Nga xâm lược Ukraine và mối hoạ từ Trung Quốc ở Châu Á
Cuộc khủng hoảng Ukraine ngày 24/2 đã có diễn biến đột ngột. Sau khi tuyên bố sáp nhập Luhansk và Donetsk ở miền Đông Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin không những tiến quân vào hai khu vực này mà còn phát động cuộc tấn công quân sự đồng bộ vào nhiều thành phố của Ukraine, bao gồm thủ đô Kiev.
Các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu tuyên bố nhiều biện pháp trừng phạt hơn đối với Nga; Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc triệu tập cuộc họp khẩn cấp, Tổng thư ký Antonio Guterres kêu gọi Tổng thống Nga Putin chấm dứt hành động quân sự. Cuộc khủng hoảng đã khiến cho thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc, giá năng lượng và lương thực tăng mạnh, trật tự hòa bình dựa trên luật lệ được hình thành sau Chiến tranh Lạnh đứng trước thách thức chưa từng có.
Khi Nga triển khai xe tăng tiến vào lãnh thổ Ukraine, cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine làm trấn động thế giới với mối đe dọa và nguy cơ còn nguy hiểm hơn cả ở Eo biển Đài Loan. Nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tái thống nhất Đài Loan bằng vũ lực đã trở nên “gặp thời” hơn.
Việc Nga xâm lược Ukraine tạo ra những tiền lệ đáng báo động cho các quốc gia khác hiện đang có tranh chấp. Cho đến nay, Trung Quốc chỉ mới đang đe dọa Đài Loan và các quốc gia khu vực Biển Đông, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa tiến gần tới những gì mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã làm. Không có việc tập hợp hàng trăm nghìn quân, hàng nghìn xe tăng và máy bay chiến đấu trên bờ biển Trung Quốc.
Nhưng nếu bạn là Tập Cận Bình, bạn sẽ thích thú và vui mừng khi chứng kiến những hành động của Putin. Nếu Putin có thể làm được điều này, chẳng có lý do gì Trung Quốc không thể làm điều tương tự với Đài Loan hay với các thực thể thuộc Trường Sa trên Biển Đông. Phương Tây đứng yên (theo quan điểm của Trung Quốc) bất lực khi Nga chia cắt Ukraine và biến nước này trở thành một thuộc địa của Nga. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rất chú ý tới điều này. Ngoài ra, ông Tập Cận Bình cũng nhìn thấy và hiểu rõ những tham vọng của Putin về việc đưa đất nước Nga trở lại vinh quang trước đây. Tham vọng đó không chỉ là khôi phục sự vĩ đại của Liên bang Xô Viết cũ, mà còn là sự vĩ đại của các Sa hoàng. Ông Tập Cận Bình cũng có những tham vọng lớn lao không kém. Bất kỳ ai có thể một mình đương đầu với truyền thống lâu đời của Trung Quốc về việc kế nhiệm và tự trao cho mình quyền lực cai trị vĩnh viễn sẽ có tầm nhìn của riêng mình về sự vĩ đại của cá nhân. Ông Tập Cận Bình cũng muốn khôi phục sự vĩ đại trước đây của đế quốc Trung Hoa. Ông cũng có tham vọng muốn Trung Quốc thống trị các vùng biển và triển khai sức mạnh của Trung Quốc trên toàn thế giới.https://www.youtube.com/embed/hKqDpdyGsb4
Thái độ của mấy ông tướng Việt Nam đối với vấn đề Ukraina
Việc Nga xâm lược Ukraina đã tạo một tiền lệ nguy hiểm khi một số người cho rằng Trung Quốc có thể dựa theo logic đó để xâm lược Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam mặc dù đề cao “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”, nhưng trước lợi ích với Nga đã không dám lên tiếng tố cáo hành vi xâm lược này của Nga. Đã vậy, lực lượng tuyên giáo lại tiếp tục bịt miệng báo chí và dư luận Việt Nam trước sự thật trần trụi là Nga đã xâm lược Ukraina. Các phóng viên cho biết tuyên giáo Việt Nam đã yêu cầu các báo không được dùng từ “xâm lược” cho hành động quân sự của Nga ở Ukraina.
Nhà văn Tạ Duy Anh đăng trên FB của mình: “TÍNH ĐẾN GIỜ NÀY:
-Báo chí Việt vẫn bảo vệ vững chắc cụm từ “Chiến dịch quân sự đặc biệt” thay cho từ Chiến tranh xâm lược.
-Các hội đoàn Nhà nước nuôi vẫn ngoan ngoãn nằm gọn trong vòng tay cấp trên để không có bất cứ sự vượt rào nào trong thể hiện thái độ về cuộc chiến do Putin tiến hành chống lại 4/5 nhân loại.
Chúc mừng Ban tuyên giáo và các đồng nghiệp.”
Thêm nữa, các dư luận viên “cao cấp” – vốn là các tướng lĩnh (nhưng không hiểu rõ bản chất của nước Nga thời Putin) nên còn đưa ra các luận điệu nhằm “đánh bùn sang ao”, làm dư luận rối trí. Ví dụ, Trung tướng dư luận viên Nguyễn Thanh Tuấn thì viết rằng:
“Đã thế vì sức ép của Mỹ Tổng thống Zelenxki (Zelensky) không chịu thực hiện thỏa thuận Noocmandi (Normandy treaty) tìm biện pháp hoà bình thống nhất đất nước mà đẩy mạnh xây dựng quân đội, phát triển quân sự với ý định gia nhập NATO dựa vào Mỹ để thu hồi các vùng đã mất và ly khai, đối đầu chống Nga, cùng Mỹ bao vây kiềm chế làm suy yếu nước Nga. Một chính quyền chấp nhận phụ thuộc Mỹ đã đẩy Ucraina (Ukraine) đến hoàn cảnh như hiện nay.
