Trách nhiệm pháp lý của bộ chính trị (sic!)

0
1759

Thực chất vụ “đốt lò” của ông Trọng không hề là “cuộc chiến” giữa ông Trọng và ông Dũng để có người viết báo nói rằng “Cuộc chiến Trọng-Dũng đến giai đoạn gay cấn”. Bởi vì nếu đây là một “cuộc chiến” thì phải có “hai bên”. Bên tấn công bên phòng thủ. Rõ ràng (nếu có) bên ông Dũng, thì bên này đã “bó chiếu” từ lâu. Hàng hàng lớp lớp “đệ tử” ông Dũng lên “giàn lửa thiêu”, ông Dũng không làm được điều gì để cứu.

Cuộc “đốt lò” của ông Trọng cũng có “hai bên”, nhưng một bên là “củi”, một bên là phe “đốt lò”. “Củi”, ướt hay khô cũng là “củi”, số phận sớm muộn cũng bị “đút lò”. Không hề có “đấm đá” nào ở đây để gọi đó là “cuộc chiến”. “Đốt lò” là “đốt lò”. Nếu muốn gọi khác thì cũng nên gọi cho “đúng tên”.

Điều người ta đang chờ là chừng nào ông Dũng (và gia đình) bị “đút lò” ?

Hầu hết các nhà nghiên cứu về VN trên thế giới đều cho rằng cuộc “đốt lò” của ông Trọng, bề mặt nói là diệt trừ tham nhũng, một cách bắt chước vụng về “đả hổ diệt ruồi” bên Tàu. Nhưng bề trong chỉ là cuộc “thanh trừng” giữa hai phe phái. Phe này lên tìm cách tiêu diệt phía bên kia. Nói trắng ra là phe ông Trọng đang “đốt lò” phe ông Dũng.

Ông Trương Tấn Sang (trái), ông Nguyễn Tấn Dũng (giữa) và ông Nguyễn Phú Trọng, tại Đại hội Đảng lần thứ 12, tháng Giêng, 2016.
AFP

Nếu ông Trọng có mục đích “đốt lò” chống tham nhũng thực sự, thì đối tượng của ông không thể chỉ là những khúc củi ở Tập đoàn dầu khí quốc gia (PVN).

PVN là “bình sữa” của chế độ, của đảng CSVN. 25% ngân sách quốc gia đến từ nguồn dầu khí. Số tiền cực kỳ lớn, làm dễ như “trên trời rớt xuống”, chỉ hút lên rồi bán. Gặp thời buổi “cán bộ đảng viên phái biết làm giàu”, kẻ có “tiền” là có “quyền”. Nói trắng ra kẻ “nắm tiền” thì kẻ đó “nắm quyền”. Vì vậy phe nào lên việc trước tiên của họ là tìm cách kiểm soát nguồn dầu khí, tức kiểm soát PVN. Nhìn lại quá khứ ta thấy ông Trọng đang đi lại những bước của ông Dũng, ông Khải, ông Kiệt…

Đúng là “quả báo nhãn tiền”. Những gì ông Dũng đã làm với đàn em của ông Khải, ông Sang… ở PVN, bây giờ ông Trọng cũng đang làm y như vậy với đàn em ông Dũng. Nhưng ông Trọng không đơn giản chỉ ngừng ở việc thâu tóm PVN, như ông Dũng đã làm ở đàn em ông Khải (và ông Sang). Ông Trọng muốn “tóm” luôn cả ông Dũng để diệt trừ hậu hoạn.

Từ lâu tôi gọi ông Trọng là Gia Cát Trọng hay Khổng Trọng. Dĩ nhiên là để “bái phục” cái mưu kế vừa thâm trầm vừa cao siêu của ông này.

Ông Dũng vốn dân Nam kỳ, bụng để ngoài da, tưởng nắm được “kho tiền” là nắm được “quyền lực”. Ông tưởng rằng khi ban phát “quyền lực” cho đàn em thì thế lực của ông được củng cố.

Ông này bỏ quên một điều là người cộng sản với nhau không có “tình nghĩa” mà chỉ có tình “đồng chí”. “Chí” ở đây là “chí hướng”. Mà trong thời buổi “xã hội chủ nghĩa” mất định hướng, không ai biết nó ở đâu, không ai biết xây dựng bao giờ mới xong XHCN. Tình “đồng chí” bất định trở thành tình “đồng chó”.

(Thật tội nghiệp những con “chó” khi bị kéo xuống để so sánh với “tình đồng chí” của người cộng sản Việt).

