Bà Rịa Vũng Tàu: Viện trưởng VKSND huyện Côn Đảo “Tôi thích giam thì cho giam, thích ra thì cho ra”(?!)

0
59
Quán ốc Bình Nguyên nơi xảy ra sự việc.
PHÁP LUẬT PLUS

Điều tra một đằng, truy tố…một nẻo

Trước đó, Báo Pháp luật Việt Nam đã đăng tải bài viết: “Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân huyện Côn Đảo bị tố động viên nhân chứng để hợp thức hoá lời khai” đã phản ánh ý kiến các bị can trong vụ việc đánh nhau tại quán Bình Nguyên và Gia Long kêu oan và tố cáo hành vi của Kiểm sát viên huyện Côn Đảo Bùi Hữu Sỹ gặp gỡ nhân chứng, có dấu hiệu “động viên” hợp thức hóa lời khai làm sai lệch bản chất vụ án.

Quá trình trao đổi với phóng viên, ông Trần Thanh Tâm, Viện trưởng VKSND huyện Côn Đảo đã khẳng định hành vi của ông Sỹ là vi phạm quy định của ngành và phải chịu trách nhiệm.

“Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ giữa ông Sỹ và bà Nguyễn Thị Xa (mẹ của bị can Lê Thành Nhân) cùng 1 người phụ nữ khác xuất phát từ …“tình cảm gần dân quá, tiếp xúc vô tư”- ông Tâm chia sẻ.

Quán ốc Bình Nguyên nơi xảy ra sự việc.

Quán ốc Bình Nguyên nơi xảy ra sự việc.

Sau khi nghiên cứu, đánh giá tình tiết, chứng cứ của vụ án, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các bị cáo Bình, Thúy, Như, Trình, Trứ… HĐXX đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Đồng thời, cũng tại phiên tòa này, Luật sư Nguyễn Đức Nam, Công ty Luật TNHH Phú Định thuộc Đoàn luật sư TP HCM là người bào chữa và bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo còn cho rằng, VKSND huyện Côn Đảo truy tố Nguyễn Trọng Bình, Đào Thị Thúy cùng 1 số người khác không đúng tội danh được điều tra.

Luật sư Nam dẫn chứng: “Ngay sau khi sự việc xảy ra, Cơ quan Cảnh sát điều tra huyện Côn Đảo đã tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ án. Việc khám nghiệm hiện trường có sự tham gia của đại diện VKS. Khi khám nghiệm, Công an huyện Côn Đảo có lập biên bản và lập bản ảnh hiện trường.

Theo biên bản khám nghiệm hiện trường thể hiện đây là vụ án “cố ý làm hư hỏng tài sản” (Bút lục 154); bản ảnh hiện trường lại thể hiện là “phá hoại tài sản”.

Tuy nhiên, sau khi kết thúc điều tra, Công an, VKS huyện Côn Đảo lại cùng truy tố các bị can về tội “gây rối trật tự công cộng”.

Bắt đối tượng truy nã, rồi lại…thả về nhà

Không chỉ có vậy, Luật sư Nam còn cho rằng, cơ quan điều tra, tố tụng còn có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng thời hạn tạm giam để điều tra theo Điều 173, 174 Bộ Luật Tố tụng Hình sự.

“Trong vụ việc này, đối với bị can Nguyễn Trọng Bình, kết luận điều tra xác định Bình là người đầu tiên sang quán Gia Long dùng tay cầm ghế nhựa chạy vào trong chửi anh Kỳ do nghe thấy mẹ ruột của mình bị đánh (tưởng anh Kỳ đánh – PV).

Hành vi của Bình chỉ được xác định là vậy. Tuy nhiên, đến nay, các cơ quan điều tra, tố tụng đã giam giữ hơn 10 tháng vượt quá quy định theo Điều 173 và 174 (trong khi căn cứ các quy định chỉ được giam 9 tháng) ”- Luật sư Nam cho biết.

