Thanh Hieu Bui
Mới đây trưởng ban tuyên giáo trung ương, uỷ viên bộ chính trị trẻ nhất trong số các uỷ viên bộ chính trị của cộng sản VN là Võ Văn Thưởng đã phát biểu.
“Ban Tuyên giáo Trung ương đang chờ Ban Bí thư thông qua một văn bản hướng dẫn về việc “tổ chức trao đổi và đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đây là vấn đề rất quan trọng. Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý.
Phát biểu như thế này từ một uỷ viên bộ chính trị, trưởn ban tuyên giáo gây xôn xao dư luận là việc đương nhiên. Phần lớn những người mà ông Thưởng liệt kê vào dạng cần đối thoại đã tỏ ý nghi ngờ đằng sau phát biểu ấy là một âm mưu. Điều này cũng không có gì lạ, bởi trong quá trình hàng mấy chục năm cầm quyền, chuyện nói dối hoặc hứa rồi nuốt lời của lãnh đạo cộng sản xảy ra thường xuyên và cho đến tận bây giờ họ cũng đang như cũng vậy.
Các giả thiết đưa ra cho rằng đây là âm mưu lừa đảo, mị dân, khơi cho trăm hoa đua nở rồi tận diệt như bên Tàu. Cái này đúng, trước kia đúng và bây giờ vẫn đúng. Bằng chứng là chính lúc ông Thưởng đặt vấn đề như vậy, thì thực tế diễn ra ngay trong lúc ông nói là chính quyền gia tăng đàn áp những người bất đồng chính kiến bằng những thủ đoạn tàn bạo và nham hiểm mạnh tay hơn.
Hoặc có thể cộng sản Việt Nam dựng nên đối thoại nhằm mục đích biện minh và lấy uy tín cho mình, họ sẽ cho những người dễ dãi hoặc những chim mồi giả vờ tham gia đối thoại, sau đó công nhận đảng CSVN đang có hướng đi đúng, có thành quả này kia. Họ cũng nêu một chút gì đó để trách cứ chế độ cộng sản cho ra vẻ khách quan. Để rồi sau đó đảng CSVN tuyên truyền đã đối thoại thẳng thắn và được đa số ủng hô, tán thành chủ trương của họ. Còn một số khiếm khuyết do khách quan không đáng kể, nước nào cũng có sẽ khắc phục dần.
Nhưng tuy nhiên cũng nên thử đặt một cạnh nhìn khác, dù khả năng của nó chỉ chiếm một phần nhỏ nhoi hy vọng, đó là đặt vấn đề cho rằng ông Thưởng nói thật.
Vậy trong trường hợp nào thì ông Thưởng nói thật tâm.?
Trường hợp trong nôi bộ đảng cộng sản có những nhóm thực lòng muốn đối thoại với dân, để mong thế hệ lãnh đạo tương lai của cộng sản với người dân có những điều dễ gần hơn, dễ nói chuyện hơn, không có những khoảng cách như nhân dân và lãnh đạo bây giờ. Điều này có thể xảy ra vì cộng sản luôn tính trước những tình huống xấu dự phòng.
Ông Võ Văn Thưởng là uỷ viên BCT trẻ nhất trong các uỷ viên Bộ chính trị bây giờ, có thể nói ông là đại diện cho thế hệ lãnh đạo của hai nhiêm kỳ sau này. Bản thân ông Thưởng là người không có điều tiếng gì xấu so với các lãnh đạo khác, bởi những vị trí của ông đã kinh qua không phải là những vị trí dễ bị dính vào vòng xoáy của tham nhũng, lợi ích nhóm. Xét thêm yếu tố này cùng với yếu tố trước thì câu chuyện khả năng cộng sản Việt Nam có thể mong muốn đối thoại là có thật, nhưng nó không phải là bây giờ, và hơn hết nó chỉ là một phương án dự phòng của chế độ cộng sản cho tương lai.
Không phải phát biểu trên của ông Thưởng bị những nhà đấu tranh nghi ngờ và chỉ trích nặng lời, mà ngay cả những cán bộ của đảng lão thành, thủ cựu về hưu cũng như đang tại chức cũng khó chịu khi thấy ông Thưởng nói vây.. Với sự kiêu ngạo về quyền lực độc tài tuyệt đối của đảng CSVN có được nhiều năm qua, họ cảm thấy những phát ngôn của ông Thưởng là sự xuống nước của đảng, làm cho dân chúng không còn sợ đảng, mất đi sức mạnh của đảng , tức chính là mất đi quyền lực của họ.
Nếu như phát biểu này của ônng Võ Văn Thưởng xuất phát từ miệng ông Đinh Thế Huynh, Nguyễn Phú Trọng…chắc hẳn đó là sự lừa đảo, vì bản chất của những người như ông Trọng, ông Huynh là những kẻ bảo thủ đang cố gắng gia tăng quyền lực của đảng, bất chấp sự phi dân chủ và tiến bộ. Nhưng nếu từ một uỷ viên BCT trẻ tuổi như ông Thưởng, người cũng ít thấy dư luận phê phán ở những cương vị ông trải qua. Thiết nghĩ việc đề phòng cộng sản Việt Nam nói dối phải đặt hàng đầu, nhưng cũng nên để một góc nhỏ để suy ngẫm về những phát ngôn này theo hướng tích cực. Khi cộng sản Việt Nam đã đưa ra những biện pháp thuộc dạng đề phòng cho tương lai như thế này, chúng ta cũng nên cân nhắc vấn đề, dù không tin tưởng nhưng không có nghĩ người bất đồng chính kiến bác bỏ hoàn toàn, những người đấu tranh cũng nên đặt ra những tình huống dự phòng cho dù tỷ lệ hy vọng việc đó thành công là chỉ vài phần trăm.
