Kỷ nguyên mới phải là kỷ nguyên dân chủ cho Dân tộc Việt Nam vươn mình (Phần 3)

3
85
Photo by Hoang Hai

III. BÀI HỌC DÂN CHỦ THÀNH CÔNG CỦA ĐÀI LOAN

Dân chủ hóa Đài loan là dân chủ hóa qua sức mạnh mẫu mực.

Đài Loan là thuộc địa của Nhật Bản từ 1895 đến 1945. Nhật đã hiện đại hóa Đài Loan và

dân Đài quen với văn hóa Nhật. Và sau khi Nhật đầu hàng trong 1945 quân Tưởng từ đại

lục sang tiếp quản Đài Loan thì người Đài loan thấy họ tham nhũng, hống hách hơn những

người Nhật rất nhiều, nên họ không coi quân Tưởng là những người giải phóng mà như

như những kẻ thực dân mới khác mà thôi. Trước 1949 đã có nhiều vụ làm cho người sống

ở Đài Loan ghét quân Tưởng từ hoa lục sang mà vụ quân Tưởng giết một phụ nữ Đài loan

bán thuốc lá châm ngòi cho những cuộc nổi loạn dân chúng và bị đàn áp dã man, vụ này

được ghi lại như vụ thảm sát 228 (ngày 28-2-1947) càng làm cho người Đài loan nghĩ mình

là với khác người đại lục, tức là hình thành bản sắc Đài loan riêng. Và vào năm 1949 khi

Tưởng giới Thạch đưa chính phủ ROC và QDĐ sang Đài Loan thái độ thù nghịch đó của dân

Đài loan đối với họ vẫn thế.

3.1. Xây dựng sức mạnh thể chế

Quốc Dân Đảng (QDĐ) của Tưởng giới Thạch, đảng lập ra ROC, đã là một đảng rất yếu, thối

nát, bị bè phái chia rẽ từ bên trong, không có cơ sở ủng hộ ở địa phương khi nó bị ĐCSTQ

đánh bại và phải chạy trốn sang Đài Loan. Công việc quan trọng nhất là phải xây dựng lại

đảng, xây dựng lại nhà nước, tức là sự xây dựng thể chế của chế độ độc tài QDĐ. Tưởng

đã biến một QDĐ rệu rã thành một QDĐ theo mô hình đảng Leninist (nhưng không

Marxist-leninist), bằng các nguyên tắc tập trung, thanh lọc Ban Chấp hành Trung ương9

đảng, giữ lại những người trung thành nhất, lập ra Ban (tái) Tổ chức Trung ương để giám

sát việc tổ chức lại đảng, xây dựng các chi bộ và các đảng bộ trong mọi cơ quan ở mọi cấp

cũng như địa phương; “Đài loan hóa” QDĐ bằng việc kết nạp những người sinh ở Đài Loan

vào đảng; đảng kiểm soát chặt chẽ quân đội ví dụ bằng việc thiết lập lại chế độ chính ủy;

xây dựng cơ sở đảng trong xã hội Đài loan; vân vân mà chắc không cần nói thêm cho bạn

đọc Việt Nam do đã quá quen thuộc. Chỉ nêu một con số minh họa, vào cuối chiến dịch tái

tổ chức tỷ lệ nhân viên trong chính phủ trung ương là 5 đảng viên 1 ngoài đảng, trong

quân đội 2/3 binh lính là đảng viên.

3.2. Phát triển kinh tế xã hội

Đảng-nhà nước QDĐ bắt đầu các chính sách kiến tạo-phát triển để đẩy mạnh nền kinh tế:

cải cách ruộng đất, phát triển công nghiệp đầu tiên trong các khu vực thâm dụng lao động,

doanh nghiệp (đặc biệt các SME là nét độc đáo Đài loan), chính sách thay thế hàng nhập

khẩu được chính sách định hướng xuất khẩu thay thế dần. Sau 1960 sự tăng trưởng xuất

khẩu khoảng 25%/năm.

Cuối các năm 1960 Đài Loan trở thành một nền kinh tế thương mại lớn trên các thị trường

toàn cầu.

