Từ bao giờ tôi sợ câu hỏi (dù là xã giao) rằng, “Nghiên khỏe không?”. Nó ám ảnh đến nỗi nhiều khi tôi không muốn đi đâu, không muốn gặp ai chỉ vì ngại phải trả lời về tình trạng sức khỏe của mình. Bởi không phải lúc nào cũng có thể trả lời một cách qua loa đại khái “tôi khỏe”. Nó vừa không thật, vừa không hay. Mà nói không khỏe, thì phải “tố cáo” một tràng giang đại hải các thể loại bệnh tật của mình. Chẳng hay ho gì chuyện ấy. Cuộc sống vốn mệt mỏi, phức tạp, và thực dụng nữa, cần chi phải bắt nhau nghe thêm những điều tiêu cực. Với lại, yếu đuối trong mắt người khác là một sự thất bại về bản thân.
Nhưng đôi khi cũng cần cho nhiều người biết rằng, tôi không phải kẻ “phi thường” để có mặt bất cứ khi nào họ cần, và làm được tất cả mọi việc họ muốn. Nhắc đến đây tôi phải “khích lệ” mình một chút. Đôi khi (đôi khi thôi) thằng Tôi làm được những việc mà ít người làm được. Đã có không ít người được thụ hưởng từ những nỗ lực phi thường ấy của tôi, vui chứ. Song, nhiều khi cũng đắng cay. Bởi cũng có những người sau khi nhận được trái ngọt, thay vì mỉm cười với tôi như một cử chỉ biết ơn, người ta coi như chưa hề quen biết, thậm chí dùng chính cái lưỡi ngọt sắc để đâm sau lưng mình. Những cú đâm đủ mạnh để xuyên qua tim những kẻ yếu đuối. May là, tôi chỉ cho phép những nhát dao ấy gây ra những vết thương ngoài da, nên vẫn đủ sức để gượng dậy.
Tình thân nữa, cũng mong manh như khói. Nay dành cho nhau những lời có cánh, ngày mai từ mặt nhau, bôi bác nhau, dựng chuyện sau lưng hạ bệ nhau chỉ vì không đồng ý với những lời thành tâm, góp ý. Chừng nào còn những kẻ nhẹ dạ, dễ dãi, nhất thời, bè phái, chừng ấy những lời đơm đặt vẫn còn sức hấp dẫn.
Tôi im lặng trước tất cả những tị hiềm vây bủa.
Những năm trước, cái hồi chưa đi tù, tôi đã từng rất viển vông. Tôi mơ một ngày sẽ được hòa vào dòng người trùng trùng điệp điệp, và sẵn sàng hứng một viên đạn rồi ngã trên đường phố Hà Nội, ngực loang vết máu. Thế rồi, càng đi càng thấy con đường xa thăm thẳm, và ngút ngàn gian lao. Nhưng tôi vẫn sẽ đi, dù mỗi ngày lại nhận thêm nhiều những nỗi cô đơn, thấy vắng đi những gương mặt bạn bè. Tôi sẽ tiếp tục đi, dù không còn nhanh như khi còn trẻ, đến khi nào kiệt sức.
Tôi vẫn mơ một cái chết xứng đáng trên quê hương ruột thịt. Chứ không cam lòng chết trên giường bệnh, ở một nơi xa nửa vòng trái đất.
Nhưng đôi khi cũng cần cho nhiều người biết rằng, tôi không phải kẻ “phi thường” để có mặt bất cứ khi nào họ cần, và làm được tất cả mọi việc họ muốn. Nhắc đến đây tôi phải “khích lệ” mình một chút. Đôi khi (đôi khi thôi) thằng Tôi làm được những việc mà ít người làm được. Đã có không ít người được thụ hưởng từ những nỗ lực phi thường ấy của tôi, vui chứ. Song, nhiều khi cũng đắng cay. Bởi cũng có những người sau khi nhận được trái ngọt, thay vì mỉm cười với tôi như một cử chỉ biết ơn, người ta coi như chưa hề quen biết, thậm chí dùng chính cái lưỡi ngọt sắc để đâm sau lưng mình. Những cú đâm đủ mạnh để xuyên qua tim những kẻ yếu đuối. May là, tôi chỉ cho phép những nhát dao ấy gây ra những vết thương ngoài da, nên vẫn đủ sức để gượng dậy.
Tình thân nữa, cũng mong manh như khói. Nay dành cho nhau những lời có cánh, ngày mai từ mặt nhau, bôi bác nhau, dựng chuyện sau lưng hạ bệ nhau chỉ vì không đồng ý với những lời thành tâm, góp ý. Chừng nào còn những kẻ nhẹ dạ, dễ dãi, nhất thời, bè phái, chừng ấy những lời đơm đặt vẫn còn sức hấp dẫn.
Tôi im lặng trước tất cả những tị hiềm vây bủa.
Những năm trước, cái hồi chưa đi tù, tôi đã từng rất viển vông. Tôi mơ một ngày sẽ được hòa vào dòng người trùng trùng điệp điệp, và sẵn sàng hứng một viên đạn rồi ngã trên đường phố Hà Nội, ngực loang vết máu. Thế rồi, càng đi càng thấy con đường xa thăm thẳm, và ngút ngàn gian lao. Nhưng tôi vẫn sẽ đi, dù mỗi ngày lại nhận thêm nhiều những nỗi cô đơn, thấy vắng đi những gương mặt bạn bè. Tôi sẽ tiếp tục đi, dù không còn nhanh như khi còn trẻ, đến khi nào kiệt sức.
Tôi vẫn mơ một cái chết xứng đáng trên quê hương ruột thịt. Chứ không cam lòng chết trên giường bệnh, ở một nơi xa nửa vòng trái đất.
Post Views: 7