Các nước dân chủ cần một chiến lược thống nhất chống lại Trung Quốc

0
48
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu qua video tại lễ khai mạc Hội chợ triển lãm Trung Quốc - ASEAN lần thứ 17 ở Nam Ninh, thuộc tỉnh Quảng Tây, miền nam Trung Quốc, vào ngày 27 tháng 11.

Chính sách “Nước Mỹ trên hết” không hiệu quả trước một đối thủ toàn cầu.

Edward Lucas, Foreign Policy

9/12/2020

Dịch bởi: Người Mỹ Gốc Việt

Các quốc gia do Mỹ đứng đầu trong liên minh xuyên Đại Tây Dương và các đồng minh Đông Á dân chủ của họ thiếu một chiến lược để đối phó với đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất của họ: Trung Quốc. Nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có một chiến lược để đối phó với những đối thủ này. Mục tiêu của nó ảnh hưởng đến tương lai của tất cả mọi người: ĐCSTQ muốn có một trật tự quốc tế trong đó nó là người ra quy tắc, không phải là người áp dụng quy tắc. Với cách chế độ của Tập Cận Bình đối xử với người dân của nó, chúng ta không nên cho rằng chế độ này sẽ nhân từ hơn đối với người ngoài.

ĐCSTQ thực hiện chiến lược này với sự lãnh đạo quyết đoán, cũng như sự đánh giá rõ ràng và các biện pháp khai thác những điểm yếu về ngoại giao, kinh tế, chính trị và xã hội của nước ngoài. Các chiến thuật “quyền lực sắc bén” này bao gồm kiểm duyệt và thao túng hệ thống thông tin, hoạt động mạng, đòn bẩy thương mại và đầu tư, tuyên truyền, lừa phỉnh và đe dọa quân sự.

Ngược lại, Hoa Kỳ và các đồng minh của họ thiếu sự lãnh đạo và mục tiêu. Cách tiếp cận của họ trong nhiều năm đã dựa trên giả định sai lầm rằng toàn cầu hóa, thịnh vượng và công nghệ khiến Trung Quốc trở nên tự do hơn. Họ đã đánh giá thấp những khả năng bị thương tổn của chính họ. Họ không khai thác những điểm yếu của Trung Quốc.  Họ ưu tiên các lợi ích kinh tế ngắn hạn hơn các cân nhắc chính trị và chiến lược. Họ đã đánh giá thấp rủi ro của sự can dự của các nước khác với nhà nước đảng trị Trung Quốc. Họ đã không giúp đỡ các nạn nhân bị áp bức của ĐCSTQ. Họ để cho ĐCSTQ đặt ra các điều khoản mà Trung Quốc bị đề cập, để mô tả những lời chỉ trích là vô căn cứ, ác tâm hoặc phân biệt chủng tộc, và tạo ra một nhận thức rằng đó là những chuyện không thể tránh khỏi. Như thông điệp cho thấy, Trung Quốc có thể sẽ là quốc gia giàu có và quyền lực nhất thế giới vào năm 2049. Hãy làm quen với điều đó.

Tuy nhiên, những quốc gia khác này không bị diệt vong. Đây không phải là xung đột về phương tiện. Đây là cuộc tranh đua trên khả năng tương ứng về ý chí và sự phối hợp. Cách tiếp cận lâu dài, có kỷ luật của ĐCSTQ, được thấm nhuần bởi các nguyên tắc chiến tranh chính trị của chủ nghĩa Lênin, có điểm mạnh nhưng cũng có điểm yếu. Các phản ứng của toàn thể chính phủ, toàn xã hội và toàn thế giới của các đối thủ của nó có khả năng và sáng tạo hơn nhiều, có thể thích ứng và kiên cường hơn bất cứ điều gì mà nhà nước đảng trị của Trung Quốc có thể giải quyết. Sự đoàn kết và tính tự phát là điều bí ẩn đối với những người theo trường phái của học thuyết ĐCSTQ về chính trị và bản chất con người. Trung Quốc không có đồng minh, chỉ có khách hàng. Các liên minh phương Tây là có thật, nổi bật là NATO, liên minh quân sự thành công nhất trong lịch sử gần đây. Các nền dân chủ đồng minh có thể khiến kẻ thù hoang mang, mất tập trung và mất tinh thần trong khi củng cố lại các hệ thống và thể chế của chính họ với ý thức về mục đích và sứ mệnh chung.

Sự lãnh đạo quốc tế là thất bại lớn của chính quyền Trump.