Trong các năm 1970 Đài Loan khởi động “Mười Dự án Lớn” để nâng kỹ năng lao động và

chuyển lên các nấc cao hơn của chuỗi giá trị (xây dựng hạ tầng, năng lượng, sắt thép, công

nghiệp nặng khác) dù có bị chậm do khủng hoảng giá dầu 1973-74. Năm 1973 chính phủ

thành lập viện Nghiên cứu Công nghệ Công nghiệp (ITTRI) ở Hsinchu nơi trở thành trung

tâm thương mại hóa khoa học và công nghệ của Đài Loan.

Sự đầu tư của nhà nước trong nghiên cứu và triển khai (R&D) đã vô cùng quan trọng cho

sự phát triển của các ngành công nghệ cao của Đài Loan ngày nay từ bán dẫn (TSMC), đến

máy tính (Acer), đến công nghệ sinh học.

Hiện đại hóa ở phương tây đã tốn vài thế kỷ, tại Đài Loan chỉ vài thập kỷ! Kinh tế Đài loan

không chỉ đã phát triển thần kỳ, chính sách của QDĐ cũng đảm bảo sự bình đẳng! Mức

bình đẳng ở Đài Loan ngang với ở các nước Bắc Âu.

Với thành tích phát triển kinh tế thần kỳ (GDP/đầu người ngang sức mua đã tăng gần 10

lần từ 1950 đến 1987 cũng như hơn 36 lần vào 2022) [4, chương 4] và sự ổn định xã hội

như vậy thì không lạ là QDĐ đạt được tính chính danh cao.

Sức mạnh chế độ đạt đỉnh điểm trong các năm 1980 như có thể hình dung trên Hình 1.

Chính sự hiện đại hóa, sự phát triển kinh tế ngoạn mục đã tạo ra các nguồn lực hành động

(các nguồn lực vật chất, trí tuệ, kết nối) cho xã hội, nâng cao khát vọng tự do (dân khí) của

nhân dân, gieo các hạt giống đối lập. Bất chấp sự phát triển kinh tế ngoạn mục và sự ổn

định của chế độ, sự cất lên tiến nói của nhân dân qua các cuộc đình công, biểu tình bắt

đầu lên cao.10

Phong trào Ngoài Đảng (Đảng Ngoại Tangwai) của các trí thức bất đồng chính kiến và chính

trị gia địa phương bắt đầu xuất hiện từ giữa các năm 1970 và các năm 1980. Tangwai đã

không phải là một đảng quần chúng, nhưng nó là tiền thân cho đảng Dân Chủ Tiến bộ

(DPP).

3.3 Mở cửa dân chủ

Đảng chính trị mới, DPP, tuyên bố thành lập năm 1986, khi Đài Loan vẫn dưới quân

luật. DPP như thế được thành lập một cách bất hợp pháp và bất chấp chế độ độc đoán.

Hầu hết mọi người nghĩ QDĐ sẽ nghiền nát đảng đối lập mới.

Thay vào đó, điều bất ngờ đã xảy ra. Tổng thống Tưởng Kinh Quốc, lãnh tụ của QDĐ,

đã quyết định cho phép sự hình thành đảng đối lập. Một năm sau, trong 1987, chế độ bãi

bỏ quân luật, bắt đầu mở vũ đài chính trị cho nhiều sự huy động đối lập hơn, và thu nhỏ

hầu hết các bộ phận đàn áp của nhà nước độc đoán. Các ứng viên đối lập được tranh đua

một số hạn chế ghế lập pháp trong 1989. Ba năm sau Đài Loan tổ chức các cuộc bầu cử

lập pháp hoàn toàn tự do đầu tiên trong 1992, và nó tổ chức cuộc bầu cử tổng thống cạnh

tranh đầu tiên trong 1996 có các ứng viên từ QDĐ và DPP. Chuỗi thừa nhận chính trị, bắt

đầu với quyết định ban đầu của Tưởng không trấn áp DPP trong 1986, khởi đầu một chuỗi

sự kiện chính trị rốt cuộc đã dẫn đến chuyển đổi dân chủ của Đài Loan.

