Home Blog Page 1507

Nhật đề nghị tặng máy bay tuần tra cho Malaysia

0

RFA

Nhật Bản đang có kế hoạch trao tặng cho Malaysia máy bay tuần tiễu P-3C đã qua sử dụng theo đề nghị của Kuala Lumpur. Tờ Nikkei của Nhật trích nguồn tin giấu tên từ Bộ Quốc phòng Nhật cho biết tin này hôm 4 tháng 5.

Hiện tại Quốc hội Nhật vẫn đang bàn thảo một dự luật cho phép Nhật được trao tặng các vũ khí đã qua sử dụng cho nước khác. Nếu dự luật này được thông qua thì rất có thể Malaysia sẽ là nước đầu tiên được nhận vũ khí cũ từ Nhật. Tuy nhiên tờ Nikkei không cho biết sẽ có bao nhiêu máy bay P-3C được Nhật trao tặng cho Malaysia.

Lực lượng phòng vệ biển của Nhật hiện đang có khoảng 60 máy bay P-3C đang hoạt động và đang có kế hoạch ngưng sử dụng những máy bay đã bay khoảng 15.000 giờ.

Mất an ninh lương thực khiến di dân gia tăng

0

RFA

Khủng khoảng an ninh lương thực khiến tình trạng di cư hoặc vượt biên trên thế giới tăng cao hơn.

Đó là khuyến cáo của Chương Trình Thực Phẩm Thế Giới WFP trong phúc trình mới nhất đưa ra hôm ngày 5 tháng 5. Theo đó cứ 1% gia tăng về mất an ninh lương thực sẽ khiến 1,9% người phải tìm cách di cư.

Vẫn theo Chương Trình Thực Phẩm Thế Giới, vì thiếu thực phẩm và thiếu sự trợ giúp nhân đạo con người tiếp tục đi tìm những vùng đất an toàn hơn.

Ông Dacid Beasley, giám đốc điều hành WFP, nói rằng cơ quan này của Liên Hiệp Quốc đang cố gắng hết khả năng để có thể phân phối và chu cấp thực phẩm cho di dân khắp nơi trên thế giới.

Dư luận nói gì về cái chết của ông Nguyễn Hữu Tấn trong đồn công an?

0
RFA

Việc Công an tỉnh Vĩnh Long, cho rằng ông Nguyễn Hữu Tấn, đã chết do tự cắt cổ trong quá trình hỏi cung, không đủ sức thuyết phục. Dư luận đã nêu các bất hợp lý trong việc giải thích của công an về các cái chết của ông Tấn.

Chết khi đang bị hỏi cung

Vụ việc ông Nguyễn Hữu Tấn, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy, 38 tuổi ở phường Thành Phước, Thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long dùng dao cắt cổ dẫn đến tử vong trong Trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh Long đang gây xôn xao dư luận.

Theo truyền thông nhà nước Việt Nam, Đại tá Phạm Văn Ngân- Phó Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, ngày 2/5/2017, Công an tỉnh Vĩnh Long, đã bắt khẩn cấp nghi phạm Nguyễn Hữu Tấn để điều tra về hành vi phát tán tài liệu chống phá nhà nước, theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.

Theo đó, sáng ngày 3/5, trong quá trình hỏi cung, ông Nguyễn Hữu Tấn đề nghị cán bộ cho xin nước để uống. Khi cán bộ điều tra vừa ra khỏi phòng để gọi người mang nước đến, thì ông Tấn đi đến chiếc cặp của cán bộ điều tra để bên cạnh ghế làm việc, lấy con dao rọc giấy ở bên trong, tự cắt vào mạch máu 2 bên cổ để tự sát.

Thông tin do công an tỉnh Vĩnh Long đưa ra, đã khiến dư luận xã hội không đồng tình và cho rằng chứa đựng nhiều mâu thuẫn.

Ông Nguyễn Hữu Tài, em trai của ông Nguyễn Hữu Tấn cho biết:

“Tôi không tin anh Tấn tự tử trong đồn công an, vì trong đồn công an rất là canh giữ nghiêm ngặt, không thể nào lọt hung khí hay vật bén nhọn để có thể tự tử được.”

Quá nhiều mâu thuẫn

Từ Sài gòn, ông Nguyễn Thiện Nhân một nhà hoạt động xã hội, người đang chú ý theo dõi vụ việc này thấy rằng, lời giải thích của lãnh đạo công an tỉnh Vĩnh Long cho thấy quá nhiều mâu thuẫn.

