Nóng: Không được đi du học, nam học sinh đến đòi tiền cọc không được, cắt cổ giám đốc bằng dao, gây hoang mang lớn

    0
    12
     TIN NHẬT BẢN

    Một em học sinh quá phẫn uất vì không đòi được tiền đã đặt cọc, vượt tường lúc 2h sáng với mục đích đòi tiền nhưng chưa được đã dùng dao bấm cứu cổ nữ giám đốc Công ty môi giới.’

    Sự việc xảy ra vào lúc 2h sáng ngày 17/09/2017 tại Công ty du học toàn cầu có địa chỉ tại số 110 đường Trần Vĩ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội, du học sinh gây ra sự việc Nguyễn Văn Ngọc sinh năm 1994, nơi thường trú xã Diễn Thịnh, Diễn Châu, Nghệ An, nữ giám đốc người Việt tên X đã qua cơn nguy kịch trong bệnh viện.

    Một người bạn của Nguyễn Văn Ngọc tên T chứng kiến sự việc cho biết ngay sau khi thực hiện hành động đó Ngọc không chạy trốn mà gọi các bạn ở trọ tầng trên xem cô thế nào, em cho biết thêm Ngọc đã đóng 8 nghìn đô chưa kể các phí liên quan ăn, ở, học tiếng, khám sức khỏe…suốt từ đầu năm tới giờ.

    Sáng ngày 18/09/2017 Nguyễn Văn Ngọc đã bị cơ quan chức năng liên quan quận Cầu Giấy yêu cầu dựng lại hiện trường xảy ra sự việc.

    Theo một số bạn học cùng Nguyễn Văn Ngọc nguyên nhân là do đã quá nhiều lần Ngọc đến đòi tiền nhưng không được mới xảy ra sự cố trên, một em học cùng cũng cho biết thêm, để có tiền nộp đặt cọc cho công ty gia đình Nguyễn Văn Ngọc đã phải cắm sổ đỏ và vây tiền chịu lãi rất nhiều nơi.

    Xác minh thông tin với báo Thời báo Doanh nhân, ông Quyền trưởng Công an phường Mai Dịch, thừa nhận là có sự việc đó xảy ra, sự việc đang được đội điều tra tổng hợp Công an quận Cầu Giấy thụ lý.

    Liên quan tới Công ty trên, rất nhiều em học sinh cũng đã đóng tiền để được đi du học qua Công ty này. Các em cho biết, chúng em vào đây học là qua một người môi giới nhưng người này đã chuyển sang công ty khác làm, hình thức hoạt động của công ty này là chúng em phải đóng 10 nghìn đô cho một trường đại học bên Hàn Quốc, sau khi học tiếng một thời gian nếu ai không đủ tiêu chuẩn được đi Công ty sẽ trả lại tiền thế nhưng hiện tại cả mấy chục học sinh như chúng em đều không đạt tiêu chuẩn thế nhưng tất cả chúng em vẫn chưa ai lấy lại được một đồng tiền nào từ Công ty

    Lời tâm sự đẫm nước mắt của lao động Việt tại Hàn Quốc “cùng đường nên phải trốn” và cuộc sống “màn trời chiếu đất”nơi xứ người lấy nước mắt của người đọc

    Trước khi đi, người lao động được hứa hẹn đủ điều, nhưng khi sang nước bạn làm việc mới ngã ngửa vì thực tế khác hẳn, khiến nhiều người không chịu được, buộc phải bỏ trốn ra ngoài. Đây cũng là lý do khiến nhiều lao động Việt Nam bỏ hợp đồng để làm lao động bất hợp pháp, đặc biệt tại Hàn Quốc.

    Một số trường hợp khác bị nợ lương, không có nhiều quyền lợi chính đáng và thường xuyên bị chủ quát mắng…, nhưng những lao động người Việt vẫn chấp nhận bám trụ ở Hàn Quốc chỉ để kiếm nhiều tiền gửi về cho gia đình.

    Cùng đường nên phải trốn

    Phản ánh với PV Tiền Phong, anh Võ Thanh T. (20 tuổi, quê Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết, ngày gia đình nhận được khoản tiền đền bù hỗ trợ thiệt hại do Formosa Hà Tĩnh gây ra, cả nhà bàn nhau dùng số tiền đó để lo cho T. đi Hàn Quốc làm việc.