Như đã thấy ở trên QDĐ, khi nó khởi đầu quá trình dân chủ hóa, đã vẫn là một đảng

chính trị rất mạnh. Nó đã không phải là một đảng bị khủng hoảng trong 1986, Đài Loan

cũng đã chẳng trên bờ vực sụp đổ về mặt kinh tế hay chính trị. Thế vì sao nó đã thừa nhận

nền dân chủ, và vì sao lúc đó? Slater và Wong [3, chương 4] cho rằng “QDĐ thừa nhận để

lao vào con đường dân chủ một phần bởi vì nó vẫn là một đảng chính trị mạnh, tự tin đến

mức các sức mạnh đương nhiệm và các cơ sở của sự ủng hộ chính trị lúc đó sẽ hầu như

bảo đảm sự thống trị của nó trong ngắn hạn và sự sống sót của đảng trong nền dân chủ

trong dài hạn.” Và “nó đã không thừa nhận nền dân chủ để ra đi hay để từ bỏ quyền lực,

mà đúng hơn để phục hồi sự nắm giữ quyền lực của nó bằng phương tiện dân chủ—mà

nó đã làm khá dễ dàng suốt các năm 1990.”

Và QDĐ đã đúng! Trong cuộc bầu cử tổng thống tự do, dân chủ đầu tiên Lý Đăng Huy

lãnh tụ QDĐ đã đánh bại ứng viên của DPP để trở thành tổng thống được dân bàu đầu

tiên của Đài Loan. QDĐ vẫn tiếp tục chi phối Viện Lập Pháp (Quốc hội) trong cuộc bầu cử

tự do đầu tiên 1992 (được 63, 25% ghế), 1996 (51,82% ghế), 2001 nó đứng thứ hai sau

DPP (với 68/87 ghế); đứng thứ hai trong cuộc bầu cử quốc hội 2004; rồi lại đứng thứ nhất

với 71,7% trong cuộc bầu cử 2008, rồi cũng đứng đầu trong bầu cử 2012 (56,63%); đứng

thứ 2 sau DPP trong bầu cử 2016 và đến 2024 (với 54 ghế và 51 ghế của DPP và 8 ghế của

đảng TPP). Trong bầu cử tổng thống dân chủ: các tổng thống QDĐ đã là Lý Đăng Huy (đến

2000), Mã Anh Cửu (2008-2016) còn của DPP là Trần Thủy Biển (2000-2008), Thái Anh Văn

(2016-2024) và Lại Thanh Đức (2024-đương nhiệm).

Có thể thấy QDĐ vẫn là một đảng lớn có vai trò quan trọng trong nền chính trị Đài Loan

và quan trọng nhất Đài Loan đã là một nền dân chủ vững mạnh với một nền kinh tế tiên11

tiến cực kỳ phát triển (GDP/đầu người tăng gần 4,5 lần từ 1986 đến 2022 và thậm chí đã

vượt mức của Nhật Bản).

3.4 Bài học Đài Loan

  •  Ngoài những bài học chung như của Hàn Quốc và Indonesia ra, cần nhấn mạnh

thêm.

  •  Khác với Hàn Quốc và Indonesia nơi chế độ độc đoán gồm các chế độ của các nhà

độc tài khác nhau có thể với các đảng khác nhau. Chế độ độc tài ở Đài Loan là chế

độ độc tài của một đảng duy nhất QDĐ. Đó là chế độc tài-độc đảng rất giống với

Việt Nam.

  •  Đảng-nhà nước Đài loan đã chủ động chọn con đường dân chủ hóa qua sức mạnh

cực kỳ thành công: QDĐ từ một đảng độc tài biến thành một đảng dân chủ và tiếp

tục chi phối nền chính trị và kinh tế Đài Loan bằng các phương tiện dân chủ.

  •  QDĐ trước dân chủ hóa đã là một đảng Leninist mạnh, rất giống ĐCSVN về mặt tổ

chức và hoạt động, đã biến thành một đảng hoạt động trong một chế độ dân chủ

vững mạnh. Có rất nhiều bài học khác mà Việt Nam có thể học được từ Đài Loan.

Kỷ nguyên mới phải là kỷ nguyên dân chủ cho Dân tộc Việt Nam vươn mình (Phần 4)

3 COMMENTS

  1. I am not sure where you’re getting your info, but good topic. I needs to spend some time learning much more or understanding more. Thanks for magnificent info I was looking for this information for my mission.

  2. Thanks I have recently been looking for info about this subject for a while and yours is the greatest I have discovered so far However what in regards to the bottom line Are you certain in regards to the supply

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here