Home Blog Page 1402

‘IS đã chính thức thừa nhận thất bại’

0
Dương Lâm |
‘IS đã chính thức thừa nhận thất bại’

Tháp al-Hadba trước (ảnh trái) và sau khi bị phá hủy. (Ảnh: Reuters)

Theo hãng tin Reuters, ba năm trước cũng ở thánh đường cổ xưa này, thủ lĩnh ISAbu Bakr al-Baghdadi đã tuyên bố về cái gọi là một “vương quốc Hồi giáo” trải dài qua nhiều vùng đất thuộc Syria và Iraq.

“Việc (IS) phá hủy tháp al-Hadba và thánh đường al-Nuri có nghĩa là sự thừa nhận thất bại một cách chính thức”, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi cho biết.

Trong khi đó, hãng thông tấn Amaq của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo đưa ra lời cáo buộc rằng chính máy bay của Mỹ đã phá hủy thánh đường này.

Phản ứng lại lời cáo buộc trên, phát ngôn viên của liên quân chống IS do Mỹ đứng đầu, Đại tá Không quân Mỹ John Dorrian, nói với Reuters qua điện thoại rằng, “chúng tôi không tấn công khu vực này”.

Còn Thiếu tướng quân đội Mỹ Joseph Martin, Tư lệnh lục quân của liên quân, đã gọi việc các tay súng IS phá hoại nhà thờ và tòa tháp trên là “một tội ác chống lại người dân Mosul và tất cả Iraq”.

Soha News

Iran nã tên lửa vào thành trì của Daech tại Syria

0

Thông tín viên Siavosh Ghazi từ thủ đô Teheran cho biết thêm :

“Theo truyền thông Iran, tổng cộng 6 hỏa tiễn Zolfaqar được bắn đi, nhắm vào một căn cứ chỉ huy và tập trung quân của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo trong vùng Deir Ezzor, miền đông Syria. Những tên lửa này được phóng đi từ một trung tâm đặt ở phía tây lãnh thổ Iran. Đài truyền hình Nhà nước cho thấy hình ảnh tên lửa bay ngang qua lãnh thổ Irak, trên hành trình 650 cây số.

Lực lượng Vệ Binh Cộng Hòa khẳng định chiến dịch này nhằm đáp trả hai vụ tấn công khủng bố ngày 07/06 nhắm vào Nghị viện Iran và lăng giáo chủ Khomeiny ngay tại thủ đô Iran, làm 17 người chết. Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo nhận là tác giả hai vụ tấn công nói trên.

Cho tới nay, Iran luôn yểm trợ chính quyền Damas qua việc gửi cố vấn quân sự và quân tình nguyện sang Syria để chiến đấu chống quân nổi dậy và quân thánh chiến Hồi Giáo. Nhưng đây là lần đầu tiên chính quyền nước này bắn tên lửa từ lãnh thổ Iran sang Syria.

Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Iran và Ả Rập Xê Út và chỉ hai ngày sau khi Thượng Viện Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào chương trình hạt nhân của Iran cũng như chính sách của Teheran trong khu vực, đặc biệt là đối với Irak và Syria.”

Không quân Hoa Kỳ bắn rơi một phi cơ của quân đội Syria

Theo AFP, ngày 18/06/2017, một chiến đấu cơ của Hoa Kỳ thuộc liên quân quốc tế chống Daech tại Syria và Irak đã bắn hạ một phi cơ của quân đội Damas trong khu vực miền bắc Syria.

Thông tin trên do quân đội Syria loan báo và đã được Washington xác nhận. Thông cáo của sở chỉ huy liên quân quốc tế chống Daech cho biết chi tiết : « Vào hồi 18h43, giờ địa phương (17 giờ 43 GMT), một máy bay của quân đội Syria loại SU-22 đã ném bom gần khu vực của Lực Lượng Dân Chủ Syria (FDS) ở phía nam Tabqa. Căn cứ theo các cam kết của chúng tôi, và quyền tự vệ chính đáng của liên quân (chống Daech), phi cơ nói trên đã bị chiến đấu cơ Mỹ, F/A-18 E Super Hornet bắn hạ ngay lập tức ».

