Chưa có nước nào thật sự là bạn trung thành của nhau. Khi những quyền lợi của hai bên được đáp ứng, chính phủ hai nước có thể là bạn, nhưng khi có khủng hoảng xảy ra, đi kèm với những mối quan hệ phức tạp khác, người ta mới rõ mặt nhau.
Trung Quốc đã từng được Ukraine giúp đỡ rất nhiều về quân sự, chưa kể đến các hợp tác thương mại. Nhưng khi cuộc xâm lăng của Nga xảy ra, Trung Quốc đã chọn Nga.
Bài viết dưới đây đưa ra các chi tiết về sự lãnh đạm của TQ đối với Ukraine từ khi xảy ra cuộc chiến tranh Nga-Ukraine.
**************
Bài viết do Eva Dou và Pei Lin Wu thực hiện
Thứ Tư ngày 9 tháng 3 năm 2022
Khi Ukraine yêu cầu Trung Quốc giúp đỡ trong việc kêu gọi ngừng bắn với Nga trong lần xâm lược này, họ đã kêu gọi một quốc gia có quân đội hiện đại mà họ đã giúp xây dựng.
Ukraine trong nhiều năm đã cung cấp cho Bắc Kinh công nghệ quân sự quan trọng mà nước này không thể nhận được từ ai khác, bao gồm hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc, công nghệ radar chống tên lửa của hải quân và động cơ phản lực hiện đại. Đồng thời Ukraine cũng là đất nước cung cấp chính nguồn bắp và dầu hướng dương cho Trung Quốc.
Sarah Kirchberger, người đứng đầu Trung tâm Chiến lược và An ninh Châu Á – Thái Bình Dương tại Đại học Kiel của Đức, cho biết: “Trung Quốc sẽ không có một hàng không mẫu hạm như ngày nay, nếu không có sự giúp đỡ đó.”
Lịch sử này giữa hai nước sẽ giải thích tại sao Bắc Kinh có thể cảm thấy khá khó xử về cuộc xâm lược, nhưng Trung Quốc phụ thuộc vào Nga nhiều hơn mối quan hệ của họ với Ukraine và Bắc Kinh đã công khai hậu thuẫn cho Nga. Ukraine cũng đang dần rời xa Trung Quốc trong những năm gần đây khi nước này muốn gia nhập NATO.
Trung Quốc đề cao mối quan hệ “vững chắc” với Nga khi họ đề nghị làm trung gian hòa giải xung đột Ukraine-Nga.
Taylor Fravel, giám đốc chương trình nghiên cứu an ninh tại MIT, cho biết: “Nga là nhà cung cấp vũ khí quan trọng nhất cho Trung Quốc, nhưng TQ cũng là nơi nhận sự giúp đỡ thật sự trong lĩnh vực động cơ phản lực, cũng như một số động cơ tàu thủy và tên lửa”.
Ukraine đã rất thất vọng rằng nhiều năm quan hệ cộng tác với Trung Quốc đã không dẫn đến sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ Bắc Kinh khi đất nước họ bị Nga xâm lược .
Sergiy Gerasymchuk, Phó giám đốc của Hội đồng Chính sách Đối ngoại của Ukraine, một tổ chức tư vấn tại Ukraine, cho biết: “Có kỳ vọng rằng sự có mặt của các doanh nghiệp Trung Quốc và có sự đầu tư của Trung Quốc vào Ukraine, điều đó sẽ ngăn chặn Nga leo thang. “Có những kỳ vọng rằng Nga sẽ không bao che các doanh nghiệp thuộc Trung Quốc.”
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian ngày 9/3 chỉ trích liên minh quân sự của các quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ, khi người Ukraine tiếp tục chạy trốn. (Reuters)
Gerasymchuk nói rằng trong khi Kyiv vẫn còn hy vọng rằng Bắc Kinh có thể can thiệp để tiến tới một lệnh ngừng bắn, thì hy vọng đó đã giảm dần khi Chủ tịch TQ Tập Cận Bình công khai liên kết với Vladimir Putin, vào tháng Hai.
