Hai hôm nay tôi nghe Larry Summers khá nhiều, video này (hơn 1 tiếng) là buổi nói chuyện với sinh viên đại học UATX đúng một ngày trước “Ngày Giải phóng”. Tuyệt vời hơn người dẫn chương trình là Niall Ferguson, là một trong những trí thức cánh hữu hàng đầu hiện nay. Summers trả lời các chủ đề Ferguson nên ra trong 40 phút đầu, sau đó là Q&A với sinh viên. Tôi recommend tất cả các bạn sinh viên kinh tế nghe buổi nói chuyện này (YouTube có chức năng dịch tự động sang tiếng Việt).
Nói vậy chứ tôi recommend tất cả mọi người nên xem, nếu không thích nghe Summers công kích Trump thì có thể xem từ phút 25 về chủ đề AI, Summers là board member của OpenAI. Một ý về tác động của AI vào kinh tế/xã hội mà tôi chưa từng nghe ai nói đó là AI sẽ giúp cho việc coordination, replication, scaling hiệu quả hơn rất nhiều.
Từ trước tới giờ tôi vẫn nghĩ vấn đề coordination trong xã hội loài người chủ yếu là game theory (rules, incentive/penalty, signaling), công nghệ cùng lắm chỉ có vai trò giúp communication thuận tiện hơn. Summers không giải thích cụ thể tại sao AI lại giúp cho vấn đề coordination. Tôi đoán ở một mức độ phát triển nhất định AI sẽ giúp ở 3 khía cạnh sau.
Thứ nhất, AI giúp human reasoning tốt hơn. Bài toán coordination cần các chủ thể có reasoning đúng/đủ dựa trên information/signal của (các) chủ thể khác. Thứ hai, AI có thể giúp rule enforcement tốt hơn nhờ sớm phát hiện violation. Thứ ba, quan trọng nhất, AI có thể thiết kế những cơ chế/rules hiệu quả hơn cho một bài toán coordination nhất định.
Yuval Harari cho rằng loài người phải dựa vào “myth” để giải bài toán coordination khi số thành viên trong cộng đồng vượt quá một con số nhất định. Rất có thể AI sẽ thay thế hoặc bổ sung cho các “myth” để cải thiện coordination trong xã hội. [Update: crypto/blockchain cũng đã từng được kỳ vọng giúp cải thiện/thiết kế lại coordination trong xã hội nhưng đến giờ vẫn chưa có mấy kết quả].
Các bạn nên nghe cả phần Q&A với sinh viên, nhiều câu hỏi rất hay. Đặc biệt nên nghe quan điểm của Summers về vấn đề inter-generation transfer, có liên quan đến AI. Trong phần tới tôi sẽ giải thích quan điểm của Summers về tariff.
https://youtu.be/Sy-fn5MWFIk?si=xr3TqHUmnQlsFqzA
Trong All-In podcast tôi giới thiệu hôm qua, Larry Summers khẳng định khi TQ gia nhập WTO Mỹ đã không cho thêm TQ bất kỳ concession nào khác, không giảm/xóa bỏ thêm một hàng rào thuế/phi thuế quan nào cả. Như vậy hàng hóa TQ xuất sang Mỹ tăng lên sau năm 2000 không phải vì TQ gia nhập WTO.
David Sacks phải biện lại Summers rằng TQ gia nhập WTO làm các nhà đầu tư (Mỹ) yên tâm hơn về môi trường kinh doanh ở TQ nên ào ạt offshoring ngành manufacturing sang thị trường này, do vậy gia tăng năng lực sản xuất và tất nhiên là luồng hàng xuất khẩu ngược lại Mỹ.
Điều này cũng đúng với VN, sau khi VN gia nhập WTO các nhà đầu tư nước ngoài tăng confidence về nền kinh tế/môi trường kinh doanh ở VN và gia tăng đầu tư, gia tăng xuất khẩu. Như vậy confidence có vai trò rất quan trọng chứ không phải vì Mỹ/phương Tây gỡ bỏ trade restrictions. Việc FDI tràn vào TQ/VN để tận dụng nhân công rẻ hoàn toàn là một qui luật thị trường, là comparative advantage của TQ/VN.
Sau đó cả Sacks và Palihapitiya lặp lại một cáo buộc cực kỳ phổ biến là TQ đã “cheating” bằng nhiều cách (trợ giá, currency manipulation, dumping) để có unfair advantage khi xuất hàng sang Mỹ. Ferguson cũng lập lại cáo buộc này và Summers đã có một phản hồi cực kỳ xuất sắc (bắt đầu từ phút 18:30). [Nếu có dịp giảng bài cho sinh viên kinh tế về trade chắc chắn tôi sẽ sử dụng lập luận này.]
Summers chỉ ra rằng trước hết dân Mỹ mua được hàng hóa rẻ từ TQ thì đó là điều tốt. Rõ ràng chúng ta thường lên án những hành vi lừa dối/ăn chặn để bán hàng giá cao chứ không bao giờ vì được mua giá thấp. Khái niệm “unfair trade” là khái niệm sai lầm trừ một ngoại lệ mà cả giới kinh tế lẫn policy maker luôn luôn canh chừng là hành vi predatory pricing (hay dumping). Nghĩa là một nhà sản xuất hạ giá xuống dưới giá thành để chiếm lĩnh thị trường, sau khi đẩy tất cả competitors ra họ sẽ tăng giá lên cao kiếm lợi (và người tiêu dùng bị thiệt). Đến đây Summers đưa ra một khẳng định cực kỳ mạnh:
“In the entire history of economics there have been almost no example documented of where predatory pricing actually happened.”