Bên cạnh đó, theo phản ánh, các cơ quan tố tụng xác định đây là tội nghiêm trọng vì vậy căn cứ theo Khoản 2, Điều 119, Bộ Luật Tố tụng Hình sự thì việc giam giữ đối với các bị can là không cần thiết, gây lãng phí ngân sách nhà nước.

Bởi các bị can đều có nơi cư trú rõ ràng, nghề nghiệp ổn định, gia đình, người sử dụng lao động nhiều lần làm đơn gửi đến Công an, Viện KSND huyện Côn Đảo để bảo lãnh nhưng đều không được xem xét và trả lời rõ lý do.

Bà Nguyễn Thị Hợp (áo tím) cùng Luật sư Nguyễn Đức Nam (áo dài trắng) cùng bà Đào Thị Thuý (áo cộc đen) đang trao đổi những bức xúc vì việc giam giữ các bị can.

Bà Nguyễn Thị Hợp (áo tím) cùng Luật sư Nguyễn Đức Nam (áo dài trắng) cùng bà Đào Thị Thuý (áo cộc đen) đang trao đổi những bức xúc vì việc giam giữ các bị can.

Trái ngược với các bị can Bình, Như… hai bị can Lê Thành Nhân, Trần Hữu Nhân trong kết luận điều tra và cáo trạng đều làm rõ được hành vi đập phá tài sản tại quán Gia Long (2 lần), tuy nhiên cơ quan điều tra lại cho thay đổi biện pháp ngăn chặn từ “tạm gia” sang “cấm đi khỏi nơi cư trú”.

Quan điểm về sự việc dưới góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Đức Nam cho biết: “Sau khi được thay đổi biện pháp ngăn chặn thì Lê Thành Nhân đã bỏ trốn.

Công an huyện Côn Đảo phải ban hành quyết định truy nã, sau đó bị can này ra đầu thú và điều ngạc nhiên đáng nhẽ phải tạm giam thì lại tiếp tục được Công an, VKSND huyện Côn Đảo thả ra ngoài và áp dụng biện pháp “cấm đi khỏi nơi cư trú” liệu có trái quy định theo Điều 121, Điểm C, Khoản 2, Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự?

Do nhận thấy trong quá trình điều tra của Công an huyện Côn Đảo, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Côn Đảo có dấu hiệu gây oan sai cho người thân nên bà Nguyễn Thị Hợp đã nhiều lần làm đơn kêu oan cho các bị cáo gửi đến Viện KSND huyện Côn Đảo, Viện KSND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đến tháng 12/2019, sau khi bị can Đào Thị Thúy được thay đổi biện pháp ngăn chặn từ “tạm giam” sang “cấm đi khỏi nơi cư trú”.

Được tại ngoại, bị can Đào Thị Thuý và bà Nguyễn Thị Hợp đã tiếp tục làm đơn kêu oan gửi đến Cơ quan Điều tra Viện KSND Tối cao với hy vọng cơ quan điều tra Viện KSND tối cao sẽ vào cuộc để điều tra độc lập, tránh gây oan sai cho người vô tội nhưng Viện KSND Tối cao lại có phiếu chuyển đơn về Vụ 12 Viện KSND Tối cao.

Cùng đó, vụ 12 Viện KSND Tối cao lại có phiếu chuyển đơn về Viện KSND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu điều tra xử lý theo thẩm quyền, nhưng đến nay đã hơn 6 tháng trôi qua những lá đơn kêu oan, tố giác tội phạm của bà Nguyễn Thị Hợp, bị can Đào Thị Thúy vẫn chưa được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thụ lý, xem xét, giải quyết để các bị can tiếp tục được tạm giam đến nay đã hơn 10 tháng 15 ngày.

Chính từ những động thái “bắt rồi thả” dễ dàng đối với bị can Lê Thành Nhân khiến dư luận đặt ra câu hỏi phải chăng một phần do Kiểm sát viên Bùi Hữu Sỹ có “tình cảm gần dân quá” khi gặp gỡ đối với mẹ bị can là nhân chứng Nguyễn Thị Xa như Viện trưởng Trần Thanh Tâm đã khẳng định?

