Home Blog Page 1403

Rắc rối khi sân gôn trong sân bay được tặng danh hiệu

5

TTO – Đùng một cái, sân bay Tân Sơn Nhì được phong tặng hai danh hiệu “Sân bay duy nhất trên thế giới có sân gôn kèm theo” và “Sân gôn độc nhất trên toàn cầu nằm trong sân bay”.

Rắc rối khi sân gôn trong sân bay được tặng danh hiệu

Cuối cùng, trước áp lực của báo chí, công luận, ý kiến tâm huyết của cử tri, các nhà khoa học và sự sáng suốt, quyết liệt của cấp trên, số phận sân gôn cùng hàng loạt công trình “phụ trợ” trong sân bay Tân Sơn Nhì cũng đã được định đoạt.

Đó là bằng bất cứ giá nào, trong một thời gian ngắn, nó sẽ bị giải tỏa trắng để mở rộng sân bay đang ngày càng quá tải. Người ta dự tính sẽ chuyển nhà ga quốc nội về vị trí đắc địa này, giảm khoảng  ½ áp lực cho một cổng duy nhất hiện nay của sân bay.

Mọi người ai nấy hay tin đều hoan hỉ, nhất là bà con, du khách thường đi lại bằng tàu bay.

Nhưng rồi đùng một cái, chủ đầu tư tổ hợp sân gôn loan báo một thông tin đặc biệt quan trọng. Đó là sân bay Tân Sơn Nhì và sân gôn “hai trong một” vừa được Hiệp hội sân bay quốc tế và Hiệp hội sân gôn thế giới phong tặng hai danh hiệu lẫy lừng.

Đó là danh hiệu “Sân bay duy nhất trên thế giới có sân gôn kèm theo” và “Sân gôn độc nhất trên toàn cầu nằm trong sân bay”.

Với một xứ sở luôn hân hoan về các loại “vô địch thế giới” thì thông tin trên quả đã gây chấn động. Hàng loạt tờ báo đưa tin trên trang nhất về sự kiện này như một niềm vinh dự, tự hào lớn lao.

Hàng loạt chương trình lễ hội, đón rước hai bằng chứng nhận trên được triển khai. Cả thế giới kinh ngạc và hào hứng trước thông tin vô cùng lạ lùng, độc đáo kể trên. Thậm chí, nhiều người cho rằng chuyện “sân gôn trong sân bay” chỉ là sản phẩm của sự bịa đặt, bởi ngoài sức tưởng tượng.

Cũng chính vì thế, lượng du khách ngoại đột ngột tăng chóng mặt. Ngành du lịch ào ạt tuyển thêm nhân viên, nhiều khách sạn được xây cấp tốc, giá phòng tăng phi mã, các chuyến bay dù tăng giá vé gấp đôi vẫn kẹt cứng người.

Đặc biệt, tua tham quan “sân gôn trong sân bay” trở nên nóng bỏng, vì lượng khách đột biến đều đăng ký. Người ta sẵn sàng bỏ ra vài trăm đô mua vé vào cổng và xếp hàng dài dằng dặc để được chứng kiến “một kỳ quan mới của thế kỷ 21”.

Đặc biệt, các gôn thủ hàng đầu trên thế giới quyết đến bằng được sân gôn độc nhất vô nhị này, để quật vài đường banh cho hả lòng hả dạ.

Quả thật, một gôn thủ lừng danh cho biết cảm giác vung gậy trong bối cảnh tiếng động cơ máy bay gào rú sát bên tai và từng đường banh bay bổng song hành cùng những chuyến phi cơ lên xuống, là điều không thể tìm đâu ra trên thế gian này.

Hiệp hội gôn quốc tế quyết định bằng mọi giá phải thuê dài hạn sân gôn này để tổ chức những giải lớn nhất trong năm.

Một trong những điều làm đau đầu các nhà chức trách và ngành hàng không hiện nay là một loạt sân bay trong khu vực và trên thế giới tới tấp cử đoàn sang để học tập kinh nghiệm “thiết kế sân gôn trong sân bay”.

Các nhà khoa học và chuyên gia hàng không sừng sỏ coi đây là một ý tưởng hết sức táo bạo, mang tính đột phá của hàng không thế kỷ 21, với kỹ thuật vô cùng mới mẻ.

Theo phân tích, cách bố trí “sân gôn trong sân bay” độc đáo và khoa học ở chỗ không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế trong việc thu hút du khách, các dịch vụ thể thao cao cấp; mà còn là cách làm “mềm hóa” khối bê tông khổng lồ của đường băng vốn vắng bóng cây xanh, hồ nước, thảm cỏ tự nhiên; tạo cảm giác thân thiện với môi trường cho hành khách và phi công khi hạ cánh và cất cánh.

Vấn đề đặt ra là chúng ta có nên cung cấp toàn bộ kinh nghiệm, đề án, kỹ thuật cho họ hay không? Nhiều ý kiến cho rằng nên xếp đề án này vào danh mục “bí mật quốc gia”, hoặc có thể tổ chức bán đấu giá thu về vài tỉ đô là chuyện trong tầm tay.

Thực ra các chuyên gia nước ngoài đều cho rằng việc đơn thuần thiết kế một “sân gôn trong sân bay” là chuyện đơn giản với họ. Nhưng bằng cách nào để thuyết phục được các cấp có thẩm quyền, các nghị sĩ, công luận… để đồng thuận thông qua đề án, với rất nhiều văn bản có chữ ký, con dấu, mới là điều nan giải.

Đây cũng chính là điểm mấu chốt mà nhiều ý kiến tham mưu cho rằng chúng ta tuyệt đối không nên chia sẻ.

Chính vì những diễn biến bất ngờ trên, việc có tiếp tục giải tỏa “sân gôn trong sân bay” để làm nhà ga mới hay không, đang tạm thời dừng lại.

Được biết, tới đây sẽ có một vài cuộc hội thảo trong nước và quốc tế về vấn đề này. Sau khi lắng nghe các ý kiến phản biện, cơ quan có thẩm quyền sẽ trình cấp trên một số phương án khả thi, trên tinh thần sẽ giải quyết hài hòa, căn cơ và có lộ trình phù hợp cho vấn đề mang tầm quốc tế kể trên.