Vẫn theo liên quân quốc tế chống Daech, hai giờ trước đó, các lực lượng của chính phủ Bachar al-Assad đã tấn công các chiến binh của FDS ở phía nam Tabqa và đã gây tổn thất đáng kể cho Lực Lượng Dân Chủ Syria, liên quân Ả Rập – Kurdistan, được Hoa Kỳ và đồng minh vùng Vịnh yểm trợ. Tuy nhiên, liên quân khẳng định không tìm cách tấn công chế độ Syria, quân đội Nga hay các lực lượng thân chế độ Damas, nhưng họ không ngần ngại tự vệ cũng như bảo vệ những đối tác trước các đe dọa.

Matxcơva hôm nay thông qua lời thứ trưởng Ngoại Giao Nga, Serguei Riabkov, được hãng tin Nga Tass trích dẫn, đã lên án vụ không quân Mỹ bắn hạ chiến đấu cơ Syria là « hành động xâm lược » và tố cáo Washington « đang hỗ trợ khủng bố » tại Syria.

Thủ tướng Hun Sen lại đe dọa đối lập

0

Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố các nhà phê bình cùng những đối thủ chính trị sẽ bị loại trừ và nên “chuẩn bị quan tài” trước những cáo buộc đất nước Chùa tháp bị tham nhũng, bất bình đẳng, vi phạm nhân quyền trong suốt 32 năm do ông lãnh đạo.

Hãng thông tấn AFP loan tin vừa nêu vào hôm thứ tư, ngày 21/6.

Tin cho biết ông ông Hun Sen, 64 tuổi , đã có những bài phát biểu gay gắt trong cuộc tranh cử cấp địa phương hồi đầu tháng này, cho thấy đảng đối lập chính đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Tuy nhiên, Thủ tướng Hun Sen vào hôm thứ Tư đã đọc bài diễn văn được cho là mạnh mẽ nhất, với nội dung cảnh báo về cuộc nội chiến nếu đảng của ông bị lật đổ trong cuộc tổng tuyển cử năm sau.

Ông Hun Sen nhấn mạnh Chính phủ và Quân đội Campuchia sẵn sàng đàn áp tất cả các phong trào muốn lật đổ chính quyền hay gây hại cho quốc gia. Thủ tướng Hun Sen nói rằng ông cảnh cáo những ai chỉ trích, xúc phạm và dọa giết thì nên chuẩn bị quan tài.

Trong bài diễn văn, Thủ tướng Hun Sen cũng tuyên bố có thể sẽ loại trừ lên đến 200 đối thủ của ông để bảo đảm hòa bình và mạng sống của hàng triệu người dân Campuchia.

Hội nghị cấp cao Mỹ-Trung bàn về Bắc Triều Tiên

0

Tổng thống Donald Trump dường như đã mất hẳn niềm tin vào khả năng Bắc Kinh ngăn chận được cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử của Bắc Triều Tiên. Ông viết trên Twitter : « Tôi hoan nghênh nỗ lực của chủ tịch Tập Cận Bình và Trung Quốc về Bắc Triều Tiên, nhưng đã không mang lại kết quả. Ít nhất tôi cũng biết rằng Trung Quốc đã có cố gắng ».

Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Heike Schmidt phân tích :

« Tin Twitter này của ông Donald Trump là một cái tát đối với người đồng nhiệm Trung Quốc. Tập Cận Bình biết quá rõ : tất cả các cố gắng nhằm kìm hãm bớt nhà độc tài Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đều thất bại.

Từ tháng Hai, Trung Quốc nói rằng đã ngưng toàn bộ việc nhập khẩu than đá, khiến Bình Nhưỡng mất đi 40% thu nhập. Tuy vậy, việc trừng phạt này không làm chế độ Bắc Triều Tiên phải lùi bước, và Bắc Kinh thì vẫn tiếp tục cung cấp nhiên liệu cho Bình Nhưỡng.

Còn các sáng kiến ngoại giao lại rơi vào tai của một người điếc. Tháng Ba vừa rồi, ngoại trưởng Vương Nghị đã đề nghị cho đóng băng các chương trình nguyên tử và hỏa tiễn đạn đạo Bắc Triều Tiên, đổi lấy việc ngưng các cuộc tập trận giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Một đề nghị « phải chăng » theo phía Bắc Kinh, nhưng Bình Nhưỡng đã làm ngơ.

