Về Luật sư Nguyễn Văn Đài và Hội Anh Em Dân Chủ-(BFD)

0
268
Luật sư Nguyễn Văn Đài trước khi bị bắt năm 2015.

Tiểu sử

Nguyễn Văn Đài sinh năm 1970 tại Thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, trong một gia đình công chức.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, không đỗ Đại học, Nguyễn Văn Đài đã đi học Trung học Kỹ thuật điện ở Sóc Sơn – Hà Nội.
Ông từng làm việc tại Cộng hòa Dân chủ Đức trong một thời gian. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, ông trở về Việt Nam năm 1990 và theo học tại Đại học Luật Hà Nội.
Năm 1995, tốt nghiệp đại học, ông làm việc cho một số văn phòng luật sư. Tuy nhiên, khởi đầu ông không là thành viên của Đoàn Luật sư Hà Nội.
Đến năm 1999, ông xin làm thành viên đoàn luật sư tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2002 thì chuyển về Đoàn Luật sư Hà Nội. Năm 1997, ông tự ứng cử đại biểu cho Quốc hội Việt Nam khóa XI nhưng không trúng cử.
Năm 2003, ông thành lập và làm giám đốc Công ty TNHH Dịch thuật và Tư vấn Việt Luật; đồng thời là Trưởng Văn phòng Luật sư Thiên Ân, có trụ sở tại số 10 Đoàn Trần Nghiệp, Hà Nội.
Hoạt động
Tháng 4 năm 2004, ông cùng với 11 luật sư thành lập nhóm “Luật sư Vì Công lý”, nhưng sau đó 11 luật sư này đều rút tên vì sợ bị thu giấy phép hành nghề.
Luật sư Nguyễn Văn Đài từng bảo vệ nhiều vụ án nhân quyền và tôn giáo như vụ xử Mục sư Nguyễn Hồng Quang và nhà truyền đạo Phạm Ngọc Thạch năm 2004.
Ngoài ra ông Đài đã viết một số bài nghiên cứu luật học về các quyền tự do chính trị ở Việt Nam. Trong một bài viết năm 2006, ông khẳng định rằng tuy Điều 4 của Hiến pháp 1992 của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng nó không ngăn cấm công dân Việt Nam thành lập các chính đảng mới. Ông lấy dẫn chứng là sự tồn tại của Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam cho đến năm 1988 đã không vi phạm điều đó (đã ghi trong bản Hiến pháp 1980). Vì thế, ông cho rằng tuy chưa có hướng dẫn cụ thể, các công dân Việt Nam đều có quyền tuyên bố thành lập đảng chính trị mà không cần phải xin phép nhà nước. Tuy không trực tiếp tham gia, Luật sư Nguyễn Văn Đài sẵn sàng tư vấn về mặt pháp lý cho các đảng phái mới thành lập.
Luật sư Nguyễn Văn Đài đã góp phần đáng kể cho sự ra đời của Khối 8406 và Tuyên ngôn Tự do Dân chủ 2006. Ban đầu nhóm chỉ có 118 thành viên là người Việt trong nước. Đến ngày 22 tháng 8 năm 2006, số thành viên công khai đã lên đến 1951 thành viên là người Việt trong nước. Ngoài ra, nhóm cũng đã có 3881 thành viên công khai là người Việt đang sinh sống ở nước ngoài. Cùng với 139 chính khách quốc tế bao gồm đại diện các tổ chức, 50 nhân sĩ Hiến chương 77 Tiệp Khắc và 50 dân biểu, nghị sĩ Hoa Kỳ. Ngoài ra, Luật sư Nguyễn Văn Đài cũng đã hỗ trợ cho sự ra đời của các tổ chức công nhân và bảo vệ nhân quyền như “Công đoàn Độc lập”, “Ủy ban Nhân quyền Việt Nam”, “Liên minh dân chủ nhân quyền Việt Nam”. Trước khi bị bắt, ông làm biên tập viên cho báo Tự do dân chủ và cộng tác viên của báo Tự do ngôn luận. Ông đã được nhận giải thưởng nhân quyền Hellman-Hemmet của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, và Giải Nhân quyền Việt Nam 2007 của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam.
Vụ án Nguyễn Văn Đài-Lê Thị Công Nhân
Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tổ chức xong Hội nghị Thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương vào cuối năm 2006, khoảng hai mươi nhà hoạt động vì dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo đã bị bắt và truy tố.
Ngày 3 tháng 2 năm 2007, công an đã khám xét văn phòng của luật sư Thiên Ân trong khi luật sư Lê Thị Công Nhân (cộng sự của luật sư Nguyễn Văn Đài) đang giúp cho một số sinh viên tìm hiểu về nhân quyền, tịch thu các tài liệu của ông. Ngày 28 tháng 2 năm 2007, phòng Đăng ký kinh doanh thuộc sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội ra quyết định và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch thuật và Tư vấn Việt Luật mà ông Đài là thành viên. Ngày 6 tháng 3 năm 2007, Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt cùng với luật sư Lê Thị Công Nhân.

