Con người và sự thù hận

0
32
Bryan R. Smith/AFT/Getty
   

NGƯỜI THÔNG DỊCH

Translated from the Atlantic Article The People vs. Hate

Adam Harris, ngày 23 tháng 12, 2020

Karl Racine cùng các tổng chưởng lý ở một vài tiểu bang muốn làm giảm số lượng tội ác có động cơ từ sự thù hận. Trong khi những nhóm chính khách thất bại, liệu họ có thể thành công?

Bryan R. Smith/AFT/Getty

Chủ nhật, ngày 13 tháng 12, mục sư William Lamar từ nhà thờ Metropolitan AMA ở Washington, D.C., đang chuẩn bị cho buổi lễ trực tuyến, khi ông nhận được tin nhắn từ một người bạn. Mục sư Karen Brown từ một nhà thờ lân cận nhắn: “Tôi rất tiếc vì chuyện đã xảy ra tại Metropolitan.” Mục sư Lamar trở nên bối rối: “Karen, cô đang nói về việc gì vậy?”

Brown chia sẻ với Lamar một đoạn video. Đêm hôm trước, một nhóm đàn ông da trắng xâm phạm vách ngăn gần nấc thang nhà thờ và kéo bỏ một tấm bảng với khẩu hiệu ‘Black Lives Matter’. Họ vứt tấm bảng vào đám đông chờ chực để dẫm đạp, phá hoại và ăn mừng chiến tích. Một người phản đối làn sóng Black Lives Matter trong đám đông thét lên: “Đốt nó!”

Những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump biểu tình trước dinh thự của Thống đốc Minnesota Tim Walz ở St Paul, Minnesota, ngày 7/11/2020.

Một tuần sau, trong cuộc trò chuyện với tổng chưởng lý Karl Racine của Washington D.C, mục sư Lamar có dịp hồi tưởng lại câu chuyện. Ban đầu, ông cảm thấy phẫn nộ. Nhờ vào sự quan tâm của những người xung quanh như mục sư Brown, Lamar cảm thấy vui hơn nhiều. Cuộc thảo luận này là một phần trong chuỗi phỏng vấn trên zoom của Racine với tâm điểm để đoàn kết hóa sau biến cố của sự thù ghét. Racine ưu tiên câu hỏi này trong tâm trí ông ở vai trò tổng quan chức pháp lý tại địa hạt mình, cùng tư cách là người da Đen thứ hai đứng đầu Hiệp hội Tổng chưởng lý Quốc gia phi đảng phái. Khi Racine được bầu chọn làm lãnh đạo của tổ chức này vào đầu tháng nay, ông ngay lập tức trên danh nghĩa chủ tịch đề xuất dự án “Nhân dân chống Sự Thù hận”

Chỉ hai phút thăm dò Google cho thấy hàng tá nỗ lực chống những tội ác thù hận, kể cả những đề xuất từ các nhà lập pháp, lãnh đạo tín ngưỡng, và những nhóm khác. Chưa có nỗ lực nào thành công. Bộ Tư pháp và những nhóm hoạt động nhân quyền viết cạn kiệt giấy trắng, và những nhà hoạt động đấu tranh cho công lý dành nhiều thời gian bàn về vấn đề của sự thù hận ở những ban hội thẩm trong nhiều năm qua. Hết 4 trên 5 năm qua, tội ác thù hận đã gia tăng. Đặc biệt, theo thông số FBI báo cáo về tội ác thù hận, năm 2019 là năm đẫm máu nhất . Trong một cuộc gọi gần đây, Racine chia sẻ về đổi mới trong nỗ lực lần này, bắt đầu từ gốc rễ của sự việc: Chúng ta đơn giản là không có đủ dữ liệu để biết được tầm cỡ của vấn đề.

Racine chia sẻ: “Thật lệch lạc khi hàng tá người đã bị thương và Heather Heyer đã thiệt mạng tại Charlottesville, nhưng không có báo cáo nào về tội ác thù hận từ Charlottesville vào năm đó.Nói về sự chênh lệch?? Đây là một chênh lệch đúng nghĩa.”