Tôi không kiểm chứng được khẳng định của Summers nhưng tôi nhớ lại một lý thuyết kinh tế phát triển đã một thời được một số nhà kinh tế Việt (Trần Văn Thọ, Nguyễn Đức Thành) quảng bá. Lý thuyết này, có lẽ xuất phát từ Nhật, gọi là “Lý thuyết đàn sếu bay”. Đại khái là các nước Đông Á phát triển theo hình đàn sếu (chữ V ngược) với con đầu đàn là Nhật. Khi Nhật bước lên một mức phát triển cao hơn thì những nước tiếp theo (Hàn, Đài, Sing) đón nhận những ngành mà Nhật không làm nữa. Rồi đến khi Hàn, Đài bước tiếp thì Thai, Malay, Indo (và VN, Cambodia sau này) tiếp nhận những ngành dệt may, giày da, điện tử dân dụng…
Do vậy hàng hóa do Đông Á/ĐNA xuất ra thế giới giá luôn rẻ vì những lợi thế cạnh tranh của khu vực này chứ không phải vì một nước nào đó cố tình phá giá để sau này quay lại đẩy giá lên. TQ xuất đồ may mặc rẻ vào Mỹ, rồi sau này đến VN/Bangladesh chứ không có chuyện TQ xuất rẻ để phá sản hết các xưởng dệt may của Mỹ rồi quay lại tăng giá bắt chẹt dân Mỹ. Hay không có bất kỳ người Việt nào có thể tưởng tượng rằng nông dân ĐBSCL cố tình bán phá giá cá Basa vào Mỹ để chiếm lĩnh thị trường rồi sau này tăng giá.
Các nhà máy, công xưởng (manufacturing) ở Mỹ đóng cửa không phải vì TQ/VN hay một nước nghèo nào khác cheating. Trợ giá có không? Currency manipulation có không? Có, nhưng hãy quay lại lập luận ban đầu của Summers, TQ/VN làm những điều đó không phải vì ý định predatory pricing, từ góc nhìn của người tiêu dùng Mỹ đó không phải là cheating, đó là trợ giá cho họ.
Tất nhiên khi không cạnh tranh được (hoàn toàn fair) manufacturing jobs ở Mỹ sẽ mất, sẽ ảnh hưởng đến một số ngành, một số cộng đồng. Nhưng phần lớn những người bị mất việc đều tìm được công việc mới. Bằng chứng là tỷ lệ thất nghiệp 4% hiện tại của Mỹ thấp kỷ lục, thấp hơn rất nhiều giai đoạn 1970-1980 khi TQ/VN chưa xuất hiện trên bản đồ manufacturing thế giới.
Vậy còn lập luận phải bảo vệ manufacturing vì an ninh quốc gia thì sao? Nếu bạn nhớ lại bài tôi viết về ngành công nghiệp đóng tàu của Mỹ, bạn sẽ thấy lý do Mỹ không giữ được ngành này hơn 100 năm nay vì productivity của họ kém chứ không phải do Anh, Hà Lan trước đây rồi TQ, Nhật, Hàn gần đây dumping. Mỹ cũng đã trợ giá cho ngành này cả trăm năm nay, có Jones Act để bảo vệ đội tầu quốc tịch Mỹ nhưng vẫn không cạnh tranh được. Tariff, port fee thật cao có giúp ngành đóng tầu quay lại Mỹ không? Ít nhất tờ báo The Economist trả lời là không.
Mấy hôm trước trên MXH Việt lưu truyền mấy bức ảnh (meme) do AI generated cảnh công nhân Mỹ (một version khác là Trump/Musk/Vance) vất vả ngồi may áo/mũ/giày Nike… ngụ ý đó là viễn cảnh của nước Mỹ sau khi Trump kéo manufacturing quay về từ TQ/VN. Tôi không đồng ý với kiểu chế diễu này, nhưng đó là lời cảnh báo rằng không phải cứ manufacturing là an ninh quốc gia, là phải đánh thuế cao để đem về Mỹ.
Nếu thực sự quan tâm đến an ninh quốc gia thì hãy liệt kê ra những ngành nghề/sản phẩm cần bảo vệ như Palihapitiya đã làm trong podcast hôm trước rồi có kế hoạch cụ thể. Summers và nhiều nhà kinh tế khác đã chỉ ra, với mức thất nghiệp 4% hiện tại, Mỹ lấy đâu ra nhân công để đem tất cả các ngành manufacturing trở về. Mà như vậy ý định dùng tariff để đưa manufacturing trở về nhẹ là không hiệu quả, nặng là tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế và làm giảm sức cạnh tranh ở các ngành khác.
Đây là một video rất đáng xem, Larry Summers lập luận cực kỳ sắc sảo, Ferguson dẫn dắt cũng rất khôn khéo tránh được nhiều attack của Summers, các câu hỏi của sinh viên cũng rất tốt. Tôi đoán sẽ có một vài bạn sinh viên thay đổi quan điểm về tariff sau buổi nói chuyện này.
PS. Tôi rất thích format của phần Q&A, Ferguson cho để micro ở một góc phòng cho sinh viên nào muốn đặt câu hỏi phải ra đó xếp hàng.