Phạm Lê Đoan
(VNTB) – Cộng sản Liên Xô không còn những công cụ để duy trì quyền lực và đất nước,những công cụ như khủng bố nhà nước và chế độ độc tài kiểu Stalin…
“Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng Việt Nam không chỉ là một quốc gia láng giềng đối với chúng tôi. Đó là một phần không thể tách rời của lịch sử, văn hóa và không gian tâm linh của chính Trung hoa lục địa”.
Rất có thể Tập Cận Bình sẽ có bài diễn văn như đoạn trích trên được mô phỏng từ bài phát biểu một giờ trước quốc dân, giải thích các luận điểm của Nga về khủng hoảng Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Kể công trạng
Mở đầu bài phát biểu này, Vladimir Putin đầy cao ngạo: “Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng Ukraine không chỉ là một quốc gia láng giềng đối với chúng tôi. Đó là một phần không thể tách rời của lịch sử, văn hóa và không gian tâm linh của chính chúng ta. Đây là những người đồng đội, những người thân yêu nhất của chúng tôi – không chỉ là đồng nghiệp, bạn bè và những người đã từng phục vụ cùng nhau, mà còn là những người thân, những người gắn bó máu thịt, gắn bó gia đình.
Từ thời xa xưa, những người sống ở phía tây nam của vùng đất Nga trong lịch sử đã tự gọi mình là người Nga và những người theo đạo Cơ đốc chính thống. Đây là sự thật trước thế kỷ 17, khi một phần lãnh thổ này tái nhập vào nhà nước Nga, và cả sau này”.
Một nhà báo Việt Nam từng theo học ở Nga đã bình luận bằng khẩu khí tương tự của một Sa Hoàng: “Cho dù lịch sử có gắn bó thế nào thì lịch sử vẫn là thứ đã qua. Nga không phải là bố của Ukraine, không đẻ ra Ukraine và Ukraine không có nghĩa vụ phải phục tùng Nga. Mà với tinh thần dân tộc tự quyết thì có là bố thật cũng đâu được quyền sở hữu, muốn làm gì cũng được. Với tinh thần ấy thì con cũng có quyền kiện bố ra toà và từ mặt bố cơ mà.
Cứ kể lể công lao của Nga với Ukraine, gắn bó ra sao. Đến vợ chồng ăn ngủ cả mấy chục năm với nhau, khi không hợp thì vẫn phải ly dị, chẳng lẽ thằng chồng ra toà cũng kể lể công lao kiếm tiền nuôi vợ con, lôi chuyện đã ngủ với nhau bao năm, đã đưa vợ lên đỉnh bao lần, mua được bao trang sức đắt tiền và nói “cô không thể ly dị tôi!”?
Chân lý thường ngắn gọi, mạch lạc dễ hiểu. Thằng nào dài dòng loanh quan thường là nguỵ biện.
Bọn Tàu cũng thường kể công đã giúp Việt Nam trong chiến tranh rồi muốn Việt Nam phải biết ơn. Có mà nó dúi súng vào tay để ta đổ máu thay nó, ta chỉ là một quân cờ có lợi cho nó mà thôi.
Nhân loại không cần thêm một kẻ độc tài. Chết sớm đi Putin, không chỉ dân Nga mà cả nhân loại được nhờ!”
Sự bực dọc trên là dễ hiểu bởi quả thực Putin đã quá ngạo mạn khi phát biểu trước quốc dân, đại khái chuyển Việt ngữ như sau:
“Tôi sẽ bắt đầu với sự thật rằng Ukraine hiện đại hoàn toàn do Nga tạo ra hay nói chính xác hơn là bởi phe Bolshevik, bởi nước Nga Cộng sản. Quá trình này thực tế bắt đầu ngay sau cuộc cách mạng năm 1917, và Lenin và các cộng sự của ông ta đã thực hiện nó theo cách cực kỳ khắc nghiệt đối với nước Nga – bằng cách chia cắt, cắt đứt những gì thuộc về lịch sử của đất Nga. Không ai hỏi hàng triệu người sống ở đó họ nghĩ gì.