Cuộc xung đột này thực sự là có thật và đáng sợ. Nhưng nó không cần phải kết thúc trong một cuộc đối đầu quân sự. Cũng không cần – hoặc chưa – kết thúc bằng thất bại.

Các nền dân chủ lớn trên thế giới không thiếu tài nguyên. Họ thiếu mục đích, sự ưu tiên và sự sáng tạo để tập trung nguồn lực của mình một cách có ý nghĩa và hiệu quả. Hơn hết, họ thiếu khả năng lãnh đạo. Điều nghịch lý ở đây là chỉ có Hoa Kỳ mới có đủ sức ảnh hưởng và tầm vóc để dẫn dắt những nỗ lực của các nước này nhằm kiềm hãm ảnh hưởng của ĐCSTQ và bẻ lái sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhưng Hoa Kỳ không thể đơn độc lèo lái theo các điều khoản của riêng mình. Nó cần các liên minh và đồng minh, với các mối quan hệ dựa trên sự thỏa hiệp, đối thoại và tôn trọng lẫn nhau.

Sự lãnh đạo quốc tế là thất bại lớn của chính quyền Trump.

Nó nắm bắt được tham vọng bá chủ của ĐCSTQ — nhưng phản ứng dị ứng của nó trước các đan quyện với các nước khiến nó từ chối các đồng minh và từ bỏ chiến trường. Chẳng hạn, việc rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới WHO chỉ đơn giản là cho phép Trung Quốc có ảnh hưởng lớn hơn đến chính sách y tế toàn cầu. Việc Tổng thống Donald Trump gọi Liên minh u châu là “kẻ thù” đã cản trở nghiêm trọng phản ứng xuyên Đại Tây Dương đối với Trung Quốc.

Liên minh chống Trung Quốc toàn cầu này cần một chiến lược. Nó sẽ liên quan đến các quyết định về mục tiêu, lãnh đạo, liên minh và ưu tiên. Nó phải có tư duy mới, khả năng lãnh đạo quyết đoán và những lựa chọn khó khăn. Sự khiêm tốn sẽ rất hữu ích, cả trong nội bộ và đối với người Trung Quốc. Các quốc gia này nên thừa nhận những sai lầm trong chính sách của họ trong những thập kỷ qua (và nhiều thế kỷ), và hoan nghênh sự phục hồi của Trung Quốc khỏi nghèo đói và hỗn loạn.

Mục tiêu không nên là việc lật đổ ĐCSTQ: Nguy cơ đối đầu và hỗn loạn sẽ là rất lớn. Họ cũng không thể thực hành ngăn chặn theo kiểu Chiến tranh Lạnh. Trung Quốc quá lớn, quá quan trọng và hội nhập quá chặt chẽ vào các chuỗi cung ứng và thị trường tài chính quốc tế. Mục đích phải là hạn chế hành vi có hại nhất của Trung Quốc. Các nền dân chủ giàu có trên thế giới sẽ không nhất thiết có được một Trung Quốc mà họ thích, nhưng họ có thể nhắm vào một Trung Quốc mà họ có thể sống chung an toàn.

Sự lãnh đạo hiệu quả của Hoa Kỳ mang theo phí tổn. “Nước Mỹ trên hết” không thể là lời hiệu triệu tập hợp khi các nước khác đang được yêu cầu hy sinh vì một mục tiêu chung. Ví dụ, một chính sách công nghiệp thống nhất nhằm chống lại vị thế gần như độc quyền của Trung Quốc trong lĩnh vực chế biến đất hiếm hoặc công nghệ 5G, không những cần được thiết kế với tính cạnh tranh về chi phí mà còn phải chia sẻ chi phí và lợi ích liên quan.

Các sáng kiến ​​bị chính quyền Trump từ bỏ, chẳng hạn như Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương, nên được xem xét lại, tập trung ít hơn vào thương mại tự do và dung hòa các quy tắc đầu tư, mà nên tập trung nhiều hơn vào quản trị kinh tế và kỹ thuật số. Các nhóm phụ khác như nhóm D-10 (đề xuất tập hợp 10 nền dân chủ hàng đầu), Sáng kiến ​​Ba Biển (cải thiện kết nối ở Trung và Đông u), và nhóm tình báo và chiến tranh chính trị Ngũ Nhãn (Five Eyes Plus) đều có thể đóng góp một phần.