NguyenHuuTan-400.jpg
Gia đình ông Nguyễn Hữu Tấn để quan tài nạn nhân trước nhà, tố cáo công an giết người khi điều tra phản động. Hình trích từ video clip

Theo ông Nhân, gia đình nạn nhân cho ông biết, khi đến nhận xác ông Nguyễn Hữu Tấn thì gia đình thấy con dao nắm trong tay trái, trong khi theo người nhà thì ông Tấn Thuận tay phải. Ông nói:

“Anh Tấn là người được ngành công an coi là nguy hiểm, một người được coi là nguy hiểm thì không thể để chỉ một điều tra viên lấy lời khai với anh Tấn cả, mà phải là nhiều người. Và càng không thể có chuyện điều tra viên để lại một mình anh Tấn, như lời công an và báo chí nói trên công luận”

Từ Nghệ An, tù nhân lương tâm Lê Văn Sơn người từng có 4 năm sống trong nhà tù CSVN thấy rằng, việc chỉ có một điều tra viên hỏi cung ông Nguyễn Hữu Tấn, một nghi phạm án chính trị là điều hết sức vô lý. Ông giải thích:

“Đối với tôi là một người đã từng trải qua các cuộc hỏi cung thì, cái thời gian ban đầu (điều tra vụ án) thì có rất nhiều việc mà CA họ phải làm và chuyện một người tự hỏi cung, tự ghi biên bản và tự làm những việc khác là không thể có được.

Trong những cuộc hỏi cung ban đầu thì thường có rất đông người hoặc ít nhất là có 2 người để hỏi cung. Việc anh Nguyễn Hữu Tấn đã dung dao rọc giấy của an ninh điều tra để cắt cổ tự sát thì tôi cho rằng hết sức phi lý. ”

Tại sao nhiều người chết khi bị công an bắt giữ?

Trên trang facebook cá nhân, bà Trịnh Kim Tiến một nhà hoạt động xã hội, có cha là ông Trịnh Xuân Tùng, người bị công an quận Hoàng Mai, Hà Nội đánh gãy cổ và tử vong khi bị tạm giữ tại trụ sở công an phường Thịnh Liệt năm 2011.

Viết về tình trạng sự bạo hành của nhân viên công an tại VN hiện nay như sau:

“Tình trạng người dân chết bất thường trong các đồn công an ở Việt Nam diễn ra một cách liên tục. Những kết luận chết do tự thương kiểu như tự đập đầu vào thành ghế dẫn đến chết, hay tự tử kiểu như dùng dây sạc điện thoại hay ống tay áo treo cổ chết hết sức phi nhân và vô lý, nhưng vẫn được cơ quan công quyền công bố bình thản trước công luận.

Nhưng tất cả đều bị phớt lờ và không có một cá nhân hay cơ quan nào phải chịu trách nhiệm trước những cái chết khuất tất ấy.”

Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, người nhà của nạn nhân cho biết, khuôn mặt của người được cho là anh Tấn trong camera do công an cho xem nhìn không rõ và nạn nhân trong camera lại mặc quần áo tù, trong khi ông Nguyễn Hữu Tấn mới bị tạm giam chưa được xét xử. Ông nhận định:

“Đây là một tình trạng vi phạm nhân quyền hết sức phi lý, công an nên công bố đoạn clip ghi từ camera mà CA cho rằng anh Tấn tự tử, chứ không thể nói xuông như vậy.  Cho dù anh Tấn  tự tử hay bị giết thì trách nhiệm của ngành CA vẫn có trách nhiệm trong đây, chứ không thể nói xuông đôi ba câu giải thích, xong vậy là thôi.”

Lên tiếng về tình trạng bạo hành là hết sức phổ biến đối với các nghi can, nghi phạm và tù nhân của các nhân viên công an VN, ông Lê Văn Sơn lên tiếng:

“4 năm ở trong tù tôi đã chứng kiến rất nhiều những cái chết của tù nhân hết sức phi lý. Khi bị bắt vào, thì thường tất cả đếu bị tra tấn hoặc xử dụng nhục hình để lấy được cung.

Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền của con người trong nhà tù. Tôi cũng lên án và nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức bảo vệ nhân quyền, cùng lên tiếng việc đối xử tệ bạc với tù nhân tại VN”

Theo VOA Việt ngữ, ông Nguyễn Văn Điền, Hội trưởng Giáo Hội Trung Ương Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy cho rằng, công an đã dàn dựng cái chết của ông Nguyễn Hữu Tấn. Theo ông “Cháu (Nguyễn Hữu) Tấn là một người hết sức hiền từ, nhân hậu, chỉ biết lo làm ăn. Nhưng công an tỉnh Vĩnh Long đã ép cung, tra tấn cho đến chết. Cuối cùng họ giàn dựng lên một hiện trường giả để cho là Tấn đã tự sát chết để chạy tội.”

30/4 ở vùng Vịnh San Francisco

0

Ngày 30/4 ghi dấu một biến cố đau buồn cho nhiều người Việt. Bốn mươi hai năm trước, vào ngày này xe tăng và bộ đội Cộng Sản tiến vào Sài Gòn và Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh binh sĩ buông súng đầu hàng. Người Việt chạy trốn Cộng Sản gọi đây là “Tháng Tư Đen.”

