Home Blog Page 1503

Hạ Viện California bỏ luật cấm Cộng Sản trong chính quyền tiểu bang

0

Dân Biểu Rob Bonta (Dân Chủ-Alameda), người đưa ra dự luật AB22, theo đó bỏ luật đòi công chức tiểu bang California không là đảng viên cộng sản. (Hình AP Photo/Rich Pedroncelli)

SACRAMENTO, California (AP) – Theo một dự luật vừa được Hạ Viện tiểu bang California thông qua hôm Thứ Hai thì việc là đảng viên đảng Cộng Sản không còn là lý do khiến một công chức tiểu bang có thể bị cho nghỉ việc.

Với tỉ số khít khao, các dân biểu Hạ Viện California thông qua dự luật AB22, hủy bỏ một phần của luật đưa ra vào thập niên 1940 và 1950, thời gian có sự lo sợ rằng các quốc gia Cộng Sản trên thế giới tìm cách xâm nhập và lật đổ chính quyền Mỹ. Dự luật này hiện được gửi lên Thượng Viện California.

Dự luật mới sẽ hủy bỏ điều khoản cho phép chính quyền tiểu bang buộc nghỉ việc công chức nào là thành viên đảng Cộng Sản.

Tuy nhiên, các công chức tiểu bang vẫn có thể bị cho nghỉ việc nếu tham dự vào các tổ chức mà họ biết rằng khuyến khích việc lật đổ chính quyền bằng võ lực hay bạo động.

Dân Biểu Rob Bonta (Dân Chủ-Alameda), người đưa ra dự luật này, nói rằng luật cũ nay bị lỗi thời và cần phải được cập nhật.

Tuy nhiên, cũng có nhiều dân biểu khác phía Cộng Hòa cho rằng không nên thay đổi luật này.

Dân Biểu Randy Voepel, thuộc đảng Cộng Hòa ở vùng Nam California, đại diện khu vực 71 gồm San Diego County và Riverside County, người từng tham chiến ở Việt Nam, nói rằng: “Các chính quyền cộng sản ở Bắc Hàn và Trung Quốc còn là mối đe dọa.”

Dân Biểu Travis Allen, cũng thuộc đảng Cộng Hòa và đại diện khu vực 72, gồm cả các thành phố như Fountain Valley, Los Alamitos, Seal Beach, Garden Grove, nói rằng: “Dự luật là một sự xúc phạm đối với tất cả người dân California. Chủ nghĩa cộng sản đồng nghĩa với tất cả những gì mà nước Mỹ chống lại.” (V.Giang)

Phần 3 . “Chúc mừng ngài đã trở về quê hương “.

Đó là câu mà cảnh sát Đức đã nói với mình khi ra đón mình ở sân bay .
Còn ở Việt nam thì sao ? Những người công an hay an ninh đấy ,có phải là Đồng bào cùng với mình không ? Nghe mình kể nha .
Khi họ đọc lệnh trục xuất mình và cô con gái đầu ,họ có nói với chồng mình ,anh và hai cháu nhỏ ĐƯỢC ở lại ,chỉ có chị và cháu lớn bị trục xuất thôi .Ông xã mình nói luôn,về thì về cả ,chứ ai còn tâm trí nữa mà ở lại .Riêng mình thì đề nghị để mình về quê ,thắp hương cho người đã khuất và thăm bố mẹ chồng ,nhân tiện cô con gái út đang ốm ,sốt và Viêm phế quản ,chưa thể đi được ,nhưng họ nhất định không đồng ý ,dứt khoát bắt về nước ngay trong ngày ,dù con mình hôm trước đi khám có giấy của bác sĩ là bị Viêm phế quản ( vì thế mà cháu không đi biểu tình chống quân Trung quốc được ) và hiện đang sốt .
Mình đòi phải có bác sĩ khám cho cháu m để xác định cháu có đủ sức khỏe để bay một chặng đường 10.000kilomet ,và lại đi tầu 300km nữa để về nhà hay không ? .Tội nghiệp bác sĩ ở sân bay Nội Bài ,tay chân run lẩy bẩy ,một đoàn an ninh vào áp đảo và dù khám cháu đang sốt ,Viêm phế quản như thế mà bác sĩ chỉ dám ghi là Viêm họng và không sốt …đủ sức khỏe để đi máy bay ….rồi VNA thấy cháu sốt mặt đỏ dừ cũng sợ ,ghi là bị sốt ,bác sĩ khám 37độ ???
Khi sang đến sân bay ở Đức ,mình đã phải vào khám ngay tại sân bay để lấy thuốc cho cháu .Mình nguy hiểm như vậy ư ? Hay bất nhân bất nghĩa ,bắt một đứa bé 10 tuổi đang ốm cũng phải đi …?
Cả chuyến đi có một người ,mà sau này mình mới biết là an ninh đi kèm ,ngồi cạnh gia đình mình ,khi đến Frankfurt ,thấy cô chiêu đãi viên nhìn người nầy và nói ,chú cứ ngồi nghỉ ạ ,mấy tiếng nữa dọn dẹp tiếp xăng thì lại quay về (?) chả hiểu máy bay ,bay xa thế có phải nghỉ không ? Nhưng nhất định người đấy là an ninh . Đến nơi ,ông xã dìu mình ra ,thì chú chiêu đãi viên nói ,cô chú ngồi chờ một chút .Mình cau mặt nói ,sao phải chờ ,mọi người xuống thì cô chú cũng xuống ,sao phải chờ …vừa ra đến cửa sân bay thì thấy có hai cảnh sát Đức đứng đó nói gì mà cô chiêu đãi viên không hiểu ,thấy mình cô ta mừng quá nói ,đây rồi cô ơi ,cô nói chuyện với họ này .Mình tươi cười chào hai đồng chí cảnh sát và hỏi ,có phải các ngài đi đón tôi không ? Họ cầm hộ chiếu mình xem rồi nói , chúc mừng ngài đã trở về quê hương .
Chỉ một câu nói thôi mà rớt cả nước mắt ,mình mũi tẹt da vàng mà họ coi mình là đồng bào của họ ,thấy chân mình đau lại xách cái túi ,họ nói ,ngài có cần tôi xách dùm ngài túi hay gọi xe đưa ngài đi không ? Sao mà không khóc được cơ chứ ,ấm lòng mà khóc ,cảm động mà khóc ,nói thiệt ,đang bị công an ,an ninh Việt nam vây bủa ,hỏi han ,lập biên bản ,xua đuổi tùm lum tùm la …mà giờ nhìn thấy cảnh sát Đức như thấy mình được bảo vệ ,mình được an toàn rồi .. . .Còn những người công an ,an ninh Việt nam kia ,cùng nói thứ tiếng với mình ,cũng sinh ra nơi mà tôi cũng được sinh ra ….lại xua đuổi mình ,chỉ vì mình muốn bảo vệ Tổ quốc Việt nam của họ ? À không ? Chỉ vì mình coi Trung quốc là kẻ thù của Dân tộc .Vậy Trung quốc là cái gì của họ ? Nghĩ thế mình cũng khóc .
Còn nữa nha ,Nghỉ nấu cơm đã .