ĐỜ MI PHO

Việt Nam từ chối không cho thăm nhà tranh đấu nhân quyền đang bị giam tù


Martin Patzelt
Bản dịch của Trần Việt

20/06/2017 (DĐVN21) – Berlin – Những ngày trung tuần tháng 6 vừa qua, hai dân biểu liên bang Đức là ông Martin Patzelt và ông Philipp Lengsfeld đã sang Việt Nam với tư cách thành viên của Ủy ban Nhân quyền và Cứu trợ Nhân đạo của Quốc hội Liên bang Đức. Chuyến đi này của hai vị dân biểu do Quốc hội Liên bang Đức hỗ trợ trong khuôn khổ chương trình “Dân biểu bảo vệ Dân biểu”, một chương trình đã được mở rộng để bảo vệ cho cả cho những Người Bảo vệ Nhân quyền trên thế giới chứ không riêng gì cho các vị dân cử. Trọng tâm của chuyến đi là tiếp tục tìm hiểu và thâu thập thông tin về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam cũng như thăm Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh trong tù, như ông Patzelt đã tuyên bố hồi tháng 4 năm ngoái.
Nhà cầm quyền cộng sản đã từ chối không cho hai vị dân biểu thăm blogger Nguyễn Hữu Vinh trong tù, chẳng những thế còn dùng nhiều mánh khóe gây trở ngại khiến chuyến đi của hai vị dân biểu gặp khá nhiều khó khăn. Nhưng dân biểu Patzelt vốn xuất thân từ Cộng hòa Dân chủ Đức thời cộng sản cai trị nên ông thừa hiểu các thủ đoạn tiểu xảo của CSVN.
Trở lại Đức, dân biểu Martin Patzelt đã lên tiếng: “tôi phải nói lên nỗi bất bình của tôi trước những yếu kém vẫn còn lớn về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Thật đáng tiếc là tôi đã không được phép thăm gặp blogger Nguyễn Hữu Vinh đang bị giam tù”.
Sau đây là ghi nhận của ông Martin Patzelt sau chuyến thăm Việt Nam vừa qua do Trần Việt chuyển dịch.

* * *

Với sự hỗ trợ của Quốc hội Liên bang Đức và trong tư cách là đại diện của Ủy ban Nhân quyền và Cứu trợ Nhân đạo, tôi cùng dân biểu đồng nghiệp Philipp Lengsfeld đến thăm Việt Nam tháng 6 năm 2017. Trọng tâm là để ủng hộ các nhà tranh đầu nhân quyền, những người mà chúng tôi hỗ trợ và bày tỏ tình đoàn kết trong khuôn khổ chương trình “Dân biểu bảo vệ dân biểu” của Quốc hội Liên bang Đức.

H2 – Tiếp xúc cộng đồng tôn giáo

Đồng nghiệp Lengsfeld hỗ trợ luật sư Lê Quốc Quân, người đã được thả khỏi nhà giam nhưng trước sau vẫn bị áp lực của nhà chức trách. Tôi yểm trợ blogger Nguyễn Hữu Vinh, người vẫn còn bị giam tù.

Trong chuyến thăm này chúng tôi đã đến thăm trại giam nơi Nguyễn Hữu Vinh đang ngồi tù, điều rất quan trọng đối với tôi. Trong cuộc trao đổi với ban quản lý nhà tù, chúng tôi đã nhấn mạnh sự cần thiết đối xử bình đẳng giữa tù nhân “thường phạm” và tù nhân chính trị. Cơ quan chức năng Việt Nam
đã không cho phép gặp tù nhân chúng tôi muốn gặp.

Việc tiếp xúc với thân nhân của những người bị cầm tù chỉ thực hiện được một phần. Ở Việt Nam, gia đình của tù nhân chính trị bị áp lực nặng nề từ cơ quan chức năng cũng như của bọn gọi là “công dân lo lắng” hay “công dân tức giận”.

Trong dịp tiếp xúc với đại diện các cộng đồng tôn giáo và đại diện xã hội dân sự cũng như trong chuyến viếng thăm một nữ tu viện, chúng tôi nhận được thông tin về tình hình nhân quyền ở Việt Nam nói chung. Ở đây vấn đề được nêu ra là về các trường hợp tra tấn và tử vong không rõ nguyên nhân khi bị giam giữ, và tình hình của những cộng đồng tôn giáo không đăng ký chính thức. Các cuộc trao đổi cho thấy rõ ràng một lần nữa rằng xã hội mất đi những đóng góp quý giá khi bị chính phủ ngăn chặn vì lo sợ những đóng góp đó.

Philipp Lengsfeld và tôi cảm ơn Chính phủ Việt Nam và các cơ quan hữu trách đã cho cơ hội thăm nhà tù và các tỉnh bị thiệt hại bởi các thảm họa môi trường. Đồng thời tôi phải nói lên nỗi bất bình của tôi trước những yếu kém vẫn còn lớn về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Thật đáng tiếc là tôi đã không được phép thăm gặp blogger Nguyễn Hữu Vinh đang bị giam tù.

H3 – Tiếp xúc xã hội dân sự

* Nguồn: Vietnam verweigerte Besuch bei inhaftiertem Menschenrechtler, Martin Patzelt 19.06.2017
* Hình ảnh của Martin Patzelt

 

https://sites.google.com/site/forumvietnam21/tiengviet/nq/nq-ordner/bnq20170620-mpatzelt

Máy bay NATO áp sát máy bay Bộ trưởng Quốc phòng Nga

110
VOA

Các hãng tin Nga hôm 21/6 cho hay máy bay chở Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu bị một chiến đấu cơ F-16 của NATO áp sát khi bay qua biển Baltic, nhưng tiếp đó được phi cơ quân sự Sukhoi-27 của Nga hộ tống.

Theo các hãng tin, chiếc F-16 đã cố tiếp cận máy bay chở bộ trưởng quốc phòng Nga dù lúc đó nó đang bay qua vùng biển trung lập. Tin cho hay ông Shoigu khi đó đang trên đường đến vùng Kaliningrad xa xôi của Nga để thảo luận về việc sườn phía tây của nước Nga được bảo vệ tốt đến mức nào.

Các hãng tin Nga cho biết một trong những chiến đấu cơ Nga hộ tống máy bay của ông Shoigu đã chèn vào giữa máy bay của bộ trưởng quốc phòng Nga và chiến đấu cơ của NATO, rồi nghiêng cánh vài lần để lộ vũ khí mang theo.

Theo các hãng tin, thì sau đó chiếc F-16 đã rời khỏi khu vực.

Biển Baltic đã trở thành khu vực chứng kiến căng thẳng gia tăng giữa Moscow và NATO.

Hồi đầu tháng này, Nga đã điều một chiến đấu cơ để chặn đường một máy bay ném bom chiến lược B-52 của Hoa Kỳ có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Nga nói chiếc B-52 khi đó đang bay bên trên vùng Baltic gần biên giới Nga. Vụ việc này có vẻ giống những gì diễn ra thời Chiến tranh Lạnh.

Tướng Trung Quốc ‘bất ngờ rời Việt Nam’?

0

Giới quan sát nhận định rằng việc một quan chức quốc phòng Trung Quốc “bất ngờ rời Việt Nam” sau khi có tuyên bố cứng rắn khi tới Hà Nội cho thấy dường như “sóng gió đang nổi lên” trong quan hệ giữa hai nước láng giềng.