Trong hai ngày cuối tuần qua, nhiều sinh hoạt tưởng niệm biến cố đau buồn này đã được tổ chức tại nhiều nơi trong vùng, từ San Francisco, Marin County đến Oakland, San Jose.

Buổi tưởng niệm có nhiều dân cử cấp liên bang, tiểu bang, quận hạt và thành phố tham dự. (Hình: Bùi Văn Phú)

Buổi tưởng niệm có nhiều dân cử cấp liên bang, tiểu bang, quận hạt và thành phố tham dự. (Hình: Bùi Văn Phú)

Trang phục màu đen được nhiều người mặc để tỏ nỗi buồn trong ngày lịch sử 30/4. (Hình: Bùi Văn Phú)

Trang phục màu đen được nhiều người mặc để tỏ nỗi buồn trong ngày lịch sử 30/4. (Hình: Bùi Văn Phú)

Di ảnh các vị sĩ quan cấp tướng và cấp tá của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã tuẫn tiết vì không muốn đầu hàng địch. (Hình: Bùi Văn Phú)

Di ảnh các vị sĩ quan cấp tướng và cấp tá của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã tuẫn tiết vì không muốn đầu hàng địch. (Hình: Bùi Văn Phú)

Nhiều hình ảnh về cuộc di tản cuối tháng 4/1975 và hành trình vượt biển được trưng bày. (Hình: Bùi Văn Phú)

Nhiều hình ảnh về cuộc di tản cuối tháng 4/1975 và hành trình vượt biển được trưng bày. (Hình: Bùi Văn Phú)

Hình ảnh tị nạn đã gợi lại cảm xúc và hồi tưởng cho nhiều người. (Hình: Bùi Văn Phú)

Hình ảnh tị nạn đã gợi lại cảm xúc và hồi tưởng cho nhiều người. (Hình: Bùi Văn Phú)

Chương trình có phần ca, vũ phản ánh văn hóa Việt, nói lên đau thương vượt biển vượt biên và nỗi lòng lưu vong. (Hình: Bùi Văn Phú)

Chương trình có phần ca, vũ phản ánh văn hóa Việt, nói lên đau thương vượt biển vượt biên và nỗi lòng lưu vong. (Hình: Bùi Văn Phú)

Tối 30/4 tại sân khấu của trường Đại học Cộng đồng Laney, Vũ đoàn Danny Nguyễn đã có chương trình tưởng niệm qua vũ nhạc kịch về lịch sử Việt, về hành trình đến Mỹ của người Việt với nhiều đau thương và mất mát. (Hình: Bùi Văn Phú)

Tối 30/4 tại sân khấu của trường Đại học Cộng đồng Laney, Vũ đoàn Danny Nguyễn đã có chương trình tưởng niệm qua vũ nhạc kịch về lịch sử Việt, về hành trình đến Mỹ của người Việt với nhiều đau thương và mất mát. (Hình: Bùi Văn Phú)

Chương trình kết thúc với nhắc nhở con cháu Rồng Tiên không thể thờ ơ trước ý đồ bành trướng của Trung Quốc mà phải lên tiếng bảo vệ tổ quốc, dù bị đe dọa với trấn áp, tù đày. (Hình: Bùi Văn Phú)

Chương trình kết thúc với nhắc nhở con cháu Rồng Tiên không thể thờ ơ trước ý đồ bành trướng của Trung Quốc mà phải lên tiếng bảo vệ tổ quốc, dù bị đe dọa với trấn áp, tù đày. (Hình: Bùi Văn Phú)

Tác giả dạy đại học cộng đồng và hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California.

Người Sài Gòn và ‘biến cố’ của ông Đinh La Thăng

Vụ bí thư thành ủy Sài Gòn đối mặt với khả năng bị kỷ luật làm dậy sóng mạng xã hội nhiều ngày qua, nhưng đối với một số người dân nơi này, “ai đi, ai ở cũng vậy”.

Các chức vụ của ông Đinh La Thăng được cho là đang “lung lay” sau khi ủy viên Bộ Chính trị này bị một ban giám sát của Đảng Cộng sản Việt Nam “đưa vào tầm ngắm” vì “các sai phạm” ở một tập đoàn nhà nước mà ông lãnh đạo nhiều năm trước.

Ông Đinh La Thăng ‘chưa phải là mục tiêu cuối cùng’?

Chức bí thư của Đinh La Thăng lung lay do sai phạm quá khứ?

Cùng chung quan điểm với một số nhà phân tích, bà Dương Thị Tân, một cư dân ở thành phố được coi là “đầu tàu kinh tế” của Việt Nam, cho rằng đang có “đấu đá” trong nội bộ đảng.

Chuyện kỷ luật thì không phải vì những cái gì ông ấy đã làm và không làm được cho thành phố mà đây là một sự tranh giành, đấu đá.