Bảo vệ toàn vẹn đất nước lại bị trục xuất (Phần 2)

1
Thihuong Tran

Phần 2.
Trời ơi ,có khi nào mà mình muốn bảo vệ đất nước ấy ,nhân Dân nước ấy , trước sự bành trướng của giặc ngoại xâm mà bị chính phủ nước ấy trục xuất không nhỉ ?
Có đấy ,đấy là trường hợp của mình .
Đó là năm 2011 ,nào là tin TQ bắn giết ngư Dân Việt nam ,rồi mang dàn khoan vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt nam ,lại ngang nhiên cắt cáp quang của TA nữa…. ,nên lòng căm thù quân xâm lược Trung quốc của mình cứ sôi lên sùng sục .Đồng bào trong nước xuống đường biểu tình ngày nào là ngày ấy mình thức trắng cùng dõi theo và mong muốn được hoà vào dòng người Việt nam chân chính ấy ,để làm nghĩa vụ của một người con Việt xa quê .Thế rồi giữa tháng 8.2011 mình và gia đình về phép ,trễ mất chủ nhật đầu tiên ,nhưng càng có thời gian chuẩn bị hơn ,mình đi in hai cái khẩu hiệu với nội dung , ” Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ ,lãnh hải của Việt nam là nghĩa vụ của toàn Dân ” ,” Hoàng Sa ,Trường sa là của Việt nam ” .Lại còn tí tớn in cái cờ đỏ sao vàng vô ,ra cái điều là mình bảo vệ cho đất nước ,cho nhân Dân của chính quyền đấy …
Ai học được chữ ngờ. Chính cái chính phủ có nhân Dân có Tổ quốc bị lâm nguy ấy lại bắt mình và trục xuất mình về nước ???
Lúc này thì mình tỉnh hẳn ,và câu hỏi ,chính phủ Việt nam hiện nay là của Nhân Dân Việt nam hay là tay sai cho Tầu cứ day dứt mình mãi ,đau lắm ,không muốn tin ,không muốn nghe câu trả lời .Có ai giống mình không ? Chỉ vì câu hỏi mà đáp án đã có này mà mình khóc tức tưởi ,khóc ấm ức ,khóc nhục nhã bao đêm…. Ôi nước Việt sẽ đi về đâu ? Tôi giận mình chả làm được gì ? Ước ao duy nhất của tôi là khi nằm xuống ,được nhìn thấy một nước Việt nam hoàn toàn độc lập ,có Dân chủ tự do thực sự ,và đồng bào tôi được sống trong thanh bình .

Hành trình tôi trở thành ” phản động “

0
Thihuong Tran
 

Phần 1.
Hành trình tôi trở thành ” phản động ” .
Thưa các bạn ,đến bây giờ tôi vẫn ngạc nhiên ,sao mình thay đổi nhanh thế .Trước đây tôi là một con người cũng yêu Tổ quốc ( chắc bị định hướng quá ,cứ nghĩ yêu Tổ quốc là phải yêu Chính phủ ) ,mỗi thay đổi của đất nước tôi run lên vì vui sướng ,chả xem gì ngoài VTV4 ,thấy những tập đoàn ra đời với những quả đấm thép hứa hẹn mà lòng tôi nôn nao …chỉ muốn bay về Việt nam để được sống và chứng kiến những ngày tháng đổi mới ấy thôi .
Thế rồi một hôm mày mò ra trang Ba sàm ,tò mò vào xem , càng đọc càng nghiện và thấy những thực tế mà báo đài mình vẫn xem không hề nói đến .Đó mới là bộ mặt thật của xã hội hiện nay ,tôi như người mộng du ,nửa tin nửa ngờ ….Rồi đến một ngày thấy đoàn biểu tình xuống đường chống Trung quốc ,tôi nín thở và đồng hành cùng đồng bào trong nước ,cùng hô những khẩu hiểu chống bọn Trung quốc xâm lược ,và rồi tôi ngạc nhiên ,tức giận ,nước mắt trào ra vì căm hờn ,khi thấy một thanh niên ( Chí Đức ) đi biểu tình bị khiêng như một con vật ,và bị một tên công an ( tên Minh ) đạp vào mặt ….Chao ôi ,cú đạp này không phải đạp vào người thanh niên kia nữa mà nó đã đạp vào mặt của tất cả những ai còn muốn bảo vệ đất nước Việt nam trước bọn Trung quốc xâm lược ,trong đó có tôi .Tôi cảm tưởng như chính mình bị xúc phạm vậy ,và nhanh chóng liên lạc với anh Ba Sàm để ủy quyền ,kiện tay an ninh đã đạp vào mặt người yêu nước đấy .Và cú đạp này đã làm tôi tỉnh một chút ,những vẫn còn tin vào nhà nước mình lắm ,chỉ đến khi …….
Hẹn lần sau viết tiếp nha ,mình phải thổi cơm …

