòng lực lẫn lực bất tòng tâm) trong điều kiện: “Gạo tiền níu thân sát đất” và sức khỏe hao vơi từng ngày (từ 116 pound còn 89 pound), tác giả đành phải cho in gấp hai tập “Chết ngoài kế hoạch” đã “thai nghén xong xuôi, để được bà con ủng hộ, cứu tế…Vì thế ý định ra tiếp tập hai “Ở tù cộng sản, đố ai không cười?” đành phải xếp lại, vì “người rầu chuyện có hay đâu bao giờ ?”

Cho đến giờ phút này, sau năm năm ở Mỹ (cuối tháng 6-2011 đến 6-2016). Cuốn “Chết ngoài kế hoạch” đã “sống” đúng “trong kế hoạch” của tác giả. Được độc giả ( đa phần ở độ tuổi tráng niên từ 60 trở lên) ủng hộ, mua giúp gần 2000 cuốn, đưa gia đình Thủy qua được khúc ngặt của những ngày đầu sống cuộc đời lưu vong trên đất Mỹ. Đồng thời sức khỏe cũng đã được “đại tu” trở lại. Từ 89 pound thành 98 Pound hiện tại. Không còn cảnh “điện yếu, cơ yếu, hơi ngắn, còi rè’ nữa nên kế hoạch “xóa đói giảm nghèo” lần thứ hai lại tiếp tục, cũng là đền đáp lại tấm lòng, sự nhắc nhở, ưu ái các chủ nhà sách ở Nam Cali  như Tự Lực, Tú Quỳnh, Văn bút:  “Chị in tiếp cuốn hai đi. Sách của chị thuộc diện túc tắc bán được ..”

Hy vọng những người yêu chữ trong cộng đồng người Việt ở Hải ngoại ( đặc biệt là ở Mỹ) tíếp tục ủng hộ Thủy qua việc mua sách, vừa góp vào quỹ “xóa đói giảm nghèo” cho tác giả còn tích cực “xóa tức, giảm buồn” cho mình  trong quãng đời xa xứ ( khi áp lực trong lúc “vịn vai đời để sống” tăng cao, hoặc  căm hận cộng sản mà không có cách nào giảm thiểu stress) khi đọc xong cuốn sách này sẽ thực sự được thư giãn sau chuỗi ngày than dữ, để tuổi thọ mà trời định cho cũng phải nới rộng ra. Không phải bảy mươi, tám mươi , chín mươi mà đạt tới con số một trăm hai mươi năm như khoa học đã phát hiện và chứng minh.

Nếu “Chết ngoài  kế hoạch” là bông hoa đời bật ra từ bãi rác xã hội chủ nghĩa thì “Trong chết, cười ngặt nghẽo” thực sự là đóa hoa cười  mọc lên trên nền tù tối tăm, hôi hám, nhơ nhớp và vô cùng ác độc của chế độ cộng sản. Những kẻ đã rắp tâm  đưa toàn dân vào một cuộc chiến đẫm máu, ngu xuẩn. Trong khi dân nghèo, nước yếu lại “đối thoại” với Mỹ (đồng minh của chính thể Việt Nam Cộng hòa) bằng  bom đạn, qua việc liếm bùa Trung Cộng và Nga xô để xin vũ khí, lương thực. Cho dù cộng sản cố tình lấp liếm là “Cuộc đấu tranh giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước”, thì  thực tế vẫn là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, huynh đệ tương tàn.  Bởi xét cho cùng chẳng có cuộc chiến tranh nào là chính nghĩa cả và sự đối thoại bằng đạn, bom, bao giờ  cũng là sự đối thoại của  tột cùng  ngu xuẩn.

Máu đổ một giây, di họa đủ một đời, huống hồ máu đổ suốt tám mươi nhăm năm qua thì di họa biết bao nhiêu mà kể xiết ( Kể từ cuộc khởi nghĩa  Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1931, đến cách mạng tháng tám 1945, cải cách ruộng đất 1953-1957, chiến dịch Mậu Thân tại Huế năm 1968. Mùa hè đỏ lửa tại thành cổ Quảng Trị  năm 1972. Cưỡng chiếm Miền Nam tháng tư năm 1975…Rồi các cuộc di dân, vượt biển, đi kinh tế mới…đưa số người chết lên tới cả chục triệu người… Cứ một người nằm xuống, cả đại gia đình trắng xóa xác khăn tang…Nỗi đau không chỉ thể hiện qua tiếng khóc, trên gương mặt người thân mà còn xoáy vào tim óc của triệu triệu người có lương tri trong và ngoài nước.  Đó cũng là lý do một người hiểu biết, có lương tâm văn học như Thủy “Không thể ngồi yên” để hưởng cơm thừa, canh cặn của đảng trong bối cảnh: “ Giang sơn chan chứa đôi hàng lệ” hoặc “Đảng nhất đinh thắng, dân nhất định thua”

Một lần nữa xin chân thành cám ơn độc giả gần xa đã âm thầm ủng hộ Thủy từ những ngày đầu  tiên tranh đấu với  những bút danh Thái Hoàng, Nại Dương*, Quý Dân, Mai Xuân Thưởng, Tuệ Minh, Đồ Nghệ, Nguyễn Hải, Võ Quế Dương v.v mà hầu hết cứ tưởng là …đàn ông vì chất giọng  nam tính  cùng những bút danh cũng đặc biệt nam tính của mình.

Âu cũng là một kỷ niệm vui trong cuộc đời cầm bút tranh đấu và làm báo, viết sách của  tác giả. Một kỷ niệm mãi mãi không bao giờ  quên, cho đến khi chế độ cộng sản hoàn toàn sụp đổ trên quê mẹ Việt Nam… Ngày ấy, ngày ấy sẽ không xa, và dân tộc Việt Nam trong năm nay sẽ là người chiến thắng.

Sacramento  – 2017

Trần Khải Thanh Thủy

—————————–

Thái Hoàng: Nói lái từ “thoáng hài”. Ám chỉ cách viết thiên về hài hước, châm biếm của tác  giả. Chuyên rắc nấm cười vào các câu chữ, bắt mọi người phải…đếm răng  cùng mình.

Nại Dương: Ánh dương nhẫn nại chiếu sáng trên bầu trời( không phải đại Dương, như một số độc giả hiểu lầm là tác giả viết sai chính tả).

Mong nhận được sự ủng hộ hết mình từ các quý độc giả xa gần:

Điện thoại:  916 248 3414

Email: Honvongphu25@gmail.com