Báo chí trong nước đưa tin, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long thăm Việt Nam từ ngày 18 rồi dự kiến cùng Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch “đồng chủ trì các hoạt động giao lưu hữu nghị tại tỉnh Lai Châu và Vân Nam ngày 20/6”. Tuy nhiên, theo giới quan sát, ông Phạm “đã cắt ngắn chuyến thăm và rời Việt Nam vào chiều tối ngày 18/6”.

VOA Việt Ngữ đã tìm hiểu trên báo chí Việt Nam thì thấy rằng trong ngày 18/6, quan chức quốc phòng Trung Quốc này có một loạt các cuộc gặp cấp cao với ba quan chức trong “tứ trụ” của Việt Nam gồm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ông Phạm cũng hội kiến với Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân lịch. Sau đó, truyền thông trong nước không thấy đăng tải về hoạt động tiếp theo của Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc theo như dự kiến.

Một thông báo ngắn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc viết rằng Bộ này đã hủy sự kiện dự kiến diễn ra trên biên giới “vì các lý do liên quan tới sắp xếp lịch làm việc”.

Quan chức hai nước gặp mặt khi xảy ra vụ giàn khoan 981 năm 2014.

Quan chức hai nước gặp mặt khi xảy ra vụ giàn khoan 981 năm 2014.

​Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore gọi việc ông Phạm rời Việt Nam sớm là “quyết định bất ngờ”, và rằng đó có thể là “chỉ dấu cho thấy sóng gió dường như đang tích tụ trong quan hệ Việt – Trung”.

Nhà nghiên cứu này cho rằng “từ sau khủng hoảng giàn khoan năm 2014, quan hệ Việt – Trung đã có những bước cải thiện đáng kể”, và Hà Nội “cũng tăng cường quan hệ với các đối thủ chiến lược của nước này, nhất là Hoa Kỳ và Nhật Bản”.

“Quan trọng hơn, các sáng kiến hợp tác quốc phòng chi tiết giữa Việt Nam và hai cường quốc cũng đã được nêu bật trong các tuyên bố chung của hai chuyến thăm. Các tuyên bố này cũng nhấn mạnh lập trường chung của Việt Nam với hai cường quốc về vấn đề Biển Đông. Đồng thời, Washington và Tokyo cũng đã cung cấp cho Việt Nam các tàu Cảnh sát Biển và xuồng tuần tra nhằm giúp Việt Nam nâng cao năng lực hàng hải”, tiến sĩ Hiệp viết trên trang ISEAS.

Nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế này cho rằng những diễn tiến trên “chắn chắn đã làm một số người ở Bắc Kinh khó chịu” và “có thể đóng một vai trò nào đó” trong vụ về nước sớm của tướng Phạm.

Tiến sĩ Hiệp cho rằng việc Việt Nam củng cố quan hệ với Nhật và Mỹ “chắn chắn đã làm một số người ở Bắc Kinh khó chịu”.

Tiến sĩ Hiệp cho rằng việc Việt Nam củng cố quan hệ với Nhật và Mỹ “chắn chắn đã làm một số người ở Bắc Kinh khó chịu”.

​“Cho dù lý do thực sự cho quyết định của tướng Phạm là gì thì sự cố này cũng không phải là một tín hiệu tích cực cho quan hệ song phương. Vì vậy, một làn sóng căng thẳng mới trong quan hệ song phương là điều có thể xảy ra trong thời gian tới”, tiến sĩ Hiệp nhận định.

Cho dù lý do thực sự cho quyết định của tướng Phạm là gì thì sự cố này cũng không phải là một tín hiệu tích cực cho quan hệ song phương. Vì vậy, một làn sóng căng thẳng mới trong quan hệ song phương là điều có thể xảy ra trong thời gian tới.

Trong bài tường thuật về chuyến thăm Việt Nam của Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Tân Hoa Xã nêu một chi tiết đáng chú ý, đó là việc ông Phạm tuyên bố trong cuộc gặp cấp cao với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam rằng “Nam Hải [Biển Đông] là lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa”. Đây là lần đầu tiên truyền thông đưa tin về tuyên bố như vậy của quan chức Trung Quốc với Việt Nam.

Hôm 21/6, VOA Việt Ngữ đã gửi email tới Bộ Ngoại giao Việt Nam để hỏi xem có đúng là ông Phạm tuyên bố như vậy với ông Lịch hay không, và nếu đúng, thì phản ứng của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam ra sao, nhưng tới tối cùng ngày vẫn chưa nhận được hồi đáp.

Hồi năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng từng tuyên bố như vậy khi trả lời tờ the Wall Street Journal. Đáp lại, trả lời VOA tiếng Việt, Chủ tịch Việt Nam khi ấy, ông Trương Tấn Sang, nói rằng rằng Hoàng Sa và Trường Sa “thực sự thuộc về tổ quốc Việt Nam của chúng tôi”.

Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang năm 2015 từng đáp trả tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Binh khi tới Mỹ.

Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang năm 2015 từng đáp trả tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Binh khi tới Mỹ.

Nguyên thủ Việt Nam nói tiếp: “Người Trung Quốc, trong những lần gặp gỡ Việt Nam, cũng thường nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc, không gì tranh cãi. Thì người Việt Nam chúng tôi cũng nói lại rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của tổ tiên Việt Nam, không gì tranh cãi. Chắc các câu này các bạn đã nghe suốt”.

Ông Sang nói thêm: “Vấn đề đặt ra là chúng tôi mong muốn rằng mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng luật pháp quốc tế và con đường duy nhất dẫn đến chỗ đó thôi, chứ không thể nói mãi như thế này được. Một anh đứng ở bên đây sông thì nói là của tôi, và một anh đứng ở bên kia sông thì nói là của anh. Như tôi đã nói với các bạn vừa nãy, trong lúc quá độ, hai bên đều thống nhất 6 nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo các vấn đề trên biển”.

đối mặt với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Việt Nam cần phải ve vãn các nước khác ngoài khu vực nhằm khống chế Trung Quốc ở Biển Đông và bảo vệ các quyền lợi của mình.

Đúng ngày ông Phạm Trường Long hội đàm với các quan chức hàng đầu của Việt Nam, tờ Hoàn cầu Thời báo có tư tưởng dân tộc của Trung Quốc đăng một bài xã luận trong đó nhắc tới chuyến thăm Mỹ và Nhật của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Bài báo có đoạn: “Các chuyến thăm liên tiếp tới Mỹ và Nhật Bản cho thấy sáng kiến của Việt Nam nhằm đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề khu vực”.

Hoàn cầu Thời báo viết tiếp rằng “đối mặt với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Việt Nam cần phải ve vãn các nước khác ngoài khu vực nhằm khống chế Trung Quốc ở Biển Đông và bảo vệ các quyền lợi của mình”.

Giàn khoan 981 sẽ lại gây sóng gió trong quan hệ Việt - Trung?

Giàn khoan 981 sẽ lại gây sóng gió trong quan hệ Việt – Trung?

