Nên so sánh cuộc phản công của quân Ukraine hiện thời với “Mặt trận miền tây” qua cuộc đổ bộ Normandie của Đồng minh vào ngày 6 tháng 6 năm 1944. 

0
27
Một người đàn ông trồng hoa hướng dương trong vườn của mình gần một chiếc xe tăng Nga bị hư hại và tháp pháo của nó ở làng Velyka Dymerka, vùng Kyiv, Ukraine, Thứ Tư, ngày 17 tháng 5 năm 2023. (Ảnh AP / Efrem Lukatsky)
   

Nhân Tuấn Trương

Nên so sánh cuộc phản công của quân Ukraine hiện thời với “Mặt trận miền tây” qua cuộc đổ bộ Normandie của Đồng minh vào ngày 6 tháng 6 năm 1944. 

Chiến tranh thông tin. Chiến tranh tình báo. Chiến tranh hỏa mù đủ thứ. 

Hitler biết chắc rằng quân Đồng minh sẽ mở thêm một mặt trận với mục đích giải vây cho chiến trường nước Nga. Vấn đề là ở đâu ? 

Tin tưởng rằng hàng rào phòng thủ Đại Tây dương “bất khả xâm phạm”, Hitler nghĩ rằng Đồng minh sẽ mở mặt trận Nam Châu Âu. Trong khi hàng ngũ lãnh đạo quân sự Đức lại thiếu sự đồng thuận về chiến lược. Nếu ý kiến của tướng Rommel được chấp nhận thì lực lượng Đồng minh đã bị đẩy lùi ra biển (và cuộc đổ bộ đương nhiên thất bại)

Nhờ yếu tố “bất ngờ”, quân Đông minh đã lập được một “đầu cầu” mà cái giá phải trả là hàng chục ngàn quân lính đã hi sinh ngay tại các bãi biển vùng Normandie. 

Thời gian để kết thúc cuộc chiến Normandie là hai tháng. 

Xem các bản đồ chiến sự ta thấy hàng rào phòng thủ của Nga đã xây dựng dọc “biên giới mới”, tức đường ranh giữa lãnh thổ do Ukraine kiểm soát và lãnh thổ do quân Nga kiểm soát, cũng kiên cố không khác gì hàng rào phòng thủ Đại tây dương của Đức quốc xã. 

Chiến tranh Nga xâm lược Ukraine, từ đầu người ta đã so sánh tương quan giữa hai lực lượng là 1/10. Sự thất bại (sa lầy) của quân Nga trên lãnh thổ Ukraine nguyên nhân phần lớn là do “lạc quan tếu” của lớp lãnh đạo tiền phương. Nếu quân Nga “dễ thua” như vậy thì đế quốc Liên Xô đã không thành hình và lãnh thổ nước Nga đã không rộng lớn như đã thấy. 

Tương quan lực lượng hiện thời, theo tôi phía áp đảo vẫn ở phía Nga: 1/5.

Ukraine còn bị đe dọa mặt trận phía Tây, từ Bạch Nga. Trước khi mở đâu “chiến dịch quân sự đặc biệt” Putin đã cho quân “ém” ở vùng biên giới Bạch Nga – Ukraine. Ngoài ra còn có áp lực trực tiếp từ phía Nga, dọc đường biên giới hàng ngàn cây số.

Vì vậy theo tôi, với vũ khí và quân số phải phân chia như hiện thời, Ukraine không đủ “hỏa lực” để mở cùng lúc nhiều trận đánh trên mặt trận phía Đông. Ukraine cần nhiều thời gian, với nhiều trận đánh thăm dò, để biết đâu là “vùng bụng mềm” của địch thủ. 

Cuộc chiến chắc chắn phải kéo dài, có thể vài ba năm, nếu không có giải pháp ngoại giao. 

Không loại trừ trường hợp quân Ukraine thành công “gài” một trận “Điện biên phủ”. Lúc đó Nga phải rút quân, một hiệp ước “hòa bình” sẽ đươc ký kết.

Vấn đề là thời gian là đồng minh của Putin. Năm tới nếu ngài Trump thành công đổ bộ vô Nhà Trắng thì Ukraine sẽ phải vẽ lại đường biên giới mới.

———————

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here