Sau đó, cả trước và sau Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, Stalin đã hợp nhất vào Liên Xô và chuyển giao cho Ukraine một số vùng đất trước đây thuộc về Ba Lan, Romania và Hungary. Trong quá trình này, ông ta đã trao cho Ba Lan một phần đất theo truyền thống của Đức để đền bù, và vào năm 1954, Khrushchev đã đưa Crimea khỏi Nga vì một số lý do và cũng trao nó cho Ukraine. Trên thực tế, đây là cách lãnh thổ của Ukraine hiện đại được hình thành…”.
Lên án chủ nghĩa cộng sản?
Tuy nhiên công bằng mà nói, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên án những ai đeo đuổi chủ nghĩa cộng sản kiểu độc tài như Việt Nam ở bài phát biểu này (trích):
“Bạn muốn phi cộng sản sản? Rất tốt, điều này ổn thôi. Nhưng tại sao lại dừng giữa chừng? Chúng tôi đã sẵn sàng để chứng minh rằng việc phi cộng sản hóa thực sự có ý nghĩa như thế nào đối với Ukraine.
Quay trở lại lịch sử, tôi muốn nhắc lại rằng Liên Xô được thành lập thay cho Đế quốc Nga cũ vào năm 1922. Nhưng thực tiễn cho thấy ngay rằng không thể bảo tồn hoặc quản lý một lãnh thổ rộng lớn và phức tạp như vậy theo những nguyên tắc vô định như liên bang. Họ đã xa rời thực tế và truyền thống lịch sử.
Điều logic là Cuộc khủng bố đỏ và sự trượt dài nhanh chóng vào chế độ độc tài của Stalin, sự thống trị của hệ tư tưởng cộng sản và sự độc quyền của Đảng Cộng sản đối với quyền lực, quốc hữu hóa và nền kinh tế kế hoạch – tất cả những điều này đã biến những nguyên tắc chính thức được tuyên bố chính thức nhưng không hiệu quả thành một tuyên ngôn đơn thuần.
Trên thực tế, các nước cộng hòa liên hiệp không có bất kỳ quyền chủ quyền nào, không có quyền gì cả. Kết quả thực tế là tạo ra một nhà nước tập trung chặt chẽ và thống nhất tuyệt đối…
(…) Có vẻ như các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản tin rằng họ đã tạo ra một hệ thống chính quyền vững chắc và các chính sách của họ đã giải quyết tốt vấn đề dân tộc.
Nhưng việc làm sai lệch, quan niệm sai lầm và gây ảnh hưởng đến dư luận là phải trả giá đắt. Virus của những tham vọng dân tộc chủ nghĩa vẫn còn ở trong chúng ta, và quả mìn được đặt ở giai đoạn đầu để phá hủy khả năng miễn dịch của nhà nước đối với căn bệnh của chủ nghĩa dân tộc đang kêu tích tắc. Như tôi đã nói, mỏ bom chính là quyền ly khai khỏi Liên Xô…”.
Putin đã viện dẫn Chúa cho nhìn nhận về sai lầm của người cộng sản: “Họ quên rằng Cộng sản Liên Xô – tạ ơn Chúa – không còn những công cụ để duy trì quyền lực và đất nước, những công cụ như khủng bố nhà nước và chế độ độc tài kiểu Stalin, và vai trò chỉ đạo khét tiếng của đảng đang biến mất, không một dấu vết, như một làn sương sớm, ngay trước mắt họ”.
Từ những phát biểu thẳng thừng và đầy cao ngạo ở trên cho thấy nếu nhìn về những diễn biến đang xảy ra ở Việt Nam, như chuyện Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đeo đuổi giấc mộng làm một nhà tư tưởng cộng sản khi liên tục được cho là viết sách nghiên cứu về cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh địa chính trị hiện tại…, thì ắt hẳn từ những gì đang xảy ra giữa Nga – Ukraine, sẽ cho ông Trọng bài học là phải kiên quyết duy trì những quyền lực độc tôn, với sức mạnh của bộ máy nói như cách dùng từ của Putin, “khủng bố nhà nước và chế độ độc tài kiểu Nguyễn Phú Trọng” (!?)
Bởi vậy mới nói, trông người mà ngẫm đến ta…