Bài bình luận có đoạn viết tiếp: “Tuy nhiên, cần phải chỉ ra rằng các chuyến thăm chính thức của ông Phúc sẽ không thay đổi các thực tế chính trị vì đội ngũ lãnh đạo mới của Việt Nam quyết tâm duy trì quan hệ hữu nghị với Trung Quốc với các chuyến thăm của tổng bí thư, chủ tịch và thủ tướng [Việt Nam]”.

… cần phải chỉ ra rằng các chuyến thăm chính thức của ông Phúc sẽ không thay đổi các thực tế chính trị vì đội ngũ lãnh đạo mới của Việt Nam quyết tâm duy trì quan hệ hữu nghị với Trung Quốc với các chuyến thăm của tổng bí thư, chủ tịch và thủ tướng [Việt Nam].

Trong một diễn biến liên quan khác, hôm 20/6, báo Thanh Niên của Việt Nam đã rút một bản tin ngắn, trong đó nói rằng giàn khoan của Trung Quốc “đang hoạt động phi pháp” tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán phân định, nhưng không đính chính việc gỡ bỏ bài viết này.

Cục hải sự Trung Quốc hôm 16/6 thông báo rằng giàn khoan mà Việt Nam gọi là Hải dương 981 “sẽ hoạt động ngay gần cửa vịnh Bắc Bộ trong 3 tháng, từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 9 năm nay”.

Quốc hội Việt Nam cần ra tuyên bố về Biển Đông?

0
RFA

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ngày 21/6 nói ông ủng hộ ý kiến trước đây của Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa, đề nghị Quốc hội Việt Nam ra tuyên bố về Biển Đông, vì nó “thể hiện tiếng nói của nhiều người” và vì “sự sống còn của dân tộc”.

“Nếu Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì về Biển Đông thì tôi tin rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang. Đại biểu Quốc hội chắc chắn sẽ nghẹn lời trước những ý kiến chất vấn của cử tri”, báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Trương Trọng Nghĩa phát biểu như vậy sau khi “xin lỗi” Quốc hội để chen vào những ý kiến về Biển Đông trong phiên thảo luận hôm 19/6/2014.

Theo LS. Trần Quốc Thuận, trong bối cảnh Trung Quốc vừa thông báo sẽ đưa giàn khoan từng gây sóng gió trong quan hệ Việt-Trung vào hoạt động ngay gần cửa vịnh Bắc Bộ từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 9 năm nay, việc cơ quan được coi là có quyền lực cao nhất đưa ra một tuyên bố chính thức về Biển Đông là rất cần thiết.

“Tôi cho rằng tiếng nói đó là tiếng nói cần thiết và cũng thể hiện ý kiến của nhiều người, những người dân Việt Nam mà tôi biết khi nói về Biển Đông. Từ trước tới giờ về Biển Đông, Quốc hội chưa có tiếng nói nào chính thức, riêng rẽ, độc lập cả”.

Từ trước tới giờ về Biển Đông, Quốc hội chưa có tiếng nói nào chính thức, riêng rẽ, độc lập cả.

Điều đó, theo LS. Trần Quốc Thuận, cho thấy Quốc hội Việt Nam chưa đặt vấn đề Biển Đông lên đúng tầm quan trọng của nó.

“Bởi vì theo nghị quyết của Đảng, đến năm 2020 – 2030, GDP của Việt Nam sẽ lệ thuộc vào biển, hơn một nửa là từ tài nguyên biển. Mà nếu bây giờ không xác định là giữ biển, thì những nghị quyết đó không có ý nghĩa gì. Cho nên vấn đề là phải giữ Biển Đông. Đó là sự sống còn của dân tộc”.

Trong bài phát biểu không nằm trong danh mục thảo luận, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng nếu Quốc hội không ra tuyên bố hay nghị quyết về Biển Đông, “dư luận thế giới chắc sẽ bình luận rằng: Một hành vi xâm phạm và đe dọa chủ quyền của Việt Nam trắng trợn đến thế mà Quốc hội nước này không có phản ứng chính thức gì thì việc gì mà nghị sĩ và nhân dân các nước khác phải lên tiếng. Và đây có thể là một cái cớ để phía Trung Quốc tiến hành những việc làm hiếu chiến và nguy hiểm hơn nữa”, vẫn theo báo Tuổi Trẻ.

Những phát biểu từ năm 2014 của ông Trương Trọng Nghĩa đã được chia sẻ lại trên mạng xã hội những ngày gần đây, sau khi xuất hiện những động thái cho thấy căng thẳng trở lại trong mối quan hệ Việt-Trung.

Dù bày tỏ sự ủng hộ, nhưng nhiều người tỏ ra không hy vọng về khả năng sẽ có bất cứ một tuyên bố nào từ phía Quốc hội về vấn đề Biển Đông.

Những người dân, những người mà chúng tôi gặp thường ngày, mà trên dư luận báo chí mà tôi tiếp xúc, thì hầu hết đều rất bức xúc và muốn có một tiếng nói chính thức về Biển Đông.

LS. Trần Quốc Thuận phân tích sự hoài nghi, thậm chí thất vọng của công chúng:

“Theo luật và Hiến pháp quy định, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Việt Nam. Nhưng thực sự, ai cũng biết trong Quốc hội, tỷ lệ đảng viên hầu hết trên 90%. Cho nên những gì mà đảng chưa thể hiện ý kiến chính thức của mình, thì rõ ràng Quốc hội cũng rất khó biểu quyết được. Đó là câu chuyện mà tôi cũng không biết mấy người đó thảo luận và đánh giá thế nào. Nhưng theo những người dân, những người mà chúng tôi gặp thường ngày, mà trên dư luận báo chí mà tôi tiếp xúc, thì hầu hết đều rất bức xúc và muốn có một tiếng nói chính thức về Biển Đông”.

Theo LS. Trần Quốc Thuận, Quốc hội Việt Nam từng để vuột mất những cơ hội lên tiếng chính thức hay đưa ra những quyết định về Biển Đông.

Chẳng hạn, sau vụ Tòa trọng tài quốc tế đưa ra phán quyết phủ nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, Việt Nam đã có thể khởi kiện Trung Quốc, ít nhất là về quyền đánh cá truyền thống của ngư dân Việt Nam. Tuy nhiên, người dân Việt Nam đã “chờ mãi mà vẫn không thấy kiện”, theo LS. Trần Quốc Thuận.

Quan hệ Việt Trung bên bờ vực căng thẳng

0
RFA

Một số diễn tiến gần đây cho thấy mối quan hệ Việt- Trung căng thẳng với nguy cơ xung đột có thể xảy ra tại khu vực tranh chấp Biển Đông giữa hai phía

Có thể xảy ra đụng độ?

Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc, Tướng Phạm Trường Long rời Việt Nam ngay trước các hoạt động giao lưu biên giới giữa hai nước dự kiến diễn ra từ ngày 20 đến 22 tháng 6 mà không cho biết lý do. Ông Phạm Trường Long đến Việt Nam từ ngày 18 đến 19 tháng 6. Báo chí trong nước cho biết nhân chuyến thăm này hai bên đã ký kết Thỏa thuận hợp tác về đào tạo giữa hai Bộ Quốc phòng. Trong chuyến thăm này, ông Phạm Trường Long đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

‘Can thiệp này của Tướng Phạm Trường Long sẽ làm Việt Nam khó chịu vì phía Việt Nam cũng nêu vấn đề đường chín đoạn mà Trung Quốc vẽ ra đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.’
– GS. Carl Thayer

Cả báo chí Trung Quốc lẫn Việt Nam đều có những bài viết cho thấy chuyến thăm thành công. Tân Hoa Xã thậm chí còn trích lời ông Phạm Trường Long nói rằng nhờ sự thúc đẩy mối quan hệ của lãnh đạo hai nước, quan hệ Việt Nam Trung Quốc đang phát triển tốt và hợp tác hai bên đã đạt được những kết quả trong nhiều lĩnh vực. Tướng Phạm Trường Long còn nói Trung Quốc sẵn sàng kết nối sáng kiến Vành Đai Con Đường của nước này với kế hoạch Hai Hành Lang một Vành Đai Kinh tế của Việt Nam. Hai bên cũng thảo luận các vấn đề về vấn đề biển Đông. Theo Tân Hoa Xã, ông Phạm Trường Long cho biết tình hình biển Đông đã ổn định trong thời gian qua và đang có hướng tích cực. Ông cũng kêu gọi hai bên tuân thủ những thỏa thuận đã đạt được giữa lãnh đạo hai nước về vấn đề biển Đông.

Theo dự kiến ông Phạm Trường Long cùng Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch sẽ chủ trì các hoạt động giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam Trung Quốc lần thứ tư tại Lai Châu – Việt Nam và Vân Nam – Trung Quốc từ ngày 20 đến 22 tháng 6.

Một số chuyên gia quốc tế cho rằng lý do của quyết định cắt ngắn chuyên thăm Việt Nam có thể liên quan đến việc Việt nam mới đây cho phép công ty nước ngoài tiến hành các hoạt động khai thác gần bãi Tư Chính, nơi Trung Quốc cắt cáp tàu khảo sát địa chính của Việt Nam hồi năm 2011. Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc viết cho đài Á châu Tự do qua email, nhận định về điều này như sau:

thu-tuong-tiep-quan-uy-trung-quoc-2-1497809182839.jpg
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc làm việc với đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương Trung Quốc tại trụ sở Chính phủ ở Hà Nội ngày 18/6. Courtesy chinhphu.vn

Nếu Tướng Phạm Trường Long yêu cầu Việt Nam ngừng các hoạt động khai thác dầu tại lô 136/03 thì điều này có thể là một cố gắng nhằm cho thấy Việt Nam đã không tuân thủ các thỏa thuận đạt được giữa lãnh đạo hai đảng. Can thiệp này của Tướng Phạm Trường Long sẽ làm Việt Nam khó chịu vì phía Việt Nam cũng nêu vấn đề đường chín đoạn mà Trung Quốc vẽ ra đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Lãnh đạo Việt Nam có thể đã từ chối lời yêu cầu này và khẳng định chủ quyền của Việt Nam’.

Giáo sư Carl Thayer cũng cho biết đã có thông tin về việc Trung Quốc đã triển khai khoảng 40 tàu và máy bay vận tải Y -8 đến khu vực khai thác của Việt Nam. Theo ông rất có thể sẽ có những đụng độ xảy ra tại khu vực này trong vài ngày tới và nếu điều này xảy ra thì đây có thể là sự kiện nghiêm trọng nhất trong vài năm qua tại biển Đông.

Ngoại giao đi dây làm Trung Quốc tức giận

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu cao cấp về chính trị thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore, viết trên trang của ISEAS vào hôm 21 tháng 6 rằng những chuyến thăm gần đây của lãnh đạo Việt Nam tới các nước Nhật Bản và Hoa Kỳ có thể là yếu tố làm ảnh hưởng đến quan hệ Việt Trung.

Cụ Thể là chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Hoa Kỳ vào hồi cuối tháng 5. Tiếp theo sau đó là chuyến thăm của ông Nguyễn Xuân Phúc tới Nhật Bản vào hồi đầu tháng 6. Nhân chuyến thăm này, hai nước đã ký kết các thỏa thuận trị giá 22 tỷ đô la. Phía Nhật Bản cũng cam kết cung cấp khoản tài trợ tương đương 350 triệu đô la Mỹ để Hà Nội nâng cấp các tàu tuần duyên và tăng cường khả năng tuần tra biển.

Hồi đầu năm nay, nhân chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng tuyên bố sẽ cấp cho Việt Nam 6 tàu tuần tra mới để trang bị cho lực lượng cảnh sát biển của Việt Nam.

Hồi tuần trước, lực lượng tuần duyên Nhật bản và Cảnh sát biển Việt Nam cũng tổ chức buổi diễn tập chống đánh cá trộm ở Biển Đông. Đây là cuộc diễn tập chung lần đầu tiên giữa hai nước với nội dung này.

‘Nếu đúng đây là phản ứng của Trung Quốc thì đây là một phản ứng vụng về và phản tác dụng của Trung Quốc.’
– GS. Carl Thayer

Tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc hôm 18 tháng 6 có bài xã luận chỉ trích các bước đi ngoại giao của Việt Nam. Bài xã luận viết ‘tham vọng của Việt Nam’ có thể ‘khuấy động đối đầu và làm bất ổn khu vực’, và ‘việc Việt Nam thường xuyên trao đổi với Hoa Kỳ và Nhật Bản về vấn đề biển Đông không nên được coi là việc làm tử tế’

Hôm 16 tháng 6 Trung Quốc cũng đưa giàn khoan dầu 981 đến cửa Vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam và Trung Quốc cũng đang đàm phán phân định. Cục Hải sự Trung Quốc cho biết giàn khoan này sẽ tác nghiệp tại đây trong khoảng thời gian từ 16 tháng 6 đến 15 tháng 9. Cục Hải sự Trung Quốc yêu cầu tàu thuyên qua lại khu vực này trong khoảng cách an toàn là 2 km với giàn khoan.

Nhận xét về những diễn biến mới trong quan hệ hai nước vài ngày qua, giáo sư Carl Thayer cho rằng đây là một bước thụt lùi quan trọng trong quan hệ hai nước kể từ sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào gần khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa hai nước hồi năm 2014. Theo giáo sư Carl Thayer đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang hung hăng hơn để đáp lại những chuyến thăm gần đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân PHúc tới Hoa Kỳ và Nhật Bản nhằm thúc đẩy quan hệ quốc phòng và an ninh với hai nước.  Nếu đúng đây là phản ứng của Trung Quốc thì đây là một phản ứng vụng về và phản tác dụng của Trung Quốc, Giáo sư Carl Thayer viết.

