Thịnh vượng không lợi nhuận.

    0
    84

    Anh Pham

    Bloomberg có bài cho rằng Việt Nam có “thịnh vượng không lợi nhuận” (“profitless prosperity”). GDP tăng trong nhóm nước cao nhất thế giới như vậy nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động thiếu hiệu quả. Lý do là Việt Nam tăng trưởng dựa trên nợ và bất động sản. Cả hai yếu tố này đang hết chỗ để đẩy GDP tăng cao (link bài báo dưới comment)

    Giờ lý giải thêm ngoài nhận định của Bloomberg:

    Hiểu đơn giản là, nếu GDP của một quốc gia là giá trị của toàn bộ sản phẩm cuối cùng được sản xuất bởi cư dân của nó trong một năm cụ thể, thì của cải lại là khoản tồn trữ bao nhiêu ở lại sau khi dòng chảy vốn hay giá trị đã chảy qua trong giai đoạn đó. GDP thường được xem như là thước đo giàu có, nhưng không hẳn vậy, là như thế. Phần thặng dư để lại của GDP của Việt Nam là rất nhỏ, nếu không nói là (có thể) âm vì để tiếp tục tăng trưởng, nhu cầu nhập khẩu thiết bị và nguyên vật liệu lại tăng theo trong khi đồng nội tệ phải giữ ở vị thế yếu…để duy trì lợi thế xuất khẩu.

    Về tài chính, hiện tổng tài sản ngành ngân hàng cho đến nay đã hơn 12 triệu tỉ, lớn hơn 2 lần GDP. Trong đó, cả nền kinh tế đang vay ngân hàng hơn 8 triệu tỉ – tức gần 130% GDP. Tín dụng = Tiết kiệm: Khi tiết kiệm không theo kịp lạm phát và tăng trưởng dân số có nghĩa là nghèo đi. Tín dụng tăng trưởng nhanh hơn tiết kiệm thì đến lúc phải đụng trần tăng trưởng tín dụng, nền kinh tế sẽ phải điều chỉnh theo chiều hướng chậm lại, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia.

    Theo số liệu trong nước, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân trong những năm qua cao gấp đôi mức tăng trưởng GDP. Như vậy, cùng với thâm hụt ngân sách hàng năm, tốc độ vòng quay vốn chậm mức lạm phát của nền kinh tế sẽ cao hơn bình thường. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tỉ lệ giữa tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình từ năm 2010-2017 luôn ổn định ở mức 70-72% GDP. Như vậy tiết kiệm Việt Nam khá thấp (Trung Quốc là 50%, Malaysia 35%) so với mức tăng trưởng kinh tế, và ổn định vào khoảng 28-30% GDP ~ 69,6 tỉ USD (khoảng hơn 1.6 triệu tỉ VND). GDP tăng trưởng cao liên tục mà tiết kiệm của người dân lại không tăng, vậy là phải vay thêm để tiêu dùng, là rủi ro dài hạn.

    Việc siết tín dụng BĐS để điều tiết nguồn vốn eo hẹp còn lại vào sản xuất là tất yếu. Nhưng việc thúc đẩy thị trường trái phiếu cũng sẽ tạo những rủi ro mới khi những qui định và chế tài còn chưa chặt chẽ (link dưới comment).

    Dự là, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP (như là mệnh lệnh chính trị) cho những năm mới, đầu tư công sẽ được ưu tiên thông qua một số dự án hạ tầng lớn…mà không khó để kể tên. Và như vậy, một chính sách tài khoá và tiền tệ nới lỏng sẽ tạo ra những hệ quả không mong đợi khác.

    Mua nhà là yêu nước!
    Trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn giờ là 5% rồi, còn chờ gì nữa?

    Ps: Nghe Bloomberg, đừng nghe AP.

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here