Một vài điểm nhấn quan trọng của CPI Mỹ vừa công bố.

0
49

Ho Quoc Tuan

– Một số bạn chú ý là nó làm một cú móc tăng lại từ 3% lên 3,2%, nhưng truyền thông thì tập trung vào câu chuyện nó tăng ít hơn kỳ vọng bình quân 3,3%, bỏ qua việc một số kỳ vọng nó ở mức 2,9%. 

– Phản ứng của thị trường cho thấy headline CPI tăng lại lên 3,2% không phải là vấn đề. Bởi vì key point là core CPI tiếp tục giảm. 

– Tuy tốc độ tăng giá đo lường theo core CPI tiếp tục giảm là điểm nhấn, nhưng mà tốc độ giảm cũng chậm. 

  Core CPI mảng services tiếp tục tăng sẽ là vấn đề cho Fed. Sẽ rất khó để khóa lạm phát lõi về 2% nếu services CPI tiếp tục tăng với tốc độ hiện nay, nghĩa là Core CPI sẽ mất nhiều thời gian hơn để về 2%.

– Vài tháng sắp tới là cuộc giằng co giữa việc hạ nhiệt trong tốc độ tăng tiền thuê nhà (tăng liên tục mười mấy tháng khá nhanh rồi, phải nghỉ chớ) với việc core CPI services tiếp tục lì lợm. Ngoài ra, lạm phát khu vực hàng hóa có thể sẽ tăng lại, làm vấn đề phức tạp hơn. 

– Một điểm quan trọng khác là thị trường lao động cool lại, và lãi suất thẻ tín dụng tăng thì services CPI có thể bắt đầu giảm.

– Điểm mấu chốt phải lưu ý là yield. Nay thì Fed rates có thể đứng yên, nhưng sẽ có thể tới lúc long-term yield tăng, vì thị trường bond dài hạn không nhất thiết phản ánh lãi suất Fed funds. 

Yield chứ không phải lạm phát hay gì sẽ quyết định chi phí vốn và do đó ảnh hưởng lớn đến thị trường. Hôm nay là rõ nhất, thị trường kéo lên một đoạn sau đó yield tăng là rớt lại. Cuối ngày vẫn xanh nhờ yield hạ lại nhưng yield rõ ràng là có ảnh hưởng. 

Tóm lại:

– Bạn nào nghĩ lạm phát của Mỹ sẽ trượt một đường dài nhanh hoài là sai rồi nha. Bây giờ có thể sẽ bắt đầu răng cưa, tăng giảm đan xen, vì dư địa giảm nhanh từ giai đoạn 12 tháng sau đợt bật tăng đợt chiến tranh đã qua rồi. Hiểu nôm na là trong vài tháng từ tháng 4 năm ngoái, bạn bật tăng nhanh 1-2% mỗi tháng, sau đó mấy tháng tiếp theo lết lết. Lạm phát core inflation lúc này phản ánh mức lết lết với tốc độ 4-5% cả năm đó và đang di chuyển chậm chậm. 

– Kinh tế tăng trưởng dự kiến 2024 kém hơn năm nay và mức tăng lương chậm, lãi suất cao, số dư credit card bị kéo căng, là các nhân tố có thể kéo lạm phát về khu 3% (giả sử trạng thái đó tiếp tục duy trì), nhưng mà sẽ chưa chắc được 2% mà Fed muốn. => ảnh hưởng xấu đến kỳ vọng cắt lãi suất đầu 2024.

– Giờ thì long-term yield sẽ là cái thứ ảnh hưởng thị trường cổ phiếu vì giờ những quả bom nổ chậm nằm ở phía đầu long-term financing. Long-term yield sắp tới sẽ không chỉ phản ánh câu chuyện lạm phát, mà còn phải phản ánh thị trường bond dài hạn và triển vọng kinh tế, cũng như khả năng Fed cắt lãi suất ngắn hạn. Lưu ý Fed funds chỉ ảnh hưởng nhiều đến lãi suất ngắn hạn, trung và dài hạn còn phải coi nhiều yếu tố.

Vì vậy, theo dõi thị trường Mỹ thời gian tới đừng chỉ xem lạm phát, phải coi yield. Nhiều bond traders đang nghĩ sẽ có những thay đổi quan trọng trong yield curve từ tháng 9 trở đi do sự biến động trong kho hàng mà chính phủ Mỹ phải tăng phát hành ra so với số hàng mà thị trường có thể nhập vào, nhất là khi ông Fed có thể sẽ tiếp tục tiến trình thu hẹp bảng cân đối lại. Mất đi đầu nậu gom hàng đỡ thị trường thì anh em phải thận trọng thôi. 

Mấy tháng tới sẽ là hai câu chuyện chi phí lãi vay dài hạn tăng, hạn chế funding của doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế vs triển vọng hạ cánh mềm, coi phe nào vẽ hay hơn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here