Thương vụ Vincom Retail của tập đoàn Vingroup & Techcombank – Liên minh “CÁ MẬP” được hé lộ

0
179

Phuong Ngo cùng với Tran Son.

Vincom là thương hiệu kinh doanh mặt bằng bán lẻ thuộc Tập đoàn Vingroup. Vincom Retail là công ty sở hữu, quản lý và vận hành các trung tâm thương mại đẳng cấp, quy mô lớn bậc nhất Việt Nam; Hiện nay, Vincom đang quản lý và vận hành 66 trung tâm thương mại trên cả nước với 3 thương hiệu nhánh: Vincom Center, Vincom Mega Mall và Vincom Plaza.

Ngày 05/4, Tập đoàn Vingroup thông báo về việc hoàn thành chuyển nhượng 55% vốn điều lệ của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Thương mại SDI – đơn vị đang gián tiếp sở hữu 41,5% cổ phần của Vincom Retail. Như vậy, Vincom Retail không còn là công ty con của Vingroup. Tuy nhiên, tập đoàn này vẫn còn sở hữu trực tiếp 18,4% vốn cổ phần Vincom Retail và hiện là cổ đông lớn thứ hai. (Hình minh họa)

Tại đăng ký thay đổi trên Cổng thông tin Quốc gia về doanh nghiệp vào ngày 3/4 cho thấy, bốn doanh nghiệp đã mua tổng cộng 55% cổ phần SDI. 

Thông tin cho thấy, khoảng 45% cổ phần còn lại hiện vẫn do Vingroup và các công ty con nắm giữ. Cụ thể:

– Tập đoàn Vingroup nắm giữ 15,7%

– CTCP Thương mại và Kinh doanh Ngọc Việt (doanh nghiệp do Vingroup năm tới 99% vốn) góp 29,21%.

– Công ty TNHH Dịch vụ Bảo vệ Vincom nắm 0,006% vốn.

– Công ty TNHH Dịch vụ Vận tải Sinh thái Vinbus nắm 0,006% vốn điều lệ SDI.

Theo kế hoạch, Tập đoàn Vingroup sẽ bán tiếp 45% cổ phần còn lại trong 6 tháng tới.

Về 04 cổ đông mới lại đều là các pháp nhân mới:

– Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh và Phát triển Thiên Phúc góp 16%

– Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh và Phát triển Falcon nắm 12,5%

– Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh và Phát Triển Emerald nắm 10,5%

– CTCP Đầu tư Kinh doanh NP nắm 16%. 

Trong đó một lưu ý, cả 03 công ty Thiên Phúc, Falcon và Emerald cùng được thành lập cùng ngày 23/2/2024, chung ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản và cùng mức vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Sau đó, cả 3 công ty này đều lần lượt tăng vốn lên với các cổ đông đều là người có mối quan hệ thân thiết với Vingroup và Techcombank. 

Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh NP, mới tăng vốn từ 505 tỷ lên 1.257 tỷ đồng vào cuối tháng 3. Doanh nghiệp này được thành lập cuối năm 2023, do Công ty TNHH Đầu tư NP giữ 5%, ông Nguyễn Hoài Nam sở hữu 90% và ông Phương Anh Phát nắm 5% vốn.

Ông Nguyễn Hoài Nam, người vừa được bổ nhiệm vào HĐQT của Vincom Retail nhiệm kỳ mới, là tổng giám đốc của Berjaya Việt Nam. Nhưng ông Nam mua Vincom Retail với tư cách cá nhân thông qua sở hữu 90% cổ phần CTCP Đầu tư Kinh doanh NP. 

Ông Phương Anh Phát hiện cũng đứng tên ở một số công ty thuộc hệ sinh thái Berjaya như Công ty TNHH Berjaya-D2D, trong khi ông Nguyễn Hoài Nam đóng vai trò là Thành viên HĐTV. Berjaya-D2D là chủ đầu tư dự án chung cư Block B (Topaz Twins) – Khu trung tâm thương mại kết hợp nhà ở cao tầng thuộc dự án khu phức hợp và khách sạn 5 sao, phường Thống Nhất, TP. Biên Hòa (Đồng Nai). Tính đến cuối năm 2023, đây là công ty con do Tập đoàn Berjaya nắm 100% vốn. Ngoài ra, ông Phương Anh Phát cũng có góp mặt ở cả công ty khác tham gia mua Vincom Retail lần này là Emerald (nắm tới 90%).  