Có lẽ đó là do Trung Quốc chưa đặt toàn bộ sức nặng lên bàn cân. Nỗi sợ diễn ra cảnh hỗn loạn ngay sát biên giới là quá lớn. Hiện có 28.000 lính Mỹ trú đóng tại Hàn Quốc, và trong trường hợp xảy ra xung đột, Trung Quốc vốn có hiệp ước hỗ tương quân sự với Bắc Triều Tiên, buộc lòng phải cứu giúp nước láng giềng ».

Tổng thống Mỹ Donald Trump coi hồ sơ nguyên tử Bắc Triều Tiên là ưu tiên hàng đầu, nên đã chấp nhận gác qua một bên vấn đề thâm hụt thương mại, để mong Bắc Kinh giúp gây áp lực lên Bình Nhưỡng. Nay bà Susan Thornton, thứ trưởng phụ trách châu Á-Thái Bình Dương tuyên bố : « Chúng tôi không chờ đợi vấn đề này được giải quyết hôm nay, nhưng hy vọng sẽ có những tiến triển về các mặt khác, như biện pháp tạo lòng tin giữa hai quân đội ».

Theo AFP, tình hình căng thẳng tại Biển Đông tiếp tục là mối quan ngại lớn của Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực, trước việc Bắc Kinh giương móng vuốt tại vùng biển chiến lược này.

Tướng Joseph Dunford, tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, hôm thứ Hai tuyên bố, Lầu Năm Góc sẽ duy trì các đường dây liên lạc với Trung Quốc để phòng tránh mọi leo thang tại Biển Đông.

Mỹ điều động oanh tạc cơ B1 răn đe Bắc Triều Tiên

0
RFI

Hãng Yonhap, trích dẫn một nguồn tin quân sự ở Seoul cho biết hai máy bay B1-B cùng các chiến đấu cơ Hàn Quốc F-15K tham gia một cuộc thao dượt trong ngày hôm nay trên bầu trời bán đảo Triều Tiên. Sự kiện này chứng tỏ « quyết tâm của Hoa Kỳ khuyến cáo những đe dọa quân sự của Bình Nhưỡng ».

Theo một kế hoạch tập trận chung, hai chiếc B1-B của Mỹ từ căn cứ Anderson ở đảo Guam bay đến Hàn Quốc, oanh kích giả định ở trường bắn Pilsung, tỉnh Gangwon, giáp ranh với Bắc Triều Tiên.

Hoa Kỳ vẫn thường điều động oanh tạc cơ chiến lược như một biện pháp trấn an Hàn Quốc và răn đe Bắc Triều Tiên sau những vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng. Từ khi đắc cử hồi tháng Tư năm nay, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In nhiều lần tuyên bố muốn giảm căng thẳng với Bắc Triều Tiên.

Cố vấn đặc biệt của tổng thống Hàn Quốc, ông Moon Chung In, đang có mặt tại Washington, kêu gọi chính quyền Donald Trump rút bớt vũ khí chiến lược tại Hàn Quốc, như hệ thống lá chắn THAAD, và giảm thiểu các cuộc tập trận chung, nếu Bắc Triều Tiên chấp thuận ngưng chương trình hạt nhân quân sự và thử tên lửa.

Tuy nhiên, theo Yonhap, dường như Hoa Kỳ không thay đổi chính sách. Sự kiện phi vụ B1-B tập trận chung với không quân Hàn Quốc ngày hôm nay chứng tỏ Hoa Kỳ quyết tâm duy trì các phương tiện chiến lược răn đe tại Hàn Quốc.

Syria : Mỹ muốn tái lập liên lạc với quân đội Nga tại Syria

106
media

Theo AFP, tướng Joe Dunford, tổng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ, hôm nay, 20/06/2017, tuyên bố rằng « kênh liên lạc giữa bộ tư lệnh Mỹ và Nga ở Trung Đông hoạt động rất tốt đẹp trong 8 tháng qua. Phía Mỹ sẽ nỗ lực trên hai mặt ngoại giao và quân sự để nối lại đường dây này ».