HUỲNH TẤN VIỆT- ÔNG VUA HIỆN ĐẠI CỦA PHÚ YÊN!

6

Thái Văn Đường

 

Huỳnh Tấn Việt- Sinh ngày 10/ 08/ 1962, tại Xã Hòa Xuân Đông, Đông Hòa, Phú Yên.

Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020, Việt được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy. Việt có bằng “thạc sĩ Quản lý nhà nước” và “cử nhân Kinh tế”.

Trước đó Việt từng đảm nhiệm Bí thư Tỉnh đoàn, Giám đốc Sở Công nghiệp, Bí thư Huyện ủy Tuy An, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy.

Hiện Việt đang giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên.

Theo thông tin từ Wikipedia thì lý lịch, bằng cấp của Việt thật sáng sủa, còn thực tế Việt có đi học ngày nào không hay tính thật giả của bằng cấp thì chỉ có Chúa mới biết????. Chỉ cần hơn 15 năm, từ năm 2000 chỉ là thằng Bí thư Đoàn, Việt bây giờ đã là một ông Vua của Phú Yên không thua không kém.
* Một số vụ án mới nhất của Việt tại Phú Yên:

o Phá trắng 116 ha rừng phòng hộ ven biển tại xã An Phú, TP Tuy Hòa để làm sân golf khi chưa trình hồ sơ lên Thủ tướng để xin chuyển mục đích sử dụng đất, chưa làm thủ tục giao đất, chưa phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ đầu tư cũng chưa làm thủ tục xin thuê đất,…mọi việc rốt ráo như vậy theo Việt là do: Nhà đầu tư ….hối thúc!

o Xóa sạch hơn 377 ha rừng phòng hộ đầu nguồn tại Xã Sông Hinh, huyện Sông Hinh, Phú Yên để nuôi bò khi chưa có phương án trồng rừng thay thế và bất chấp lệnh “đóng của rừng” của Thủ Tướng. Và tất nhiên, trong dự án này có phần hùn không nhỏ của Huỳnh Tấn Nam- anh ruột của Việt.

o Không chỉ có sân golf, nuôi bò,…Việt còn dành hơn 1000 ha rừng Phú Yên cho hơn 20 dự án lớn nhỏ khác nữa, như: Thủy điện, trường đua ngựa, nhà máy lọc dầu,…

Tổng Giám đốc Cty Dược Phú Yên (PYMEPHARCO) Huỳnh Tấn Nam và Huỳnh Thị Hòa (Chủ Công ty Xây dựng Hiệp Hòa) là anh và chị gái của Huỳnh Tấn Việt bao thầu hầu như toàn bộ các dự án lớn nhỏ của tỉnh, cấm các công ty khác bén mảng. Hiện Giám đốc Cty Hiệp Hòa là Nguyễn Huỳnh Vĩnh Huy (con trai Sáu Đặng và Huỳnh Thị Hòa).

Vợ của Việt là Huỳnh Thị Khiết – Tổng Giám đốc Cty CP An Hưng chuyên về may mặc có khu liên hợp sản xuất rộng hơn 50,000m2 ở Tp Tuy Hòa và 3 dây chuyền ở HCM.

Còn 1 tin vui cho Việt nữa: Hoàng Văn Trà (Chủ tịch Tỉnh Phú Yên) là người Nghệ An và chỉ là một cán bộ tăng cường của TW, nên có thể không lâu nữa Trà sẽ được rút hoặc bị tống đi nơi khác. Tương lai sáng lạng cho Việt khi sự thống trị ở Tỉnh càng được củng cố.

P/S: Xem hình 1: Đây có thể được xem là 1 dinh thự mới nhất của Việt, tính đến thời điểm này (T6/2017) thì nó chỉ đang trong quá trình xây dựng. Địa chỉ ở 379 Nguyễn Huệ- TP Tuy Hòa (giao với Đại Lộ Hùng Vương, sát bên khách sạn KaYa là của công ty Hiệp Hòa- Chị ruột của Việt).

– Hình 02: Việt và Trà (Bí thư và Chủ Tịch Phú Yên)
– Hình 03: Huỳnh Tấn Nam- anh ruột của Việt.

Lê Phú Yên

LÊ CÔNG ĐỊNH

 

1. ABOUT LÊ CÔNG ĐỊNH
– Lê Công Định, ( Born in 1968) , was the former vice president of the Ho Chi Minh City Bar Association and a managing partner of DC Law, a prominent private law firm in Ho Chi Minh City. Clients listed on the firm’s webpage include Yahoo!, Sun Wah International, Nestlé, and Toyota. After studying law at Hanoi Law School and Saigon University, Dinh received a Fulbright scholarship to study at Tulane University in the United States, where he received a master of law degree in 2000.

– Lê Công Định is a prominent Vietnamese lawyer who sat on the defence of many high profile human rights cases in Vietnam. The outspoken lawyer is also known for his public criticism of controversial bauxite mines in Vietnam’s Central Highlands and of China’s claims to disputed offshore islands in the South China Sea. In interviews with the BBC and Radio Free Asia, Dinh has called for political pluralism to accompany economic pluralism in Vietnam, currently a one-party state controlled by the Vietnamese Communist Party. He was arrested by the Vietnamese government on June 13, 2009 on charges of “national security”, though the arrest was met by the international community with strong objections. Le Cong Dinh is one of Amnesty International’s prisoners of conscience.

– Dinh is best known for his defense of Vietnamese bloggers, human rights defenders, and democracy and labor rights activists such as Nguyen Van Dai, Le Chi Cong Nhan, and Nguyen Van Hai (known as Dieu Cay). During his defense of democracy activists Dai and Nhan at their appeals court trial in 2007, Dinh said: “Talking about democracy and human rights cannot be seen as anti-government unless the government itself is against democracy.”

2.LIFE BEFORE ARREST
– On June 13, 2009 police from the Ministry of Public Security’s Investigation Security Agency raided Le Cong Dinh’s law offices. He was arrested on “national security charges” under article 88 of Vietnam’s criminal code (“conducting propaganda against the government”).Since his arrest, his current location and condition is unknown.

– Deputy Director General Department of Security Vu Hai Trieu announced that lot of documents and conspiracy evidences had confiscated which indicate the attempt to overthrow the state of Vietnam by lawyer Dinh.

– On December 24, 2009, Dinh was charged with “attempts to overthrow the state”, after being initially charged with “spreading anti-government propaganda”.

3. TRIAL
On January 20, 2010, he was convicted and sentenced to 5 years in prison and 3 years of probation for subversion. His co-defendants, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức and Lê Thang Long received sentences from 7 to 16 years.