Để làm rõ những bức xúc của người dân khi các cơ quan điều tra “bắt rồi thả”, riêng đối với bị can Lê Thành Nhân, Trần Hữu Nhân, qua trao đổi ông Trần Thanh Tâm cho biết, đối với hai bị can Nhân thay đổi biện pháp ngăn chặn là do thành khẩn khai báo.

Phóng viên cho biết lúc đầu hai bị can này quanh co, chối tội thì ông Tâm cho rằng, “sau đó cơ quan điều tra “đấu tranh” thì nó nhận hết”.

Trước câu hỏi của phóng viên về việc ra quyết định giam giữ, khởi tố đối với các bị can khác có đảm bảo tính khách quan trong hoạt động điều tra, truy tố và việc người nhà các bị can cho rằng cơ quan điều tra giam giữ người có dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư pháp?

97014049_263139425054084_6309613236236845056_n

Trụ sở Viện kiểm sát nhân dân huyện Côn Đảo.

Ông Trần Thanh Tâm – Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Côn Đảo lại cho rằng, ông sẽ chịu trách nhiệm về những gì mà ông này làm. Ông còn nói thêm, nếu người dân có tố cáo thì phải tố cáo anh chứ, anh đã nói rồi, anh ký, anh chịu… có gì đâu mà sợ!

Lý giải về việc vì sao hai bị can Nhân lớn và Nhân nhỏ được cho tại ngoại, tiếp tục xảy ra xô xát, cầm dao đánh nhau, có người bỏ trốn khiến phải phát lệnh truy nã nhưng vẫn được thả, trong khi các bị can khác thì bị giam giữ?

Viện trưởng Trần Thanh Tâm lý giải: “Bị can Lê Thành Nhân thì chưa đủ tuổi vị thành niên nên áp dụng các quy định lại cho ra.

Trần Hữu Nhân khai xong thì thả. Đối với các bị can khác, việc cho tại ngoại hay không là quyền của cơ quan tố tụng, thực tế là quyền của tôi.

Tôi muốn cho ra thấy cần thiết không? Tôi thích giam thì cho giam, thích ra thì cho ra, đã giam thì chịu trách nhiệm tuyệt đối luôn, không có lăn tăn gì hết”- Viện trưởng Trần Thanh Tâm khẳng định.

Trước câu hỏi của phóng viên về việc tại sao Viện kiểm sát nhân dân huyện Côn Đảo lại truy tố các bị can theo Khoản 2, Điều 318 Bộ luật hình sự với hình phạt từ 2 đến 7 năm tù liệu có quá nặng cho các bị can?

Việc này, ông Tâm cho hay: “Đối tượng nào cần giam thì vẫn phải giam. Còn việc truy tố các bị can theo Khoản 2, Điều 318 Bộ Luật Hình sự (2 đến 7 năm tù) về tội “gây rối trật tự công cộng” là đúng tội danh, khung hình phạt.

“Muốn giúp, thương đến mấy cũng không thể xuống khoản 1 (1 đến 3 năm tù) vì nó có quy định… Giả sử ra tòa muốn xin giảm khung hình phạt một là thành khẩn khai báo vẫn chưa thể đề xuất giảm nhẹ được vì phải có thêm cái nữa…”.

Phản ứng trước nội dung trả lời của ông Tâm, Luật sư Nguyễn Đức Nam cho rằng cơ quan Công an, VKSND huyện Côn Đảo có dấu hiệu không tuân thủ nguyên tắc công bằng, khách quan trong điều tra, tố tụng.

Hai bị can Nhân đã trên 16 tuổi, đủ chịu trách nhiệm hình sự, không có địa chỉ cư trú rõ ràng, có hành vi “tích cực” đập phá nhất trong vụ việc lại được cho tại ngoại, bỏ trốn và còn cầm hung khí, gây thương tích.

Đáng nhẽ cơ quan tố tụng phải giam giữ để quản lý, giám sát chặt chẽ tránh tiếp tục gây án, bỏ trốn nhưng phải chăng VKSND huyện Côn Đảo đang bất chấp các quy định vẫn thả người với lý do… để bảo vệ bị can?

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here