“MỘT CHÚT QUÀ CHO QUÊ HƯƠNG” – BÀI CA NGHẸN NƯỚC MẮT NGƯỜI VIỆT

0
56
   

Pham Doan Trang is with Huỳnh Anh Tú and Phạm Thanh Nghiên.

April 30, 2018

Nhạc sĩ Việt Dzũng (1958-2013) là một trong những gương mặt đi đầu và nổi tiếng nhất trong dòng nhạc Việt Nam hải ngoại. 

Năm 1975, khi cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở Việt Nam kết thúc và tân chính quyền – nhà nước cộng sản – bắt đầu chính sách trả thù đối với một nửa đất nước (hay nói theo ngôn ngữ nhà sản là “bắt kẻ thù phải đền tội”), Việt Dzũng vượt biên tị nạn qua Singapore, Philippines rồi tới Mỹ. 

Năm 1978, ở tuổi 20 trên đất khách, ông sáng tác “Một chút quà cho quê hương” – như một tiếng kêu bi thiết của người dân mất nước. Bài hát chỉ ra những thảm trạng của sự trả thù do “bên thắng cuộc” tiến hành trên chính những đồng bào da vàng máu đỏ của mình:

“Gửi về cho chị dăm ba xấp vải

Chị may áo cưới hay chị may áo tang?”

“Con gửi về cho cha một manh áo trắng

Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây”

“Gửi về Việt Nam nước mắt đong đầy

Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình”

Bài hát, với những ca từ như thế, dĩ nhiên bị nhà nước CHXHCN Việt Nam cấm ngay. Còn bản thân nhạc sĩ Việt Dzũng, vì sáng tác này và vì tinh thần chống cộng quyết liệt, bị kết án tử hình vắng mặt, khiến ông không thể trở về Việt Nam kể từ khi vượt biển ra đi, thậm chí cho đến khi ông mất đột ngột vì bệnh tim vào cuối năm 2013. 

Ngày 10/8/1991, Bộ Văn hóa Thông tin Thể thao và Du lịch – nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch – ra một thông báo (số 1435) nêu rõ: “Cấm sử dụng toàn bộ các bài hát, bản nhạc của các nhạc sĩ bỏ Tổ quốc ra đi đã có thái độ và việc làm chống lại Cách mạng và nhân dân ta như: Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ, Nguyệt Ánh, Việt Dũng. Các bài hát, bản nhạc của các tác giả đã bỏ Tổ quốc ra đi hiện chưa rõ thái độ chính trị của họ thì tạm không sử dụng”. Cần chú ý rằng đây là chỉ là một văn bản hợp thức hóa lệnh cấm mà thôi, chứ việc cấm các tác phẩm văn hóa – nghệ thuật của miền Nam trước 1975 thì vẫn được hiểu là mặc định từ sau khi những người cộng sản giành được quyền lực chính trị trên cả nước. Ngoài ra, năm 1991 cũng là năm Việt Nam-Trung Quốc tiến hành bình thường hóa quan hệ, khiến một loạt ca khúc có nội dung chống Tàu (của các nhạc sĩ cách mạng hẳn hoi) bị cấm, một cách không chính thức.   

Về sau này, lâu lâu (có lẽ khoảng vài năm một lần) nhà chức trách lại “mở xiềng”, nhả một vài bài hát khỏi danh mục chưa được phép phổ biến. Ví dụ gần đây nhất là “Ly rượu mừng” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, được “tháo xích” vào đầu năm 2016 sau 40 năm bị cấm. Tuy thế, chưa bao giờ có sáng tác nào của Việt Dzũng được đưa vào diện “xem xét” cấp phép ở Việt Nam, và chắc là sẽ không bao giờ, chừng nào chế độ cộng sản còn tồn tại. Một chuyện hoàn toàn dễ hiểu. 

Thế nhưng, “Một chút quà cho quê hương” lại là “tâm tư và tiếng lòng của rất nhiều người di tản, ít nhất là trong một giai đoạn lịch sử nhất định, đầy đau thương và mất mát của Việt Nam. Nó có lý riêng của nó, có thể không đồng ý, thậm chí chỉ trích nhưng cần hiểu nó, cần cảm thông với nó, và chừng nào điều này chưa diễn ra, sẽ không bao giờ có sự hòa hợp, hòa giải đích thực!”. Đây là ý kiến của một nhà báo người gốc Hà Nội – ông Nguyễn Hoàng Linh, TBT tờ Nhịp cầu Thế giới ở Hungary. 

Còn cựu TNLT Phạm Thanh Nghiên – người thể hiện “Một chút quà cho quê hương” trong clip dưới đây – thì nói: “Chừng nào người cộng sản còn ăn mừng 30/4, chừng đó họ chưa xứng đáng với từ “con người””.

https://www.facebook.com/pham.doan.trang/posts/pfbid0yKwute749DYMMHxpgt4yi2c5ZZraJw8gzjKUL9gBHDeDGyN6qpxpdpQHHeWihuQpl

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here