Dân bị ảnh hưởng của Facebook, ứng xử tệ với CSGT

0
814
Người phụ nữ lái ô tô lấn tuyến khi bị CSGT nhắc nhở đã xuống xe cự cãi, xúc phạm lực lượng chức năng. Ảnh cắt từ clip
VN ngày nay
( Tin tức thời sự ) – Theo 1 trung úy CSGT, do bị ảnh hưởng mạng xã hội nên nhiều người dân khi ra đường bị CSGT bắt đã nói những lời rất khó nghe.

Xung quanh thông tin phần nhiều các trường hợp người đi đường bị dừng xe kiểm tra đều có mắc lỗi nhưng chẳng ai tự nguyện, tự giác nộp phạt, ngày 29/7, trao đổi với báo Đất Việt, 1 trung úy CSGT ở Hà Nội thừa nhận thực tế.

Theo trung úy CSGT này, công việc của anh gặp rất nhiều trường hợp người dân vi phạm luật giao thông nhưng khi bị dừng xe thì chống đối, không chấp nhận nộp phạt hoặc có những lời nói thách thức cán bộ CSGT.

“Những người dân này có thể do bị ảnh hưởng của mạng xã hội, tiếp thu những tiêu cực trên đó nên mới có những suy nghĩ không tốt về CSGT. Bởi vậy, công việc của chúng tôi nếu không có tính kiềm chế cảm xúc hay nhẫn nại thì khó có thể xử lý được hết công việc một cách thông suốt”, trung úy CSGT nói.

Người phụ nữ lái ô tô lấn tuyến khi bị CSGT nhắc nhở đã xuống xe cự cãi, xúc phạm lực lượng chức năng. Ảnh cắt từ clip

Trung úy CSGT này kể, trước đó anh cũng đã từng gặp trường hợp khi dừng xe vi phạm để kiểm tra giấy tờ nhưng người này không những không đưa còn đe dọa có người nhà làm to trong ngành công an rồi dọa cho anh nghỉ việc.

“Thực sự công việc đứng đường nhiều thời gian đã áp lực lắm rồi, khi gặp những trường hợp đó tôi cũng bức xúc lắm chứ nhưng vì công việc nên tôi đành phải tìm  cách giao tiếp với họ với 1 thái độ thân thiện.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng làm được điều đó, vì đường đông hay có sự cố gì trên đường là chúng tôi phải đến giải quyết liền trong khi những chuyện như này không ngày nào là không diễn ra”, trung úy CSGT nói thêm.

Cũng theo trung úy này, hồi còn học đại học, anh được đào tạo kỹ năng giao tiếp nên anh đã vận dụng nó trong công việc. Theo anh, nếu không có những kỹ năng này mà cứ đôi co với dân thì hết ngày cũng không giải quyết được việc gì.

Như trước đó, trên báo Pháp luật TP.HCM có bài viết về phản ứng của người dân khi bị CSGT yêu cầu dừng xe.

Theo đó, phần nhiều khi bị kiểm tra hành chính, người tham gia giao thông đều có một lỗi nhỏ nào đó, ví dụ không đem bằng lái, không có bảo hiểm xe, quên bật xi nhan, tranh thủ vượt đèn vàng… Vì muốn giải quyết nhanh, người vi phạm sẽ dúi tiền cho CSGT để không phải lập biên bản.

Mất tiền ai mà không tức nên dúi xong sẽ càm ràm vài câu. Đó là 90% phản ứng của người dân, 10% còn lại sẽ chống đối, cự cãi, chạy trốn, thậm chí ẩu đả với CSGT khi bị thổi phạt.

Tâm lý sai nhưng ghét bị phạt vì đụng chạm quyền lợi sâu xa bắt nguồn từ thói vô trách nhiệm đã ăn sâu trong số đông người dân.

Xã hội chúng ta đang sống tài nguyên, tiền của không thiếu nhưng có nhiều cái thiếu trầm trọng, trong đó có “trách nhiệm”.

Thu Hoài

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here