Ngày 11 tháng 5, TAND thành phố Hà Nội đã tuyên án Nguyễn Văn Đài 5 năm tù giam.

Ngày 27/11, tòa án phúc thẩm giảm bản án xuống 1 năm còn 4 năm về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, nhưng vẫn giữ thời gian quản chế 4 năm.[8]

Nhìn nhận về Nguyễn Văn Đài và vụ án
Luật sư Nguyễn Văn Đài và luật sư Lê Thị Công Nhân bị bắt cùng ngày 6 tháng 3 với cáo buộc là họ đã từng sử dụng văn phòng luật Thiên Ân của luật sư Đài để “đào tạo về dân chủ và nhân quyền cho sinh viên ở Hà Nội”. Hai luật sư này cũng bị cáo buộc đã “kêu gọi người dân tẩy chay cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khóa XII”.
Tại phiên xử, luật sư Đài được hãng AP trích lời thừa nhận có lưu giữ tài liệu ủng hộ dân chủ và gặp gỡ một số sinh viên Việt Nam, ông cũng nói là ông không vi phạm bất kì luật nào mà chỉ đơn thuần thực hiện quyền tự do ngôn luận và quyền lập hội.

Tờ Việt Báo tại hải ngoại cho rằng “phiên tòa quả là một điều bỉ ổi và sỉ nhục cho cả dân tộc Việt Nam về cái gọi là sự công minh, một phiên tòa diễn ra tranh luận không quá một giờ đồng hồ cho các luật sư bào chữa được phép trình bày. Tờ Việt Báo viết:
Đặc biệt là sự chụp mũ của Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội và của chủ tọa phiên tòa là cứng nhắc, cả vú lấp miệng em, cho thấy một sự dập khuôn bản án đã định trước, từ trên xuống […] Tại sao đến thời đại ngày nay khi mà cả loài người trên thế giới đều rất văn minh và tiến bộ được hưởng hầu hết các giá trị nhân quyền, dân chủ, tự do, thì người dân Việt Nam chỉ vì nói lên quan điểm, chính kiến của mình lại bị nhà nước và đảng Cộng sản Việt Nam khép tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”.
Theo Việt báo, những hành động đó của bộ máy cầm quyền hiện nay của nhà nước chỉ có thể là sự chà đạp lên chính Hiến pháp, luật pháp của mình và luật pháp quốc tế mà chính quyền Việt Nam đã ký kết, có nghĩa vụ phải tuân thủ và áp dụng”.
Nhân vật bất đồng chính kiến Phạm Quế Dương nói: “những hoạt động của Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân là những hành động rất dũng cảm, trí tuệ, và họ đúng là những con người anh hùng. Bởi vì vấn đề dân chủ và vấn đề nhân quyền hiện nay là vấn đề bức xúc của nhân dân Việt Nam. Thế mà có những người rất trẻ như luật sư Nguyễn Văn Đài, như luật sư Lê Thị Công Nhân (27 tuổi) dám nói ra những vấn đề sự thật như vậy, lột trần tất cả những vi phạm nhân quyền và dân chủ của đảng Cộng sản và của chính phủ Việt Nam này ra; cho nên tôi hoàn toàn ủng hộ Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân”.
Sau khi ông và luật sư Lê Thị Công Nhân bị bắt giữ, một số tổ chức quốc tế lên tiếng phản đối và kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho hai người và một số nhân vật bất đồng chính kiến khác, trong đó có Quốc hội Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Ân xá Quốc tế, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.