Ông Phương Anh Phát cũng góp vốn với ông Nguyễn Hoài Nam thành lập JVA HCM. là tổng giám đốc của công ty JVA HCM, đơn vị phân phối xe Jeep tại Việt Nam. Ông Nguyễn Hoài Nam hiện đang nắm giữ 56% JVA HCM còn ông Phương Anh Phát sở hữu 44% cổ phần. 

CTCP Đầu tư Kinh doanh và Phát Triển Emerald có người đại diện theo pháp luật là Tổng giám đốc Nguyễn Kiều Mỹ Duyên. Thời điểm thành lập doanh nghiệp cũng chỉ 20 tỷ đồng, nhưng sau đó tăng vốn vọt lên 1.105 tỷ đồng, trong đó ông Phương Anh Phát nắm tới 90%, Nguyễn Thị Kiều Duyên nắm 8%, còn lại là cổ đông Nguyễn Công Toại 2%.

Công ty CP Đầu tư kinh doanh và Phát triển Thiên Phúc có tên ban đầu là Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh và Phát triển Thiên Phúc có trụ sở tại Quận 11, TP HCM, với hai cổ đông sáng lập gồm Huỳnh Thanh Trúc và Huỳnh Thiên Phúc. Vào 25/3/2024, công ty này tăng vốn lên 1.225 tỷ đồng, với sự xuất hiện một cổ đông mới là ông Lương Phan Sơn (sở hữu 36%). Ông Lương Phan Sơn hiện đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên và cổ đông của Công ty CapitaLand Tower và là một người có nhiều mối quan hệ với Techcombank và Masteries.  

Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh và Phát triển Falcon ngoài bà Nguyễn Thị Thanh Châu nắm 48,5%, là một nhân sự tại Công ty TNHH Trung Tâm Tài Chính Việt Nam Berjaya (nằm trong hệ sinh thái của Berjaya Việt Nam). Bà Nguyễn Thị Thanh Châu còn là đại diện theo pháp luật cho các đơn vị khác như chi nhánh Công ty JVA Thành phố Hồ Chí Minh, Thương mại Thế Giới Tự Nhiên, Canadian Immigration Consultant. Còn có một cổ đông đáng chú ý khác là “sói già banker” Kiều Hữu Dũng nắm 49,5% cổ phần. Ông Kiều Hữu Dũng là một cựu banker của Sacombank có rất nhiều mối quan hệ với Techcombank và cả Lương Phan Sơn ở dự án Vega City Vân Đồn, Hà Nội. 

Nguyễn Hoài Nam – người quen cũ với Vingroup.

Ông Nguyễn Hoài Nam sinh năm 1970, là cử nhân trường đại học Ngoại Thương, sau đó ông tiếp tục theo học tại khoa Quản trị kinh doanh thuộc Đại học Nam California. Ông bắt đầu sự nghiệp với vị trí Giám đốc kinh doanh của 3C Corporation giai đoạn 1992-1998, sau đó chuyển sang làm Giám đốc tài chính Công ty TTT Corporation giai đoạn 1998-2005, giám đốc điều hành Viet Au Investment thời kỳ 2005-2006. 

Ông Nguyễn Hoài Nam hiện là Tổng giám đốc Tập đoàn Berjaya Việt Nam – một chi nhánh của tập đoàn đa ngành Berjaya Corporation Berhad của tỷ phú người Malaysia gốc Hoa – Vincent Tan. Ở Berjaya, ông Nguyễn Hoài Nam còn đóng vai trò thành viên Hội Đồng Thành Viên của Công ty liên doanh TNHH Berjaya – Hồ Tây (Chủ sở hữu Khách sạn Sheraton Hà Nội), Công Ty TNHH Berjaya – Handico12, Công ty TNHH Berjaya – D2D. Berjaya Việt Nam cũng là một công ty có rất nhiều thương vụ qua lại với Vingroup.