Vãi công lý, vãi cả vũ tá tuấn

0
vũ tá tuấn

Có chị kia bị cướp vàng, lên đồn công an trình báo, không biết nhà nghi phạm nhồi nhét thế nào khiến cho tên đội trưởng áo xanh đập bàn quát lớn:
– chị có tin chúng tôi có thể biến đúng thành sai, biến nạn nhân thành tội phạm không? Chị có thể vào tù vì tội vu khống, chị không được khai là nó (nghi phạm) đã kề giao vào cổ chị để cướp vàng, nó chỉ ăn trộm điện thoại thôi.

Ôi công lý là một chiếc cân thật công bằng và nó sẽ bán cho bên nào trả giá cao hơn.

Đến ngày hôm sau tình tiết về vụ cướp đã được lan truyền qua rất nhiều tờ báo.

Tên áo xanh hỏi gấp: vũ tá tuấn là ai? Bảo nó xoá ngay bài báo đi, không là mang tội vu khống đấy.

_ vũ tá tuấn là anh tôi, đi buôn gà, anh ấy bảo các anh điện thoại về toà soạn mà bảo chứ những tình tiết về vụ án đã được chính những người trong nghành xác minh rồi.

Hôm sau cả phòng áo xanh lục túc kéo xuống nhà nạn nhân rồi khúm na khúm núm đòi xin lỗi:

_ chị cho bọn em xin lỗi, có phải lậy chị thì em cũng lậy, chứ các cháu đây nó cũng mất nhiều tiền lắm mới được vào nghành, chị đừng bảo vũ tá tuấn viết gì về vụ này nữa không là chúng em mất việc đấy.

Nghe xong câu chuyện từ mồm nạn nhân kể lại mà thấy vãi cả vũ tá tuấn, người buôn gà con chứ có phải phóng viên nhà báo đéo gì đâu.

Mỹ Hạnh và Nguyên Hương quyết tâm theo đuổi vụ kiện đòi công lý.

Võ Hồng Ly

09.05.2017

Hôm nay ba chị em lại hẹn hò. Vậy là đã tròn một tuần kể từ ngày xảy ra vụ tấn công đáng buồn gây xôn xao dư luận suốt những ngày qua. Cũng chính vì thế mà dự định của chị Mỹ Hạnh tưởng chỉ dừng lại ở Sài Gòn có hai ngày đã không còn ngày kết thúc. Hành trình đi bộ khám phá quê hương Việt Nam của chị cũng đã bị dừng lại vô thời hạn sau 4 năm chuẩn bị cả về thể chất lẫn tinh thần.

Dù vẫn chưa lấy lại hoàn tòan tinh thần, nhưng Nguyên Hương vẫn luôn giữ được sự tươi tắn, nghịch ngợm thường thấy khi gặp tôi. Tuy nhiên, khi trò chuỵên cùng em, mới thấy được đằng sau cô bé rất quậy này là cả một sự suy tư chín chắn. Đang nói chuyện bỗng nhiên khuôn mặt em chợt trở nên lo lắng. Em đưa cho tôi xem tin nhắn mà mẹ của em vừa gửi vào trong điện thoại “Mẹ đã biết chuyện con bị đánh. Con về ngay !”. Vừa làm việc bươn chải cuộc sống, vừa đối diện với việc bị đuổi khỏi nhà thuê trong khi vẫn chưa tìm được nơi ở mới, Nguyên Hương dù đang đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng vẫn thu xếp làm việc với cơ quan chức năng để có thể theo kiện sự việc đến cùng. Dù mạnh mẽ, dù nghị lực như thế nhưng khi nhận được tin nhắn của mẹ thì Nguyên Hương lại trầm lại. Trong 10 ngày mà con mình bị đánh hội đồng đến hai lần thì mẹ em không xót con, không phiền lòng sao được !

Sức khỏe của chị Mỹ Hạnh cũng đã khá hơn dù chị vẫn đang chờ kết quả giám định pháp y theo yêu cầu của bên phía công an. Mặt của chị cũng đã đỡ sưng hơn nhưng vùng quanh mắt vẫn tím đậm và phù nề. Với những cơn đau cột sống mới xuất hiện thì chị đã chấp nhận dùng thuốc giảm đau thay vì cố gắng chịu đựng như trước. Mặc dù bị hạn chế về sức khỏe nhưng chị Mỹ Hạnh vẫn duy trì những buổi làm việc liên tục với 5 luật sư của mình và hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra để đưa thủ phạm và đồng bọn ra truy tố hình sự một cách nghiêm minh.

Cố gọi nhiều đồ ăn để cho chị Mỹ Hạnh và Nguyên Hương có thêm sự lựa chọn theo khẩu vị mà tăng cảm giác muốn ăn, nhưng tôi đã thất bại. Đau đớn thể xác, khủng hỏang tinh thần, ăn không tròn bữa, ngủ không tròn đêm …là những gì mà cả ba nạn nhân của vụ tấn công đã phải đối diện và chịu đựng từ cả tuần nay. Tuy nhiên, tình yêu thương và sự quan tâm của bạn bè, của đồng bào trong và ngoài nước đã trở thành động lực vô cùng quý giá giúp cho những người phụ nữ trẻ của chúng ta cảm thấy được ấm áp và che chở để có thể vượt qua được cú sốc này.