Bà nói thêm: “Chuyện kỷ luật thì không phải vì những cái gì ông ấy đã làm và không làm được cho thành phố mà đây là một sự tranh giành, đấu đá. Ông về thành phố này, dù ông đã phát biểu sẽ dành hết thời gian cho thành phố, nhưng mà thực tế là ông chưa làm được cái gì mang dấu ấn cả”.

Bà tân nói tiếp: “Ông ra đi là điều tất nhiên. Một khi phe nhóm, những người đỡ đầu, chống lưng không còn tại vị nữa thì đương nhiên, sự ra đi không thể tránh khỏi”.

Đầu năm ngoái, ông Thăng đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm một trong số gần 20 ủy viên của Bộ Chính trị đầy quyền lực ở Việt Nam rồi được chỉ định làm bí thành ủy TP HCM, sau một kỳ đại hội đảng mà giới quan sát cho là có sự “đối đầu” giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng khi ấy là ông Nguyễn Tấn Dũng.

Giới quan sát cho là có sự “đối đầu” giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng khi ấy là ông Nguyễn Tấn Dũng trong đại hội đảng năm 2016.

Giới quan sát cho là có sự “đối đầu” giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng khi ấy là ông Nguyễn Tấn Dũng trong đại hội đảng năm 2016.

Sau khi nhậm chức, ông Thăng từng được nhiều người ví là “Nguyễn Bá Thanh của Sài Gòn” vì có những tuyên bố thẳng thừng giống như Bí thư thành ủy Đà Nẵng trước khi quan chức này qua đời năm 2015.

Không chấp nhận TP HCM tụt hậu như một định mệnh.

Quan chức từng bị báo Trung Quốc cáo buộc “nhen nhóm tinh thần bài Bắc Kinh” sau khi ông “xạc” một nhà thầu của quốc gia đông dân nhất thế giới vì gây chết người trong một dự án đã có những tuyên bố như “không chấp nhận TP HCM tụt hậu như một định mệnh” hay “mục tiêu của chúng ta là vì dân, tôi chỉ nói 4 chữ thôi, ‘vì dân, hành động’, không nói nhiều. Đi ngay vào giải pháp”.

Về những diễn biến được cho là “bất lợi” đối với cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận Tải, bà Tân nói rằng ai lên ai xuống cũng vậy.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có quan điểm như thế nào về vụ ông Đinh La Thăng?

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có quan điểm như thế nào về vụ ông Đinh La Thăng?

Bà nói: “Dù là ai, đi hoặc ở, người dân chúng tôi cũng không vui mừng hay buồn phiền gì cả, vì xét cho cùng, lãnh đạo nào lên cũng vậy thôi. Họ cũng sẽ vẫn là một tư duy đấy, vẫn lối làm ăn đấy, vẫn lợi ích cái nhóm của họ, thì người chịu thiệt hại luôn luôn là người dân”.

Cho đến ngày cộng sản vẫn còn cầm quyền, ai thăng, ai giáng ở bất kỳ vị trí nào trong bộ máy quyền lực của chính thể này đều không khác nhau đối với tôi. Bởi vì tất cả đều như nhau.

Luật sư Lê Công Định, một người dân Sài Gòn, cũng có chung quan điểm với bà Tân. Ông viết trên trang Facebook: “Cho đến ngày cộng sản vẫn còn cầm quyền, ai thăng, ai giáng ở bất kỳ vị trí nào trong bộ máy quyền lực của chính thể này đều không khác nhau đối với tôi. Bởi vì tất cả đều như nhau”.

Trong khi đó, bạn đọc có tên Phạm Văn Túy có địa chỉ sinh sống ở TP HCM bình luận trên trang Facebook của ban Việt Ngữ của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng “ông Thăng mà mất chức bí thư [thì] thật là đáng tiếc cho dân”, nhưng không nói rõ điều đáng tiếc đó là gì.

Trong một bài blog viết cho VOA tiếng Việt về việc ai sẽ lên thay ông Thăng nếu ông bị kỷ luật và bãi nhiệm, ông Phạm Chí Dũng, một nhà quan sát chính trường Việt Nam, viết: “… nhiều người dân Sài Gòn lại chẳng mấy quan tâm đến chuyện ai đi ai về. Với họ, ai thì cũng rứa, chỉ giỏi mị mà chẳng thấy làm được gì cho dân…”

Báo Trung Quốc: Quan chức VN nhen nhóm tinh thần bài Bắc Kinh

0

Một tờ báo có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc mới đăng một bài viết trong đó cáo buộc Bộ trưởng Giao thông Việt Nam “tìm cách nhen nhóm tinh thần bài Trung Quốc”.

