Đại sứ Romania tại LHQ: Người dân Romania vô cùng hạnh phúc thoát khỏi chế độ độc tài Cộng sản

0
28
Hình minh họa. Đại sứ Romania ở Liên Hiệp Quốc, bà Maria Cionabu Photo: RFA
   
RFA

Bên lề Đại Hội đồng LHQ thường niên diễn ra tại trụ sở New York từ ngày 17 đến ngày 30 tháng 9 năm nay, Cộng Đồng Các Quốc Gia Dân Chủ mở cuộc Họp cấp cao chuẩn bị Hội Nghị kỷ niệm 20 năm thành lập Cộng đồng tại Romania vào tháng 6 năm tới.

Nhân dịp này, chúng tôi tìm gặp phỏng vấn Bà Maria Cionabu, Đại sứ Romania tại Hội Đồng Bảo An LHQ. Xin mời quý thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn.

Ỷ Lan : Thưa bà Maria Cionabu, sắp tới đây Romania sẽ làm Chủ tịch luân phiên Cộng Đồng Các Quốc Gia Dân Chủ, nhiệm kỳ 2020 – 2022.

Trước đây Romania là một quốc gia theo chủ nghĩa Cộng sản. Bà cảm thấy ra sao, khi hôm nay đứng vào vai Chủ tịch Cộng Đồng Các Quốc Gia Dân Chủ ?

Maria Cionabu : Romania rất tự hào làm Chủ tịch Cộng Đồng Các Quốc Gia Dân Chủ, đặc biệt vào năm 2020 là năm kỳ niệm lần thứ 20 Cộng Đồng Các Quốc Gia Dân Chủ ra đời. Ba mươi năm trước, thời điểm bức tường Bá Linh sụp đổ, có sự đảo lộn, chuyển mình lớn trong toàn xã hội nước Romania. Nhân dân Romania vô cùng hạnh phúc được thoát ly khỏi chế độ độc tài Cộng sản để cùng nhau xây dựng nền dân chủ vững bền cho đất nước. Hôm nay, sau 30 năm sống trong dân chủ, chúng tôi rất tự hào chia sẻ kinh nghiệm với các nước khác. Chúng tôi biết rằng, với Cộng Đồng Các Quốc Gia Dân Chủ, chúng tôi có thể thực hiện những điều trọng thiết để cùng với các đối tác trong thế giới đẩy mạnh dân chủ.

Ỷ Lan : Cộng Đồng Các Quốc Gia Dân Chủ là một phong trào toàn cầu đặt nền tảng trên hai cột trụ — chính phủ và xã hội dân sự. Bà có thấy tính chất quan trọng của hai cột trụ cùng chung chống đỡ cho phong trào không?

Maria Cionabu : Đương nhiên. Chúng tôi hoạt động chặt chẽ với các xã hội dận sự. Suốt 30 năm qua, chúng tôi học cách làm việc chung với xã hội dân sự và chúng tôi cùng nhau thực hiện nhiều dự án quan trọng của Cộng Đồng Các Quốc Gia Dân Chủ. Sang năm tới, Hội nghị Cộng Đồng Các Quốc Gia Dân Chủ sẽ họp tại Romania, và trong dịp này sẽ là địa điểm tập họp quan trọng cho các xã hội dân sự. Chính quyền chúng tôi cần thiết có sự cộng tác của xã hội dân sự trong đời sống hằng ngày. Chúng tôi cần xã hội dân sự trong tiến trình chọn lọc quyết định. Giữa chúng tôi luôn hiện hữu sự trao đổi, hợp tác và thực hiện các công trình. Đó là những điều chúng tôi học hỏi và trải nghiệm 30 năm dân chủ tại Romania.

Ỷ Lan : Cuộc phỏng vấn này sẽ được phát về Việt Nam. Như bà biết, Việt Nam vẫn còn là một quốc gia theo chủ nghĩa Cộng sản. Tại đây, giới trẻ ước vọng sự thay đổi sang thể chế dân chủ. Bà có thông diệp gì chia sẻ với giới trẻ Việt Nam không, thưa bà ?

Maria Cionabu : Điều tôi muốn nói là Romania có quan hệ ngoại giao tốt đẹp với Việt Nam. Chúng tôi cộng tác với nhau trên nhiều lĩnh vực. Nhưng tôi hiểu rằng giới trẻ ở Việt Nam, giống y như lớp trẻ ở Romania, cũng như trên toàn thế giới, luôn ngưỡng vọng được sống trong một thế giới tốt đẹp. Họ muốn có nhiều cơ hội để phát triển con người họ, được hưởng tự do, được mở mang trí tuệ, và được hưởng tiêu chuẩn sống ngày càng tốt đẹp. Tôi tin chắc rằng đây là giấc mộng thực hữu của thế hệ trẻ trên toàn thế giới, tôi cũng tin chắc rằng Cộng Đồng Các Quốc Gia Dân Chủ đang đóng vai trò giúp họ thực hiện giấc mơ tha thiết của họ.

Ỷ Lan : Xin cám ơn Bà Đại sứ.

Cộng Đồng Các Quốc Gia Dân Chủ ra đời năm 2000 do sáng kiến của hai vị Ngoại trưởng Hoa Kỳ và Ba Lan, bà Madeleine Albright và ông Bronislav Geremek. Mỗi hai năm Hội nghị họp một lần để đánh giá tiến trình dân chủ cũng như vạch kế hoạch thăng tiến dân chủ trong toàn thế giới. Các hội nghị trước đây đã tổ chức tại Nam Hàn, Mông Cổ ở Á châu, Chili ở Nam Mỹ, Mali ở Phi châu, Lithuania, Ba Lan ở Châu Âu, San Salvador ở Trung Mỹ, và Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ. Năm tới tại Romania. Kể từ năm 2005, Cộng Đồng Các Quốc Gia Dân Chủ trở thành một cơ cấu mới của LHQ.

Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ đặt nền tảng trên 2 cột trụ – Chính phủ và Xã hội dân sự. Bộ phận lãnh đạo các Xã hội dân sự gọi là Ban Thường vụ quốc tế Phi Chính phủ. Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch « Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam » được bầu vào Ban này, đại diện cho Việt Nam. Ban Thường vụ cố vấn cho các chính phủ về những hành động cần thiết giúp các xã hội dân sự được hoạt động, phát triển để bảo vệ dân chủ, pháp quyền, và bảo vệ các quyền cơ bản theo Tuyên ngôn Warsaw của Cộng đồng.

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here