Chị Mỹ Hạnh và em Nguyên Hương luôn khẳng định với tôi rằng họ sẽ không bao giờ bỏ cuộc mà sẽ quyết tâm theo kiện tới cùng. Với sự ủng hộ mạnh mẽ của công luận và niềm tin sâu sắc vào chính nghĩa, chị Mỹ Hạnh và em Nguyên Hương sẽ tìm mọi cách để lấy lại được công bằng, danh dự cho họ và cho bạn của họ vì dù thế nào thì cuối cùng công lý nhất định sẽ phải chiến thắng !

Hình chụp lúc 13h00 tại Sài Gòn ngày 09/05/2017.

Nước Pháp có Tổng Thống mới

1

 

 

 

Emmanuel Macron, 39 tuổi
: Emmanuel Macron, 39 tuổi, mới chập chững bước vào chính trị từ 2 năm , mới lập đảng từ một năm nay. Như một chai nước, người thấy chai nửa vơi sợ ông Tổng thống còn quá trẻ, thiếu kinh nghiệm; người thấy chai nửa đầy, nghĩ ông ta là người của thời đại mới, có phương pháp hành động khác hẳn những chính khách kỳ cựu, đã thi nhau lãnh đạo, thi nhau thất bại, đã đưa một quốc gia đầy tiềm năng vào ngõ cụt. Điều chắc chắn: Macron vừa mở một kỷ nguyên mới trong sinh hoạt chính trị ở Pháp và ở Âu Châu. Macron đứng trước những trở ngại vạn nan , cải cách một cường quốc tụt hậu, đã quen sống trên khả năng của mình và không có thói quen hy sinh quyền lợi cá nhân.

Không phải chỉ nước Pháp, cả Âu Châu, cả thế giới chờ đợi kết quả bầu cử Tây. Không phải vô tình mà Obama từ nơi nghỉ hưu đứng ra kêu gọi dân Pháp dồn phiếu cho Macron. Nước Pháp, dù tụt hậu, vẫn là một trong hai quốc gia rường cột của Âu Châu. Liên hiệp Âu Châu, dù khập khễnh, vẫn là thị trường quan trọng nhất thế giới, vì đông dân ( 500 triệu ) hơn Hoa Kỳ, và có mãi lực lớn hơn dân Tầu; đồng Euros, dù bị đe dọa thường trực , bên cạnh đồng dollars, vẫn là một trong hai đơn vị tiền tệ chủ chốt.

Vào chung kết hôm Chủ Nhật, Emmanuel Macron, phong trào En Marche ( Lên Đường ) đã đè bẹp đối thủ, Marine Le Pen, ứng cử viên của đảng cực hữu Front National ( FN, Mặt Trận Dân Tộc ) với trên 65%. Bà Le Pen, 49 tuổi, đã thành công trong việc đưa một đảng quốc gia cực đoan, trước đây chỉ đóng vai một nhóm phản kháng, vào ngưỡng cửa điện Elysée. Nhưng bà ta đã tự làm hara-kiri trước 16 triệu cử tri trong cuộc cuộc tranh luận trên TV ba ngày trước cuộc đầu phiếu. Không nắm vững vấn đề, tránh né đề cập tới chương trình hành động, ăn nói như một người đàn bà chua ngoa, lắm điều, khiêu khích, lỗ mãng, Le Pen cho cử tri thấy bà ta không có tác phong của một nguyên thủ quốc gia.

ĐÓNG HAY MỞ , ĐI HAY Ở ?

Một chính trị gia nói về Jean Marie Le Pen, bố của Marine, người sáng lập FN : ông ta “chuẩn bịnh đúng, nhưng cho thuốc sai ‘’.

Nhận xét ấy vẫn đúng với Marine. Chẩn bệnh đúng : FN đã đặt lên bàn, không úp mở, những vấn đề nhức nhối, mà các đảng khác tránh né : toàn cầu hoá đã gạt ra lề đường những nguời không có khả năng thích ứng, vấn đè di dân ồ ạt, không kiểm soát, vấn đề khủng bố hồi giáo, sự chung đụng càng ngày càng khó khăn giữa dân địa phương và người Hồi giáo, vai trò của lien hiệp Âu Châu trong đời sống chính tri, kinh tế quốc gia , hàng hoá nhập cảng tràn ngập khiến hãng xưởng Pháp thi nhau đóng cửa. Cho thuốc sai: FN đưa ra những giải pháp đơn giản ( simplistes) trước những vấn đề cực kỳ phức tạp. Lập trường bất nhất : Marine Le Pen trước đây vẫn tuyên bố, nếu thắng cử, Pháp sẽ rút ngay khỏi lien hiệp Âu Châu, ra khỏi hệ thống đồng Euros. Khi thấy ba phần tư dân Pháp, dù chỉ trích liên hiệp, vẫn muốn ở lại, vẫn muốn giữ đồng Euros, Le Pen thay đổi 180 độ trong vài ngày : sẽ không tự quyết định, nhưng tổ chức trưng cấu dân ý về chuyện đi hay ở, sẽ không ra khỏi đồng Euros, nhưng làm hai thứ tiền : Euros dành cho ngoại thương, đồng Franc xài trong nước, giống như…Cuba. Bà ta lung túng khi giải thích, khiến ngưới ta nghĩ chính bà ta cũng không hiểu mình muốn gì.