Với Nga hay bất cứ nước nào như Nga cũng không thể chấp nhận một nước láng giềng gần gũi cùng chung biên giới quay lưng cùng các nước khác chống mình , đặc biệt Nga càng không thể bị nhiều lần phản bội nên họ cần có biện pháp ngăn chặn xoá bỏ nguy cơ đưa chiến tranh đến với nước mình .
Từ nguy cơ trên Nga đã phát động chiến dịch Quân sự đặc biệt nhằm chống quân sự hóa và phát xít hoá ở Ucraina (Ukraine), với mục tiêu này ngày 24/2 Nga đã tiến công Ucraina như chúng ta đã biết.” (1)
Thiếu tướng Lê Văn Cương thì khẳng định như đinh đóng cột: “Tổng thống Putin đã tuyên bố: Thứ nhất, Nga không xâm lược, không cướp đất của Ukraine; Thứ hai, Nga không đánh vào dân thường Ukraine vì người Ukraine và người Nga cùng một chủng tộc, chung tổ tiên, dòng máu. Tôi tin tuyên bố ấy là đúng mức và ông Putin sẽ làm như vậy.” (2)
Cũng cùng ý kiến đó, Trung tướng Nguyễn Đức Hải cũng khẳng định: “Nga nhấn mạnh rằng không xâm lược các nước láng giềng khác mà chỉ đáp trả mối đe dọa từ Ukraine. Nga muốn thực hiện phi quân sự tiềm lực quân sự của Ukraine, vì thời gian gần đây Nga hiểu rằng tiềm lực quân sự từ bên ngoài trực tiếp hỗ trợ, hiện đại hóa cho Ukraine.” (3)
Với logic suy luận của tướng Tuấn, thì việc Trung Quốc đe doạ khi Việt Nam xích lại gần trong quan hệ với Mỹ, và Việt Nam phải “ngoan ngoãn” chấp thuận, đó là điều đương nhiên chăng? Còn đối với tướng Cương và tướng Hải, các ông nghĩ sao về việc Trung Quốc nếu tấn công các tiền đồn mà Việt Nam đang chiếm giữ ở Trường Sa, và khẳng định đó không phải là xâm lược mà chỉ là “thu hồi” những gì thuộc Trung Quốc, như họ đã và đang rêu rao. Còn nhớ, chiến tranh Biên giới năm 1979, khi mà Trung Quốc tấn công sáu tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam, Trung Quốc cũng “biện minh” rằng: đây là cuộc chiến tranh tự vệ của Trung Quốc trước Việt Nam. Nếu theo logic này, khi Trung Quốc tấn công Việt Nam, sẽ không có quốc gia nào trên thế giới cần phải lên tiếng ủng hộ Việt Nam hết, vì đâu có chuyện Trung Quốc xâm lược Việt Nam đâu.
Hãy nghe Cựu Phó Đô đốc, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân Việt Nam, Thiếu tướng Đỗ Minh Thái nói về vấn đề này trên FB của ông ta: “…Năm 1978 bộ tam sang ký hiệp ước, nhưng 1979 tàu khựa vẫn đánh ta, niềm tin về sức mạnh Liên Xô phai nhạt là tất yếu?
Năm 1988 xảy ra vụ Trường Sa và thảm sát Gạc Ma. Lãnh đạo Hải Quân bức xúc vì Hải Quân Liên Xô ở Cam Ranh án binh bất động, không chia sẻ thông tin. Họ trả lời vì… không có lệnh của cấp trên…
Sau này nhiều lần làm việc, họ luôn nói sẵn sàng giúp đỡ ta, nhưng nếu không thanh toán hợp đồng đúng hạn thì còn khuya nhé, chưa kể hợp đồng nào cũng có rất nhiều phát sinh và bổ sung hợp đồng, tức là thêm tiền…
Nhưng phản cảm nhất là chuyến thăm của lãnh đạo ta năm 2014. Đến Moscow đón rất lạnh nhạt, mấy ngày sau bác cả phải bay xuống Xochi mới gặp đối tác để ký các văn kiện! Riêng văn kiện tôi chịu trách nhiệm, đã xong bản in để ký, họ nói phải sửa… Tôi nhẹ nhàng: Giờ sửa cũng ok, nhưng sẽ không thể ký lần này! Lúc đó họ mới thôi yêu sách. Khi đoàn đến Minsk, TT trải thảm đỏ đón và tiễn đoàn, mới thấu hiểu về người Nga mới.
Những chuyện này cũng mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Thế nên chiến tranh với Ukraina cần được nhìn nhạn từ nhiều góc độ, mới hiểu được bản chất vấn đề.”
Thế mới hiểu, có nhiều ông tướng chỉ là trong nhà, chả hiểu gì về thế giới mà cũng bàn luận thế sự. Cứ thế thì Việt Nam cái quần cũng chả còn, nữa là biển đảo.
___________
Tham khảo:
1. https://www.facebook.com/groups/1122580627823557/permalink/4998635743551340/?sfnsn=mo&ref=share
2. https://baonghean.vn/tuong-cuong-nga-se-khong-sa-lay-o-ukraine-303077.html
3. https://plo.vn/quoc-te/chien-su-ngaukraine-dung-don-quan-su-giai-quyet-van-de-chinh-tri-1045735.html
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Dohttps://www.youtube.com/embed/6HpATJ-bxZs