Vincent Tan cũng từng là chủ của CLB Sarajevo – đội bóng hàng đầu ở giải bóng đá Bosnia & Herzegovina. Năm 2019, Quỹ PVF của Vingroup đã cùng ông Nam giúp Vincent Tan thoái vốn khỏi CLB bằng cách mua lại 60% cổ phần CLB Sarajevo. Tuy nhiên, đến tháng 6/2021, ông Nguyễn Hoài am và Vingroup quyết định dừng đầu tư vào câu lạc bộ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. PVF cũng đã được nhượng lại cho Tập đoàn Giáo dục Văn Lang, đứng sau là ông Nguyễn Cao Trí, chủ tịch Capella Holdings và cuối cùng chuyển nhượng cho CLB Công An Nhân Dân hiện nay. Ông Nguyễn Cao Trí cũng đã bị bắt vì liên quan đến sai phạm trong đại án của bà Trương Mỹ Lan của Vạn Thịnh Phát. 

https://infonet.vietnamnet.vn/dai-gia-duoc-vingroup-tang-ca-trung-tam-pvf-la-ai-276481.html

Tháng 04/2019 Ông Nguyễn Hoài Nam bán chuỗi cửa hàng Shop&Go cho VinCommerce với giá chỉ 1 USD. Và sau đó Vingroup đã bán chuỗi VinCommerce cho Masan với thương vụ được ước tính có giá trị 3 tỷ USD và đổi tên thành Wincommerce. Masan do ông Nguyễn Đăng Quang sáng lập và Nguyễn Đăng Quang cũng là P.CT HĐQT – cổ đông lớn của Techcombank, mắc xích quan trọng của bộ ba “cộm cán” Nguyễn Đăng Quang – Phạm Nhật Vượng – Hồ Hùng Anh.

https://vneconomy.vn/thuong-vu-bat-ngo-vingroup-ban-vinmart-vineco-cho-masan.htm

Đầu tháng 6/2018, Vingroup cũng đã giúp Berjaya Việt Nam thoái vốn 32,5% vốn góp còn lại dự án Trung tâm tài chính Berjaya Việt Nam (BVFC) thông qua Vinhomes và Công ty CP Đô thị Du lịch Cần Giờ với giá 884,93 tỷ đồng (tương đương 154,86 triệu RM, quy đổi ra USD là 39 triệu USD). Dự án Trung tâm tài chính Berjaya Việt Nam (BVFC) đã được cấp phép vào năm 2008 nhưng đã đối mặt với nhiều cản trở, khiến dự án không được thực hiện.  

Theo báo cáo thường niên của Berjaya, lô đất này có diện tích 6,64 ha tại quận 10, TPHCM, thời gian thuê 49 năm, hết hạn vào ngày 1/9/2059 với giá trị sổ sách ròng gần 180 triệu Ringgit. Như vậy, khoản lỗ mà Berjaya phải chịu khi thoái vốn khỏi dự án là khoảng 25 triệu Ringgit (6,3 triệu USD). 

https://nhadautu.vn/berjaya-ban-not-325-co-phan-du-an-trung-tam-tai-chinh-cho-vinhomes-lo-hon-6-trieu-usd-d10531.html

Vào tháng 2/2018, Vinhomes cũng đã mua 97,7% vốn góp trong Công ty TNHH Đô thị Đại học Quốc tế Berjaya Việt Nam (BVIUT) từ Berjaya với tổng giá phí chuyển nhượng là 11,748 tỷ đồng (khoảng hơn 500 triệu USD). Dự án Khu đô thị Đại học quốc tế Đại học Quốc tế Berjaya Việt Nam thuộc huyện Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn thuộc quy hoạch Khu đô thị Tây Bắc TP HCM. Berjaya được UBND TP.HCM trao giấy chứng nhận đầu tư dự án từ năm 2008. Tổng vốn đầu tư dự kiến theo chủ đầu tư này công bố lúc đó khoảng 3,5 tỷ USD. Tuy nhiên, đến nay dự án chưa được triển khai. 