Bầu Macron, cử tri Pháp tránh cho nước Pháp và Âu Châu một cuộc phiêu lưu chính trị với hậu quả khó lường. Dân Pháp đứng trước một chọn lựa, không phải chỉ lựa chọn giữa hai nhân vật chính trị, mà lựa chọn giữa hai ngả đường: hoặc theo chủ nghĩa dân tộc quá khích, bế quan toả cảng của đảng FN, cực hữu, hoặc sống với thời đại hoàn cầu hoá. Cử tri Pháp đã lựa con đường thứ hai, dù vẫn chỉ trích một Liên hiệp Âu Châu bị thế lực tư bản thao túng, thay vì liên hiệp của nhân dân, dù vẫn e ngại toàn cầu hóa, đầy những đe dọa về kinh tế, an ninh, văn hóa, xã hội.

Cả thế giới nín thở nhìn về Paris, bởi vì đó không phải là một cuộc bầu cử nội bộ, đó là một lựa chọn sớm muộn gì cũng đặt ra cho tất cả các quốc gia, từ Âu sang Á.

Bầu cho Macron, cử tri Pháp đã từ chối chính sách bế quan tỏa cảng, quốc gia quá khích của FN. Trong 11 ứng cử viên tranh cử vòng đầu, Macron là người duy nhất ủng hộ Liên Hiệp Âu Châu một cách tích cực, chủ trương phải mở cửa, sống với thời đại. Đó là một thái độ can đảm, bởi vì bênh vực Âu Châu, cổ võ chuyện mở cửa, trong cơn thịnh nộ nổi dậy từ bốn phía , không phải ai cũng dám làm, nhất là khi tranh cử. Các ứng cử viên khác, từ cực tả sang cực hữu, đều chống Liên Hiệp Âu Châu, dùng lien hiệp làm con voi tế thần, đổ lên đầu liên hiệp tất cả những khó khăn của Pháp, trong khi, trên thực tế, tình trạng tụt hậu của người Pháp có thủ phạm chính là người Pháp, từ lãnh tụ tới công dân, những con ve ham vui, hát hết muà hè, đông tới mới hốt hoảng chạy gạo.

ĐI TÌM ĐA SỐ Ở QUỐC HỘI

Với Macron, những khó khăn bắt đầu.

Khó khăn trước mắt : làm cách nào có đa số ở quốc hội sau cuộc bầu cử lập pháp tháng tới ( vòng đầu : 11/06 , vòng hai : 18 /06 )

Theo hiến pháp Tây, tổng thống có toàn quyền, như một ông vua, với điều kiện nắm đa số ở quốc hội. Được Tổng thống bổ nhiệm, thủ tướng chỉ là người thừa hành, thi hành chính sách của Tổng Thống. Nhưng thủ tướng phải được quốc hội tín nhiệm. Nếu Tổng thống không nắm đa số ở quốc hội, chức Thủ Tướng sẽ rơi vào tay đối lập. Và thủ tướng, với hậu thuẫn của quốc hội, sẽ thi hành chính sách của đa số đối lập. Trong quá khứ, thường thường khi lựa một tổng thống, cử tri bầu một quốc hội với đa số thuộc phe Tổng thống. Đã có trường hợp Tổng thống không có đa số, chức thủ tướng rơi vào tay đảng đối lập, như khi François Mitterrand, tổng thống tả phái đã bắt buộc bổ nhiệm thủ tướng Jacques Chirac, hữu phái. Hay ngược lại, tổng thống hữu phái Jacques Chirac phải trao quyền hành cho thủ tướng phe tả Lionel Jospin. Đó là chế độ cohabitation, sống chung hoà bình, hay đúng hơn, sống chung miễn cưỡng. Quốc gia trở thành con rắn hai đầu : Tổng thống chỉ để tâm tới chính sách ngoại giao và quốc phòng, việc quản tri quốc gia trong tay thủ tướng. Trong hoàn cảnh này, tổng thống có thể giải tán quốc hội, với hy vọng dân đi bầu lại sẽ cho mình đa số. Hay chấp nhận làm tổng thống giấy, chờ một ngày thuận lợi hơn.

Nhưng đó là kịch bản của quá khứ, trong một môi trường chính trị đơn giản, với hai chính đảng lớn, một tả một hữu, thay nhau cầm quyền, thay nhau nắm đa số trong quốc hội. Kịch bản đó sẽ khó tái diễn, vì chắc sẽ không có đảng nào chiếm đa số qua cuộc bầu cử lập pháp tháng Sáu. Trong kỳ bầu cử Tổng thống vừa qua, cử tri Pháp đã mang một trái bom, làm nổ tung hệ thống chính trị cũ. Hai chính đảng thay nhau cầm quyền từ nửa thế kỷ chỉ còn là những đống gạch vụn : đảng Cộng Hoà ( LR , Les Républicains ), hữu phái ôn hoà, chỉ chiếm 20% số phiếu, đảng Xã hội ( PS, Parti Socialiste ) còn thê thảm hơn nữa : 6% . Bên cạnh là ba lực lượng đang lên : phong trào En Marche, không tả không hữu, của Macron, FN ( cực hữu ) của Le Pen, La France Insoumise ( cực tả ) của Mélenchon, chưa nói tới UDI, đảng.. đứng giữa.

