CÔ GÁI LẦU XANH TRỞ THÀNH ĐỆ NHẤT PHU NHÂN HUYỀN THOẠI ARGENTINA

    0
    144

    Từ một cô gái đến bước đường cùng chìm nổi trong chốn phong trần, về sau trở thành đệ nhất phu nhân lừng lẫy Argentina – Bà chính là Eva Perón, còn được biết đến với cái tên Evita.

    XUẤT THÂN NGHÈO KHỔ

    Mẹ của Evita yêu một chủ trang trại và sinh cho ông ấy 5 người con. Tuy nhiên người đàn ông này đã có vợ và trong một lần cãi vã, gã nhẫn tâm này bỏ ra đi khi Evita còn trong tã lót. Nghèo khổ túng quẫn, 5 chị em Evita còn phải chịu sự chế giễu của bạn bè là “đồ con hoang”. Thậm chí khi hay tin chồng mất, mẹ của bà dẫn các con đến viếng tang thì bị người ta đuổi thẳng, không cho nhìn mặt người quá cố. Quá uất ức, ngay lúc đó Evita thề rằng: “ TÔI SẼ TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI KHIẾN TẤT CẢ PHẢI NHÌN BẰNG CON MẮT KHÁC “.

    Cơ hội đến khi Evita 15 tuổi, ca sĩ Agustín Magaldi đến quê bà biểu diễn. Người đàn ông đó đồng ý dẫn cô đến thủ đô để đổi đời với điều kiện Evita phải dâng hiến thân xác của mình. Cô bé 15 tuổi ngây thơ khờ khạo vội vàng đồng ý.

    Đến thủ đô chẳng bao lâu Magaldi đã ruồng bỏ Evita. Bơ vơ một mình nơi chốn xa lạ không ai nương tựa, Evita đành phải bán nhan sắc của mình kiếm kế mưu sinh. Cứ như vậy cô trở thành một gái lầu xanh chuyên nghiệp mà không thể nào dứt ra được.

    BƯỚC NGOẶT CUỘC ĐỜI

    Trong một lần lang thang đến một nhà hát để tìm kiếm khách hàng, cô tình cờ trông thấy một nhân vật đặc biệt – đó là Thượng tá Juan Perón. Tại đây ông đang diễn thuyết lên án mạnh mẽ môi tình hình chính trị hiện thời, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo lan rộng, thái độ hờ hững của những người giàu bất nhân, phê phán thói tham lam vô độ.

    Evita đứng từ đằng xa lắng nghe ông. Bà – người phụ nữ sa ngã đắm chìm trong phóng túng, đồi trụy bỗng nhiên nước mắt chảy ướt cả khuôn mặt. Bà tin rằng đây chính là người đàn ông thực sự của đời mình. Lau khô nước mắt, bà bước về phía Thượng tá nở nụ cười chân thành: “Cảm ơn sự có mặt của ngài”. Tình yêu họ cũng bắt đầu từ đây.

    Tin này vừa truyền ra lập tức dấy lên làn sóng lớn ở Argentina. Một người đàn bà phóng đãng không liêm sỉ làm sao có thể bước chân vào xã hội thượng lưu được ? Tuy nhiên Thượng tá Peron hình như chẳng mấy quan tâm. Ông thường vuốt ve mái tóc của bà : “Em lúc trẻ đã phải chịu nhiều đau khổ, đó vốn không phải lỗi của em. Anh sẽ giúp em quên đi mọi đau khổ trước đây“.

    Từ khi trở thành người yêu Peron, Bà thường tới thăm nơi ở của dân nghèo, lắng nghe những câu chuyện cuộc đời họ. Bởi hơn ai hết bà thấu hiểu được đủ mọi bất hạnh trong đời. Ở địa vị cao sang nhưng Bà thật sự từ đáy lòng mình quan tâm đến nỗi khổ của người dân nghèo.