https://nhadautu.vn/vingroup-lai-rong-4462-ty-dong-sau-kiem-toan-chi-gan-14000-ty-mua-lai-du-an-cua-berjaya-d8592.html

Có thể thấy, ngoài một số dự án khách sạn hạng sang do Berjaya đầu tư tại Việt Nam, các dự án Bất Động Sản của Berjaya Việt Nam của ông Nguyễn Hoài Nam đều phải thoát lỗ bán lại cho Vingroup. Nhưng ngược lại, Vingroup cũng đã giúp ông chủ Berjaya là Vincent Tan thoái vốn khỏi CLB Sarajevo. Cũng như nhượng lại cả chuỗi cửa hàng tiện ích Shop&Go chỉ với 1 USD để rồi sau đó bán lại cho Masan với thương vụ trị giá ước tính 3 tỷ USD. 

Ngoài Berjaya Việt Nam, ông Nguyễn Hoài Nam đang là Chủ tịch HĐQT các công ty Truyền thông và Đầu tư Nam Hương, Đầu tư Kinh doanh NP, Chứng khoán Sài Gòn Berjaya; đồng thời là Chủ tịch Hội Đồng Thành Viên Công ty TNHH JVA Thành phố Hồ Chí Minh (Jeep Việt Nam).

Công ty Nam Hương thành lập ngày 29/3/2006 với vốn điều lệ ban đầu là 15 tỷ đồng, sau đó được nâng lên 20 tỷ đồng vào năm 2017. Ông Nguyễn Hoài Nam góp 39% cổ phần và vợ ông, bà Nguyễn Thị Thu Hương – Hoa khôi thể thao 1995 kiêm Á hậu quý bà thế giới 2011 góp 51%, bà Hương đảm nhiệm vai trò Tổng giám đốc kiêm đại diện pháp luật. 

Những dấu ấn của Techcombank trong thương vụ mua lại Vincom Retail

Theo báo Nhà Đầu Tư, trước đó vào ngày 29/3/2024, cả Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh NP và Công ty CP Đầu tư kinh doanh và Phát triển Thiên Phúc đã thế chấp tại Techcombank các hợp đồng chuyển nhượng 16% vốn SDI từ CTCP Thương mại và Kinh doanh Ngọc Việt của Vingorup. 

Như vậy có thể thấy, Techcombank đã ít nhất bơm tiền cho Vingroup với giá trị ít nhất 32% cổ phần công ty SDI thông qua công ty NP của ông Nguyễn Hoài Nam và công ty Thiên Phúc. Trong đó, công ty Thiên Phúc sau khi tăng vốn lên lên 1.225 tỷ đồng, với sự xuất hiện một cổ đông mới là ông Lương Phan Sơn (sở hữu 36%), một người quen của Masteries – Techcombank. 

Ông Lương Phan Sơn sinh năm 1963 tại Thái Bình có trình độ cử nhân cơ khí tại Liên Bang Nga. Sau thời gian học tập, công tác tại Nga, ông trở về Việt Nam vào khoảng năm 1994 rồi đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh từ năm 1994 đến 1997.

Tiếp đến, ông Lương Phan Sơn trở thành thành viên HĐQT của VPBank từ tháng 4/2012 đến tháng 10/2012 và từ tháng 4/2013 đến tháng 4/2017.

Sau khi rời VPBank, tháng 3/2020, ông Lương Phan Sơn tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT kiêm Người đại diện pháp luật của CTCP Liên Sơn. Doanh nghiệp này còn được biết đến là thành viên trong liên danh đầu tư xây dựng dự án Vega City Vân Đồn với tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng. Vega City Vân Đồn là một trong các dự án của KDI Holding của ông Kiều Hữu Dũng, cũng là một banker kỳ cựu và có nhiều mối liên hệ với Techcombank và Masteries. 

https://cafebiz.vn/doanh-nhan-kin-tieng-moi-tro-thanh-chu-tich-dn-so-huu-toa-thap-dat-gia-nhat-khu-vuc-ba-son-176240411072843569.chn

Ông Lương Phan Sơn hiện là Chủ tịch Hội đồng thành viên và cổ đông của Công ty CapitaLand Tower – doanh nghiệp từng huy động 12.200 tỷ đồng trái phiếu vào cuối năm 2023, liên quan đến dự án The Sun Tower tại Ba Son – TP HCM, hay còn gọi là Landmark 60 Bason. Dự án sau đó đã bán cho Alpha King và Alpha King tiếp tục chuyển nhượng cho Minh Huy Land của Techcombank. Người giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên của CapitaLand Tower trước ông Lương Phan Sơn là Hui Ho Wai Clement – Giám đốc phát triển bất động sản của Masterise Homes. 

