‘No’ đòn trừng phạt, ‘đùa’ trên thị trường năng lượng… Nga bắt đầu trả giá?

0
37

BÁO MỚI

Vượt qua cả Iran, Nga hiện là nước dẫn đầu thế giới về số lượng các biện pháp trừng phạt được áp dụng, với con số ước tính khoảng hơn 5.500 biện pháp.

Tại Diễn đàn Kinh tế quốc tế St.Petersburg, bàn về các vấn đề kinh tế Nga, Tổng thống Putin kêu gọi các doanh nghiệp lớn của Nga tiếp tục kinh doanh ở trong nước. (Nguồn: Reuters)

Bất chấp nhiều lần phủ nhận chính thức thì những nỗ lực chung của phương Tây vẫn đang gây ra thiệt hại ngày càng lớn cho nền kinh tế Nga, có thể là bộc lộ ra bên ngoài, nhưng cũng có thể chỉ thấy được khi ở bên trong.

Đòn tấn công của phương Tây thất bại?

Trong khi đó, tất nhiên, Điện Kremlin vẫn luôn khẳng định, bên duy nhất bị ảnh hưởng bởi các biện pháp tấn công kinh tế này là chính phương Tây, các chuyên gia kinh tế và thậm chí là những người đứng về phía họ đều cố đấu tranh để phủ nhận những ảnh hưởng đối với các lĩnh vực chính của nền kinh tế Nga, sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow tại Ukraine.

Tại Diễn đàn Kinh tế quốc tế St.Petersburg 2022 để bàn về các vấn đề kinh tế Nga (ngày 17/6), Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng, các biện pháp “chớp nhoáng” nhằm vào đất nước của ông đã thất bại, rằng Điện Kremlin không chịu trách nhiệm về sự suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng mọi thứ ở Nga đều đã nằm trong tầm kiểm soát.

Cùng ngày, người đứng đầu Sberbank cho biết, Nga có thể mất một thập niên để trở lại các thành tích kinh tế trước khi tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine (2/2022). Một nửa số hàng hóa xuất nhập khẩu của đất nước đã bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt. Lạm phát ở mức 17% và đang tăng lên, trong khi vào năm 2022, sản lượng quốc gia sẽ giảm từ 8%-30%.

Một số chuyên gia phương Tây thực sự thừa nhận rằng, “chi phí” do các lệnh trừng phạt gây ra sẽ ảnh hưởng đến cả Mỹ, EU và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới.

Các kênh truyền thông của Nga đã không bỏ qua những cơ hội tuyên truyền tốt như vậy, ngay lập tức trích dẫn lại các bài báo đó. Tuy nhiên, ở phía sau những nhận định trên báo, hậu quả của các hạn chế tại “quê nhà” đã bị bỏ qua trong một thời gian dài.

Mặc dù vậy, thực tế lạnh lùng đã bắt đầu xuất hiện. Trong nhiều năm, Nga đã đối phó với các lệnh trừng phạt cấp thấp hơn, nỗ lực sản xuất và kinh doanh những gì họ cần.

Nhưng quá trình đó dường như đã thất bại – điều đó vừa được thừa nhận bởi Andrey Klishas, người đứng đầu Ủy ban Xây dựng Hiến pháp của Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện).

Ông Andrey Klishas cho rằng, “chương trình thay thế nhập khẩu đã hoàn toàn thất bại” và điều duy nhất mà những người đứng đầu ngành có thể tự hào là “các bản báo cáo”.

Nhà kinh tế học Natalya Zubarevich, Giáo sư của Đại học Tổng hợp Moscow đồng ý với quan điểm trên. Bà cho rằng, về cơ bản là không thể thay thế bất cứ thứ gì vào lúc này.

Theo bà Zubarevich, ngành công nghiệp xe hơi, chỉ là một trong số những ngành khác, đang phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Nhiều loại máy móc nhập khẩu từ nước ngoài giờ đây sẽ khó bảo trì. Bà lưu ý, ngay cả tại tiệm làm tóc ở các địa phương, đến màu tóc cũng không có sự lựa chọn vì nhập khẩu hiện đã bị chặn ở mọi ngả.

Trong khi đó, người lao động sẽ chỉ ký được hợp đồng bán thời gian và các công ty dịch vụ nhỏ hơn trong các lĩnh vực như thể thao và dịch vụ ăn uống đơn giản là bị sụp đổ do nhu cầu rất thấp.

Kinh tế Nga có thể “cách ly” với thế giới?

Chuyên gia của Đại học Tổng hợp Moscow khẳng định, “nền kinh tế Nga đang hội nhập rất chặt chẽ vào thế giới toàn cầu”.

