Sau khi chia rẽ nước Mỹ và phần nào là cả thế giới trầm trọng, đến cuối đời, Trump cũng góp phần hàn gắn nước Mỹ, và tặng cho thế giới dân chủ bài học về cẩn trọng với MXH, theo đúng phong cách của mình, bằng việc sa thải cấp dưới, cũng theo cách rất Trump: Lên Twitter thông báo quyết định sa thải bộ trưởng quốc phòng, Mark Esper. Sẽ sớm thôi, những viên chức cao cấp sẽ chống lại sếp cũ của họ, theo cách không thể tệ hơn, cả về mặt con người lẫn pháp lý. Và đó là cách những người có hiểu biết giữ gìn cho chính bản thân họ. Khi có cùng chung một mối lo, cũng sẽ có những đoàn kết không ngờ.
Nhưng Trump là một mối lo, một sự cảnh tỉnh hơn là một mối nguy về nhận thức và đảo chính. Chưa đến mức đó. Cảnh giác là cần thiết vì dân chủ mà vô giáo dục thì chuyên chế sẽ lên ngôi. Nhưng nói quá chỉ phản tác dụng, và vô tình tô vẽ thêm cho hình tượng giáo chủ.
Liên tưởng với Trump, chủ nghĩa phát xít đang quay trở lại, và Trump đang bình thường hoá độc tài là có ý đúng. Nhưng không đủ. Trump chỉ mới manh nha điều đó. Phát xít và độc tài cần cả một quá trình, và một nền dân trí thấp, cũng như không có đối lập chính trị. So với phát xít và độc tài, Trump chỉ hơn ở MXH mà thôi. Nhưng còn thua về bản lĩnh. Tuy vậy vẫn cần thận trọng, vì Trump là một diễn viên bậc thầy. Và dù là người ở thế hệ cũ, tài năng trong lĩnh vực diễn thuyết, nắm bắt tâm lý đám đông, tập hợp và dẫn dắt quần chúng theo ý mình, là điều phải chú ý. Với MXH, và khả năng diễn xuất, Trump tạo ra cảm xúc mạnh mẽ, nỗi lo lắng, sự thù ghét, vui buồn cho fan của mình. Chính trị đã thành một rạp xiếc.
Thời đại MXH đắc lợi cho các chính trị gia dân tuý. Nó tạo ra một sân khấu ít tốn kém mà hiệu quả cao cho các nhạc công như Trump. Bằng cách quy tụ người dùng theo dõi, một chính trị gia có thể tác động đến đám đông thời 4.0 theo đúng những gì các ứng viên chính trị tác động đám đông bằng diễn thuyết cả thế kỉ trước, nhưng ở mức độ cảm xúc, nhanh và thời sự hơn nhiều. Câu từ phải dễ hiểu, đánh trực diện vào tâm hồn, phải mơn trớn và chiều đám đông. Sẽ chẳng ai đánh giá chương trình hành động, đạo đức hay logic của ứng viên cả. MXH đâu có được thiết kế để đánh giá chương trình chính trị. Đám đông chỉ nhớ những gì của cảm xúc. Chương trình hành động của Trump nếu tái đắc cử là gì? Ngay cả Trump cũng dek quan tâm.
Nhưng Mỹ cũng là nước tạo ra MXH lớn nhất thế giới. Người Mỹ tiên phong khai phá nhu cầu giải trí và kết giao ảo, thì cũng sẽ tiên phong trong nhu cầu kiểm soát phát sinh khi nó bị lạm dụng. Đó không chỉ là vấn đề niềm tin, đó còn là quy luật của các chu trình phát triển và suy tàn. Đó cũng không hẳn là vấn đề đạo đức, đó còn là quy luật của kinh doanh. Cái giá phải trả cho chủ nghĩa dân tuý không rẻ, nhưng may mà còn có Trump để người ta nhận ra nên cẩn trọng với MXH.
Ngay cả khi đang tại vị, Trump cũng đã không thể triển khai Đạo luật Chống nổi loạn 1807 để đưa quân đội chống biểu tình trong phong trào Black Lives Matter tháng 6-2020, thì lấy gì Trump tạo ra đảo chính vì lí do gian lận bầu cử. Nghĩ thế là xem thường Mỹ.
Nên mình có thể dự đoán Trump sẽ bị hạ một cách không thương tiếc. Đối diện pháp lý và thất bại kinh doanh. Cái hoạ từ tính cách của mình.