Qua bài học Hàn Quốc, Đài Loan và Indonesia
Nguyễn Quang A
Ngày 3-8-2024 chủ tịch nước Tô Lâm được suy tôn làm tổng bí thư ĐCSVN, đúng 10 ngày
sau ông nói về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam [1]. Và từ đó
đến nay “kỷ nguyên mới” là một từ khóa thường xuyên xuất hiện trên báo chí Việt Nam,
và quan trọng nhất trong thông báo Hội nghị TW-10 từ 18-20/9/2024 nói về “kỷ nguyên
phát triển mới vì một Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, hạnh phúc, vững
bước đi lên chủ nghĩa xã hội” [2]. Tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc ông Tô Lâm cũng nhắc đến
kỷ nguyên này. Người đọc và người nghe chưa thật rõ nội hàm của kỷ nguyên mới này là
gì. Chúng tôi cho rằng nó phải là kỷ nguyên dân chủ cho Việt Nam, thì mới có ý nghĩa vì
nếu không sẽ rất có khả năng chỉ là một mỹ từ, một sáo ngữ.
Dựa vào kinh nghiệm chuyển đổi dân chủ thành công của nhiều nước trên khắp thế giới
và nhất là của Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, chúng tôi lý giải vì sao kỷ nguyên mới phải
là kỷ nguyên dân chủ như một trong nhiều ý kiến góp phần cho một cuộc thảo luận rộng
hơn.
I. BÀI HỌC THÀNH CÔNG CỦA HÀN QUỐC
Hàn Quốc có mối quan hệ rất tốt với Việt Nam nhất là trong lĩnh vực kinh tế, đầu tư trực
tiếp nước ngoài cũng như văn hóa thể thao và kể cả chính trị vì Hàn Quốc là một trong
không nhiều đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam từ 2022. Chính vì thế cũng nên
xem xét các bài học dân chủ hóa của Hàn Quốc có thể giúp gì cho kỷ nguyên cất cánh của
dân tộc Việt Nam.
1. 1. Dân chủ hóa từ sự yếu kém thất bại
Triều Tiên bị Nhật chiếm làm thuộc địa từ 1910 đến 1945 và đã phát triển công nghiệp ở
miền Bắc, còn miền Nam vẫn là vùng nông thôn lạc hậu. Nhật thất bại trong Chiến tranh
Thế giới II và Triều Tiên bị chia làm đôi, theo kiểu như nước Đức: Liên Xô kiểm soát miền
Bắc, từ 1945 đến 1948 Mỹ kiểm soát miền Nam (sau đây được gọi là Hàn Quốc). Mỹ đã
muốn áp đặt nền dân chủ lên Hàn Quốc, như đã thành công ở Nhật Bản sau Chiến tranh
Thế giới II. Năm 1948 dân Hàn quốc đã bàu Quốc hội và tổng thống đầu tiên Lý Thừa Vãn.
Quốc hội đã thông qua hiến pháp dân chủ, nhưng đáng tiếc Lý đã lợi dụng các kẽ hở hiến
pháp để củng cố chế độ độc đoán của mình, nhất là sau khi ban hành Luật An ninh Quốc
gia và trong bối cảnh chiến tranh Triều Tiên (nổ ra 1950 và kết thúc 1953 với một hiệp
định đình chiến). Tổng thống Lý là tổng thống yếu và đảng Tự do của ông cũng vậy; nền
kinh tế cực kỳ kém phát triển (GDP/đầu người 1953 là 67 USD [~ 1.317$ PPP 2011 không
cao hơn mấy mức 1.135$ của Việt Nam] chỉ lên 79 USD [1.548 $ PPP 2011] vào 1960. [3,
Ch.5].2
Dân chúng, nhất là sinh viên biểu tình đòi thay đổi chế độ, trong bầu cử Quốc hội 1960
đảng của Lý chỉ giành được 2/233 ghế quốc hội. Lý phải từ chức. Chang Myon và Đảng Dân
chủ đối lập của ông thắng lớn và lên nắm quyển, Hiến pháp 1948 được sửa đổi. Tuy nhiên
cả thủ tướng Chang và Đảng Dân chủ đã yếu. Tình hình bất ổn định và dân chủ hóa qua
thế yếu đã không kéo dài. Tướng Park Chung-hee đảo chính 16-5-1961.
1. 2. Thời kỳ kiến tạo-phát triển và chuyển đổi dân chủ (1961-1987)
Park và Đảng Dân chủ Cộng hòa (DRP) của ông được quân đội hậu thuẫn bắt đầu công
nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nhà nước đã đầu tư mạnh vào sự phát triển vốn con người,
đáng chú ý nhất vào giáo dục; áp dụng các chính sách công nghiệp chiến lược và sự can
thiệp nhà nước để tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng công nghiệp và sự phát triển kinh tế.