Là đồng minh của chế độ Damas, Matxcơva quyết định cắt đứt kênh liên lạc quân sự với Mỹ để phản đối vụ không quân Mỹ bắn hạ một oanh tạc cơ của Syria hôm Chủ Nhật. Bộ Quốc Phòng Nga còn dọa xem máy bay của liên quân xâm nhập vùng trời « phía tây sông Euphrate » là mục tiêu của phòng không Nga.

Quân đội Syria cho rằng liên quân quốc tế đã bắn hạ một trong những máy bay của Syria đang oanh kích Daech ở Raqqa. Mỹ khẳng định đó là hành động nhằm trả đũa Syria oanh kích lực lượng Kurdistan-Syria, đang được Hoa Kỳ yểm trợ tái chiếm Raqqa, thủ phủ tự xưng của Daech.

Sau vụ việc này, quân đội Mỹ cho biết đã điều chỉnh hoạt động không quân tại Syria cho thích nghi với tình hình căng thẳng mới : vừa tiếp tục oanh kích Daech vừa bảo vệ an toàn cho các phi vụ.

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang, Úc, một thành viên của liên quân quốc tế, thông báo tạm ngưng các phi vụ trên không phận Syria. Phát ngôn viên quân đội Úc chỉ thông báo vắn tắt đây là « biện pháp phòng ngừa ».

Nhật tập trận để giảm lo ngại về Bắc Hàn

102
 RFA

Cũng ngày 21 tháng 6, Nhật Bản cho thực hiện cuộc tập trận giả, với mục đích đo lường khả năng bảo vệ an ninh quốc phòng trong trường hợp bị Bắc Hàn tấn công bằng tên lửa.

Một viên chức quốc phòng Nhật cho hay cuộc tập trận diễn ra ở 4 địa điểm khác nhau, giúp người dân Nhật an tâm vì quân đội có đủ khả năng và võ khí để bảo vệ an ninh cho mọi người trước hiểm họa do Bắc Hàn gây nên.

Đầu tháng này, Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis nói rằng việc Bình Nhưỡng phóng thử thanh công tên lửa tầm xa và tầm trung là mối đe dọa lớn nhất cho các nước đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực bán đảo Tiều Tiên.

Hiện Hoa Kỳ đã đặt hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Nam Hàn, đồng thời đồng ý bán cho Nhật Bản hệ thống phòng thủ PAC-3 Patriot loại tối tân nhất, trị giá tổng cộng lên đến cả tỷ dollars.

Hệ thống này bao gồm cả dàn radar báo động, và có khả năng bắn hạ tên lửa từ Bắc Hàn bắn sang Nhật Bản.

Điều 19 Bộ luật hình sự – ‘Bất cập, thù nghịch và những mối lo an ninh’

RFA

Quốc hội Việt Nam chiều ngày 20 tháng 6 thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015, trong đó có Điều 19 (không tố giác tội phạm) bị giới luật sư phản đối mạnh mẽ.

“Sự thụt lùi của nền tư pháp”

Điều 19 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Hình sự quy đinh rõ như sau:

Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa.

Nói với đài RFA, luật sư Ngô Ngọc Trai từ Hà Nội cho rằng khoản 3 điều 19 quy định luật sư phải tố giác thân chủ mà Quốc hội vừa thông qua là một sự xâm hại nghiêm trọng đến hoạt động hành nghề của luật sư bào chữa và là một sự thụt lùi của nền tư pháp Việt Nam:

Luật sư bào chữa ở Việt Nam lâu nay đã phải chịu rất nhiều khó khăn, trở ngại từ các quy định bất cập và từ sự thiếu thiện chí của các cơ quan ban ngành tố tụng rồi. Đến nay lại tròng thêm vào cổ luật sư trách nhiệm tố tụng thân chủ nữa, tôi cho đây là một điều rất bất lợi và một bước thụt lùi của nền tư pháp Việt Nam vốn đã có nhiều bất cập. Tôi cho rằng đây là một điều hết sức đáng tiếc và đáng chê trách, chê trách các vị đại biểu Quốc hội đã thông qua một quy định như vậy.

