LÊ CÔNG ĐỊNH

0
143
Luật sư Lê Công Định
   

 

1. ABOUT LÊ CÔNG ĐỊNH
– Lê Công Định, ( Born in 1968) , was the former vice president of the Ho Chi Minh City Bar Association and a managing partner of DC Law, a prominent private law firm in Ho Chi Minh City. Clients listed on the firm’s webpage include Yahoo!, Sun Wah International, Nestlé, and Toyota. After studying law at Hanoi Law School and Saigon University, Dinh received a Fulbright scholarship to study at Tulane University in the United States, where he received a master of law degree in 2000.

– Lê Công Định is a prominent Vietnamese lawyer who sat on the defence of many high profile human rights cases in Vietnam. The outspoken lawyer is also known for his public criticism of controversial bauxite mines in Vietnam’s Central Highlands and of China’s claims to disputed offshore islands in the South China Sea. In interviews with the BBC and Radio Free Asia, Dinh has called for political pluralism to accompany economic pluralism in Vietnam, currently a one-party state controlled by the Vietnamese Communist Party. He was arrested by the Vietnamese government on June 13, 2009 on charges of “national security”, though the arrest was met by the international community with strong objections. Le Cong Dinh is one of Amnesty International’s prisoners of conscience.

– Dinh is best known for his defense of Vietnamese bloggers, human rights defenders, and democracy and labor rights activists such as Nguyen Van Dai, Le Chi Cong Nhan, and Nguyen Van Hai (known as Dieu Cay). During his defense of democracy activists Dai and Nhan at their appeals court trial in 2007, Dinh said: “Talking about democracy and human rights cannot be seen as anti-government unless the government itself is against democracy.”

2.LIFE BEFORE ARREST
– On June 13, 2009 police from the Ministry of Public Security’s Investigation Security Agency raided Le Cong Dinh’s law offices. He was arrested on “national security charges” under article 88 of Vietnam’s criminal code (“conducting propaganda against the government”).Since his arrest, his current location and condition is unknown.

– Deputy Director General Department of Security Vu Hai Trieu announced that lot of documents and conspiracy evidences had confiscated which indicate the attempt to overthrow the state of Vietnam by lawyer Dinh.

– On December 24, 2009, Dinh was charged with “attempts to overthrow the state”, after being initially charged with “spreading anti-government propaganda”.

3. TRIAL
On January 20, 2010, he was convicted and sentenced to 5 years in prison and 3 years of probation for subversion. His co-defendants, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức and Lê Thang Long received sentences from 7 to 16 years.

4. VIETNAMESE COMMUNIST GOVERNMENT RESPONE
– In articles in the Vietnamese state media, authorities accuse Dinh of providing “distorted information” about Vietnam’s government and its leaders to international press agencies and websites, “colluding” with domestic and foreign “reactionaries” to sabotage the government, and calling for multi-party reforms in published documents, articles posted on the internet, and interviews with foreign media.

5. INTERNATIONAL RESPONSE
Numerous governments and organizations have condemned the arrest and demanded Le Cong Dinh’s immediate release:

– The U.S. Commission on International Religious Freedom (USCIRF) describes Dinh as a “peaceful human rights defender” and released a statement that “The arrest of Le Cong Dinh demonstrates a disturbing but familiar pattern. Peaceful advocates for religious freedom and related human rights are intimidated, harassed, and jailed. Le Cong Dinh’s arrest demonstrates that no human rights, including the freedom of religion, are secure in Vietnam.”

– A statement on the United States Department of State website reads “Vietnam’s arrest of Mr. Dinh contradicts the government’s own commitment to internationally-accepted standards of human rights and to the rule of law. We urge the Government of Vietnam to release Mr. Dinh immediately and unconditionally, as well as all other prisoners in detention for peacefully expressing their views
.
– The Human Rights Watch’s Asia director called “this arrest makes a mockery of the president’s lofty words. It tells other lawyers and human rights defenders just what they can expect if they dare to speak out.”