Tờ Hoàn cầu Thời báo đăng tải bài viết chỉ trích ông Đinh La Thăng ít lâu sau khi quan chức này “xạc” một nhà thầu Trung Quốc vì để xảy ra hai sự cố làm một người chết và ít nhất 3 người bị thương tại một dự án đường sắt trọng điểm ở thủ đô của Việt Nam.

Tờ báo có xu hướng giật gân, câu khách thuộc Nhân dân Nhật Báo, dẫn lời một cựu đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam nói rằng ông Thăng “đáng lẽ không nên khiển trách các nhà thầu Trung Quốc”, và cho rằng “vụ việc không nên bị làm rùm beng” như vậy “vì chuyện tai nạn tại các công trường xây dựng xảy ra như cơm bữa” ở Việt Nam.

Tờ báo còn dẫn lời các chuyên gia nói rằng việc sập giàn giáo “là lỗi của nhà thầu Trung Quốc, nhưng chính phủ Việt Nam cũng đã không hoàn thành trách nhiệm giám sát dự án này”.

Ngoài ra, Hoàn cầu Thời báo cũng cho rằng việc nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn là một học viên Học viện An ninh của ngành công an và dự án do nhà thầu của Trung Quốc đảm nhận đã khiến dư luận Việt Nam càng quan tâm.

Trước đó, trong đoạn video được phát trên truyền hình toàn quốc, ông Thăng lớn tiếng chỉ thẳng tay vào mặt một đại diện của nhà thầu Trung Quốc đứng im nghe quan chức Việt Nam chỉ trích.

Ông cũng tuyên bố rằng Việt Nam “không thể đánh đổi quyền lợi của người Việt Nam, không thể đánh đổi tính mạng của người Việt Nam để vay vốn” của Trung Quốc.

VOA Việt Ngữ không thể liên lạc với ông Thăng để phỏng vấn ông về các bình luận của tờ Hoàn cầu Thời báo.

Một quan chức thuộc Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình Giao thông nói với VOA Việt Ngữ rằng vì sự cố xảy ra lần thứ hai, nên bộ trưởng “kiên quyết xử lý, không thể nào khác được”.

Trước đó, cục này cũng đã có văn bản yêu cầu ông Thăng có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc để yêu cầu chấn chỉnh tổng thầu EPC của nước này.

Về phản hồi từ phía Trung Quốc, ông Nguyễn Tuấn Dinh, Trưởng phòng Công trình đường sắt thuộc Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng Công trình Giao thông, cho VOA Việt Ngữ biết thêm thông tin:

“Tổng giám đốc của Cục 6 đường Sắt Trung Quốc đã trực tiếp sang Việt Nam và đã làm việc với thứ trưởng. Người ta làm việc rồi, thống nhất sẽ thực hiện nghiêm túc theo các chỉ thị của Bộ Giao thông Vận tải. Chắc là tổng thầu sẽ phải báo cáo lại với đại sứ quán Trung Quốc vì không thấy trả lời gì”.

Theo báo chí trong nước, chính phủ Việt Nam chi gần 140 triệu đôla cho cho dự án triển khai thực hiện từ năm 2008, và số còn lại là vốn vay ưu đãi hơn 400 triệu đôla của Trung Quốc.

Tuy nhiên, cho tới nay, khoản tiền “đội giá” của dự án này đã lên tới hơn 300 triệu đôla.

Quan hệ Việt – Trung rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ hồi tháng Năm năm ngoái sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan dầu gây tranh cãi vào vùng biển mà Hà Nội tuyên bố là thềm lục địa của mình.

Nhiều vụ biểu tình bài Trung Quốc dẫn tới bạo loạn và cướp bóc nhắm vào các nhà máy bị coi là của Trung Quốc ở các khu công nghiệp của Việt Nam đã bùng ra sau đó làm ít nhất 2 người chết.

Ông Đinh La Thăng ‘chưa phải là mục tiêu cuối cùng’?

Vụ xem xét kỷ luật ông Đinh La Thăng tiếp tục gây ra nhiều đồn đoán, giữa lúc có ý kiến nói rằng đảng cầm quyền ở Việt Nam đang “cố gắng thiết lập kỷ cương”, và rằng bí thư thành ủy Sài Gòn “chưa phải là mục tiêu cuối cùng”.

Những đồn thổi về số phận của người từng được báo chí Việt Nam mệnh danh là “Đinh tư lệnh” dâng lên khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị tổ chức hội nghị lần thứ 5, và theo giới quan sát, vụ ông Thăng có thể nằm trong nghị trình.

Đây là một động thái cho thấy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đội ngũ của ông đang củng cố quyền lực bằng cách kiềm chế hay loại bỏ những nhân vật được cho là gần gũi với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trong khi đó, hai ngày qua, báo chí nhà nước đồng loạt đăng tải nhiều bài viết được cho là ám chỉ tới người từng tuyên bố muốn khôi phục TP HCM trở lại vị thế “hòn ngọc Viễn Đông” trước kia.