Ông Lương Phan Sơn cũng là cổ đông sáng lập của 3 công ty: CTCP Phát triển Bất động sản Thiên Bảo Phú, CTCP Bất động sản Minh Tiến Phúc và CTCP Thương mại Dịch vụ Ngọc Phú Vinh. Ba công ty này đã xác lập một thỏa thuận đặt cọc nhằm mục đích thực hiện chuyển nhượng một phần của Dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An từ tháng 12/2022. Tới tháng 2/2023, Ngọc Phú Vinh và Minh Tiến Phúc tiếp tục có thỏa thuận đặt cọc thực hiện chuyển nhượng một phần dự án này. Dự án rộng 117,4ha tại phường An Phú, Tp. Thủ Đức, TP HCM do CTCP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI Corp) làm chủ đầu tư hiện có tên thương mại là The Global City, do Masterise Homes phát triển.

https://nguoiquansat.vn/danh-tinh-ca-nhan-da-chi-1-966-ty-dong-de-so-huu-capitaland-tower-104640.html

Hai công ty còn lại tham gia thương vụ mua Vincom Retail này ngoài công ty Emerald là của ông Phương Anh Phát là đối tác của ông Nam Berjaya, thì công ty còn lại là Falcon cũng có sự xuất hiện với một người quen khác của Masteries là banker Kiều Hữu Dũng, một người có mối liên hệ chặt chẽ với Techcombank và Masteries. Công ty Falcon ông Dũng là cổ đông lớn nhất với 49.5% cổ phần. Sau đó là bà Nguyễn Thị Thanh Châu, cũng là một người của ông Nguyễn Hoài Nam Berjaya nắm 48,5%. 

Ông Kiều Hữu Dũng từng làm Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thảo Điền và Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư INB. Trong đó, CTCP Đầu tư Thảo Điền chính là tiền thân của Masteries Group và Công ty CP Đầu tư INB là một công ty vỏ bọc của Techcombank. Trong đó ông Hồ Anh Ngọc, em trai của ông Hồ Hùng Anh, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Đầu tư Thảo Điền, cũng là Phó Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư INB. Công ty INB cũng đã từng bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì giao dịch chui cổ phiếu TCB.

https://nguoiquansat.vn/cong-ty-co-phan-dau-tu-inb-bi-xu-phat-vi-giao-dich-chui-co-phieu-73456.html

https://infonet.vietnamnet.vn/nguoi-sap-buoc-chan-vao-hdqt-techcombank-cam-cuong-loat-dn-khung-dung-sau-ty-phu-ho-hung-anh-la-ai-281222.html

Đế chế chính của ông Dũng là KDI Holdings trong đó ông Đỗ Tuấn Anh sinh năm 1973, nguyên Phó Tổng Giám đốc Techcombank là CEO. Ngoài ra, KDI Holding từng dính tới việc lấn biển và lùm xùm dự án Vega City Nha Trang. KDI Holding còn có Vega City Vân Đồn làm chung với ông Lương Phan Sơn khi còn là chủ tịch HĐQT của Công ty CP Liên Sơn .