Trong khi đó luật sư Võ An Đôn thuộc đoàn luật sư Phú Yên cho rằng điều 19 này sẽ gây ra những vi phạm về đạo đức nghề nghiệp của người luật sư. Ông giải thích:

Điều này hoàn toàn trái với lương tâm, đạo đức của một người luật sư. Bởi vì luật sư có nghĩa vụ bảo vệ thân chủ của mình. Đồng thời bị can, bị cáo rất tin tưởng ở luật sư mới trình bày rõ nội dung vụ việc. Mình có nghĩa vụ bào chữa, giảm nhẹ tội cho họ nhưng giờ lại đi ngược lại tố cáo họ là vi phạm đạo đức nghề nghiệp và sẽ làm mai một nghề luật sư của Việt Nam.

Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam 2015, đặc biệt là khoản 3 điều 19 được trình lên quốc hội vào hối cuối tháng 5 vừa qua và đã gây ra rất nhiều phản ứng gay gắt từ giới luật sư. Họ dẫn chứng rằng nếu luật sư có trách nhiệm tố giác tội phạm thì lại trái với quy định của công ước quốc tế, vì luật sư phải bảo vệ quyền riêng tư và những bí mật của các thân chủ của mình.

Quốc hội trước khi thông qua điều luật này, nói rằng đã tham khảo ý kiến giới luật sư và những nhà làm luật cũng như kinh nghiệm của một số nước trên thế giớ như Thái Lan, Trung Quốc, Đức, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Canada, Tây Ban Nha. Một số đại biểu cho rằng ở nước ngoài trong những trường hợp nhất định, luật sư được tiết lộ thông tin về thân chủ của mình trong quá trình hành nghề để bảo vệ lợi ích quốc gia

Chúng tôi đã liên lạc với Giáo sư Tạ Văn Tài, hiện là giảng viên luật trường đại học Havard, Hoa Kỳ về quy định những trường hợp luật sư phải tố cáo thân chủ và được ông cho biết:

000_Hkg10109894-622.jpg
Một phiên họp Quốc hội Việt Nam, ảnh minh họa. AFP

Bên Mỹ họ cũng cho phép luật sư được giữ kín về tội luật sư biện hộ nhưng nếu là tội dự định tương lai, tức là đang dự mưu xâm hại an ninh quốc gia thì có thể tố cáo ra được. Luật Mỹ cũng nói rõ tội gì mình đang biện hộ thì không được nói ra, đó là quyền tôn trọng bảo mật thông tin giữa luật sư và thân chủ.

Luật sư Ngô Ngọc Trai đồng tình với nhận định của Giáo sư Tạ Văn Tài, ông bổ sung thêm rằng ở nước ngoài luật sư có quyền được tiết lộ còn ở Việt Nam là nghĩa vụ:

Nước ngoài họ quy định bình thường luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật của thân chủ nhưng người ta trao quyền cho luật sư được miễn trừ trách nghiệm nghĩa vụ này, tức là có quyền tiết lộ thông tin của thân chủ nếu biết được là thân chủ chuẩn bị phạm vào tội rất nghiêm trọng. Họ quy định luật sư có quyền như vậy, nhưng Việt Nam lại quy định thành nghĩa vụ thay vì là quyền, mà không chỉ là nghĩa vụ đơn thuần mà còn có thể bị xử lý hình sự nếu không tố giác tội phạm nữa.

Thù nghịch với giới luật sư?

Điều luật 19 vừa được thông qua chỉ nhắm trực tiếp đến hai tội danh xâm phạm an ninh quốc gia và tội đặc biệt nghiêm trọng.

Luật sư Ngô Ngọc Trai chỉ ra những bất cập trong các tội danh được quy định tại điều luật này:

Theo luật Việt Nam danh mục các tội về xâm phạm an ninh quốc gia rất rộng. Nhiều hành vi không có nội hàm rõ ràng. Ở nước ngoài các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia tôi hiểu là những hành động như đặt bom khủng bố, giết người hàng loạt, hay chất độc hóa học… Nhưng Việt Nam nhiều khi là sự lên tiếng phản ánh những bất cập, sai trái của hệ thống pháp luật, cũng như sai trái của các ban ngành cũng bị quy là chống nhà nước và xâm phạm an ninh quốc gia.