Có thể đọc thấy những hàng tít như, “xử lý nghiêm cán bộ sai phạm” hay “hy vọng người dám nghĩ, dám làm thì cũng dám nhận sai phạm”.

Cuối tháng trước, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị kỷ luật ông Thăng vì liên quan tới các sai phạm trong khi lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Khi còn làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, ông Thăng "xạc" nhà thầu Trung Quốc vì để xảy ra hai sự cố làm một người chết và ít nhất 3 người bị thương tại một dự án đường sắt trọng điểm ở thủ đô của Việt Nam năm 2015.

Khi còn làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, ông Thăng “xạc” nhà thầu Trung Quốc vì để xảy ra hai sự cố làm một người chết và ít nhất 3 người bị thương tại một dự án đường sắt trọng điểm ở thủ đô của Việt Nam năm 2015.

Nhận định với VOA Việt ngữ, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, một nhà quan sát chính trường Việt Nam, và đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nói rằng “đây là một động thái cho thấy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đội ngũ của ông đang củng cố quyền lực bằng cách kiềm chế hay loại bỏ những nhân vật được cho là gần gũi với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”.

“Tuy nhiên, việc kỷ luật ông Đinh La Thăng, nếu diễn ra suôn sẻ như ý định của những người lãnh đạo Đảng, chắc chắn không chỉ là biểu hiện của việc đấu tranh phe phái đơn thuần”, chuyên gia này viết.

Ông Đinh La Thăng trong cuộc gặp với cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ở TP HCM đầu năm 2017.

Ông Đinh La Thăng trong cuộc gặp với cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ở TP HCM đầu năm 2017.

VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với ông Trọng để hỏi ý kiến của nhà lãnh đạo đảng cầm quyền ở Việt Nam về nhận xét của ông Hiệp.

Ông Hiệp trả lời qua email rằng “quan trọng hơn, ông Trọng và các cộng sự đang cố gắng thiết lập lại kỷ cương trong nội bộ Đảng Cộng sản cũng như toàn bộ xã hội” vì “thời gian qua đã có tình trạng các cán bộ của Đảng chạy theo quyền lực và các lợi ích vật chất, mạnh ai nấy làm, dẫn tới tình trạng theo cách nói của Đảng là tham nhũng, lợi ích nhóm, vi phạm điều lệ tổ chức, coi thường kỷ cương phép nước…”

Một trong những mối quan tâm là người ta xem xem là đảng cầm quyền này xử lý các vấn đề làm không được việc, làm sai, làm hỏng hay phạm pháp như thế nào. Thứ hai, người ta cũng quan tâm xem sự đoàn kết nội bộ của chính quyền, đảng cầm quyền đang ở mức nào.

Mới đây, báo chí trong nước đăng tải thông tin về 12 dự án “nghìn tỷ” bị thua lỗ, mà ông Hiệp cho là “gây bức xúc công luận”, “làm suy yếu uy tín, tính chính danh của Đảng Cộng sản, đe dọa tới khả năng cầm quyền của Đảng”.

Trong khi đó, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, cho VOA Việt Ngữ biết rằng “đây là chuyện kiểm tra, năm nào người ta cũng làm vài đợt, nhưng lần này đặc biệt là có đề nghị hình thức kỷ luật đối với một ủy viên Bộ Chính trị”.

Ông nói thêm rằng câu chuyện “đáng chú ý” này đang thu hút dư luận trong nước: “Một trong những mối quan tâm là người ta xem xem là đảng cầm quyền này xử lý các vấn đề làm không được việc, làm sai, làm hỏng hay phạm pháp như thế nào. Thứ hai, người ta cũng quan tâm xem sự đoàn kết nội bộ của chính quyền, đảng cầm quyền đang ở mức nào. Tiếp theo, người ta cũng quan tâm đến việc là nếu như có các động thái thay đổi, thì nó sẽ thay đổi theo hướng nào”.

Tiến sĩ Hợp nói rằng “hội nghị trung ương 5 họp mấy hôm nữa, người ta sẽ xem xét hình thức kỷ luật nào đấy, nhưng chưa biết hình thức kỷ luật sẽ là cái gì”.

Kịch bản kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng hồi năm 2012 lại tái diễn?

Kịch bản kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng hồi năm 2012 lại tái diễn?

Còn theo nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, “trước mắt, cần phải chờ xem liệu ông Trọng và đội ngũ của ông có thành công trong việc kỷ luật ông Thăng hay không, hay kịch bản kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng hồi năm 2012 lại tái diễn”.

“Nếu lần này thành công, tôi nghĩ có thể ông Thăng chưa phải là mục tiêu cuối cùng. Việc cách các chức vụ trong quá khứ gần đây đã trở thành một tiền lệ trong Đảng Cộng sản, và không loại trừ khả năng hình thức này sẽ được áp dụng cho cả các nhân vật từng nằm trong “tứ trụ”‘, ông Hiệp nói thêm.