Ưu tiên hàng đầu là bảo tồn các quyền tự do chính trị và văn hóa và sự độc lập của các hệ thống luật pháp dân chủ. Nhà nước đảng trị Trung Quốc mong đợi cả thế giới cứng lưỡi về những vấn đề mà họ cho là nằm ngoài giới hạn, từ nạn diệt chủng ở Tân Cương đến đàn áp ở Hồng Kông. Sự ép buộc đó đã được áp dụng từ lâu đối với cộng đồng người Hoa hải ngoại; nó hiện được đưa vào luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông, luật này tuyên bố sẽ áp dụng cho tất cả mọi người, ở mọi nơi, và thể hiện trong các mối đe dọa đang nhắm vào Úc và những nước khác cố gắng đứng lên phản đối ĐCSTQ. Các xã hội mở nên từ chối theo từng cá nhân và tập thể các yêu sách hống hách này và biến nó thành lợi thế của họ. Sự bền bỉ trong hệ thống chính trị, thông tin và kinh tế của những quốc gia này tự nó là một sức kháng cự.

Tiếp theo là hành động tập thể chống lại các hoạt động gây ảnh hưởng và đe dọa khác của ĐCSTQ, chẳng hạn như mục tiêu cô lập Đài Loan của nó. Hành động quốc tế chung mang tính biểu tượng lẫn thiết thực nhằm ủng hộ nền dân chủ của đảo quốc không chỉ là một chiến thắng chiến thuật mà còn là một chiến thắng chiến lược. Nó phản bác lại quan điểm cho là việc bất khả kháng của ĐCSTQ, và nó củng cố phản ví dụ tốt nhất cho tuyên truyền của ĐCSTQ: sự tồn tại của một “Trung Quốc khác” tự do, thịnh vượng, được quản lý bằng luật pháp.

Liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu cần những nỗ lực liên ngành có nguồn lực tốt để đẩy lùi, chẳng hạn như, chính sách của Trung Quốc về quy định internet, ngư trường, y tế và không gian. Những vấn đề này đã trở thành ưu tiên thấp nhất trong các nỗ lực ngoại giao của các nước này. Thay vào đó, chúng nên nằm ờ tuyến đầu, thu hút những nhân viên có năng lực nhất, được tài trợ đầy đủ và nhận được sự chú ý chính trị cấp cao. Việc giám sát cơ chế thao túng của Trung Quốc quá thường xuyên chỉ ở cấp độ hàng xén. Nó nên có tầm chiến lược. Các cơ quan chính phủ có vai trò ở đây — nhưng các sáng kiến ​​xã hội dân sự cũng vậy, một khi được trang bị chuyên môn và trọng tâm cao hơn.

Liên minh chống Trung Quốc này cũng cần cải thiện bộ công cụ lập pháp, quản lý và thể chế của mình. Sử dụng chiến lược các năng lực về phản gián mang lại tiềm năng to lớn. Sức mua của công chúng có thể được sử dụng để trừng phạt sự yếu kém của chuỗi cung ứng (không có hợp đồng cho các công ty quá phụ thuộc vào Trung Quốc) và hỗ trợ các nhà cung cấp thay thế (ví dụ như với Huawei trong hệ thống viễn thông).

Thứ ba, các nền dân chủ trên thế giới cần phải chọc thủng bầu không khí miễn trừng phạt của nó. Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất của Trung quốc điều hành các hoạt động gây ảnh hưởng ở nước ngoài công khai và lén lút của Trung Quốc. Vạch mặt và đánh trả những nỗ lực của nó nên là mục tiêu chiến thuật trọng tâm của tất cả các nỗ lực của đồng minh.

Ví dụ, hành vi đe dọa của các đặc vụ Mặt trận Thống nhất nên nhận được những phản ứng nhanh chóng và cứng rắn. Ngay cả phản ứng cục bộ — trục xuất một sĩ quan tình báo, hủy bỏ một thỏa thuận thương mại, hoặc rút giấy phép phát sóng — vẫn tốt hơn là không làm gì. Phản hồi càng rộng và càng bất ngờ thì càng tốt. Các đối thủ của Trung Quốc cần xây dựng “mặt trận thống nhất” của riêng họ: mạng lưới giữa các quốc gia và bên trong nội ộ mỗi nước, xuyên suốt chính phủ, khu vực tư nhân, học thuật, xã hội dân sự và quân đội, để kích hoạt và đảm bảo hành động tập thể chống lại các hành động gian dối và bắt nạt của nhà nước đảng trị này. Hành động như vậy làm giảm số sự cố và tác động của nó. Các mạng lưới này phải liên quan đến các cá nhân và tổ chức, được các chính phủ và các nhóm xã hội dân sự cổ võ và bảo trợ, đi kèm với thông điệp công khai mạnh mẽ, an ninh mạng, hỗ trợ pháp lý và hỗ trợ chuyên sâu cho các cá nhân mục tiêu mềm như các nhà vận động, học giả phê bình và nhà báo điều tra, những người vốn là mục tiêu chính cho sự quấy rối của ĐCSTQ.