Nước Pháp, trước đây chia làm hai, tả và hữu. Sau kỳ bầu cử vòng đầu, nước Pháp chia thành bốn mảnh chính ( trên dưới 20% số phiếu ): phong trào Macron; đảng cực hữu FN, ; đảng Cộng Hòa, hữu phái ôn hòa và nhóm cực tả của Menlenchon. Sau kỳ bầu cử vòng hai, phải them một mảnh nữa : trên 20% những người không đi bầu, và con số kỷ lục phiếu bất hợp lệ hay phiếu trắng, gần 10%, trên 4 triệu cử tri. Khó tưởng tượng một đảng sẽ chiếm đa số ở quốc hội. Trong quốc Hội hiện nay , đảng Xã hội nắm đa số, hơn đảng Cộng Hoà vài ghế. Không ai đoán sẽ có bao nhiêu dân cử thuộc hai đảng này tai qua nạn khỏi, sẽ được tái cử. Một số đã đầu quân theo Macron. Những người còn lại trong đảng sẽ chia năm, sẻ bẩy, đánh nhau chí chóe. Đảng của Macron mới ra đời từ một năm nay, lần đầu đưa người ra tranh cử. Cực hữu chỉ có 2 dân biểu. Cực tả : 0.

Le Pen, đảng cự hữu, thất cử
Đảng nào cũng có lý do để tin sẽ thắng lớn trong kỳ bầu cử quốc hội. Macron tin rằng dân Pháp đã chọn ông ta làm tổng thống, sẽ cho phong trào En Marche của ông đủ đa số ở quốc hội để cải cách nước Pháp. Điều đó không có gì bảo đảm, vì trên 50% cử tri bầu cho Macron với mục đích ngăn chặn Le Pen. Đảng Cộng Hòa lạc quan vì nghĩ rằng ứng cử viên của họ, François Fillon, bị loại vì lem nhem tiền bạc, nhưng tư tưởng hữu phái ( tự do kinh tế, chống bao cấp đưa tới ỷ lại, cứng rắn với hồi giáo, dùng biện pháp mạnh để cải cách đất nưóc ) hiện chiếm đa số. Cực hữu nghĩ Le Pen thua vì lơ mơ về kinh tế, bất nhất về chuyện ra hay ở lại liên hiệp Âu Châu, hệ thống tiền tệ Euros, để lộ một khuôn mặt đáng ghét trong buổi tranh luận, nhưng vấn đề họ nêu ra ( vấn đề di dân, hiểm họa ‘’ hồi giáo hóa ‘’ nước Pháp, tai hại của hoàn cầu hóa ) vẫn là mối bận tâm hàng đầu của dân Pháp. Nhóm cực tả của Melenchon ( 19% ), tin rằng sẽ thu đựơc một số phiếu đông đảo của những người bất mãn trước sự lộng hành của thế lực tài phiệt

Tháng Sáu, người ta sẽ chứng kiến một khuôn mặt chính trị hoàn toàn mới, chưa hề thấy ở nước Pháp. Quốc hội sẽ gồm những mảnh vụn, không ai tưởng tượng mặt mũi sẽ như thế nào. Tình trạng đó rất thường ở Đức, Hòa Lan, ở Bắc Âu. Không đảng nào chiếm đa số, người ta thoả hiệp với nhau để đi tới một đa số. Nước Pháp chưa có thói quen đó, chưa có văn hoá thỏa hiệp. Câu hỏi đầu tiên là Macron có đa số ở quốc hội hay không, hay có đủ khôn khéo để đi tới một thỏa hiệp, để bổ nhiệm Thủ tướng thi hành chính sách của ông ta hay không. Cuộc bầu cử dâu biểu tháng tới sẽ gay go, sôi nổi . Hoặc Macron có đủ đa số để thực hiện cải cách. Hoặc thiểu số, trở thành vua không ngai.

MACRON LÀ AI, MUỐN GÌ ?

Người Pháp có thói quen xếp loại chính khách thuộc phe tả, hay phe hữu. Đại khái, phe hữu tin ở khả năng cá nhân, mỗi cá nhân tìm cách thăng tiến, xã hội sẽ tiến bộ, thịnh vượng. Phe tả nghĩ nhà nước phải can thiệp, để tránh bất công, tránh cá lớn nuốt cá bé. Macron nói ông không thuộc phe tả, phe hữu. Hay đúng hơn, ông ta khuynh hướng tả, vì đã làm bộ trưởng Kinh tế thời Tổng Thống Hollande ( đảng Xã Hội ), nhưng có quan điểm thực tiễn, không bị ý thức hệ trói buộc. Ông ta nói biện pháp nào tốt là áp dụng, khỏi cần biết tả hữu.Nước Pháp bế tắc vì ý thức hệ gò bó. Người ta dùng chữ libéral social ( theo chủ nghĩa kinh tế tự do, nhưng có khuynh hướng xã hội ) để nói về Macron. Những người theo Macron lập đảng là những người đến từ các đảng phái, cả hữu lẫn tả, thất vọng vì đường lối sinh hoạt của chính giới Pháp, hay những người chưa bao giờ hoạt động chính trị. Đa số trong các buổi meetings của Macron là những khuôn mặt trẻ, có trình độ học vấn tương đối cao, thích ứng với thời đại mới

Macron muốn cải tổ nước Pháp. Trái với những chính khách bi quan, Macron tin rằng nước Pháp có đủ tiềm năng để ra khỏi hiện trạng bế tắc. Với điều kiện phải thích ứng. Thay vì đóng cửa, chống thế giới bên ngoài, Macron nghĩ phải mở cửa, phải đương đầu, phải lợi dụng thời thế. Trước vấn đề thất nghiệp kinh niên của nước Pháp chẳng hạn, Benoît Hanmon, ứng cử viên đảng Xã Hội cho rằng với những tiến bộ kỹ thuật, với máy móc, công việc sẽ càng ngày càng hiếm. Ông ta không tìm ra giải pháp nào khác hơn là phát lương cho mọi người, có việc làm hay không, 750 Euros một tháng cho mỗi đầu người. Macron nghĩ những việc làm cũ sẽ biến mất, nhưng những việc làm mới sẽ thay thế. Giải pháp là phải thích ứng, phương pháp là đặt trọng tâm vào việc huấn nghệ. Macron hứa sẽ dành một ngân khoản lớn, 15 tỷ Euros, cho chương trình huấn nghệ.