Các Chaebol hình thành và phát triển dưới sự bảo trợ của nhà nước. Giữa 1961 và 1970
GDP/đầu người đã tăng ba lần, tốc độ tăng GDP trung bình gần 8,5%/năm trong 1961-
1965 và 1965-1970 trung bình 10,4%/năm. Tăng trưởng kinh tế đã sản sinh ra tầng lớp
trung lưu đòi hỏi ngày càng khắt khe, tức là gieo mầm đối lập. Đảng Dân chủ Mới đối lập
đã tăng sức mạnh của nó trong các cuộc bầu cử 1971. Đảng của Park vẫn thắng dễ dàng,
nhưng Park sợ và đưa vào Hiến pháp Yushin hết sức đàn áp trong 1972 để củng cố quyền
lực độc đoán của mình. Trong bầu cử lập pháp 1973 DRP chỉ được 39% phiếu phổ thông
nhưng chiếm 67% ghế quốc hội!
Nền kinh tế Hàn quốc phát triển với một nhịp độ chóng mặt, tăng trưởng trung bình
9,6%/năm giữa 1970 và 1979. GDP/đầu người tăng từ khoảng US$240 lên gần $1,600
trong cùng thời kỳ, gần bảy lần trog một thập niên.
Các nhà bất đồng nổi tiếng Kim Young-sam và Kim Dae-jung đã kêu gọi sự chấm dứt
chế độ độc đoán. Mùa thu 1979, các sinh viên Đại học Busan phản đối chế độ tàn bạo và
hiến pháp Yushin ngột ngạt của nó và đã kéo theo hàng ngàn người biểu tình khắp đất
nước. Đó là một tín hiệu mạnh mẽ rằng chế độ Park đã vượt qua đỉnh cao quyền lực của
nó.
Lẽ ra Hàn Quốc đã có thể chuyển đổi dân chủ từ sức mạnh lúc đó, nhưng Park bị áp sát.
Chính phủ lâm thời đã nới lỏng sự kiểm soát, thả các tù nhân chính trị và đó là “mùa Xuân
Seoul” đầy hy vọng. Nhưng tướng Tướng Chun Doo-hwan lập đảng Công lý Dân chủ (DJP)
được đa số lãnh đạo DRP ủng hộ và đã dẹp chính phủ lâm thời và tăng cường đàn áp, thiết
quân luật.
Dân chúng phẫn uất, gần một trăm ngàn người tham gia cuộc nổi dậy Kwangju và Chun
đã phái tướng Roh Tae-woo và binh lính đến đàn áp, rồi nổ súng giết hàng trăm người
biểu tình trong “vụ thảm sát Kwangju” 1980.
Hiến pháp 1980 quy định tổng thống chỉ được làm một nhiệm kỳ 7 năm. 1981 Chun
được bầu làm tổng thống và DJP chiếm đa số lớn ở Quốc hội trong bầu cử lập pháp 1981
và 1985. Đến 1987 sắp hết nhiệm kỳ duy nhất, Chun đề cử Roh làm người kế vị của mình
cả trong DJP cũng như tổng thống càng làm cho đối lập điên tiết. Và đối lập đã huy động3
khoảng 250 ngàn người xuống đường khắp Hàn Quốc. Ngày 19-6-1987 Chun ra lệnh cho
quân đội sẵn sàng đàn áp. Tình hình cực kỳ căng thẳng! DJP và Chun đứng trước hai lựa
chọn: tiếp tục đàn áp đối lập hay tự do hóa chính trị và chuyển đổi dân chủ. Chun và Roh
đã tính toán thiệt hơn, chắc có lẽ có thể được minh họa với hình sau:
- Vào 1987, sức mạnh của chế độ (đảng cầm quyền, bộ máy nhà nước, quân đội,
an ninh,…) đã vượt quá đỉnh cao (B) của nó nhưng vẫn trong cửa sổ cơ hội. Các
tín hiệu bầu cử đã rất rõ ràng; các tín hiệu lôi thôi (biểu tình dân chúng) đã rất
mạnh; các tín hiệu địa chính trị thuận lợi cho chuyển dổi dân chủ;
- Do chế độ vẫn đủ mạnh, kinh tế vẫn phát triển tốt Chun và Roh đã có sự tự tin
chiến thắng và sự tự tin ổn định trong việc thừa nhận nền dân chủ
- Ngược lại với sự tiếp tục đàn áp, bám lấy quyền lực độc đoán sẽ có cái giá không
thể chịu nổi và sẽ đưa Hàn Quốc ra ngoài cửa sổ cơ hội và chế độ sẽ đối mặt với
trung sách hay thậm chí hạ sách bất lợi hơn nhiều.