4. VIETNAMESE COMMUNIST GOVERNMENT RESPONE
– In articles in the Vietnamese state media, authorities accuse Dinh of providing “distorted information” about Vietnam’s government and its leaders to international press agencies and websites, “colluding” with domestic and foreign “reactionaries” to sabotage the government, and calling for multi-party reforms in published documents, articles posted on the internet, and interviews with foreign media.

5. INTERNATIONAL RESPONSE
Numerous governments and organizations have condemned the arrest and demanded Le Cong Dinh’s immediate release:

– The U.S. Commission on International Religious Freedom (USCIRF) describes Dinh as a “peaceful human rights defender” and released a statement that “The arrest of Le Cong Dinh demonstrates a disturbing but familiar pattern. Peaceful advocates for religious freedom and related human rights are intimidated, harassed, and jailed. Le Cong Dinh’s arrest demonstrates that no human rights, including the freedom of religion, are secure in Vietnam.”

– A statement on the United States Department of State website reads “Vietnam’s arrest of Mr. Dinh contradicts the government’s own commitment to internationally-accepted standards of human rights and to the rule of law. We urge the Government of Vietnam to release Mr. Dinh immediately and unconditionally, as well as all other prisoners in detention for peacefully expressing their views
.
– The Human Rights Watch’s Asia director called “this arrest makes a mockery of the president’s lofty words. It tells other lawyers and human rights defenders just what they can expect if they dare to speak out.”

– The International Bar Association’s Human Rights Institute calls the arrest “arbitrary” and expressed concern in a letter to Prime Minister Nguyen Tan Dung “that the arrest could be linked to the fact that Mr Le Cong Dinh has expressed critical views on the Vietnamese government”.

– Viet Tan, the Vietnam Reform Party, released a statement calling for “a release of attorney Le Cong Dinh and other political prisoners who have been in jail or were recently detained.”

On 17 June 2009, Amnesty International, who granted Le Cong Dinh with the status of prisoner of conscience, issued a statement calling the authorities to release him immediately and to “either repeal or amend provisions in the 1999 Penal Code which criminalize peaceful political dissent”.

Reporters Without Borders and IFEX have also called for the immediate release of lawyer Le Cong Dinh..

[Written by: Admin B]

———————————

LÊ CÔNG ĐỊNH

1. TIỂU SỬ LÊ CÔNG ĐỊNH:
– Lê Công Định (sinh năm 1968) từng là phó chủ tịch của Đoàn Luật Sư TP.HCM, và là thành viên quản lý của DC Law, một công ty luật tư nhân nổi tiếng của TP.HCM. Danh sách khách hàng tìm thấy trên website của DC Law bao gồm Yahoo!, Sun Wah International, Néstle, và Toyota. Sau khi lấy bằng cử nhân luật của hai trường Đại học Tổng hợp TP.HCM và Đại học Quốc gia Hà Nội, ông Định nhận được học bổng toàn phần Fulbright đi du học tại Đại Học Tulane ở Mỹ, và cũng tại nơi đây ông lấy được tấm bằng thạc sỹ luật vào năm 2000.

– Lê Công Định là một luật sư có tầm cỡ từng bào chữa cho nhiều nhà hoạt động dân chủ có tiếng tăm. Vị luật sự thẳng thắn này cũng được biết đến do chỉ trích công khai dự án khai thác bô-xít gây nhiều tranh cãi của chính phủ ở Tây Nguyên, và lên tiếng phản đối Trung Quốc dành quyền sở hữu những quần đảo tại vùng biển phía nam Trung Quốc. Trong các cuộc phỏng vấn với BBC và Radio Freedom Asia, ông Định kêu gọi thành lập một nền chính trị đa nguyên để đồng hành với nền kinh tế đa nguyên ở Việt Nam, đất nước đơn đảng hiện đang được lãnh đạo bởi Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông Định bị bắt vào ngày 13/06/2009 với tội danh “chống phá Nhà Nước”, mặc dù cuộc bắt bớ bị cộng đồng quốc tế lên án một cách mạnh mẽ. Lê Công Định là một trong những tù nhân lương tâm của Hiệp Hội Ân xá Thế giới.

– Ông Định được biết đến nhiều nhất do bào chữa cho các blogger, các nhà đấu tranh dân chủ, các nhà bảo vệ quyền lợi người lao động như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải ( biệt danh Điếu Cày). Bào chữa cho anh Đài và chị Nhân tại phiên toà phúc thẩm vào năm 2007, ông Định nói: “Lên tiếng về vấn đề dân chủ và nhân quyền không thể bị xem như là hành động chống phá Nhà Nước, trừ khi Nhà Nước đó chính nó đang chống lại một nền dân chủ.”

2. TRƯỚC KHI BỊ BẮT:
– Vào ngày 13/06/2009, Cơ quan An ninh điều tra thuộc Bộ Công an đã bắt Lê Công Định ngay tại văn phòng luật của ông do “tuyên truyền chống phá Nhà Nước CHXHCN Việt Nam”, vi phạm điều 88 của Bộ Luật hình sự. Kể từ khi bị bắt, nơi giam cầm hiện tại và tình trạnh sức khoẻ của ông Định vẫn chưa được công bố.

– Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục An ninh Vũ Hải Triều công bố rằng nhiều tài liệu và bằng chức bị tịch thu đã chỉ rõ hành động muốn lật đổ chính quyền của luật sư Định.

-Vào ngày 24/12/2009, ông Định bị tuyên án “âm mưu lật đổ Nhà Nước”, sau khi bị tuyên án “tuyên truyền chống phá Nhà Nước”.

3. XÉT XỬ
– Vào ngày 20/01/2010, ông Định bị kết án 5 năm tù giam và 3 năm quản chế. 3 bị cáo cùng với ông là Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long bị kết án từ 7 đến 16 năm tù giam.

4. PHẢN ỨNG CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM:
– Trên các phương tiện truyền thông của mình, chính phủ Việt Nam đã tố cáo ông Định công bố “những thông tin sai lệch” về chính quyền Việt Nam và các nhà lãnh đạo đến các trang web và báo chí quốc tế, “cấu kết” với những phần tử trong và ngoài nước nhằm phá hoại Nhà Nước, kêu gọi đa đảng qua những cuộc phỏng vấn với báo chí nước ngoài và các bài báo được đăng tải trên Internet.

5. PHẢN ỨNG CỦA DƯ LUẬN QUỐC TẾ:
– Nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế đã chỉ trích vụ bắt bớ này và đề nghị trả tự do cho Lê Công Định ngay lập tức.

