Giải pháp nào khác để bảo vệ chủ quyền biển đảo lúc này và tương lai gần?

    0
    49
    Một dàn khoan của tập đoàn Repsol Tây Ban Nha
    Lê Công Định
    Việt Nam, Trung Quốc và 5 bên khác có các tuyên bố chồng lấn ở Biển Đông

    Chính sách của nhà nước Việt Nam trong tranh chấp biển đảo với Trung Quốc và các nước trong khu vực thể hiện phương châm tránh xung đột, bao gồm hai điểm chính:

    (1) Giữ nguyên trạng các vùng biển và đảo tranh chấp; và

    (2) Khẳng định và bảo vệ vùng thềm lục địa rộng lớn của Việt Nam theo Công ước Luật Biển 1982.

    Việc giữ nguyên trạng có vẻ không thực hiện được trước tình trạng Bắc Kinh liên tục bồi đắp các đảo ở Trường Sa và xây dựng căn cứ quân sự. Đó là chưa nói đến khả năng họ sẽ thiết lập vùng cấm bay bên trên vùng biển tranh chấp trong tương lai, như đã làm ở biển Hoa Đông.

    Việc khẳng định chủ quyền vùng thềm lục địa cho đến nay được Việt Nam thực hiện khéo léo qua ký kết và thực hiện các hợp đồng khai thác dầu khí với các công ty khai thác dầu phương Tây.

    Tàu khoan dò Deepsea Metro I của hãng Talisman-Việt Nam. — tại Lô 136-03, Bãi Tư Chính.

    Nay trước áp lực và đe dọa tấn công từ chính sách gây hấn của Bắc Kinh, nhà nước Việt Nam đành yêu cầu tập đoàn Repsol dừng khai thác mỏ dầu triển vọng trên vùng thềm lục địa của Việt Nam, là lô 136-03 hay Dự án Cá Rồng Đỏ. Do đó, khả năng bảo vệ chủ quyền trong chính sách Biển Đông hiện tại có vẻ càng khó có thể thực hiện.

    Giải pháp nào khác để bảo vệ chủ quyền biển đảo lúc này và tương lai gần?

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here