Dưới sự dàn dựng của Chun và Roh và với tính toán chắc đại thể như nêu ở trên, ngày 29-
6-1987 Roh đã “bất ngờ”đưa ra Tuyên bố về Dân chủ hóa và Cải cách, một bản kế hoạch
dân chủ cho cải cách chính trị, kể cả các cam kết hiến định cho các quyền con người, quyền
tự do báo chí, phóng thích các tù nhân chính trị và các nhà bất đồng chính kiến, các cơ chế
pháp lý mới để chống tham nhũng, và sự trao quyền lực cho các nhà chức trách địa
phương. Bản kế hoạch cải cách đề xuất để ra các luật mới để kiềm chế quyền lực của tổng
thống và để thể chế hóa các kiểm soát và đối trọng (checks and balances) lên nhánh hành
pháp, kể cả việc trao thẩm quyền cho Quốc Hội được bàu để buộc tội và xét xử (impeach)
tổng thống. Roh cũng công bố các cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp sẽ được tổ chức trong4
tháng Mười Hai 1987, tiếp sau là các cuộc bầu cử Quốc Hội trong tháng Ba năm sau [3,
ch.5].
Đúng như tính toán và dự đoán của họ, Roh đã thắng trong cuộc bầu cử tổng thống dân
chủ đầu tiên của Hàn Quốc năm 1987 với 36% phiếu phổ thông còn Kim Young-sam chỉ
được 28%, và Kim Dae-jung với 27%. Trong cuộc bầu cử quốc hội 1988, DJP được 34%
tổng số phiếu với 125 ghế quốc hội, còn đảng của Kim Dae-jung giành được 71 ghế, đảng
của Kim Young-sam được 59 ghế, và đảng khác được 35 ghế. DJP tuy không được đa số
trong quốc hội, nó vẫn là đảng lớn nhất trong nền dân chủ. Và quan trọng nhất, DJP đã
củng cố quyền lực của nó sau 1987 bằng các phương tiện dân chủ hơn là quay lại các chiến
thuật độc đoán. DJP sau đó đã hợp nhất với đảng của Kim Young-sam và một đảng đối lập
khác để hình thành Đảng Dân chủ Tự do (LDP) một đảng thống trị (dominant).
Kim Dae-jung đã củng cố liên minh dân chủ của ông để hình thành một đảng lớn khác.
Kim Young-sam của LDP đã thắng cuộc bầu cử tổng thống 1992 và Kim Dae-jung thắng
cuộc bầu cử tổng thống 1997. Nền dân chủ Hàn quốc được củng cố và vững mạnh cho đến
ngày nay [3.ch.5].
Xã hội Hàn quốc tiếp tục ổn định và nền kinh tế phát triển cực kỳ ngoạn mục (tốc độ tăng
trưởng GDP chẳng hạn, 1987:12,7%; 1988: 12%; 1995: 9,6%; 1999: 11,5%) đưa Hàn Quốc
trở thành một cường quốc kinh tế thế giới.
1.3 Bài học Hàn Quốc
- Trước chuyển đổi dân chủ chế độ độc tài ở Hàn Quốc gồm nhiều chế độ độc tài
của các nhà cai trị khác nhau (dân sự, quân sự) với các đảng cầm quyền khác
nhau (khác với Việt Nam từ 1975 chỉ có một đảng), tuy nhiên có bầu cử dù bị
bóp méo thiên vị cho đảng cầm quyền (Việt Nam cũng có bầu cử nhưng thiên
vị cho đảng cầm quyền đến mức cùng cực nên giới nghiên cứu coi như Việt Nam
không có bầu cử, dù sao vẫn hơn Trung quốc nơi các cuộc bầu cử toàn quốc
hình thức cũng chẳng có. Đó là những sự khác biệt nên để ý trước khi tham
khảo các bài học chính.
- Chuyển đổi dân chủ diễn ra trong khi nền kinh tế phát triển mạnh, tốc độ tăng
trưởng GDP rất cao, chứ không phải trong lúc khủng hoảng.
- Các nhà lãnh đạo độc tài Hàn quốc đã có sự tự tin chiến thắng và ổn định, đánh
giá đúng tình hình và đã chọn để chủ động lãnh đạo quá trình chuyển đổi dân
chủ đưa Hàn Quốc vào kỷ nguyên phát triển mới.
ĐCSVN có thể học kinh nghiệm Hàm quốc cũng như Đài Loan và Indonesia để
đưa đất nước vào kỷ nguyên mới nhưng không cần sao chép bất kể nước nào!
(Còn nữa)
[…] Kỷ nguyên mới phải là kỷ nguyên dân chủ cho Dân tộc Việt Nam vươn mình […]
[…] Kỷ nguyên mới phải là kỷ nguyên dân chủ cho Dân tộc Việt Nam vươn mình […]