Ngoài ra, công ty DPV Hà Nội của ông Kiều Hữu Dũng cũng là chủ dự án thương mại trên lô đất chức năng hỗn hợp có ở mang ký hiệu HH1 (Khu phức hợp Ba Son, Quận 1, TP.HCM). HH1 là khu đất thành phần khá lớn trong khu Ba Son, theo quy hoạch 1/500 được triển khai cao ốc 47 tầng với chiều cao tối đa 188m, hệ số sử dụng đất 16,25 lần, mật độ xây dựng khối đế và mật độ xây dựng trung bình khối tháp đạt 36,1%; Tổng diện tích sàn là 116.626 m2.

https://nhadautu.vn/mot-thuong-vu-kin-tieng-cua-cuu-chu-tich-sacombank-kieu-huu-dung-d26659.html

Ở khu Ba Son, nhóm nhà đầu tư của ông Kiều Hữu Dũng còn sở hữu 6 lô đất khác, trong đó 2 lô đất chức năng hỗn hợp đã chuyển nhượng cho nhóm Alpha King là HH3 rộng 2.899 m2 vào tháng 1/2017 và HH5-1 rộng 3.558 m2 vào tháng 3/2019; 4 lô khác nhiều khả năng đang thuộc diện “chờ bán” hoặc đang trong quá trình đổi chủ tương tự lô HH1 của DPV Hà Nội là lô HH4-1 và HH4-2 (rộng 6.167,2 m2), lô HH2 (3.825,5 m2) và lô HH4-3 (7.141,3 m2). Tổng diện tích (tính cả lô HH1) là gần 32.600 m2.

Ngoài 2 lô đất có tổng diện tích 6.459 m2 mua từ nhóm ông Kiều Hữu Dũng, nhóm Alpha King cũng đã mua lại lô VP2 có chức năng văn phòng – khách sạn rộng 6.042 m2 từ Capitaland của Lương Phan Sơn. Lô VP2 này chính là dự án tòa nhà The Sun Tower, hay còn gọi là Landmark 60 Bason mà về sau cũng đã bán Techcombank thông qua Minh Huy Land.

Dấu ấn Techcombank ở Ba Son của nhóm Alpha King sau khi mua lại của Kiều Hữu Dũng và CapitalLand của Lương Phan Sơn 

Như đã nói ở trên, ông Kiều Hữu Dũng và ông Lương Phan Sơn đều có thể coi là người nhà của Masteries và Techcombank và đã thâu tóm hàng loạt lô đất ở dự án Ba Son rồi đều bán lại cho Alpha King. 

Xin lưu ý nhóm nhà đầu tư Trung Quốc Alpha King này có tin đồn là sân sau của Vạn Thịnh Phát nhưng sau đó đã bán lại các lô ở Ba Son cho Công ty TNHH Đầu tư Minh Huy Land. Cập nhật tại ngày 05/11/2019, bà Phạm Thị Vân Giao là thành viên góp vốn lớn nhất của Minh Huy Land với tỷ lệ sở hữu 40%. 60% vốn góp còn lại được chia cho bà Nguyễn Thị Minh Thư (25%) và bà Trần Thị Cẩm Nguyên (35%).

Toàn bộ phần vốn góp của bà Giao, bà Nguyễn Thị Minh Thư và và Trần Thị Cẩm Nguyên tại Minh Huy Land đều đã được thế chấp ở Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) – nhà băng có sự gắn bó và mối liên hệ mật thiết với chủ đầu tư ban đầu của Dự án trung tâm phức hợp Sài Gòn – Ba Son.

Techcombank cũng chính là nhà băng đã thu xếp vốn cho Minh Huy Land thế chân nhóm Alpha King tại dự án HH5-1 Ba Son (The Centennial Saigon), khi toàn bộ vốn góp tại pháp nhân dự án (Hưng Phát Invest Hà Nội) mà Minh Huy Land nắm giữ cũng đang cắm ở Techcombank. Dữ liệu mà VietTimes thu thập được cho thấy, ngân hàng của ông Hồ Hùng Anh còn là bên tài trợ vốn cho Minh Huy Land phát triển dự án HH5-1.

Thực tế, ngay từ khi ra đời (năm 2016), Minh Huy Land đã duy trì mối quan hệ với Techcombank và hệ sinh thái doanh nghiệp của giới chủ ngân hàng này. Có thể kể đến như thương vụ hợp tác giữa Minh Huy Land là Công ty Cổ phần Đầu tư Thảo Điền (Thảo Điền Investment, nay là Masterise Group) tại dự án Thảo Điền Masteri (Quận 2, Tp. HCM), theo Hợp đồng hợp tác đầu tư số 2310/2017/HDHT-MH–TDI ký ngày 23/10/2017.