Lỗ lã của PVN thấm thía gì so với tập đoàn than-khoáng sản, tập đoàn điện lực… các tổng công ty xăng dầu, công ty xi măng… Mức độ tàn phá của PVN cũng thấm thía gì so với Bô xít Đăc nông, Formosa Hà Tĩnh…

Nhưng ông Trọng chỉ “tập trung” vào PVN. Đơn giản vì đó là con đường ngắn nhứt để đưa ông Dũng vô lò.

Bây giờ ông Thăng, mới khai trước tòa hôm qua, những điều ông làm (khi nắm quyền PVN) là “theo nội dung nghị quyết của Bộ Chính trị”.

Thì ra ông Thăng chỉ thừa hành mệnh lệnh của một “quyền lực nặc danh” mà ông Trọng là “bậc thầy” trong việc dùng những thủ thuật (thủ đoạn) để sử dụng “quyền lực nặc danh” này (củng cố cho quyền lực cá nhân).

Tác giả bài báo “Cuộc chiến Trọng-Dũng đến giai đoạn gay cấn” dẫn nội qui của đảng CSVN, nói về “nguyên tắc dân chủ tập trung”, theo đó “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Vì vậy không hề có việc ông Trọng đi ra khỏi “chính sách” mà tập thể (bộ chính trị) đã vạch ra.

Ta gọi “quyền lực nặc danh” là thứ “quyền lực chính trị” (tức quyền lực nhà nước) bị lu mờ trước một “quyền lực lan tỏa” khác trong xã hội. “Quyền lực lan tỏa” này không ai thấy hình dạng nó ra sao, không thấy trách nhiệm của nó ra sao. Không thấy ai cầm đầu nhưng mọi người, kể cả các cấp lãnh đạo quốc gia cũng tuân thủ.

Trong vụ xử ông Thăng và đồng lõa, nói chung là vụ Tập đoàn dầu khí quốc gia (PVN), lời khai ông Thăng cho phép ta đặt “trách nhiệm pháp lý” của “bộ chính trị”.

Hiến pháp qui định “đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Vấn đề là Hiến pháp và luật pháp không có dòng nào nói về trách nhiệm của đảng trước pháp luật.

Và đại diện “bộ chính trị” là ai ? Dĩ nhiên là tổng bí thư.

Ta thấy ông TBT Nguyễn Phú Trọng thay mặt chủ tịch nước, thủ tướng… dẫn đầu đoàn đại biểu nhà nước đi thăm “cấp nhà nước” ở các quốc gia. Tiếp đón Tập cận Bình như “nguyên thủ quốc gia”.

Vai trò tổng bí thư của ông Trọng không được hiến pháp và pháp luật xác định rõ rệt, nhưng ông nắm trọn quyền lực của nhà nước.

Ông Trọng “can thiệp” vào đủ thứ vấn đề của quốc gia. Từ “chỉ đạo” việc chống tham nhũng cho tới “chỉ đạo” vụ án PVN. Việc ông Trọng sai gián điệp qua Đức bắt TX Thanh ta thấy mức độ can thiệp của ông Trọng vào nội bộ quốc gia.

Nhưng ông Trọng không chịu trách nhiệm bất cứ một thứ gì trước pháp luật quốc gia.

Ông Trọng rõ ràng đang nắm “quyền lực nặc danh”. Ông Trọng có khả năng làm mọi thứ (trái pháp luật) nhưng không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào!

Các bị cáo Đinh La Thăng, Phùng Đình Thực, Trịnh Xuân Thanh (từ trái qua) tại tòa
ẢNH: THÁI SƠN

Vụ PVN, sau lời khai của ông Thăng, nếu ông Trọng không ra làm chứng trước tòa, ông Trọng “vừa đá bóng vừa thổi còi”.
Lợi dụng “quyền lực nặc danh”, một thứ quyền lực thể hiện trong xã hội bán khai, không chịu trách nhiệm trước bất kỳ cái gì, ông Trọng “làm” đủ thứ, thể hiện “quyền lực” một cách bất kỳ, ở bất cứ nơi nào, lãnh vực nào.

Theo tôi, ông Trọng đang dẫn cả đất nước, cả dân tộc đi vào vòng Bắc thuộc lần hai. Tuyên bố chung VN-TQ do ông Trọng ký đầu năm 2017 cam kết hai bên đất nước, hai cộng đồng dân tộc “cùng chia sẻ một tương lai chung”. Thái độ “khúm núm” trước Tập Cận Bình tháng 11 vừa rồi (vụ APEC) “trà Việt Nam không ngon bằng trà TQ” như là tiếng “súng lịnh” còng tay Đinh La Thăng.

Ông Trọng nắm trọn “quyền lực nặc danh” mà đàng sau có ông Tập chống lưng.

Nói gần nói xa (không qua nói thiệt) là “lửa” coi bộ đang “nóng đít” ông Dũng rồi!