
Báo New York Times.
Báo New York Times (NYT) viết về phong trào dân chủ tại Việt Nam không hề suy suyển sau khi CSVN kết án Mẹ Nấm 10 năm tù. Ngược lại các nhà tranh đấu cho dân chủ nhân quyền trong nước lại càng cảm thấy phải hành động nhiều hơn nữa. Và cũng sẽ có những khuôn mặt mới hưởng ứng lời kêu gọi của bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh “Tôi hy vọng mọi người sẽ lên tiếng và tranh đấu, vượt qua sự sợ hãi của họ để xây dựng một đất nước tốt đẹp hơn”. Mọi người là ai nếu không phải là chính chúng ta, chính các bạn, các ACE !
Trong số báo NYT ngày 02.07.2017 https://www.nytimes.com/2017/07/02/world/asia/vietnam-mother-mushroom-social-media-dissidents.html
bà ký giả Julia Wallace nhắc đến nhiều nhà tranh đấu trong nước hiện nay như Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Quang A, Phạm Anh Cường, Nguyễn Chí Tuyến
NYT viết về Nguyễn Anh Tuấn:

(Bản quyền hình ảnh: QUINN RYAN MATTINGLY CỦA THE NEW YORK TIMES).
Anh Nguyễn Anh Tuấn, 27 tuổi, một nhà hoạt động vì dân chủ cho biết, càng ngày càng có nhiều nhà bất đồng chính kiến kết nối thông qua các phương tiện truyền thông xã hội khiến anh hăng hái thêm.
Khi bị cảnh sất thẩm vấn lần đầu tiên vào năm 2011, Tuấn nói, anh cảm thấy hoàn toàn cô độc. Cha mẹ và bạn bè anh không thích những bài của anh viết về chính trị và anh chẳng quen ai để có thể nhờ giúp đỡ. Tuấn phải đối mặt với sách nhiễu của cảnh sát và thông hành hộ chiếu của anh bị tịch thu. Nhưng về sau này khi Tuấn bị gọi đi thẩm vấn, anh đã gửi bản sao của giấy triệu tập đến Facebook, cùng với một ghi chú châm biếm đòi hỏi phải được thanh toán đền bù cho thời gian anh bị giam giữ. Các ghi chú đòi hỏi này của Tuấn được lan truyền rộng và nhiều người khác cũng bắt chước làm theo, họ cũng đưa giấy triệu tập của cảnh sát lên Facebook và yêu cầu được bồi thường. Tuấn nói: “Tôi không còn cảm thấy cô đơn nữa khi hành động“
Con số người sử dụng Facebook ở Việt Nam hiện nay lên tới 45 triệu người, chiếm gần một nửa dân số của cả nước – họ sử dụng trang web này để tổ chức các cuộc viếng thăm trại giam và những buổi cầu nguyện cho người bị giam giữ bên ngoài đồn cảnh sát, và kêu gọi lạc quyên cho các tù nhân chính trị. Các nhà bất đồng chính kiến cũng đang chuyển các blog chính trị và cá nhân, có thể dễ dàng bị chính phủ ngăn chặn, lên Facebook. Facebook được sử dụng rộng rãi nên nhà nước khó cản nổi.
Anh Tuấn giúp điều hành một quỹ hỗ trợ các gia đình của tù nhân lương tâm, gồm mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và hai đứa con nhỏ. Anh nói đa số sự hỗ trợ bây giờ là của những người trong nước gửi tiền từ tài khoản ngân hàng cá nhân của họ, nhưng công an có thể theo dõi. Trước kia, các cộng đồng người Việt ở hải ngoại giúp đỡ những người đối kháng và cung cấp tiền bạc. Anh Tuấn nói về những người hỗ trợ trong nước: “Họ biết rõ là họ có thể bị nhà nước kiểm tra, nhưng họ vẫn dám làm”.
Một nhà tranh đấu khác, ông Nguyễn Quang A, cũng được New York Times nhắc đến trong bài báo:
Ông Nguyễn Quang A, một nhà khoa học máy tính về hưu và cựu đảng viên Đảng Cộng sản, hiện nay là một người bất đồng chính kiến, cho biết ông cảm thấy tình hình nhân quyền chưa bao giờ tệ như hiện nay..
Tuần trước, trước khi có một cuộc phỏng vấn, ông đã bị cảnh sát bắt đưa lên xe lái ra hướng bờ biển, đi và về tổng cộng 5 tiếng rưỡi đồng hồ. Ông nói ông đã bị bắt giữ 11 lần tương tự như thế trong năm rưỡi vừa qua. Ông nhận định nhà nước đang bị áp lực ngày càng tăng từ mọi người dân thất vọng chán chường bởi việc xử sự các vấn đề môi trường và đất đai gần đây. Sau vụ công ty Thép Formosa thải chất độc giết chết hàng tấn cá vào năm ngoái, sự phẫn nộ bùng nổ trên mạng, các cuộc biểu tình được tổ chức, những bức ảnh về thảm hoạ lan truyền nhanh chóng và tin mạng #Ichọn cá khởi xướng các cuộc cuộc biểu tình.
Ông Nguyễn Quang A nói: “Tôi nghĩ rằng họ quá sợ hãi. “Họ nhìn thấy tình hình quá nguy hiểm cho họ, và họ thấy các nhà hoạt động ôn hòa là một kẻ thù rất nguy hiểm”
Hai nhà hành động trẻ hơn, Phạm Anh Cường và Nguyễn Chí Tuyến cũng không thiếu trong bài của báo NYT:

(Bản quyền hình ảnh: QUINN RYAN MATTINGLY CỦA THE NEW YORK TIMES).
Phạm Anh Cường, 45 tuổi, một kỹ sư điện, đã không quan tâm gì về chính trị cho đến hai năm trước khi ông biết đến một nhà hoạt động xã hội trên mạng, ông Nguyễn Chí Tuyến, 43 tuổi, bị 5 kẻ lạ mặt đánh trọng thương. Ông Cường nhìn thấy trong ảnh khuôn mặt đẫm máu của ông Tuyến và rất bực bội trước cuộc tấn công hành hung tàn bạo này
Ngày hôm nay, ông Cường coi mình là “người muốn lên tiếng”, nếu chưa phải là một nhà bất đồng chính kiến. Mục tiêu của ông là chia sẻ thông tin với gia đình và bạn bè, thay vì bị phụ thuộc vào các phương tiện truyền thông chính thống do nhà nước kiểm soát.
Ông Cường nói “Lần đầu tiên tôi viết trên Facebook, không ai ” thích, like” nó – họ sợ nhấn vào nút „thích, like“”, nhưng “Bây giờ mọi người bắt đầu thích và họ cũng bắt đầu chia sẻ.tin tức”
Bây giờ ông Cường xem ông Tuyến và những người bất đồng chính kiến khác là bạn, và một vài người trong số họ cùng chơi trong đội bóng đá, No-U FC. (“No-U” là một đường chữ U đánh dấu các yêu sách lãnh thổ thô bạo của Trung Quốc trên biển đông, một vấn đề cách đây vài năm đã làm các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam phẫn nộ).
Mời quý vị và ACE hiểu Anh ngữ đọc, xem thêm chi tiết bản gốc tiếng Anh của báo New York Times phía dưới, do một anh bạn từ bên Mỹ gửi cho tôi sáng nay.