Macron nghĩ muốn cải cách, canh tân nước Pháp, phải đặt trong tâm vào gíao dục. Ông ta sẽ dành ưu tiên về ngân quỹ và nhân lực cho giáo dục, nhất là bậc tiểu học, nguồn gốc của bất công, tuỳ theo trẻ em theo học ở một trường học tốt hay trường học dở, trong những khu lao động.

Để cải cách nước Pháp, Macron không đi con đường mà ông cho là vô trách nhiêm của phe tả ( làm việc 35 giờ một tuần hay ít hơn , tăng lương, về hưu sớm, trợ cấp dưới mọi hình thức, gia tăng hàng ngũ công chức, thâm thủng ngân sách, chi nhiều hơn thu..). Cũng không dùng những biện pháp mạnh, thắt lưng buộc bụng như François Fillon của đảng Cộng Hoà. Fillon muốn giảm 500.000 công chức, Macron 120.000 ( nước Pháp, với dân số 66 triệu, có số công chức ngang với Hoa Kỳ ). Fillon muốn giảm chi 100 tỷ Euros mỗi năm để dần dần đi tới quân bình ngân sách, Macron 60 tỷ. Nước Pháp vô địch về thuế ( với …250 loại thuế và taxes ) gây khó khăn cho các xí nghiệp, Fillon hứa giảm 50 tỷ tiền thuế, Macron 20. Fillon chủ trương bỏ tuần lễ 35 giờ, Macron để cho mỗi xí nghiệp tự quyết định, với sự đồng ý của chủ, thợ, và nghiệp đoàn. Trái với Fillon, muốn đòi mồ hôi nước mắt của dân Pháp để cải cách, để nước Pháp có hy vọng bắt kịp nước Đức láng giềng, Macron nghĩ phải cải cách trên mọi phương diện, nhưng những biện pháp quá mạnh sẽ làm gẫy guồng máy, gây xáo trộn trong một quốc gia đã chia rẽ, đối nghich. Phe tả trách Macron thuộc hàng ngũ ưu đãi, của tư bản. Phe hữu kết án Macron là một Hollande thứ hai. Le Pen buộc tội Macron là ‘’mondialiste’’ ( người của hoàn cầu hóa) , ngược lại với bà ta là ‘’ patriotiste ‘’ ( người ái quốc )

Nếu có đa số ở quốc hội, việc đầu tiên Macron làm là cải tổ luật lao động, cho các xí nghiệp tự do hơn trong việc tuyển lựa cũng như sa thải, một trong những chìa khóa để giải quyết nạn thất nghiệp, nhưng cũng là cơ hội để các nghiệp đoàn đổ xuống đường. Macron hứa sẽ cải cách thể chế hưu bổng, cho đơn giản và công bình hơn. Đó cũng là cơ hội cho đình công bãi thị. Nước Pháp có hàng trăm chế độ hưu bổng khác nhau, với đủ loại ưu đãi, quà của các chính phủ muốn mua phiếu, và không ai muốn đụng tới ưu đãi mình đang hưởng. Những người quen biết Macron nói ông ta trẻ, bề ngoài thân thiện, tươi cười, nhưng là một người có cá tính mạnh, không nhân nhượng.

Macron tốt nhiệp ENA ( Quốc gia hành chánh ) và Sciences Po ( Khoa Học Chính Tri ), hai đại học uy tín, nơi đào tạo giới lãnh đạo nước Pháp, nhưng cũng là đệ tử của triết gia Paul Ricoeur, làm ngân hàng nhưng sính văn học, nhờ bà vợ giáo sư văn chương. Trong những bài phỏng vấn, ông ta nhắc tới các nhà văn nhiều hơn là các chính trị gia.

Macron đề cao nỗ lực, khả năng làm việc, giá trị của tiền bạc, trong một nước coi chuyện nghỉ hè quan trọng hàng đầu, coi những người thành công tài chánh là chuyện phải dấu diếm.

TỪ BẢN LÃNH TỚI PHƯƠNG TIỆN HÀNH ĐỘNG

Muốn cải cách, nước Pháp cần một nhà lãnh đạo có bản lãnh, có phương tiện chính trị.

Về bản lãnh, Macron đã chứng tỏ ông ta là một người có cá tính mạnh, biết mình muốn gì . Khi còn là học sinh 15 tuổi, Macron yêu cô giáo lớn hơn 24 tuổi, đã có ba con, quyết định sẽ chỉ sống với bà này, bất chấp sự phản đối của gia đình, sự dị nghị của xã hội, và khi hai người thành hôn, chấp nhận sẽ không có con cái vì Brigitte Macron, ngày nay là đệ nhất phu nhân, đã cao tuổi ( Brigitte đã có ba con, xấp xỉ tuổi ông Tổng Thống ) Macron đang làm ngân hàng, lương lớn, sẵn sàng bỏ việc khi tổng thống Hollande mời làm cố vấn. Được bổ nhiệm Bộ trưởng Kinh tế, Macron từ chức sau vài tháng vì thấy guồng máy chính tri Pháp quá lỗi thời , quá nặng nề. Macron lập phong trào En Marche, ứng cử Tổng thống, một chuyện điên rồ trong một nước muốn làm chính trị phải theo những đường mòn : gia nhập một đảng lớn, leo từ dưới lên trên, ứng cử cấp địa phương, ứng cử dân biểu, tranh dành một ghế thứ trưởng, bộ trưởng để , khi tuổi đã xế chiều, đã sầy vẩy, thân thể đầy dấu vết binh đao, nhòm ngó cái ghế thủ tướng hay tổng thống. Macron đã làm tất cả những chuyện đó trong … một năm. Chuyện khó tin, nhưng có thực. Người khác không dám nghĩ tới, Macron đã làm. Hai mươi tuổi, Macron gặp Attali, cựu tay mặt của Tổng thống Mitterrand, Attali nói : anh sẽ là tổng thống nước Pháp.