Thứ tư, liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu nên khai thác các điểm dễ thương tổn của ĐCSTQ, từ tính hợp pháp lịch sử không ổn định của nó cho đến các cá nhân trong tầng lớp cầm quyền có quan hệ cá nhân với các nước phương Tây và các nền dân chủ khác, các quốc gia này có thể tích hợp các nỗ lực tình báo, quy định tài chính, và tư pháp hình sự xuyên biên giới của họ để vạch trần các tham nhũng và các động thái quấy phá gây ảnh hưởng trong các dự án cơ sở hạ tầng được vũ khí hóa của ĐCSTQ. Bất kỳ người ra quyết định nào, ở bất kỳ đâu trên thế giới, nhận hối lộ từ một thực thể ĐCSTQ đều phải lo sợ hậu quả. Các chủ ngân hàng, luật sư, kế toán và đồng nghiệp của họ cũng vậy. Việc khắc phục tình trạng tham nhũng của thế giới dân chủ và các yếu tố tạo ảnh hưởng bán hàng rong không chỉ ngăn cản Trung Quốc. Nó cũng làm cho hệ thống hiệu quả hơn và đáng tin cậy hơn trong mắt cử tri các quốc gia này.

Hoa Kỳ và các đồng minh của họ cần tuyên bố với người dân Trung Quốc rằng sự giận dữ của họ không nhắm vào người dân mà là các nhà lãnh đạo  Trung quốc. Một kênh truyền hình toàn cầu bằng tiếng Trung được các nền dân chủ trên thế giới hỗ trợ là một con đường cho thông điệp này. Các chương trình phát thanh sóng ngắn khó bị chặn hơn nhiều so với các phương tiện truyền thông dựa trên internet và cần được phục hồi. Nhưng mục tiêu lớn nhất là người Trung Quốc sống ở nước ngoài. Các phương tiện truyền thông của họ đã trở thành con mồi dễ dàng cho ĐCSTQ, các hãng tin độc lập và quan trọng đã từng bị mua lại và tống khứ. Trên sân nhà của các chính quốc gia dân chủ này, nó dễ cạnh tranh và giành chiến thắng hơn. Ủng hộ việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa Trung Quốc không bị ĐCSTQ kiểm soát là một việc khác. Làm nổi bật mối gắn bó toàn cầu với Đài Loan và sự ủng hộ đối với Hồng Kông để xua tan những lời tuyên truyền của ĐCSTQ rằng những lời chỉ trích đối với Trung Quốc là dựa trên phân biệt chủng tộc. Họ cũng nên mở rộng các nỗ lực phát sóng và truyền thông xã hội nhằm vào khán thính giả tiếng Quảng Đông, Mông Cổ, Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ.

Nhiều chiến thuật trong số này là khả năng mạnh mẽ khi đối phó với đế chế Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh. Chúng có vẻ bị lãng quên từ lâu, nhưng trí nhớ cơ bắp của tổ chức (và trong một số trường hợp là chuyên môn của con người) không hoàn toàn biến mất. Nó có thể được hồi sinh, thích ứng và tăng cường.

Không cái nào trong số này miễn phí. Các nhà lãnh đạo chính trị sẽ phải trung thực với cử tri của họ. Đồ giá rẻ từ Trung Quốc đắt hơn vẻ bề ngoài của nó. Các nhà lãnh đạo thế giới cần đa dạng hóa chuỗi cung ứng, lái các đầu tư vào nội địa cho các lĩnh vực chiến lược, giảm chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc, chấp nhận khả năng trừng phạt thương mại, và chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng và an ninh ở một số nước. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến sản lượng, việc làm và thu nhập.

Các quốc gia không phải chịu những chi phí này nên giúp chia sẻ gánh nặng với những quốc gia kia. Điều nghịch lý là họ càng chứng tỏ rằng họ sẵn sàng chấp nhận những hy sinh này một cách đáng tin cậy thì càng ít có khả năng họ thực sự phải gánh chịu chúng./.

Nguyên bản tiếng Anh:

Democracies Need a United Strategy Against China

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here