Tuy nhiên, cũng đã có sự thay đổi trong những năm gần đây về phía Ukraine, với việc các nhà hoạch định chính sách ngày càng coi Trung Quốc là một “thách thức” hơn là một cộng sự chiến lược, Yurii Poita thuộc bộ phận Châu Á – Thái Bình Dương tại Trung tâm Quân đội, Conversation, cho biết.
Ông nói: “Bây giờ Ukraine có thể nhận ra ai là bạn thực sự trong tình huống rất nguy nan này, và chúng tôi có thể nói rằng Trung Quốc không phải là bạn. Đó không phải là kẻ thù, nhưng cũng không phải là bạn. TQ nằm đâu đó ở giữa. “
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhắc lại rằng Nga là “liên minh chiến lược quan trọng nhất” của TQ. Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu của Liên Hợp Quốc để lên án sự xâm lược của Nga vừa qua.
Tuyên bố với tờ báo The Washington Post hôm thứ Ba, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cho biết quan điểm của Bắc Kinh đối với Ukraine trước sau như một. Họ cho biết: “Trung Quốc coi trọng quan hệ cộng tác chiến lược được thiết lập giữa Trung Quốc và Ukraine vào năm 2011. “Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia cần được tôn trọng và duy trì.”
Tuy nhiên, Trung Quốc đã không lên án cuộc xâm lược của Nga – hay ngay cả không gọi đó là cuộc xâm lược- và đã đổ lỗi cho Hoa Kỳ và NATO về cuộc xung đột.
Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, Trung Quốc và Ukraine đã ve vãn nhau. Bị cắt đứt việc mua vũ khí từ Hoa Kỳ và EU, sau vụ thảm sát ở Quảng Trường Thiên An Môn năm 1989, Bắc Kinh nhận thấy Ukraine sẵn sàng bán cho họ một số công nghệ quân sự hiện đại mà Nga sẽ không bán cho Trung Quốc vì lý do cạnh tranh. Ukraine coi Trung Quốc là cơ hội thị trường rộng lớn cho các hãng cung cấp quốc phòng và là đối thủ trong khu vực với Nga.
Khi Trung Quốc ghi danh tổ chức Thế vận hội Mùa hè năm 2008, truyền thông Trung Quốc trích dẫn tờ Kyiv Post đưa tin rằng một viện nghiên cứu Ukraine đã cung cấp thiết bị chống tên lửa để bảo vệ Thế vận hội. Các báo cáo cho biết hệ thống radar giống Aegis cũng đang được sử dụng trên các tàu chiến của Trung Quốc.
Kirchberger cho biết hệ thống radar mảng pha này là một khả năng quan trọng đối với hải quân hiện đại. “Một con tàu có thể được đặt trong một khu vực và nó có thể bảo đảm theo dõi được toàn bộ không phận xung quanh nó,” cô nói.
Quan hệ hợp tác chiến lược của Bắc Kinh và Kyiv nguội lạnh sau năm 2014, vì Ukraine ưu tiên gia nhập NATO sau cuộc xâm lược đầu tiên của Nga. Khi Ukraine tìm cách liên kết chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ và EU, họ đã giúp Trung Quốc đạt được tiến bộ rất xa về vũ khí, bao gồm cả một nỗ lực vào năm 2017, một công ty Trung Quốc là Beijing Skyrizon Aviation Industry Investment, dự tính mua công ty hàng không vũ trụ Ukraine Motor Sich, một trong các hãng sản xuất động cơ máy bay quân sự hiện đại nhất thế giới.
Poita nói: “ Nhưng Hoa Kỳ đã giúp Ukraine ngừng thỏa thuận này. Với công nghệ hiện đại như thế Ukraine không được chuyển giao cho Trung Quốc. Nó bị cấm, nó bị cấm tuyệt đối, bởi vì đối với Ukraine, mối quan hệ với NATO và các đồng minh là rất quan trọng ”.
Beijing Skyrizon đã đệ đơn lên Tòa án Trọng tài Thường trực ở La Hay, yêu cầu Ukraine bồi thường 4,5 tỷ USD cho vụ bãi bỏ hợp đồng Motor Sich này.