Việt Nam hiện có 3 điều quy định tội phạm xâm hại an ninh quốc gia bị quốc tế chỉ trích nặng nề đó là điều 258 lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích quốc gia, điều 88 tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam, và điều 79 âm mưu lật đổ chính quyền. Cộng đồng quốc tế chỉ trích rằng đây là những điều luật mơ hồ, rất dễ quy tội cho những người lên tiếng bất đồng quan điểm chính trị và vi phạm quyền tự do ngôn luận của con người.

Những nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền hay môi trường của Việt Nam hiện đang bị bắt giam hầu như đều bị quy vào một trong 3 điều này.

Một bất cập khác theo luật sư Ngô Ngọc Trai gây ra sự bất bình lớn trong giới luật sư đó là điều luật này đụng chạm đến mảng hoạt động chính của luật sư ở Việt Nam đó là tội danh đặc biệt nghiêm trọng. Ông giải thích sở dĩ đây là mảng hoạt động chính là vì dân Việt Nam còn nghèo nên họ không đủ khả năng để thuê luật sư cho những tội nhẹ, mà chỉ khi phải đối diện với án chung thân hoặc tử hình họ mới nhờ đến luật sư hoặc được chỉ định luật sư.

Còn theo luật sư Võ An Đôn, điều luật này nhằm gây khó khăn cho giới luật sư nhân quyền vốn đã từng bị Việt Nam “không ưa”, luôn tìm cách o ép:

Những luật sư nhân quyền chuyên đi làm những án điều 79, 88, 258 và những tội danh liên quan đến an ninh quốc gia trước đây gặp rất nhiều áp lực. Những năm trước đây khi Internet và Facebook chưa phát triển những luật sư tham gia các án này đều bị tìm mọi cách loại ra khỏi giới luật sư. Bây giờ nhờ mạng xã hội phát triển, chính quyền không dám mạnh tay như trước đây nữa nhưng vẫn gây khó khăn và hiện nay giới luật sư đến 13.000 hay 14.000 người nhưng những luật sư nhân quyền được dăm ba người đếm trên đầu ngón tay.

Bản thân luật sư Võ An Đôn cũng từng bị Sở tư pháp và Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên nhiều lần kỷ luật với hình thức nặng và dọa thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư khi ông tham gia bào chữa vụ 5 công an dùng nhục hình đánh chết dân ở Phú Yên năm 2015.

Trong khi đó Giáo sư Tạ Văn Tài thì cho rằng điều luật này là một cách để gây khó cho những người bị quy vào các tội danh xâm phạm an ninh quốc gia, cho thấy Việt Nam ngày càng thắt chặt hơn các vấn đề liên quan đến an ninh.

Trước thông tin điều 19 được thông qua, luật sư Ngô Ngọc Trai nói rằng trước mắt ông sẽ vẫn phải làm theo luật này bởi vì đây là quyết định của Quốc hội, nhưng dần dần qua từng vụ việc giới luật sư sẽ chỉ ra những bất cập để nền tư pháp Việt Nam được tiến bộ hơn. Tuy nhiên, luật sư Võ An Đôn lại nói rằng bản thân ông sẽ không thực hiện điều luật trái lương tâm này:

Dù luật quyết định như vậy nhưng riêng tôi dù biết thân chủ phạm tội gì nhưng vì đạo đức tôi thà vi phạm luật chứ không tố cáo thân chủ của mình

Luật sư Võ An Đôn cho biết luật sư không tố giác thân chủ theo điều luật này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng ông không biết cụ thể hình phạt là gì.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015 được Quốc hội thông qua với 88,39% đại biểu tán thành và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.

Thông qua nghị quyết xử lý ‘cục máu đông’ nợ xấu

0

Một trong những điểm quan trọng nhất của nghị quyết là đã chốt phạm vi xử lý nợ. Theo đó, Quốc hội nhất trí phương án chỉ cho phép các ngân hàng được xử lý nợ xấu phát sinh trước thời điểm 15.8.2017. Sau thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, ban hành và áp dụng các chuẩn mực quản trị ngân hàng, quản lý rủi ro cao hơn, hợp lý theo thông lệ quốc tế để giảm thiểu phát sinh nợ xấu mới.