Ngày 16/10/2019 vừa rồi, được biết Minh Huy Land cũng đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Supreme – chủ mới của khu đất HH1 (diện tích: 8.999,3 m2) trong dự án trung tâm phức hợp Sài Gòn – Ba Son mà VietTimes từng đề cập. BDS Supreme cũng là của ông Kiều Hữu Dũng sau khi DPV Hà Nội chuyển nhượng cho Supreme. 

Tất cả các hợp đồng hợp tác đầu tư này, đáng chú ý, đều có sự thu xếp của Techcombank. Ngoài ra, theo tìm hiểu, bà Nguyễn Thị Minh Thư, thành viên sáng lập Minh Huy Land, cũng là cổ đông của Công Ty Cổ Phần Tiếp Vận Và Bất Động Sản Tân Liên Phát Tân Cảng – pháp nhân được sáng lập bởi ông Hồ Hùng Anh và ông Nguyễn Đăng Quang, bộ đôi tỷ phú của Techcombank và Masan.

Đến thời điểm hiện tại, nhiều khả năng cơ cấu sở hữu Minh Huy Land đã thu về một mối, khi một tài liệu cập nhật vào cuối tháng 12/2019 cho thấy, Minh Huy Land đã chuyển mô hình sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

https://viettimes.vn/post-122317.html

Vậy thực sự vai trò của Techcombank ở thương vụ mua lại Vincom Retail này là gì ?

Đầu tiên, ta có thể thấy rõ ràng thương vụ này ông Nam Berjaya hoàn toàn không bỏ ra một đồng nào mà dùng chính hợp đồng mua cổ phần SDI để thế chấp và vay từ ngân hàng Techcombank. Tương tự là với Công ty Thiên Phúc, khi tăng vốn lên là có sự xuất hiện của ông Lương Phan Sơn, người quen của Masteries, và cũng dùng cách thức tương tự công ty NP của ông Nguyễn Hoài Nam để Techcombank bơm tiền vào. 

Ngoài ra, còn một lưu ý cần nhắc lại là cả 3 công ty Thiên Phúc, Emerald, và Falcon cùng được thành lập ngày 23/2/2024, chung ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản và cùng mức vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Đây là một trong những dấu hiệu của các công ty vỏ bọc. 

Công ty Falcon thực tế cũng là công ty của Berjaya và ông Kiều Hữu Dũng, người nhà của Techcombank. Và công ty Emerald lại cũng là của ông Phương Anh Phát, người nhà của ông Nguyễn Hoài Nam và Berjaya. Như vậy, có thể thấy, tất cả 4 công ty tham gia vào thương vụ mua Vincom Retail này đều có liên quan đến cả Techcombank. Vì thực tế, NP của ông Nguyễn Hoài am Berjaya cũng là được Techcombank bơm tiền thông qua hình thức cho vay thế chấp cổ phần của Vincom Retail.

Kết luận:, thương vụ mua lại 55% cổ phần SDI của nhóm nhà đầu tư thì dấu ấn của Techcombank phía sau; cũng như, việc Techcombank đã bơm phần lớn tiền cho Vingroup qua công ty NP và Thiên Phúc và đây cũng không phải là lần đầu mà Techcombank bơm tiền cho Vingroup qua các công ty “vỏ bọc”.

Đặt biệt, cho dù nhóm nhà đầu tư có liên quan và được bơm tiền bởi Techcombank và đã nắm tới 55% cổ phần của SDI. Nhưng nếu xét theo từng cổ đông cụ thể thì Vingroup vẫn là cổ đông lớn nhất của Vincom Retail với 18.8% nắm trực tiếp và gián tiếp. Cho nên vì thế mà đại diện Tập đoàn Vingroup cho biết “Sau khi bán xong, Vingroup vẫn sẽ thay mặt Vincom Retail quản lý hoạt động của các trung tâm thương mại.

Tổng hợp: Trần Sơn – Phuong Ngo

Hình ảnh: Internet

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here