TỪ “GUAN” ĐẾN “CRO”: LỰA CHỌN CỦA MỘT NỀN TƯ PHÁP 

2
74

Nguyen Quoc Tan Trung

Chuyện là có một bạn gửi cho mình đường link của video dưới ảnh, nhạc EDM giựt đùng đùng, giọng văn tự hào về việc Tổng thống Putin “miễn trừ” cho giới an ninh Nga sau cáo buộc nhóm này cắt tai của một phần tử cực đoan và ép hắn ăn tai của chính mình. Chưa bàn đến tính thực hư của câu chuyện, trên các diễn đàn thân Nga/an ninh mạng, việc những phần tử này bị áp dụng nhục hình cũng được xem là biểu hiện đáng tự hào của sự “quyết đoán” và “mạnh mẽ” của chính quyền ông Putin.

Mình không có dự định bình luận về khả năng tr.a tấ.n nghi phạm nói chung tại Nga. Đây thật ra không phải là chuyện mới lạ. Và người Việt chúng ta, với những câu chuyện như trộm chó bị hội đồng tới…, cũng không đủ thẩm quyền để phê phán họ. 

Tuy nhiên, điều khá thú vị là những nhóm ca ngợi cách ứng xử này của Nga cũng là những nhóm từng chỉ trích nhà t.ù Guantanamo của Hoa Kỳ rất nặng nề, dù đây cũng là một nhà t.ù được sử dụng để đối phó chuyên biệt với các phần tử cực đoan tương tự. Từ việc khẳng định khu phức hợp Guan là biểu hiện của “chủ nghĩa đế quốc toàn cầu” cho đến chê bai các vấn đề nhân quyền tại Guan, thật khó tưởng tượng họ lại hào hứng đến như vậy khi nước Nga “của họ” có chuyện.

Trong khi đó, sự thật là bất kỳ nghi phạm hay nhóm yếu thế nào đối diện với những cáo buộc vi phạm an ninh nghiêm trọng đều sẽ hy vọng rằng người bắt giữ họ là chính quyền Hoa Kỳ, chứ không phải chính quyền Nga. 

***

Ở Guan, dù hay bị lấy ra làm vật tế thần về vấn đề nhân quyền của Hoa Kỳ, các tù nhân theo chủ nghĩa cực đoan không chỉ có quyền tìm đến luật sư, họ còn có thể thách thức lên tận Tối cao Pháp viện để tìm kiếm các công cụ bảo hộ tư pháp ngang bằng với công dân Mỹ. 

Ví dụ, trong án lệ Rasul v. Bush (542 U.S. 466), đại diện pháp lý của 14 kẻ tình nghi cực đoan được quyền thách thức đương kiêm tổng thống Hoa Kỳ (ông G.W. Bush) lên đến Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, và thậm chí thắng kiện. Trong đó, tòa này cho phép những người nước ngoại, tình nghi cực đoan bị giam giữ tại Guan có quyền sử dụng trát “habeas corpus” – một trát đặc trưng của hệ thống thông luật – cho phép người bị tạm giam, tạm giữ đại diện pháp lý ngay lập tức và từ đó khởi kiện việc bị tạm giam, tạm giữ của họ là tùy tiện, bất hợp pháp. 

Cụ thể hơn, Tối cao Pháp viện phủ nhận lý luận của hệ thống tòa cấp dưới, vốn cho rằng những cá thể nước ngoài bị tình nghi tham gia và các hoạt động vũ trang cực đoan không có “đặc quyền tố tụng” (privilege of litigation) để có thể sử dụng các công cụ tư pháp dành cho công dân Mỹ. Pháp viện ghi nhận về việc Hoa Kỳ đang kiểm soát hiệu quả vùng lãnh thổ tại Guan, từ đó khẳng định việc phải áp dụng pháp luật Hoa Kỳ trên đảo này.

Song đây không phải là bản án duy nhất. 

Trong án lệ Salim Ahmed Hamdan v. Donald H. Rumsfeld, vượt qua ngoài phạm vi về vấn đề bảo vệ quyền lợi cá nhân, nhân vật Hamdan còn thách thức tính hợp pháp của tòa án quân sự mà Tổng thống Bush thành lập để xét xử các tù nhân Guan. Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ tiếp tục chấp nhận phần lý luận của Hamdan, buộc Tổng thống Bush phải giải tán các tòa án quân sự đặc thù này (Lý do thì kỹ thuật quá mình nghĩ cũng không ai hứng thú).

*** 

Nói ra ở trên không phải để ủng hộ hoàn toàn các tiếp cận “liberal” quá mức của hệ thống tư pháp Hoa Kỳ đối với các phần tử cực đoan. Bản thân mình cũng không nghĩ đây là cách tiếp cận tốt dành cho Việt Nam. Song so sánh giữa hai hệ thống Hoa Kỳ và Nga, không quá khó để thấy tiêu chuẩn kép nặng nề của các nhóm ủng hộ Putin, vốn thường tự tin về thông tin và kiến thức của họ so với người Việt Nam “bình thường”. 

Nhưng quan trọng hơn, trong bối cảnh Việt Nam, chúng ta kỳ vọng học tập ở một nền tư pháp như thế nào? 

Một nền tư pháp mà miễn là bạn đang ở thế yếu và bị cáo buộc một tội danh nặng nề nào đó thì mọi hành xử sai trái, bất nhân với bạn đều được cho là “xứng đáng” và “hợp lý” để thỏa mãn cho khát vọng bạo lực của đám đông? 

Hay một nền tư pháp mà dù bạn là ai và yếu thế đến đâu, bạn vẫn còn cơ hội được thách thức pháp lý những cáo buộc (có thể sai) lên mình? 

Dùng “bức màn vô minh” (veil of ignorance) của Rawl, câu trả lời có lẽ rõ ràng cho tất cả mọi người.

2 COMMENTS

  1. You’re welcome! Thank you for your understanding. If you have any specific questions, topics, or areas of interest you’d like to explore, feel free to share them. Whether it’s about technology trends, scientific discoveries, literary analysis, or any other subject, I’m here to provide information and assistance. Just let me know how I can assist you further, and I’ll be happy to help!

  2. You’re welcome! Thank you for your understanding. If you have any specific questions, topics, or areas of interest you’d like to explore, feel free to share them. Whether it’s about technology trends, scientific discoveries, literary analysis, or any other subject, I’m here to provide information and assistance. Just let me know how I can assist you further, and I’ll be happy to help!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here