Vụ hành hung vào tháng 12/2015
Trong bản thông cáo gửi báo chí ngày 10/12/2015, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontières – RSF) cho rằng luật sư Nguyễn Văn Đài và nhiều nhà hoạt động khác trên đường về Hà Nội đã bị “công an thường phục” chận xe đánh đập gây thương tích nặng sau buổi nói chuyện về nhân quyền nhân ngày Quốc tế Nhân quyền 10 Tháng 12 tại tư gia của nhà hoạt động Trần Hữu Đức ở huyện Nam Đàn, Hà Tĩnh. RSF cho rằng nhóm công an này đã lấy tiền bạc, điện thoại di động của luật sư Đài và bỏ ông xuống đường cách nơi hội thảo 50 km.
Thông cáo ra ngày 11/12 của Văn phòng Cao ủy LHQ (OHCHR) về Nhân quyền nói vụ tấn công các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam đang ở mức báo động và rằng LHQ quan ngại về việc nhà chức trách dường như làm ngơ và không truy tố những kẻ gây ra những vụ hành hung này.

Bị bắt về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” lần thứ 2
Ngày 16.12.2015 luật sư Nguyễn Văn Đài một lần nữa bị khởi tố bị can, bắt tạm giam và khám xét về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước”, theo Điều 88 Bộ luật Hình sự. Ông bị bắt trên đường đi gặp đoàn đối thoại nhân quyền EU mà tổ chức buổi nói chuyện với trưởng các nhóm xã hội dân sự và các nhà hoạt động, sau khi đã nói chuyện với chính quyền Việt Nam vào ngày hôm trước.
Ngày 22.2.2016, nghị sĩ Marie-Luise Dött, Phát ngôn viên về Chính sách Môi sinh và Xây dựng của Khối Nghị sĩ Liên minh Dân chủ/Xã hội Thiên chúa giáo Đức (CDU/CSU) trong Quốc hội Liên bang Đức, đã chính thức tuyên bố báo chí nhận bảo trợ quốc hội cho Luật sư Nguyễn văn Đài, nhà bảo vệ nhân quyền bất bạo động bị giam giữ từ ngày 16/12/2015 theo lời yêu cầu của tổ chức nhân quyền Veto! Human Rights Defenders‘ Network. Bà đã gặp ông Đài tại Hà Nội vào tháng 8 năm ngoái cùng với phái đoàn đại biểu nhóm CDU/CSU của quốc hội Đức trong chuyến sang thăm Việt Nam. Cũng gặp ông Đài vào lúc đó là ông Volker Kauder, chủ tịch nhóm liên đảng CDU/CSU tại quốc hội Đức, cũng đã lên án khe khắt vụ bắt giam ông Đài. Ông nghi ngờ là, vụ bắt giam này là để dập tắc một tiếng nói phê phán, nó cho thấy là tình trạng nhân quyền ở Việt Nam từ trước tới giờ vẫn chưa thể chấp nhận được.
Ngày 10 tháng 4 năm 2017, bà Vũ Minh Khánh, vợ của ông Đài cho biết: “Tính đến 16/4/2017, chồng tôi đã bị tạm giam tròn 16 tháng, sau ba lần gia hạn lệnh tạm giam mà chưa công bố kết luận điều tra, cũng như không cho các luật sư tiếp xúc. Bên cạnh đó, chồng tôi còn bị biệt giam. Về phần tôi đến nay, chỉ được thăm gặp chồng hai lần, tháng 10/2016 và tháng 1/2017. Anh ấy nói với tôi rằng gặp rất nhiều áp lực trong tù.”
Ls Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà bị bắt tạm giam ngày 16/12/2015 bị khởi tố theo điều 88 BLHS. Như vậy căn cứ điều 119 và điều 120 của BLTTHS thì lẽ ra Công an Việt nam phải trả tự do cho họ ngày sau ngày 16/4/2017 vì hết 16 tháng mà chưa có kết luận điều tra, thời hạn tạm giam tối đa đã hết. 4+4+4+4=16. Việc Ls Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà chưa được trả tự do trong khi họ bị bắt giam đã gần 17 tháng chứng tỏ Công an Việt nam xem thường luật pháp. Không thể đưa ra xét xử vụ án thứ hai theo điều 88 BLHS vì đã hết thời hiệu điều tra, ngày 30-7, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 6 bị can trong vụ án “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Tiếp tục giam giữ Luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà để điều tra trong một vụ án mới theo điều 79 BLHS.