5 năm trước, Bộ Chính trị Việt Nam đã đề xuất xem xét kỷ luật đối với ông Dũng “vì các vụ bê bối tài chính và bất ổn kinh tế”, nhưng sau đó, quan chức này “không bị thi hành kỷ luật”.

Trang tin Zing News hôm 3/5 dẫn lời ông ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cho biết rằng trước ông Thăng, từng có 3 ủy viên Bộ Chính trị bị kiểm điểm, và thậm chí cách chức.

Ông Đinh La Thăng bị cảnh cáo, thôi ủy viên bộ chính trị

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức “cảnh cáo” và “cho thôi giữ chức” Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 12.

Thông tin về việc kỷ luật ông Thăng, hiện là Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, được nêu trong thông cáo báo chí về phiên họp hôm 7/5 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 12, thường gọi là Hội nghị Trung ương 5.

Thông cáo của Văn phòng Trung ương Đảng cho biết Ban chấp hành Trung ương đã biểu quyết với tỉ lệ phiếu rất cao, trên 90%, về biện pháp kỷ luật ông Đinh La Thăng.

Để đi đến quyết định kỷ luật, Ban chấp hành Trung ương đã xác định rằng ông Thăng “đã mắc những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng” trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác nhân sự trong thời gian ông giữ cương vị Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 10, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2009-2011.

Ban chấp hành Trung ương nêu rõ rằng những khuyết điểm, vi phạm của ông Thăng đã “ảnh hưởng xấu” đến uy tín của “cấp uỷ”, “tổ chức đảng” và cá nhân ông Thăng, “gây bức xúc” trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đến.

Thông cáo cho hay Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì phiên họp của Ban Chấp hành hôm 7/5 về xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ.

Tại phiên họp này, ông Đinh La Thăng đã phát biểu ý kiến nhưng thông cáo không cho biết ông đã bày tỏ những gì trước khi quyết định kỷ luật được đưa ra.

Những đồn đoán về chức vụ của ông Thăng bị lung lay đã xuất hiện từ cuối tháng 4 sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp 4 về các sai phạm ở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), nơi ông Thăng từng nắm các chức vụ quan trọng nhất từ 2009-2011.

Ủy ban Kiểm tra khẳng định ông Thăng có những sai phạm gồm ký một nghị quyết của Đảng ủy Tập đoàn hồi năm 2009 “không phù hợp với quy định pháp luật” để tập đoàn và các đơn vị thành viên chỉ định nhiều gói thầu “trái pháp luật”; hành động quá quyền hạn khi ký thỏa thuận góp vốn hồi năm 2008 với Oceanbank; quyết định đầu tư tràn lan nhưng lại thiếu kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp; một số dự án bị dở dang, thua lỗ kéo dài, gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Ngày 27/4, Ủy ban đã đề nghị Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng – hai cơ cấu quyền lực cấp cao nhất của đảng – “xem xét, thi hành kỷ luật” đối với ông Thăng.

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với VOA, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nhận định một khi Ban Chấp hành Trung ương kỷ luật ông Đinh La Thăng, vị trí bí thư thành ủy Tp.HCM “có lẽ sẽ không còn thích hợp” với ông. Tiến sĩ Doanh cho rằng “chắc chắn sẽ có một người khác về làm bí thư thành ủy Tp.HCM”.

Trước phiên họp của Ban chấp hành Trung ương về việc kỷ luật ông Thăng, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nói với VOA rằng nếu ông Trọng và đội ngũ của ông “thành công trong việc kỷ luật ông Thăng”, có thể “ông Thăng chưa phải là mục tiêu cuối cùng”.

Tiến sĩ Hiệp nói việc “cách các chức vụ trong quá khứ” gần đây đã trở thành một tiền lệ trong Đảng Cộng sản. Ông Hiệp nói thêm là “không loại trừ khả năng” hình thức này sẽ được áp dụng cho cả “các nhân vật từng nằm trong ‘tứ trụ’”, tức là bốn nhà lãnh đạo hàng đầu về mặt đảng, quốc hội và chính phủ của Việt Nam.

Bầu tổng thống vòng 2 quyết định đường lối nước Pháp

106
VOA

Cử tri Pháp đi bỏ phiếu bầu tổng thống hôm Chủ nhật. Cuộc bầu cử này có thể quyết định liệu nước Pháp tiếp tục con đường toàn cầu hoá, hay sẽ rẽ sang con đường mới tách khỏi Liên hiệp châu Âu.