Trong khi đó, trong một quan điểm tương tự, một báo cáo của Trường Kinh tế cao cấp và các chính sách công nghiệp mới, lưu ý rằng, các ngành công nghiệp chủ chốt của Nga hiện phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ.

Các tác giả của bản báo cáo chỉ ra rằng, sẽ mất nhiều năm để tìm ra các giải pháp thay thế và không phải ngành nào cũng có thể thực hiện được. Chẳng hạn, tỷ trọng linh kiện nhập khẩu trong ngành sản xuất đạt tới 46%, thậm chí trong một số ngành, tỷ lệ này vượt quá một nửa.

Tình hình cũng không khá hơn trong ngành dược phẩm. Tỷ trọng nhập khẩu thuốc năm 2021 là 67%. Đồng thời, theo các phương tiện truyền thông, ngay cả đối với sản phẩm dược phẩm chủ chốt của Nga, các thành phần và thiết bị sản xuất hầu hết đều được mua ở nước ngoài. Theo giáo sư Natalya Zubarevich, 80-85% nguyên liệu sản xuất thuốc của Nga được nhập khẩu.

Sự thật là điều này cũng đúng trong các lĩnh vực khác. Nhập khẩu từ thị trường phụ tùng ô tô chiếm tới 95%; trò chơi và đồ chơi là 92%; giày dép 87%; thiết bị viễn thông 86%; quần áo 82%; nước hoa, mỹ phẩm và chất tẩy rửa 57%…

Vào tháng 4, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matviyenko cũng đã thừa nhận. Bà Matviyenko thậm chí đã rất ngạc nhiên khi phát hiện Nga còn không sản xuất nhiều loại hàng hóa rất nhỏ bé khác.

Các kênh Telegram của Điện Kremlin gần đây đã bắt đầu đăng tải định kỳ các ý kiến chuyên gia chỉ ra tình hình thực tế trong nền kinh tế Nga. Người đứng đầu Trung tâm phân tích Politgen, Yaroslav Ignatovsky, thừa nhận rằng, không có hoạt động thay thế nhập khẩu nào được thực hiện hiệu quả trong 8 năm qua và rằng, các lĩnh vực chính của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào các sản phẩm của phương Tây, bao gồm cả thiết bị cho ngành dầu khí.

Trong lĩnh vực công nghệ (sản xuất vi mạch và phần mềm), các chuyên gia nhận định, đất nước này đang tụt hậu từ 10-15 năm so với phương Tây.

Ngay cả đại diện của một trong những tổ chức tư vấn hàng đầu của Nga – Câu lạc bộ Valdai, trong ấn phẩm mới nhất đã thận trọng lưu ý rằng, Nga không nên “quay lưng” với tất cả các hoạt động kinh tế của phương Tây và việc quay trở lại mô hình Liên Xô “chỉ có thể làm gia tăng những khó khăn mà nước này phải đối mặt trong thời điểm hiện tại”.

Bản báo cáo của Câu lạc bộ Valdai thẳng thắn một cách bất thường, khi tác giả thừa nhận “Moscow… rõ ràng đã thua EU và các nước phương Tây khác một bước, trong chính mô hình hội nhập kinh tế”, nhưng đã không chấp nhận thất bại để rồi“ lật ngược bàn cờ ”, mà phá bỏ mọi quy tắc đã tồn tại trước đó.

Hiện “không rõ dự án mới liên quan đến sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng Arktika LNG2 sẽ được hoàn thành như thế nào. Lệnh cấm xuất khẩu kim loại màu sang châu Âu và Mỹ đã khiến các nhà luyện kim hàng đầu nước Nga như Severstal và Magnitogorsk phải thông báo giảm sản lượng kim loại từ 20-40% trong tháng 6… Nhiều khả năng mức giảm sẽ còn lớn hơn – vào khoảng 50%”, Giáo sư Zubarevich của Đại học Tổng hợp Moscow cho biết.

Vào tháng 6, tờ báo về kinh doanh Vzglyad cũng thừa nhận rằng, thị trường ô tô Nga đang gặp khó khăn nghiêm trọng với “sự sụt giảm doanh số bán ô tô mới chưa từng xảy ra trước đây, kể cả trong năm khủng hoảng 1998”. Một phần ba số đại lý dự kiến sẽ đóng cửa.

Trong khi các chuyên gia, bất kể quan điểm của họ là gì, đều đồng ý rằng, những khó khăn hiện tại sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của những người Nga bình thường, những vấn đề này chắc chắn cũng khiến các nhà chức trách Nga lo lắng hơn cả. Và ở bên trong nền kinh tế, nó luôn nằm trong danh sách các mối quan tâm hàng đầu của Điện Kremlin.

(theo cepa.org)

Minh Anh

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here