Những người trí thức đấu tranh ôn hoà từng bị tù đày về bất đồng chính kiến với chế độ như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung , Lê Quốc Quân, Phạm Hồng Sơn và nhiều người khác ở trong nước có thể thống nhất với nhau để cử ra đại diện bất đồng chính kiến để đề nghị đối thoại với ông Võ Văn Thưởng xem thái độ và hành xử của vị uỷ viên Bộ Chính Trị, trưởng ban tuyên giáo này ra sao, đó cũng là một cách đấu tranh ôn hoà , dân chủ và tiến bộ.
Nếu bị khước từ, hay bị những thủ đoạn cản trở thì đó cũng là cách lột mặt nạ gian dối của chế độ này cho quốc tế và nhân dân trong nước thấy rõ hơn.
Ông Võ Văn Thưởng: Không sợ đối thoại, tranh luận
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã nói như thế tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết một năm triển khai thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, sáng 18-5.
Ông Thưởng cho biết, Ban Tuyên giáo Trung ương đang chờ Ban Bí thư thông qua một văn bản hướng dẫn về việc tổ chức trao đổi và đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
“Đây là vấn đề rất quan trọng. Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận.
Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý” – ông Thưởng nói nhưng cũng cho rằng cần có quy định rõ ràng để từng cấp từng ngành từng cơ sở từng đơn vị xác định rõ trách nhiệm của mình và phương pháp trong trao đổi, đối thoại.
Ông Thưởng nói đang cố gắng để Ban Bí thư thông qua vấn đề này trong thời gian tới.
Tại hội nghị, chỉ ra những khuyết điểm trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Thưởng cho rằng tính tiên phong, gương mẫu, tinh thần tự giác của nhiều cán bộ đảng viên, công chức viên chức còn hạn chế.
Đặc biệt, tính chiến đấu, tự phê bình và phê bình của một số cấp ủy địa phương không cao, còn xem nhẹ, thậm chí còn bao biện cho cán bộ có khuyết điểm.
“Thực tế thời gian qua, khi xem xét thi hành kỷ luật đối với một số cán bộ có liên quan thì chúng ta thấy rằng còn nhiều đơn vị có cán bộ sai phạm, vi phạm khuyết điểm nhưng trước đó vẫn được đánh giá là tốt” – ông Thưởng nói.
Ông Thưởng đề nghị trong thời gian tới cấp ủy các cấp cần phải chỉ đạo sát và mạnh mẽ hơn nữa để khắc phục những khuyết điểm này.
Theo Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, thước đo quan trọng nhất trong thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị vẫn là kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy đảng, cơ quan đơn vị. Điều đó đòi hỏi cấp ủy các cấp phải thấm nhuần tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, lấy tư tưởng của Bác để soi rọi suy nghĩ và hành động, đổi mới tác phong làm việc thật sự dân chủ, khoa học, gần dân, sát dân, coi trọng trao đổi, lắng nghe với dân, nói đi đôi với làm.
“Một số sự việc xảy ra gây ồn ào dư luận vừa qua ở một số nơi có nhiều nguyên nhân, trong đó với tinh thần tự phê bình cao, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng có nguyên nhân từ việc chưa thật sự sát dân, chưa thật sự lắng nghe dân, giải quyết vấn đề chưa thực chất, chưa dân chủ và khoa học” – ông Thưởng nói.
Ông Thưởng cũng đề nghị cả hệ thống chính trị phải nỗ lực cao hơn để tiếp tục làm cho toàn đảng, toàn dân và toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, làm cho nó trở thành nền tảng tinh thần vững chắc trong đời sống xã hội.
Điểm mấu chốt là phải hình thành cho được ý thức tự giác của mỗi cá nhân, tình cảm yêu mến Bác của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân, trước hết là ở người đứng đầu.
“Ở địa phương nào, bí thư cấp ủy hiểu sâu sắc về yêu cầu vì sao phải học và làm theo Bác, ý thức đầy đủ trách nhiệm nêu gương Bác thì ở nơi đó việc thực hiện Chỉ thị 05 có nhiều sáng tạo và có nhiều kết quả cụ thể” – ông Thưởng khẳng định.
Ông Thưởng cho rằng, không có một người đứng đầu nào dám nói việc này (học và làm theo Bác – PV) không quan trọng, ai cũng nói việc này quan trọng, việc này cần thiết phải làm và đẩy mạnh, nhưng trong hành động đôi khi chưa thể hiện được điều này.
“Ví dụ như hội nghị này bí thư nhiều địa phương có mặt nhưng nhiều nơi bí thư không có mặt, sắp xếp công tác khác mặc dù xác định đây là hội nghị quan trọng. Trách nhiệm của người đứng đầu phải một cách thực chất” – ông Thưởng nói.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị các cấp ủy cần quan tâm đến kiểm tra giám sát việc thực hiện chỉ thị 05, qua đó biểu dương những cách làm hay, nhân rộng các gương điển hình tiêu biểu, tổ chức tuyên truyền, đặc biệt là khai thác cả mạng xã hội để tuyên truyền những tấm gương điển hình.