    Thời điểm đó tình hình trong nước vô cùng rối ren. Perón bị nhà cầm quyền tống vào ngục giam. Evita trong lúc khẩn cấp ấy đã dùng hết vốn liếng đi khắp nơi kêu gọi sự ủng hộ của người dân.

    Bà nói: “Nỗi khổ của mọi người, bản thân tôi đã từng nếm trải qua. Nghèo khó của mọi người, bản thân tôi cũng đã từng trải qua. Perón đã từng cứu vớt tôi, và sẽ cứu vớt mọi người. Perón sẽ ủng hộ những người nghèo, yêu thương những người nghèo, nếu không phải như vậy sao ông ấy lại yêu thương tôi như vậy?“.

    Lời diễn thuyết của bà đã cảm hóa được vô số người dân nghèo đang trong cảnh thất nghiệp và tràn đầy oán hận. Hơn 300 nghìn người dân xuống đường phố, lớn tiếng hô lên: “Hãy trả lại tự do cho Perón, hãy trả lại tự do cho Perón“. Trong khoảng thời gian 5 ngày, nhà cầm quyền không chịu đựng nổi áp lực to lớn ấy, đành phải thả Perón trong tù ra.

    Việc làm đầu tiên sau khi Perón ra tù chính là ôm thật chặt người yêu của mình, và lập tức chính thức cầu hôn bà.

    MỘT DI SẢN TINH THẦN

    Kết hôn được 2 năm, Perón đắc cử Tổng thống và Evita dĩ nhiên trở thành đệ nhất phu nhân, khi đó bà chỉ mới 27 tuổi.

    Bà ngay lập tức thành lập trung tâm cứu trợ những người nghèo khổ. Có một lần, chỉ trong thời gian 48 giờ đồng hồ, bà đã liên tục lên bục diễn thuyết 7 lần. Bác sĩ cố gắng khuyên bà hãy chú ý nghỉ ngơi, bà lại tự hào trả lời rằng: “Tôi nguyện hiến dâng sinh mệnh của mình cho những người cùng khổ trong xã hội này “. Bà còn rất quan tâm đến phụ nữ. Dưới sự cố gắng của Evita, tất cả phụ nữ Argentina đều được quyền bỏ phiếu bầu cử.

    Ngày 9/1/1949, Bác sĩ chẩn đoán bà bị ung thư cổ tử cung, cũng tương đương với việc bà đã bị tuyên án tử hình.

    Trên giường bệnh, bà vẫn kiên trì làm việc dù cơ thể lúc đó chỉ có thể dựa vào cái giá khung kim loại giữ cho thân thể thăng bằng. 8h25 phút tối ngày 26/7/1949, bà gọi Perón đến bên cạnh, nói khẽ với ông rằng: “ em phải đi rồi!“. Năm đó, bà mới 33 tuổi.

    Trong đêm đó, truyền hình Argentina nghẹn ngào tuyên bố với người dân cả nước: “ LINH HỒN CỦA ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA, NGƯỜI LÃNH ĐẠO TINH THẦN CỦA DÂN TỘC CHÚNG TA ĐÃ QUA ĐỜI “.

    Hôm diễn ra tang lễ, hơn 700 nghìn người dân cả nước đã đến thủ đô đưa tiễn bông hồng vĩnh hằng của lòng họ, có người khóc ngất ngay nơi hiện trường, có người ra sức chen lên phía trước chỉ để trao nụ hôn lên quan tài của bà.

    Trước đêm kỷ niệm tròn 60 năm ngày mất của bà, tờ tiền giấy kỷ niệm mệnh giá 100 đồng của Argentina đã được phát hành, chân dung in trên mặt của tờ tiền chính là Evita. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên xuất hiện trên tờ tiền giấy của Argentina. Và cho đến tận ngày hôm nay, “Evita” vẫn là cái tên được đông đảo người dân Argentina ưa chuộng nhất khi đặt tên cho con gái của mình.

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here