Bị khởi tố lần thứ 3 trong một vụ án mới theo điều 79 BLHS. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.

TTO-Ngày 30-7, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 6 bị can trong vụ án “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Theo đó, Cơ quan ANĐT đã khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Đài (48 tuổi, trú tại tập thể Bách Khoa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội); Lê Thu Hà, (35 tuổi, trú phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Ngoài 2 đối tượng trên, cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an còn khởi tố bị can, thi hành quyết định bắt tạm giam đối với: Phạm Văn Trội (45 tuổi, xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Nội); Nguyễn Trung Tôn, (45 tuổi, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa); Trương Minh Đức, (57 tuổi, trú tại phường 15, quận 8, TP.HCM); Nguyễn Bắc Truyển (49 tuổi, trú tại phường 6, quận Tân Bình, TP.HCM).

Các bị can bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

THÂN HOÀNG – H. ĐIỆP.
Cơ quan ANĐT đã khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Đài (48 tuổi, trú tại tập thể Bách Khoa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) Luật sư Nguyễn Văn Đài bị khởi tố lần thứ 3.
Lê Thu Hà, (35 tuổi, trú phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Chị Lê Thu Hà, cộng sự của Luật sư Nguyễn Văn Đài, bị khởi tố cùng ngày 30/7/2017 theo điều 79 BLHS.

Sáng ngày 30/7/2017, công an Việt Nam ở Hà Nội, Sài Gòn và Thanh Hóa đã đồng loạt bắt giữ các ông Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội và Nguyễn Bắc Truyển. Cả bốn cựu tù nhân lương tâm này đều bị nhà cầm quyền Việt Nam khởi tố theo Điều 79 “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Họ đều là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, một tổ chức XHDS thành lập ngày 24/04/2013.

Từ trái qua: Ký giả Trương Minh Đức, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Phạm Văn Trội, ông Nguyễn Bắc Truyển.
RFA
Mục sư Nguyễn Trung Tôn (1971), cư trú tại Thanh Hóa, là chủ tịch của Hội Anh em Dân chủ (HAEDC), thành viên Hội đồng Liên tôn Việt Nam; năm 2011 từng bị kết án 2 năm tù theo điều 88 BLHS Tuyên truyền chống nhà nước XHCN. Tháng 2/2017, mục sư Tôn bị bắt cóc, hành hung và đánh gãy chân khi đang trên đường từ Thanh Hóa vào Quảng Bình. MS Nguyễn Trung Tôn đã bị bắt sau hơn 2 năm hết án quản chế!

1/ Mục sư Nguyễn Trung Tôn (1971), cư trú tại Thanh Hóa, là chủ tịch của Hội Anh em Dân chủ (HAEDC), thành viên Hội đồng Liên tôn Việt Nam; năm 2011 từng bị kết án 2 năm tù theo điều 88 BLHS Tuyên truyền chống nhà nước XHCN. Tháng 2/2017, mục sư Tôn bị bắt cóc, hành hung và đánh gãy chân khi đang trên đường từ Thanh Hóa vào Quảng Bình. MS Nguyễn Trung Tôn đã bị bắt sau hơn 2 năm hết án quản chế!

2/ Kỹ sư Phạm Văn Trội (1972), cư ngụ tại Hà Nội, là một nhà bất đồng chính kiến; năm 2008 từng bị bắt theo điều 88 BLHS và kêu án 4 năm tù + 4 năm quản chế. Ông Trội vừa hết án quản chế tháng 9/2016. Bà Nguyễn Thị Huyền Trang – vợ ông Trội cho biết, công an Hà Nội đã đến nhà bắt ông Trội, với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 BLHS.

2/ Kỹ sư Phạm Văn Trội (1972), cư ngụ tại Hà Nội, là một nhà bất đồng chính kiến; năm 2008 từng bị bắt theo điều 88 BLHS và kêu án 4 năm tù + 4 năm quản chế. Ông Trội vừa hết án quản chế tháng 9/2016. Bà Nguyễn Thị Huyền Trang – vợ ông Trội cho biết, công an Hà Nội đã đến nhà bắt ông Trội, với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 BLHS.