Trong cuộc đua bị chi phối mạnh mẽ bởi các vấn đề về công ăn việc làm, nhập cư và an ninh, cử tri đứng trước những lựa chọn khó khăn trong cuộc bỏ phiếu vòng hai và cũng là vòng chung cuộc. Một bên là cựu bộ trưởng kinh tế theo đường lối trung dung, ông Emmanuel Macron. Đối thủ của ông là người theo chủ nghĩa dân tộc, chống di dân, bà Marine Le Pen.

Các cuộc thăm dò trước hôm Chủ nhật cho thấy ông Macron dẫn trước với tỉ lệ ủng hộ là 63%, cách xa đáng kể so với mức 37% của bà Le Pen.

Bà Le Pen

Bà Le Pen, với quan điểm chống EU và thúc đẩy việc ngăn chặn dòng người di cư Hồi giáo đến nước Pháp, đang thu hút sự chú ý của thế giới tới cuộc chạy đua.

Bà kêu gọi trục xuất những người Hồi giáo, đóng cửa các nhà thờ Hồi giáo nơi các thày tế thuyết giảng chủ nghĩa cực đoan, cắt giảm người nhập cư, bãi bỏ đồng euro, và trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU của Pháp.

Lý do chính để bà Le Pen chống lại EU cũng tương tự như lý do của những người Anh đã nêu ra để thực hiện Brexit: Các chính sách của EU về tự do đi lại đồng nghĩa là EU mới kiểm soát biên giới chứ không phải các quốc gia riêng rẽ.

Ông Macron

Ông Macron có cái nhìn khác hoàn toàn. Vị cựu lãnh đạo ngân hàng đã nhiều lần nói ông tin rằng không có chuyện rút lui khỏi toàn cầu hóa.

Ông Macron chủ trương kiên định ủng hộ EU nhưng cũng nói ông muốn thấy có các cải cách để làm cho tổ chức này trở nên dân chủ hơn. Ông đã cảnh báo rằng nếu EU cứ tiếp tục vận hành như hiện nay, sẽ dẫn đến Frexit, tức là việc nước Pháp rút khỏi EU giống nước Anh.

Đất nước bị chia rẽ

Nhiều cử tri ở vùng thành thị, hầu hết là thịnh vượng, có chung quan điểm với ông Macron. Họ đánh giá rằng quốc gia của mình là thí nghiệm thành công về sự tập hợp những người từ nhiều nơi trên thế giới, và toàn cầu hoá không chỉ là bất khả kháng mà còn là chìa khóa đi đến sự thịnh vượng kinh tế trong tương lai.

Thông điệp của bà Le Pen đã cộng hưởng với nhiều người cho rằng tương lai của họ bị đe dọa bởi chủ nghĩa tư bản thân hữu và sự phá hoại văn hoá bản xứ của Pháp. Những nơi ủng hộ bà mạnh mẽ chủ yếu là các khu vực ở đông bắc nước Pháp, nơi các công xưởng và nhà máy thép đóng cửa đã làm mất đi hàng nghìn việc làm, đẩy tỷ lệ thất nghiệp của Pháp lên gần 10%, một trong những mức cao nhất ở châu Âu.

Dự kiến sẽ có nhiều người đi bỏ phiếu hôm Chủ nhật và an ninh đã được thắt chặt ở khắp đất nước.

Tuy nhiên, các quan chức cho hay, số người đi bỏ phiếu tính đến giữa trưa trên cả nước thấp hơn một chút so với cùng kỳ năm 2012, đạt mức 28%.

Nga chặn ứng dụng của Trung Quốc

VOA

Nga đã chặn ứng dụng của WeChat do một công ty của Trung Quốc phát triển vì không cung cấp thông tin liên lạc cho cơ quan quản lý truyền thông của Nga, Reuters đưa tin hôm 6/5.

Việc tiếp cận ứng dụng mạng xã hội được nhiều người ưa thích của Trung Quốc đã bị giới hạn kể từ ngày 4/5.

Năm ngoái, Nga chặn mạng xã hội về việc làm LinkedIn của Microsoft vì vi phạm một điều luật, theo đó yêu cầu dữ liệu về công dân Nga phải được lưu trên máy chủ của Nga.

Facebook hiện bị chặn ở Trung Quốc.

Facebook hiện bị chặn ở Trung Quốc.

Tencent, công ty phát triển WeChat, cho Reuters biết rằng họ đang tìm hiểu về hiện trạng của WeChat ở Nga và sẽ trao đổi với các cơ quan liên quan về việc này.

Việc chặn mạng xã hội ra mắt năm 2011 và được nhiều người ưa thích ở Nga được cho là ảnh hưởng tới các du khách Trung Quốc và việc người Nga làm ăn với các đối tác ở quốc gia đông dân nhất thế giới.

Trong khi đó, tại Trung Quốc, theo Reuters, các ứng dụng mạng xã hội như Facebook và Twitter đã bị chặn, trong bối cảnh Chủ tịch Tập Cận Bình thể hiện quyết tâm bảo vệ “chủ quyền mạng”.