Thông qua hệ thống tình nguyện thống kê, FBI ghi nhận khoảng 6.000 vụ phạm tội có động cơ từ thù hận mỗi năm, nhưng Cục Thống kê Tư pháp ước tính con số thực tế gần 250.000. Ngay sau cuộc bầu cử năm 2016, ProPublica đã đưa ra một sáng kiến ​​để cố gắng tìm hiểu có bao nhiêu vụ án động cơ từ thù hận xảy ra ở Hoa Kỳ, nhưng nỗ lực đó đã dừng lại vào năm 2019. Racine nói các nhóm như Liên đoàn Chống phỉ báng và Trung tâm Luật Nghèo đói miền Nam vẫn liệt kê một số tội phạm này, nhưng việc thu thập dữ liệu quan trọng như vậy không nên thuộc về các tổ chức tư nhân. Các nhà phê bình đã sử dụng số liệu thống kê không đầy đủ để ngụy trang tội ác thù hận thành một vấn đề không đáng để tâm. Nếu việc thu thập dữ liệu là bắt buộc và kết quả được báo cáo cho mọi thành viên NAAG, có lẽ bức tranh về vấn đề này sẽ được toàn diện hơn. (Racine chưa có kế hoạch để làm điều này.)

Trong video khởi động ​​tranh cử tổng thống NAAG của Racine, hai tổng chưởng lý đảng Cộng hòa nói về mức độ phổ biến của tội ác thù hận. Racine nhấn mạnh dự án về tội ác thù hận của nhóm ông chú trọng đến cả hai đảng chứ không chỉ về Donald Trump. Dù Trump là tổng thống hiện tại với biểu hiện có vẻ thô bạo nhất trong các trào lưu căm thù ở Mỹ, căm thù tội ác đã ra đời rất lâu từ trước. Hơn nữa, nếu Racine đưa ra đề xuất chú tâm đến tổng thống sắp mãn nhiệm, ông sẽ mất một nửa sự ủng hộ nơi văn phòng.

Bởi vì một quốc gia với đầy chia rẽ không thể thống nhất sự đồng thuận về ý nghĩa cơ bản của việc thu thập đầy đủ dữ liệu, có lẽ Racine đã mất một nửa căn phòng rồi. Cuộc trò chuyện của chúng tôi đã bị hoãn một tuần vì vài giờ trước cuộc gọi dự kiến ​​ban đầu, tổng chưởng lý của 17 bang thuộc Đảng Cộng hòa đã đệ trình một bản tin ngắn để ủng hộ nỗ lực không thành công của Tổng chưởng lý Texas Ken Paxton nhằm trì hoãn việc chứng nhận các đại cử tri tổng thống ở Michigan, Georgia, Pennsylvania và Wisconsin . Nếu việc đơn giản như xác nhận người chiến thắng trong cuộc bầu cử cũng gặp phải khó khăn, làm thế nào để tìm giải pháp quan trọng cho các vấn đề phức tạp khác như giải pháp để chống lại tội ác thù hận?

Racine trả lời: “Chúng ta đang ở trong một trận cuồng phong. Cũng giống như việc thả diều hay chèo thuyền trong cơn bão, nếu quá vội vàng lao vào, đó có thể là hành động ngu xuẩn. Không ai chắc chắn về lợi thế của thời điểm này, cũng như thời điểm cho đến cuộc bầu cử ở Georgia.

Trong thời điểm nước Mỹ phân cực, Racine tin sự thành công của chiến dịch được đong đếm bằng “trí óc và trái tim” và không thể thành công bằng sự chắp vá qua loa. Khi chính phủ có thể thu thập dữ liệu tốt hơn, ông tin mọi người sẽ “bắt đầu hiểu về quy mô, phạm vi, và thời gian của vấn đề cũng như những hệ quả lâu dài”. Mặc dù những kẻ gây ra tội ác thù hận phải bị bắt và bị truy tố, mọi người cần phải hiểu những vụ việc này không xảy ra độc lập và riêng lẻ.

Racine chia sẻ thêm: “Chúng tôi sẽ tập trung vào những nạn nhân của sự căm ghét. Họ hiếm khi nhận được sự ủng hộ mà họ cần.”

Racine đưa ra danh sách các vụ tấn công nổi bật trong những năm gần đây: Charleston, El Paso, Pittsburgh.

Racine nói: “Bằng cách phân nhóm các tội ác mang động cơ thù hận tốt hơn, các quan chưởng lý có thể hướng các nguồn lực đến nạn nhân một cách hiệu quả hơn.”

“Người ta thường nói chế độ nô lệ là nguyên tội. Chúng ta biết người châu Mỹ bản địa đã tồn tại trước chế độ nô lệ từ lâu. Chúng ta cũng biết những người nhập cư trong suốt chặng đường lịch sử ở các thời điểm khác nhau đã bị cướp mất nhân tính — phụ nữ và các nhóm khác như cộng đồng LGBTQ. Nếu các quan chưởng lý muốn thu thập dữ liệu quan trọng mà không vứt bỏ sự ủng hộ từ một nửa văn phòng, họ phải bắt đầu với việc thu thập đúng dữ liệu.

Người dịch (Lược dịch/Phỏng dịch): Khang Tôn, May H.

Biên tập: Calum Nguyen

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here