    Việc đưa T. đi thông qua ông Hoàng Kim Long và một người tên Đức – nhân viên Cty CP Simco Sông Đà (Hà Nội). Mức phí T phải trả là 5.800 USD (cao hơn quy định 800 USD). Với lời hứa sẽ được làm việc với chủ tốt, lương 1.5 triệu won/tháng (tương đương gần 30 triệu đồng/tháng – PV).

    Chủ ở Hàn Quốc yêu cầu T. làm đủ thứ việc, từ lái xe tới lắp máy, bốc xếp hàng hóa, dọn vệ sinh… dù hợp đồng chỉ lái xe nâng. “Làm được 8 ngày, ông chủ nói em lười làm nên đuổi”, T. nói. Trước khi T. bị đuổi, công ty này cũng thải 2 lao động Việt Nam khác (đã làm được khoảng 4 tháng), cũng với lý do lười làm.

    “Em liên hệ với anh Đức và anh Long, họ bảo em về nước rồi bù thêm tiền để đi theo hợp đồng khác. Gia đình em đã bỏ ra 5.800 USD để được đi, làm chưa được đồng nào đã về sao được, tiền ai trả”, T. nói.

    Không việc, hết tiền, “màn trời chiếu đất”, T. được cộng đồng người Việt ở Hàn Quốc hỗ trợ ăn ở chờ tìm việc mới. Gần 2 tháng không tìm được việc mới, ngày 13/4, T. quyết định ra ngoài làm chui, dù biết rủi ro nhiều.

    “Ở Việt Nam những người đưa em đi nói hay lắm, nhưng 2 tháng sống vật vờ, công ty chẳng hỗ trợ gì, thậm chí một câu hỏi thăm cũng chẳng có. Vì thế em phải trốn ra ngoài làm lao động chui chứ đâu còn cách nào khác”, T. tâm sự.

    Khi có công việc rồi thì cũng là nhưng ngày cơ cực sẽ đến. Nhưng cũng vì gia đình ở quê nên phải cố gắng.

    A T kể lại: khi đến giờ ăn trưa, công trường bỗng trở thành nơi ăn uống của người lao động. Họ phải tranh thủ ăn rùi tranh thủ chợp mắt một lát trước khi làm. Sự mệt nhọc của cuộc sống đã làm cho anh em trở nên đơn giản, chỉ một hòn gạch hay một tờ giấy, mà thậm chí là ngồi bệt… họ đã có một chỗ ngồi vững chắc để ăn trưa.

    Ngoài trời dù nắng, mưa hay gió tuyết thì những giọt mồ hôi vẫn rơi trên gương mặt hốc hác vì mệt mỏi của người lao động. Cuộc sống vất vả không thể làm đánh mất nụ cười trên gương mặt của họ. Mọi thứ với người lao động đều vội vàng: ăn vội vàng, ngủ vội vàng.

    Chi phí sinh hoạt ở xứ sở hoa anh đào khá đắt đỏ. Anh T Anh chia sẻ: “với 100 nghìn đồng ở Việt Nam tôi có thể đi cắt tóc được 5 lần, nhưng với 5 lần số tiền này ở Hàn Quốc tôi vẫn chưa đủ tiền cắt tóc 1 lần”. Với chi phí đắt đỏ như vậy, người lao động phải cân nhắc tính toán chi tiêu hợp lý để còn lại gửi tiền về quê hương cho gia đình.

    Bữa ăn cho anh em lao động với mức giá không như cam kết hoặc chất lượng dinh dưỡng không đảm bảo, còn để xảy ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sức khỏe xấu của anh em lao động.A T tâm sự

    Theo tâm sự của A T: “Tôi đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc từ tháng 5/ 2016, công việc của tôi là xây dựng, môi trường làm việc khá vất vả, cả ngày dù thời tiết như thế nào, chúng tôi vẫn phải làm việc ngoài trời, và tất nhiên ăn uống, ngủ nghỉ đều ở bên ngoài trời”.

    Tương tự, anh Bùi Văn Bình (30 tuổi, quê Cẩm Giàng, Hải Dương) sang Hàn Quốc làm việc nhưng công việc không giống như mô tả trong hợp đồng, buộc anh phải bỏ trốn để có tiền gửi về nhà trả nợ (Tiền Phong đã phản ánh trong loạt bài “Lao động bỏ trốn, thị trường xuất khẩu lao động lung lay”,).