– The International Bar Association’s Human Rights Institute calls the arrest “arbitrary” and expressed concern in a letter to Prime Minister Nguyen Tan Dung “that the arrest could be linked to the fact that Mr Le Cong Dinh has expressed critical views on the Vietnamese government”.

– Viet Tan, the Vietnam Reform Party, released a statement calling for “a release of attorney Le Cong Dinh and other political prisoners who have been in jail or were recently detained.”

On 17 June 2009, Amnesty International, who granted Le Cong Dinh with the status of prisoner of conscience, issued a statement calling the authorities to release him immediately and to “either repeal or amend provisions in the 1999 Penal Code which criminalize peaceful political dissent”.

Reporters Without Borders and IFEX have also called for the immediate release of lawyer Le Cong Dinh..

[Written by: Admin B]

———————————

LÊ CÔNG ĐỊNH

1. TIỂU SỬ LÊ CÔNG ĐỊNH:
– Lê Công Định (sinh năm 1968) từng là phó chủ tịch của Đoàn Luật Sư TP.HCM, và là thành viên quản lý của DC Law, một công ty luật tư nhân nổi tiếng của TP.HCM. Danh sách khách hàng tìm thấy trên website của DC Law bao gồm Yahoo!, Sun Wah International, Néstle, và Toyota. Sau khi lấy bằng cử nhân luật của hai trường Đại học Tổng hợp TP.HCM và Đại học Quốc gia Hà Nội, ông Định nhận được học bổng toàn phần Fulbright đi du học tại Đại Học Tulane ở Mỹ, và cũng tại nơi đây ông lấy được tấm bằng thạc sỹ luật vào năm 2000.

– Lê Công Định là một luật sư có tầm cỡ từng bào chữa cho nhiều nhà hoạt động dân chủ có tiếng tăm. Vị luật sự thẳng thắn này cũng được biết đến do chỉ trích công khai dự án khai thác bô-xít gây nhiều tranh cãi của chính phủ ở Tây Nguyên, và lên tiếng phản đối Trung Quốc dành quyền sở hữu những quần đảo tại vùng biển phía nam Trung Quốc. Trong các cuộc phỏng vấn với BBC và Radio Freedom Asia, ông Định kêu gọi thành lập một nền chính trị đa nguyên để đồng hành với nền kinh tế đa nguyên ở Việt Nam, đất nước đơn đảng hiện đang được lãnh đạo bởi Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông Định bị bắt vào ngày 13/06/2009 với tội danh “chống phá Nhà Nước”, mặc dù cuộc bắt bớ bị cộng đồng quốc tế lên án một cách mạnh mẽ. Lê Công Định là một trong những tù nhân lương tâm của Hiệp Hội Ân xá Thế giới.

– Ông Định được biết đến nhiều nhất do bào chữa cho các blogger, các nhà đấu tranh dân chủ, các nhà bảo vệ quyền lợi người lao động như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải ( biệt danh Điếu Cày). Bào chữa cho anh Đài và chị Nhân tại phiên toà phúc thẩm vào năm 2007, ông Định nói: “Lên tiếng về vấn đề dân chủ và nhân quyền không thể bị xem như là hành động chống phá Nhà Nước, trừ khi Nhà Nước đó chính nó đang chống lại một nền dân chủ.”

2. TRƯỚC KHI BỊ BẮT:
– Vào ngày 13/06/2009, Cơ quan An ninh điều tra thuộc Bộ Công an đã bắt Lê Công Định ngay tại văn phòng luật của ông do “tuyên truyền chống phá Nhà Nước CHXHCN Việt Nam”, vi phạm điều 88 của Bộ Luật hình sự. Kể từ khi bị bắt, nơi giam cầm hiện tại và tình trạnh sức khoẻ của ông Định vẫn chưa được công bố.

– Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục An ninh Vũ Hải Triều công bố rằng nhiều tài liệu và bằng chức bị tịch thu đã chỉ rõ hành động muốn lật đổ chính quyền của luật sư Định.

-Vào ngày 24/12/2009, ông Định bị tuyên án “âm mưu lật đổ Nhà Nước”, sau khi bị tuyên án “tuyên truyền chống phá Nhà Nước”.

3. XÉT XỬ
– Vào ngày 20/01/2010, ông Định bị kết án 5 năm tù giam và 3 năm quản chế. 3 bị cáo cùng với ông là Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long bị kết án từ 7 đến 16 năm tù giam.

4. PHẢN ỨNG CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM:
– Trên các phương tiện truyền thông của mình, chính phủ Việt Nam đã tố cáo ông Định công bố “những thông tin sai lệch” về chính quyền Việt Nam và các nhà lãnh đạo đến các trang web và báo chí quốc tế, “cấu kết” với những phần tử trong và ngoài nước nhằm phá hoại Nhà Nước, kêu gọi đa đảng qua những cuộc phỏng vấn với báo chí nước ngoài và các bài báo được đăng tải trên Internet.

5. PHẢN ỨNG CỦA DƯ LUẬN QUỐC TẾ:
– Nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế đã chỉ trích vụ bắt bớ này và đề nghị trả tự do cho Lê Công Định ngay lập tức.

– Cơ quan của Mỹ về Tự do Tôn giáo trên toàn Thế giới (USCIRF) mô tả ông Định là “người bảo vệ nhân quyền một cách hoà bình” và ra bản thông cáo nói rằng “Vụ bắt bớ luật sư Định cho thấy một mô-típ quen thuộc và đầy lo ngại. Những nhà đấu tranh cho tự do tôn giáo và những quyền con người liên quan bị hăm doạ, khủng bố và bỏ tù.Vụ bỏ tù ông Định cho thấy không có một quyền tự do con người nào, bao gồm quyền tự do tôn giáo, là an toàn ở Việt Nam.”

– Một bản thông báo trên website của Bộ Ngoại Giao Mỹ nói rằng “Việc bỏ tù luật sư Định đi ngược lại với những cam kết của chính phủ Việt Nam vào các hiệp ước quốc tế về tự do nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia. Chúng tôi yêu cầu chính phủ Việt Nam thả tự do vô điều kiện cho luật sư Định ngay lập tức, cũng như trả tự do cho những người khác đang bị cầm tù vì nêu lên quan điểm không bạo động của họ.”

– Giám đốc khu vực Châu Á của Human Rights Watch nói “Vụ bỏ tù này là một sự cười cợt đến những phát biểu đau to búa lớn của chủ tịch nước Việt Nam. Nó cũng nhằm để răn đe những luật sư và những nhà hoạt động nhân quyền khác là họ sẽ lãnh những bản án tương tự nếu dám phát biểu ý kiến bất đồng của mình.”

– Trung tâm Nhân quyền của Hội đoàn Luật sư Quốc tế gọi cuộc bắt bớ là “chủ quan” và bày tỏ quan ngại qua lá thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng “cuộc bắt bớ có thể liên quan đến việc ông Định đã bày tỏ những ý kiến chỉ trích đến chính phủ Việt Nam”.

– Đảng Việt Tân kêu gọi “trả tự do cho luật sư Lê Công Định và những tù nhân chính trị khác đang bị giam cầm”.

– Vào ngày 17/06/2009, Tổ Chức Ân Xá Thế Giới, tổ chức đã đưa Lê Công Định vào danh sách tù nhân lương tâm, kêu gọi chính quyền trả tự do cho ông ngay lập tức, và “xoá bỏ hay chỉnh sửa lại các nội dung trong Bộ luật hình sự năm 1999, những nội dung mà cho phép việc bắt bớ những người đưa ra quan điểm chính trị trong hoà bình.”

– Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) và IFEX cũng kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho luật sư Định

[Được dịch bởi: Admin A]

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here