3/ Nhà báo tự do Trương Minh Đức (1960), cư trú Sài Gòn, từng bị bắt năm 2007 và kết án 5 năm tù giam, vì bị kết tội “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” theo điều 258 BLHS. Sau khi được trả tự do năm 2012, ông Đức thường bị sách nhiễu và nhiều lần bị những người lạ mặt hành hung. Ông Đức bị bắt và khởi tố theo Điều 79 BLHS “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

3/ Nhà báo tự do Trương Minh Đức (1960), cư trú Sài Gòn, từng bị bắt năm 2007 và kết án 5 năm tù giam, vì bị kết tội “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” theo điều 258 BLHS. Sau khi được trả tự do năm 2012, ông Đức thường bị sách nhiễu và nhiều lần bị những người lạ mặt hành hung. Ông Đức bị bắt và khởi tố theo Điều 79 BLHS “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

4/ Luật sư Nguyễn Bắc Truyển (1968), cư trú tại Sài Gòn, năm 2006 từng bị bắt và kết tội “Tuyên truyền chống phá Nhà nước” với mức án 4 năm tù giam. Ông Truyển ra tù 2010 và sống tại Sài Gòn. Ông Truyển từng tham gia một thời gian trong Hội Anh Em Dân Chủ, mới đây đã bị cơ quan an ninh triệu tập điều tra về luật sư Nguyễn Văn Đài, nhưng ông đã bất hợp tác. Ông Nguyễn Bắc Truyển bị bắt khi đang đợi vợ ngoài cổng nhà thờ Dòng Chúa cứu thế tại Sài Gòn.

4/ Luật sư Nguyễn Bắc Truyển (1968), cư trú tại Sài Gòn, năm 2006 từng bị bắt và kết tội “Tuyên truyền chống phá Nhà nước” với mức án 4 năm tù giam. Ông Truyển ra tù 2010 và sống tại Sài Gòn. Ông Truyển từng tham gia một thời gian trong Hội Anh Em Dân Chủ, mới đây đã bị cơ quan an ninh triệu tập điều tra về luật sư Nguyễn Văn Đài, nhưng ông đã bất hợp tác. Ông Nguyễn Bắc Truyển bị bắt khi đang đợi vợ ngoài cổng nhà thờ Dòng Chúa cứu thế tại Sài Gòn.

Cả 4 người bị bắt đều là thành viên của Hội Anh EM Dân Chủ- Brotherhood For Democracy(BFD), một tổ chức XHDS có tôn chỉ hoạt động:

Đấu tranh bảo vệ và thực thi các quyền con người đã được Hiến pháp Việt Nam và các Công ước quốc tế ghi nhận.
Vận động xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ, công bằng và văn minh.

Các tôn chỉ này hoàn toàn phù hợp với Hiến Pháp Việt Nam và phù hợp với quy tắc phổ quát về Quyền Con Người được Hiến chương Liên Hợp Quốc xác định mà Nhà nước Việt Nam đã ký kết với các quốc gia và Tổ chức Quốc tế.

Hội Anh Em Dân Chủ lên án và phản đối nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp và bắt bớ 4 ông: Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức và Nguyễn Bắc Truyển. Hành động này đi ngược lại Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013, chà đạp lên các Quy tắc phổ quát về Quyền Con Người được Hiến chương Liên Hợp Quốc xác định, phản bội lại những cam kết mà Nhà nước Việt Nam đã ký kết với quốc tế.

Chúng tôi kịch liệt lên án và phản đối nhà cầm quyền bắt giam, khởi tố các ông Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển. Chúng tôi cũng lên án và phản đối hành động bắt bớ tràn lan và cầm tù các ông bà: Lê Đình Lượng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Văn Oai, Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển, Trần Thị Nga, Bùi Hiếu Võ, Phan Kim Khánh, Hoàng Đức Bình, Trần Văn Hoàng Phúc, Nguyễn văn Đài, Lê Thu Hà và nhiều người khác nữa.

Chúng tôi đòi hỏi Nhà nước Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho những người bị bắt giữ một cách tùy tiện trong ngày 30/7/2017. Yêu cầu Nhà nước Việt Nam trả tự do vô điều kiện những người kể trên, cũng như cho tất cả những Tù Nhân Lương Tâm đã bị bắt và khởi tố một cách tùy tiện, tràn lan trong những năm vừa qua, hiện vẫn còn bị giam cầm, tù đày.

DC Tổng hợp theo Wikipedia tiếng Việt & Hội Anh Em Dân Chủ- Brotherhood For Democracy(BFD)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here