Trước đó, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu nội bảng trên toàn hệ thống vẫn ở dưới mức 3% tổng dư nợ (mức an toàn). Tuy nhiên, nếu tính cả nợ ngoại bảng, nợ bán cho VAMC, nợ tiềm ẩn…, tổng mức nợ xấu lên tới 10,8% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Con số tuyệt đối khoảng 600.000 tỉ đồng.

Nghị quyết thông qua được kỳ vọng sẽ phá tan được “cục máu đông” nợ xấu. Trong đó, cho phép các ngân hàng được áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm; được quyền chủ động hơn trong thanh lý, bán tài sản của con nợ.

Cũng trong sáng nay, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi). Buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 – 2020; Biểu quyết thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3…

Anh Vũ

Cái chết của Warmbier buộc Mỹ phải mạnh tay hơn với Bình Nhưỡng

0

media

Phản ứng về cái chết của sinh viên Warmbier, tổng thống Trump hôm qua đã lên án mạnh mẽ chính quyền Bắc Triều Tiên là một « chế độ tàn bạo ». Ngoại trưởng Rex Tillerson thì tuyên bố Hoa Kỳ sẽ buộc Bắc Triều Tiên chịu trách nhiệm về việc « giam cầm phi lý » sinh viên Warmbier và ông yêu cầu Bình Nhưỡng trả tự do cho 3 công dân Mỹ khác.

Nhưng một số nghị sĩ đòi chính quyền Trump phải có hành động đáp trả mạnh mẽ và dứt khoát với Bình Nhưỡng. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa bang Texas Ted Cruz đã tuyên bố : «  Chế độ Bắc Triều Tiên sai lầm khi nghĩ rằng cách họ đối xử man rợ một công dân Mỹ bị giam cầm trong điều kiện tồi tệ trong suốt một năm sẽ được để yên ». Còn thượng nghị sĩ John McCain thì cho rằng Hoa Kỳ «  không thể và không nên dung thứ việc các quốc gia thù nghịch giết hại công dân Mỹ ».

Thật ra thì trước khi sinh viên Warmbier được trả về trong tình trạng hôn mê, gây sốc mạnh cho dư luận Mỹ, Washington đã cân nhắc nhiều phương án để ngăn chận một nước Bắc Triều Tiên ngày càng hiếu chiến. Đặc biệt với việc Bình Nhưỡng liên tục bắn thử tên lửa, đe dọa Hoa Kỳ và các đồng minh khu vực, chính quyền Trump đã nhờ đến sự trợ giúp của Trung Quốc.

Nhưng hôm qua, tổng thống Trump đã tỏ cho thấy là Mỹ sẵn sàng hành động một mình, khi ông viết trên mạng xã hội Twitter : «  Tôi đánh giá rất cao những nỗ lực của chủ tịch Tập Cận Bình và Trung Quốc để giúp giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên, nhưng những nỗ lực đó đã không đạt kết quả. »

Cho tới nay, Hoa Kỳ và các nước khác chủ yếu dùng các biện pháp trừng phạt kinh tế để gây áp lực lên Bình Nhưỡng. Chưa biết là sau cái chết của sinh viên Warmbier, Mỹ sẽ đề ra những biện pháp nào khác. Trước mắt, Washington hôm qua đã điều hai oanh tạc cơ siêu thanh bay đến không phận bán đảo Triều Tiên như là một hình thức « biểu dương lực lượng ». Có điều, Hoa Kỳ sẽ khó có một hành động quân sự, vì động thái này dẫn đến chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, với những hậu quả khó lường trước đối với các nước trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc. Chính quyền Trump chỉ có thể ban hành các biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề hơn, hoặc dọa đưa Bắc Triều Tiên trở lại danh sách các quốc gia yểm trợ khủng bố, hoặc ban hành lệnh cấm công dân Mỹ du lịch đến Bắc Triều Tiên.

Có điều, mạnh tay hơn với Bình Nhưỡng chắc chắn là gây nguy hại cho 3 công dân Mỹ còn bị giam cầm ở Bắc Triều Tiên, vì không loại trừ khả năng chế độ Kim Jong-Un sẽ trả đũa. Tóm lại, trước một quốc gia bất chấp luật pháp như  Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ khó có thể làm gì khác hơn, cho dù dư luận nước này có phẫn nộ đến đâu về cái chết của sinh viên Warmbier.