Con đường dẫn Thượng Nghị Sĩ đảng Cộng Hòa xuống đường cùng cuộc biểu tình Tính Mạng Người Da Màu Quan Trọng đã bắt đầu từ nửa thập kỷ trước với cha của ông.
McKay Coppins, ngày 8 tháng 6, 2020
Translated from The Atlantic, Article “Why Romney Marched.”
Đoạn clip ngắn, nhưng quá thật: Mitt Romney- trên gương mặt đeo khẩu trang, xắn tay áo lên trên cổ tay – đi bộ hướng về Tòa Bạch Ốc bên cạnh những người biểu tình hô khẩu hiệu chống nạn cảnh sát bạo hành. Một phóng viên hỏi ông về lý do có mặt ở đây, và Thượng Nghĩ Sĩ từ bang Utah trả lời: “Chúng ta cần phải đứng lên và nói rằng tính mạng người Da Đen quan trọng.”
Khi đoạn phim xuất hiện trên Twitter chiều hôm qua, nó thu hút rất nhiều sự phản ứng đoán trước được. Người ủng hộ Trump chế nhạo và gọi ông là kẻ thua cuộc. Cánh tả chế nhạo và gọi ông là kẻ phô trương. Một số nhỏ nhưng ủng hộ mạnh mẽ việc ông xuống đường. Vài người hoài nghi – như cách họ vẫn hay làm – rằng Thượng Nghị Sĩ 73 tuổi đang chuẩn bị tranh cử vào ghế tổng thống một lần nữa.
Thực tế, con đường dẫn Romney đến cuộc biểu tình Sinh Mệnh Người Da Đen Quan Trọng bắt đầu từ nửa thập niên trước với cha của ông – một người đàn ông mà sự nghiệp đã định hướng, và đôi khi ám ảnh con trai mình.
George Romney, thống đốc đảng Cộng hòa của tiểu bang Michigan trong cuộc bạo loạn ở Detroit năm 1967, khiến 43 người thiệt mạng và 2.000 tòa nhà bị phá hủy. Sau hậu quả của bạo loạn, ông đã nói chuyện với cử tri của mình trong một chương trình phát sóng toàn tiểu bang.
“Một số người cho rằng câu trả lời là dùng vũ lực trên những con chó dại,” ông thống đốc nói. “Những người khác lại đặt câu hỏi cho chương trình xã hội và kinh tế hiện tại vì họ cho rằng người Da Đen không biết ơn những gì đã được thực hiện… Là cư dân của Michigan, chúng ta phải từ chối tất cả những yếu tố gây chia rẽ này.”
Như nhà báo Nikole Hannah-Jones đã đưa chi tiết, George sau đó ban hành luật công bằng nhà ở tại tiểu bang này và kêu gọi chấm dứt việc khoanh vùng nơi ở có tính phân biệt chủng tộc. Khi những người da trắng gửi ông những lá thư giận dữ, ông chỉ viết lại, “Vũ lực sẽ không loại bỏ bạo loạn. Chúng ta phải loại bỏ những vấn đề mà chúng chúng bắt nguồn.”
Ông Romney cha nổi tiếng với những thách thức như vậy. Cho dù anh ta đã tố cáo Barry Goldwater tại Đại Hội Quốc gia Đảng Cộng hòa hay hành trình chống lại các chính sách phân biệt đối xử từ bên trong chính quyền Nixon, ông vẫn tự hào về việc đặt nguyên tắc lên trên đảng phái- đặc biệt khi nói về quyền dân sự.
Với Mitt, những câu chuyện manh tính anh hùng này chưa bao giờ là xa lạ. Ông dùng chúng thường xuyên trong các bài phát biểu và phỏng vấn- bao gồm một số cuộc trò chuyện giữa riêng tôi với ông ấy và ông dường như đo đạt mức độ thành công của chính mình bằng cách của cha mình. Trong bộ phim tài liệu trên Netflix năm 2014 tựa đề Mitt, Romney nói với gia đình về những trở ngại mà người cha quá cố của anh đã phải vượt qua.
“Ông ta là một người thỏa thuận thật sự,” Romney nói. “Một gã sinh tại Mexico. Ông chẳng có một tấm bằng đại học. Ông ta đứng đầu một công ty xe hơi và sau đó là một thống đốc… Tôi đã bắt đầu nơi ông ta dừng lại. Tôi bắt đầu với tiền và giáo dục và Trường Kinh Tế Harvard và Trường Luật Harvard.”
“Tôi đang đứng trên đôi vai ông ấy,” ông kết luận.
Cho tất cả lòng ngưỡng mộ với cha mình, Romney đôi khi lại định hướng sự nghiệp chính trị của mình theo một cách đối lập với cha mình. Khi ông tranh cử ghế tổng thống 2012, ông chỉ thị các trợ lý nghiên cứu quá trình ứng cử tổng thống ngắn ngủi của George, vốn bị nhấn chìm bởi một lầm lỗi Chiến Tranh Việt Nam. Là một ứng cử viên, Mitt Romney thận trọng và tính toán, và không thẳng thắn đối diện với các thế lực đang kiểm soát chính đảng của mình.
Nhưng nhiệm kỳ của Trump đã có tác dụng phóng thích Romney. Sau sự kiện Charlottesville, ông nói rằng phản ứng từ tổng thống “đã khiến những kẻ phân biệt chủng tộc vui mừng.” Sau phiên tòa luận tội- khi ông là đảng viên Cộng hòa duy nhất ngồi trong Thượng viện bỏ phiếu kết án Trump- ông có nói với tôi rằng ông đã được hướng dẫn bởi một câu thánh thư yêu thích của cha. Và tuần vừa rồi, khi các cuộc biểu tình lan rộng khắp cả nước, ông đã tweet một bức ảnh cha của ông diễn hành vì quyền dân sự.
Giống như bất kỳ chính trị gia tự nhận thức nào, Romney nhanh chóng nói tránh việc lịch sử sẽ nhận xét ông như thế nào. (“Thật lòng, tôi không nghĩ tôi sẽ được nhận xét bởi lịch sử,” ông nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn năm ngoái.) Nhưng gây áp lực ông ta đủ mạnh về các câu hỏi, và vài sự thật lộ diện từ bên dưới sự khiêm tốn.
“Tôi nghĩ về cha mình,” ông bảo tôi. “Cha tôi là một người đàn ông phi thường, nhưng tôi không nghĩ lịch sử sẽ ghi nhận tầm ảnh hưởng của George Romney đối với nước Mỹ… Tôi không nhìn về mình như một nhân vật lịch sử.”
Có lẽ ông đúng. Nhưng chỉ vì ông không nghĩ về các sử gia tương lai không có nghĩa ông không quan tâm đến những gì ông để lại. Cha của ông đã đề ra một tiêu chuẩn cao- và khi Romney gần cuối sự nghiệp của mình, ông muốn được nhìn nhận là đang hướng về điều đó.
Translation by Tuan Nguyen / The Interpreter