– Cơ quan của Mỹ về Tự do Tôn giáo trên toàn Thế giới (USCIRF) mô tả ông Định là “người bảo vệ nhân quyền một cách hoà bình” và ra bản thông cáo nói rằng “Vụ bắt bớ luật sư Định cho thấy một mô-típ quen thuộc và đầy lo ngại. Những nhà đấu tranh cho tự do tôn giáo và những quyền con người liên quan bị hăm doạ, khủng bố và bỏ tù.Vụ bỏ tù ông Định cho thấy không có một quyền tự do con người nào, bao gồm quyền tự do tôn giáo, là an toàn ở Việt Nam.”

– Một bản thông báo trên website của Bộ Ngoại Giao Mỹ nói rằng “Việc bỏ tù luật sư Định đi ngược lại với những cam kết của chính phủ Việt Nam vào các hiệp ước quốc tế về tự do nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia. Chúng tôi yêu cầu chính phủ Việt Nam thả tự do vô điều kiện cho luật sư Định ngay lập tức, cũng như trả tự do cho những người khác đang bị cầm tù vì nêu lên quan điểm không bạo động của họ.”

– Giám đốc khu vực Châu Á của Human Rights Watch nói “Vụ bỏ tù này là một sự cười cợt đến những phát biểu đau to búa lớn của chủ tịch nước Việt Nam. Nó cũng nhằm để răn đe những luật sư và những nhà hoạt động nhân quyền khác là họ sẽ lãnh những bản án tương tự nếu dám phát biểu ý kiến bất đồng của mình.”

– Trung tâm Nhân quyền của Hội đoàn Luật sư Quốc tế gọi cuộc bắt bớ là “chủ quan” và bày tỏ quan ngại qua lá thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng “cuộc bắt bớ có thể liên quan đến việc ông Định đã bày tỏ những ý kiến chỉ trích đến chính phủ Việt Nam”.

– Đảng Việt Tân kêu gọi “trả tự do cho luật sư Lê Công Định và những tù nhân chính trị khác đang bị giam cầm”.

– Vào ngày 17/06/2009, Tổ Chức Ân Xá Thế Giới, tổ chức đã đưa Lê Công Định vào danh sách tù nhân lương tâm, kêu gọi chính quyền trả tự do cho ông ngay lập tức, và “xoá bỏ hay chỉnh sửa lại các nội dung trong Bộ luật hình sự năm 1999, những nội dung mà cho phép việc bắt bớ những người đưa ra quan điểm chính trị trong hoà bình.”

– Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) và IFEX cũng kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho luật sư Định

[Được dịch bởi: Admin A]

NIỀM VUI NGHẸN NGÀO CỦA MỘT NGƯỜI MẸ

Ls. Nguyễn Khả Thành –

Chín giờ sáng ngày 20/6 tôi vào trại tạm giam Công an tỉnh Khánh Hòa để trao đổi với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (mẹ Nấm) trước khi phiên tòa xét xử vào sáng ngày 29 sắp đến.

Chờ thủ tục khoản một tiếng sau đó tôi được gặp Quỳnh trước sự chứng kiến của cán bộ trại cũng như một số an ninh P92, tất cả đều được quay phim.

Quỳnh nói với tôi sau khi bị bắt (ngày 10/10/2016) đưa vào trại trại tạm giam Công an tỉnh một ngày sau đó đưa thẳng vào trại tạm giữ của Công an Cam Ranh, ngày 7/5/2017 mới về lại trại tạm giam Công an tỉnh.

Gần 250 ngày biệt tin gia đình gặp tôi Quỳnh rất vui, tôi cho Quỳnh biết về việc học hai cháu và sức khỏe của gia đình. Một số ứng xử theo qui định pháp luật khi ra tòa. Quỳnh nắm bắt rất nhanh, tinh thần rất vững, cười hoài và liên tục cảm ơn tôi.

Quỳnh nói với tôi cháu lên cân hơn lúc ở nhà, nhưng nếu trong trại nếu có một số thuốc men cần thiết, có lẽ đỡ hơn.

Em nhờ tôi nhắn gửi với mẹ gửi cho em vài chiếc áo bình thường để mặc lúc ra tòa, một số đồ dành riêng cho phụ nữ, Hơn 8 tháng chẳng biết nhắn gửi với ai hiện Quỳnh chỉ có đồ tù do trại phát.

Về nói lại với mẹ Quỳnh chị nói là phụ nữ tôi vẫn biêt con tôi sẽ thiếu thốn những thứ cần thiết này, tôi gửi vào nhưng họ không nhận, tôi nói chị tìm gặp các vị lãnh đạo trại, chị nói gặp tôi họ cứ tránh, tôi nói gần ra tòa rồi, ai chẳng có tình người, chị cứ thử một lần nữa xem sao.

Niềm vui của Chị Lan đến trong nỗi nghẹn ngào, khi lần đầu tiên được tin đứa con gái duy nhất của mình vẫn khỏe và tinh thần vẫn vững vàng sau hơn 8 tháng giam cầm chẳng biết nơi đâu.

(Các luật sư Nguyễn Hà Luân và Võ An Đôn hôm nay bận phiên tòa khác nên chưa đến gặp Quỳnh như qui định được).

Ls. Nguyễn Khả Thành

https://www.facebook.com/people/Ls-Nguyễn-Khả-Thành/100008964134868

…….
Nguồn ảnh internet

Formosa: thêm một quan chức bị cách chức, chuyển công tác

Lương Duy HanhDAN TRI
Ông Lương Duy Hanh trong buổi phỏng vấn với Dân Trí tháng 8/2016

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ra thông báo thi hành kỷ luật hành chính với một quan chức cấp cao liên quan đến sai phạm trong kiểm soát và quản lý Formosa, theo thông tin website của bộ hôm 20/6.

Ông Lương Duy Hanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường bị cách chức và chuyển về làm việc tại Vụ Pháp chế, theo báo Dân trí.

‘Cuối cùng Đảng cũng xử lý cán bộ cấp cao’

Formosa được ‘bật đèn xanh’ vận hành lò

Theo báo Tiền Phong, ông Hanh chính là trưởng đoàn thanh tra Formosa trước khi xảy ra sự cố môi trường vào tháng 6/2015, và cũng là Phó trưởng đoàn thanh tra Formosa sau khi xảy ra sự cố vào tháng 5/2016.

Vụ Formosa: kỷ luật lãnh đạo đã là cấp cao nhất và cuối cùng?

Trước đó, nhiều quan chức khác liên quan đến vụ việc Formosa cũng bị kỷ luật hành chính.

Vào tháng Hai năm nay, ông Mai Thanh Dung, phó tổng cục trưởng Tổng cục môi trường đã bị cách chức xuống làm Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường. Ông Dung cũng bị kỷ luật Đảng, bị cách chức ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Môi trường nhiệm kỳ 2015 – 2020.

Nguyễn Minh Quang, nguyên Bộ trưởng, ông Bùi Cách Tuyến, nguyên Thứ trưởng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và ông Nguyễn Thái Lai, nguyên Thứ trưởng đều chỉ bị kỷ luật cảnh cáo.