Trong khi Ukraine hướng về Tây phương, Nga và Trung Quốc đã củng cố mối quan hệ chặt chẽ hơn, dẫn đến tuyên bố ngày 4 tháng 2 rằng mối quan hệ giữa họ là “không có giới hạn”. Kirchberger cho biết trong những năm gần đây, Moscow ngày càng sẵn sàng bán các thiết bị quân sự hiện đại hơn cho Bắc Kinh.
Hợp tác quân sự của Trung Quốc với Ukraine là khó xác nhận đầy đủ bởi vì lĩnh vực đó phần lớn được giữ bí mật với công chúng. Ngay cả truyền thông Trung Quốc cũng không bình luận nhiều về những thông tin ít ỏi được tiết lộ về một mối quan hệ quốc phòng rõ ràng là quan trọng giữa hai nước.
“Có vẻ như cả hai bên đang cố tình né tránh hợp tác trong ngành quân sự và không đưa ra lời nào về thương mại quân sự. Nhưng trên thực tế, Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của ngành công nghiệp quân sự của Ukraine, ”Thời báo Hoàn cầu của nhà nước viết vào năm 2015.
Một số thỏa thuận quân sự quan trọng nhất giữa hai nước đã diễn ra trong bối cảnh mơ hồ. Theo một cuộc phỏng vấn của tờ South China Morning Post vào năm 2015 với Xu Zengping, một doanh nhân có trụ sở tại Hồng Kông, người đã đàm phán về việc mua bán một hàng không mẫu hạm chưa hoàn thiện, Varyag, là một vụ mua bán tư nhân (giả hiệu).
Xu, một cựu vận động viên bóng rổ quân đội Trung Quốc, nói với tờ báo rằng anh đã đến Ukraine vào năm 1998 rằng anh muốn biến tàu sân bay thành khách sạn nổi và sòng bạc lớn nhất thế giới. Cuối cùng, anh ta đã kéo được con tàu về Trung Quốc và nhiều năm sau đó, anh ta đã giao nó cho quân đội Trung Quốc. Vào năm 2012, nó sẽ được đưa vào hoạt động, được đặt tên laLiêu Ninh.
Các công tố viên Ukraine cho biết vào năm 2005, Trung Quốc cũng đã thu được từ các đại lý vũ khí Ukraine nửa tá tên lửa phóng từ trên không có thể gắn đầu đạn hạt nhân, với cáo buộc rằng chúng đã được nhập lậu ra khỏi nước này và bán trái phép. Các quan chức trung thành với cựu tổng thống Ukraine Leonid Kuchma bị dính líu đến vụ mua bán vũ khí.
Trong những năm gần đây, Ukraine đã hạn chế bán vũ khí hiện đại cho Trung Quốc nhưng vẫn tham gia chương trình phát triển cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường của Bắc Kinh. Ukraine cũng vẫn nằm trong vùng ảnh hưởng của Trung Quốc: Mùa hè năm ngoái, Ukraine đã gây sóng gió khi rút lại chữ ký khỏi tuyên bố của Liên hợp quốc để lên án các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc ở khu vực Tân Cương. Hãng tin AP đã báo cáo rằng Trung Quốc gây áp lực với Ukraine, đe dọa sẽ giữ lại vắc xin coronavirus của Trung Quốc từ Ukraine nếu Kyiv không rút lại.
Gerasymchuk cho biết Ukraine đã cố gắng làm theo mô hình của Đức trong việc tiếp tục quan hệ đối tác kinh tế với Trung Quốc trong khi vạch ra ranh giới trong các vấn đề an ninh.
Ông nói: “Hoa Kỳ và phương Tây là những người bạn chính của chúng tôi, nhưng điều đó không ngăn cản chúng tôi giao thương với Trung Quốc. “Chúng tôi đang nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ xuyên Đại Tây Dương, nhưng vì chúng tôi phụ thuộc vào Trung Quốc về mặt kinh tế, nên chúng tôi giữ khoảng cách”.