Việc đưa SCB vài diện kiểm soát đặc biệt mới chỉ là bước khởi đầu của Ngân hàng nhà nước. Hiện tại mới là việc chiếm quyền điều khiển SCB bởi nhân sự “nhà nước”, sau đó có thể còn các động thái khác nữa.
Ví dụ như yêu cầu cổ đông phải tăng vốn. Cổ đông chi phối ở đây chính là VTP thôi, khả năng tăng vốn bởi cổ đông hiện có là khó, nên khả năng tiếp theo sẽ là có ngân hàng khác vào mua CP, thậm chí sáp nhập vào ngân hàng khác.
Thường việc sáp nhập vào ngân hàng khác thì sẽ là vào 1 trong các ngân hàng của nhà nước như 4 ông “big 4” hay MB (QĐ)…Việc sáp nhập này đôi khi là nhiệm vụ chính trị, bị ép, thì thiệt hại có thể rơi vào đầu cổ đông của các ngân hàng đó trong đó cổ đông chính là nhà nước.
SCB có thể sẽ được vay lãi suất 0% từ ngân hàng nhà nước để hà hơi thổi ngạt, rồi trừ nợ dần vào tài sản…
Được biết, ngân hàng SCB sở hữu khối tài sản hơn 761 ngàn tỷ đồng (tính đến cuối tháng 6/2022) nhờ thực hiện tái cơ cấu thông qua việc hợp nhất 3 ngân hàng gồm Đệ Nhất (Ficombank), ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và ngân hàng SCB vào cuối năm 2011. Đây cũng là ngân hàng tư nhân có khối tài sản lớn nhất, hệ thống chỉ sau 4 ngân hàng quốc doanh (Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank).
Với khối tài sản khổng lồ như vậy hiện công chúng không biết được khả năng SCB bị mất khả năng thanh toán đến mức độ nào. Việc giành quyền điều khiển theo diện kiểm soát đặc biệt cũng không được công bố chi tiết cho công chúng. Vì theo luật các tổ chức tín dụng thì ngân hàng nhà nước quy định hình thức và thời hạn kiểm soát đặc biệt. Nhưng hiện nay chắc họ mới công bố nội bộ, người gửi tiền vào SCB vẫn không biết cụ thể. Nhân sự điều hành SCB sẽ là 1 liên quân từ big 4 nhà nước, hơi giống HTX, vì nhân sự hổ lốn, không biết các nhân sự đó có chịu nghe lời nhau không?! Với nhân sự như vậy thì có chắc là SCB sẽ gượng dậy được hay chỉ nhằm mục đích tránh tẩu tán tài sản?
Việc tái cơ cấu, sáp nhập…SCB sẽ do TTg quyết định chứ không phải là ngân hàng nhà nước. Trên lý thuyết, dù bị kiểm soát đặc biệt thì SCB vẫn có thể bị giải thể hay phá sản, nhưng với quy mô đứng thứ 5, chỉ sau 4 ông lớn nhà nước, thì chắc chắn nhà nước sẽ không để SCB phá sản. Lúc đó ngân sách sẽ phải giải cứu. Vậy nên người gửi tiền vào SCB sẽ ít có rủi ro. Nhưng những ai mua trái phiếu doanh nghiệp của công ty An Đông thuộc VTP thì rủi ro rất cao.