Làm sao cứu nền dân chủ

0
21
Tác giả Laura Gamboa
Phạm Nhật Bình lược dịch
*
Vài tuần đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump đã đẩy nhanh quá trình xói mòn nền dân chủ tại Hoa Kỳ. Chỉ trong vòng hai tháng, tổng thống và các đồng minh của ông đã ban hành các sắc lệnh hành pháp có tính hợp hiến đáng nghi ngờ như: vi phạm các biện pháp bảo vệ dân sự đối với người lao động liên bang, xâm phạm quyền hạn của Quốc hội đối với ngân sách, né tránh và bất chấp các phán quyết của tòa án, sử dụng Bộ Tư pháp để trừng phạt những người phản đối và bảo vệ những người trung thành, đe dọa luận tội các thẩm phán ra phán quyết chống lại chính quyền, sử dụng Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ và luật di trú để giam giữ và trục xuất những người nhập cư có giấy tờ mà không qua thủ tục tố tụng hợp pháp, và cho phép những cá nhân chưa được bổ nhiệm có quyền tiếp cận và quyền lực chưa từng có (và có khả năng là bất hợp pháp) đối với các cơ quan quan trọng như Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục.
Sự xói mòn nền dân chủ tại Hoa Kỳ không tiến triển xa như ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, nhưng điều đó không làm cho các biện pháp mà chính quyền Trump thực hiện trở nên ít đáng lo ngại hơn. Ít nhất, các nền dân chủ nên tạo điều kiện cho công dân hình thành và bày tỏ sở thích của họ và có con số ngang nhau trong chính phủ. Để làm được như vậy, công dân phải được hưởng các quyền cá nhân như quyền tự do lập hội, quyền tự do ngôn luận và quyền tự do đi lại. cũng như ncác biện pháp kiểm tra và cân bằng để đảm bảo các quyền đó. Chúng nhằm mục đích ngăn chặn các hành vi lạm dụng – dưới vỏ bọc là sự ủng hộ của đa số – có thể hạn chế khả năng tham gia vào chính phủ một cách bình đẳng của công dân. Việc chính quyền Trump sẵn sàng bỏ qua luật pháp, thách thức tòa án và biến các thể chế nhà nước thành vũ khí để trừng phạt những người phản đối đe dọa đến sự tham gia chính trị đó và khi làm như vậy, đã đe dọa đến nền dân chủ.
Để nền dân chủ tồn tại, nó phải được bảo vệ. Trong vài thập niên qua, tại các quốc gia như Argentina, Brazil, Colombia và Ba Lan, các nhóm đối lập đã phản công thành công các nhà lãnh đạo có khuynh hướng độc đoán ngay từ đầu của quá trình thoái trào dân chủ, khi họ vẫn còn đòn bẩy thể chế để bám vào. Nhưng trong các trường hợp khác, chẳng hạn như Bolivia, El Salvador, Thổ Nhĩ Kỳ và Venezuela, phe đối lập đã không hành động đủ cấp bách hoặc sử dụng các chiến thuật sai lầm khiến họ mất đòn bẩy thể chế, dần dần cản trở khả năng phản kháng của chính họ.
Tại Hoa Kỳ, phản ứng của phe đối lập đối với mối đe dọa của Trump cho đến nay vẫn chưa đủ sức thuyết phục. Vẫn còn choáng váng vì thất bại trong cuộc bầu cử và bị sốc bởi sự tấn công chớp nhoáng của chính quyền Trump, các chính trị gia và nhóm xã hội dân sự không chắc chắn về con đường phía trước và do dự không muốn thực hiện các bước táo bạo.
Sự chậm trễ này rất tai hại và tốn kém. Nếu nền dân chủ Hoa Kỳ muốn thắng thế, các lực lượng ủng hộ dân chủ phải tuân theo sổ tay hướng dẫn đã giúp phe đối lập ở các quốc gia khác ngăn chặn những kẻ muốn trở thành nhà độc tài. Họ nên phối hợp để bảo vệ và mở rộng quyền lực thể chế của mình khi họ có chúng, sử dụng chúng để cản trở chương trình nghị sự độc đoán của Trump, tăng cường các nỗ lực phản kháng của cơ sở và bảo vệ các nhà hoạt động, người giữ chức vụ và những cá nhân khác phải chịu sự trả thù của chính quyền. Lựa chọn thay thế những điều này có thể là nền dân chủ sẽ mất đi trong khi họ chờ đợi.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here