Ngày 19 tháng 10 năm 2016, một ngày sau khi đưa bài báo đặt câu hỏi nữ đại gia Nguyễn Thị Nga lặng lẽ thâu tóm bao nhiêu tài sản nhà nước trên tờ báo do mình làm tổng biên tập, ông Võ Đăng Thiên tổng biên tập tờ báo điện tử Infonet và ông Phạm Thanh bị đình chỉ chức vụ. Quyết định do bộ trưởng Trương Minh Tuấn ký.
Trong nội dung bài báo có đặt câu hỏi nghi vấn về những mờ ám của Nguyễn Thị Nga khi mua một loạt những tài sản của doanh nghiệp nhà nước một cách lặng lẽ không phải qua đấu giá công khai. Trong khi việc bán tài sản nhà nước công khai qua đấu giá đã thu về số tiền đúng với giá trị thực tại của tài sản, chẳng hạn như khách sạn Kim Liên giá ban đầu là 122 tỷ, qua đấu giá thu về 1000 tỷ.
Khách sạn Thắng Lợi có tổng diện tích 4,5 ha, nằm ven hồ Tây , địa điểm đắc địa bậc nhất về ngành khách sạn ở Hà Nội được chuyển giao vào tay Nguyễn Thị Nga và Nguyễn Thị Nga làm chủ tịch công ty cổ phần khách sạn Thắng Lợi. Khi dư luận xôn xao nghi vấn tại sao Nguyễn Thị Nga lại dễ dàng có hơn 30% cổ phần ở khách sạn Thắng Lợi, được lý giải rằng đó là qua góp vốn?
Góp vốn để có cổ phần hay mua cổ phần thì khác gì nhau.? Mua cổ phần sẽ phải công khai bán trên thị trường, như thế giá cả sẽ do thị trường quyết định dễ dẫn đến trường hợp như khách sạn Kim Liên từ 122 tỷ thành 1000 tỷ. Còn góp vốn thì chỉ có hai bên thoả thuận với nhau. Ai đã dung túng và làm ngơ cho Nguyễn Thị Nga thực hiện giao dịch mờ ám này để thâu tóm khách sạn Thắng Lợi với giá rẻ mạt qua trò góp vốn.?
Và tại sao khi tờ Infonet đặt câu hỏi trên, thế lực nào đã xui bộ trưởng Trương Minh Tuấn cắt chức họ, để rồi từ đó đến nay không ai dám nhắc đến tên vị nữ đại gia đây quyền lực này.?
Một thương vụ nữa sẽ đem lại cho Nguyễn Thị Nga hàng ngàn tỷ, đó là khi Nga đang nắm giữ 11% cổ phần ở Intimex Việt Nam và là chủ tịch hội đồng quản trị, Nga đã lợi dụng vị trí của mình đển bán 34% cổ phần Intemex cho BRG Group.
BRG Group của ai, nó hoàn toàn của gia đình Nga và chính Nga làm chủ tịch.
Intimex Việt Nam làm ăn be bét, mỗi năm chỉ lãi được hơn trăm triệu trong khi sở hữu 2800 mét đất kim cương ở cạnh Hồ Gươm. Nếu không phải làm ăn gì, chỉ cho thuê chỗ đất này thì tiền thu về một mét đất theo giá thị trường trung bình cũng 10 triệu một năm. Tức chỉ cần Intimex dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thị Nga cho thuê 15 mét đất trên tổng số 2800 mét đất cũng đủ thu về số lãi kia mà chẳng cần phải làm gì cả. Nhưng tại sao Nguyễn Thị Nga không tính đến chuyện cho thuê như vậy. ?
Đơn giản Intimex là công ty có nhiều cổ phần vốn nhà nước, trước tiên Nga bỏ tiền mua11% cổ phần để giành quyền làm chủ tịch, sau đó mới tìm cách bán cổ phần Intimex cho công ty của nhà Nga. Khi chiếm làm chủ được rồi, khi đó Nga mới tính chuyện làm ăn khác, chẳng hạn như dự định xây khách sạn hạng sang trên khu đất kim cương này.
Đấy là lý do vì sao khi Công Ty Đầu Tư Kinh Doán Vốn Nhà Nước đưa Intimex ra bán gần 49% trên thị trường không ai mua, vì nếu mua intimex đang làm ăn lỗ như vậy thì chẳng ai muốn mua. Mua để chuyển đổi sang dự án khác làm khách sạn thì lại phải có quan hệ với thành phố Hà Nội, nếu không tiền đắp chiếu để đó chẳng ích gì.
Khi Nguyễn Thị Nga mua xong Intimex thì thành uỷ Hà Nội cho phép Nga được xây khách sạn tại khu đất kim cương ven hồ số 22 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm. Phó chủ tịch Nguyễn Thế Hùng đã được sự chỉ đạo của thành uỷ Hà Nội để ban hành văn bản số 5584/VP-ĐT quy hoạch kiến trúc xây khách sạn ở 22-32 Lê Thái Tổ để tạo điều kiện cho khách sạn này được sớm xây dựng.
Với khách sạn Thắng Lợi khi thâu tóm vào tay, Nguyễn Thị Nga ký cho Hilton làm quản lý.
Có vô vàn những vụ Nguyễn Thị Nga thâu tóm tài sản nhà nước dễ dàng với giá rẻ mạt, sau đó dễ dàng được tạo điều kiện để chuyển đổi mục đích kinh doanh hay thay đổi quản lý kinh doanh.
Phải chăng có những thế lực đã chung cổ phần với Nguyễn Thị Nga? Thế lực này mặc kệ cho những cơ sở kinh doanh của nhà nước lỗ vốn trì trệ với cách hoạt động điều hành lỗi thời. Rồi để tay chân đứng ra mua lại cổ phần, sau đó chúng tao điều kiện ban hành những quy định để tay chân chúng dễ dàng chuyển hướng kinh doanh. Ví dụ như miếng đất nhà nước ở vị trí đẹp cứ để phí phạm vào việc trông xe, nhưng khi đã được chuyển giao vào tay chân sẽ được cấp phép làm khách sạn, trung tâm văn phòng.
Nếu không có những tác động chính sách đằng sau trợ giúp như thế, liệu Nguyễn Thị Nga có trở thành được bà trùm bất động sản giàu có bậc nhất Việt Nam hay không.? Đương nhiên là không, một kẻ khác mua Intimex sẽ đứt ruột nhìn đồng vốn chết chìm trong khu đất vô giá trị nằm im lặng, nhưng vào tay Nga đất ấy mới thành kim cương thực sự giá trị.
Việc mua rẻ một loạt chuỗi nhà hàng, khách sạn đắc địa ở Hà Nội của Nguyễn Thi Nga dễ dàng từ hơn chục năm qua, phải có sự đồng loã của lãnh đạo bộ chủ quản và không thể nói không có bàn tay của thành uỷ Hà Nội, không thể không có những tác động cao từ những uỷ viên bộ chính trị có yếu tố Hà Nội.
Những kẻ đứng đằng sau tiếp tay cho Nga mua rẻ mạt đất đai nhà nước, rồi ưu ái ban cho Nga những chính sách phát triển chính là cặp Nguyễn Phú Trọng, Phạm Quang Nghị. Sẽ không có gì lạ khi thấy công cuộc chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng không bao giờ thấy nhắc đến người đàn bà giàu có bằng những hành động mờ ám cướp tài sản nhà nước này.
Và càng không lạ hơn, một ngày nào đó, trong danh sách cổ phần của tập đoàn BRG Goup của Nguyễn Thị Nga xuất hiện tên của con dâu hay con rể Nguyễn Phú Trọng.