Cố nhiên ông ta đã gặp nhiều may mắn : ra tranh cử đúng lúc dân Pháp đã chán những khuôn mặt cũ, muốn thay đổi ; Fillon, ứng cử viên đảng Cộng Hoà gặp khó khăn vì lem nhem vấn đề tiền bạc , ứng cử viên cực hữu, Le Pen, trong cuộc tranh luận trước TV, đã cho cả nước thấy bà ta không có khả năng, không có phong thái của một quốc trưởng . Trên 50% cử tri bầu cho Macron để ngăn Le Pen lên cấm quyền. May mắn, đúng, nhưng có những người biết nắm cơ hội, có những người để cơ hội đi qua. Macron thuộc loại thứ nhất.

Nhưng có bản lãnh không đủ, còn phải có phương tiện chính trị. Nếu không có đa số ở quốc hội, hay không kết hợp nổi một khối đa số, Macron sẽ chỉ là một tổng thống bù nhìn.

Nước Pháp cần một người như Gerhard Shröder của Đức, sẵn sàng hy sinh thất cử để cải tổ đất nước, đặt nền tảng để biến nước Đức, trong 10 năm, từ một quốc gia bệnh hoạn thành một cường quốc số 1 ở Âu Châu. Trở ngại của Macron còn lớn hơn, vì dân Pháp không có tinh thần công dân cao như dân Đức. Nước Pháp rơi vào tình trạng suy thoái hiện tại vì tinh thần và hành động vô trách nhiệm từ trên xuống dưới. Vô trách nhiệm của giới cầm quyền và các chính đảng, chỉ nghĩ tới chuyện được tái cử, không dám thực hiện một cải cách sâu rộng nào, đòi hỏi sự hy sinh, vì sợ mất lòng cử tri. Vô trách nhiệm của các nghiệp đoàn, chỉ bảo vệ quyền lợi phe nhóm, bất chấp quyền lợi chung, sẵn sàng đình công, bãi thị , làm tê liệt kinh tế quốc gia. Nếu ở Bắc Âu, nghiệp đoàn đóng vai trò quan trọng và hữu ích, trong việc bảo vệ quyền lợi thợ thuyền, nhưng với tinh thần trách nhiệm, tìm giải pháp thương thuyết hơn là bạo động. Một vài thí dụ : phi công Air France làm việc ít giờ nhất, lãnh lương cao nhất, đình công nhiều nhất thế giới, đưa Air France tới đe dọa phá sản . Khi bộ giáo dục đổi số ngày học ở mẫu giáo, tiểu học từ 5 ngày xuống 4 ngày mỗi tuần, giáo chức đình công , đóng cửa trường, khi chính phủ khác trở lại tuần lễ 5 ngày, cũng những người đó đình công, đóng cửa trường . Nhân viên lái xe lửa 54 tuổi về hưu, vì trước đây là một nghề nặng nhọc, phải xúc than , phải lái xe ; ngày nay chỉ ngồi bên cạnh computer, làm một ngày nghỉ một ngày, nhưng ai muốn đụng tới thể chế ưu đãi, cả hệ thống lưu thông của nước Pháp tê liệt vì đình công bãi thị.

Trước mắt Macron, hàng trăm vấn đề phải giải quyết, đòi hỏi sự quyết tâm của chính quyền, thái độ trách nhiệm của nghiệp đoàn và tinh thần công dân của mỗi người. Vấn đè số 1 là nạn thất nghiệp kinh niên. Tỷ số thất nghiệp ở Pháp trên 10% ( 25 % trong giới trẻ ) gấp hai tỷ số thất nghiệp ở Đức, Hòa Lan hay các nước Bắc Âu . Tại sao Pháp không giải quyết nổi nạn thất nghiệp, từ chính phủ này tới chính phủ khác ? Đây là một thí dụ điển hình cho thấy cái bế tắc của xã hội Pháp. Lỗi tại mọi tầng lớp. Lỗi của nhà cầm quyền : không có một chính sách huấn nghệ hữu hiệu, mặc dù ngân sách huấn nghệ lớn nhất thế giới ( tính trên đầu người ). Lỗi tại các nghiệp đoàn : chống lại bất cứ giải pháp nào tìm cách đơn giản hóa việc tuyển dụng và sa thải nhân viên. Các xí nghiệp không dám tuyển dụng, sợ không thể sa thải khi hoạt động giảm bớt. Lỗi tại người dân : không chịu thích ứng, học nghề mới, chỉ kiếm việc ở gần nhà, không chịu làm việc nặng nhọc : 300.000 việc làm trong ngành xây cất, tiệm ăn, khách sạn không kiếm ra nhân viên trong một nước có 10% thất nghiệp. Lỗi tại hệ thống : người thất nghiệp Pháp lãnh trợ cấp cao hơn, lâu hơn, dễ dàng hơn ở các nước láng giềng. Một người đi làm lương ít, có lợi tức nhỏ hơn một người thất nghiệp nhận đủ mọi hình thức trợ cấp.

VẤN ĐỀ CỦA MỌI NGƯỜI

Macron thắng cử, Âu Châu thở phào, nhẹ nhõm, hú vía vừa thoát khỏi một cuộc phiêu liêu với hậu quả không lường được, hay đúng hơn, có thể lường được : sự tan rã của liên hiệp Âu Châu, đưa tới bất ổn chính trị, kinh tế toàn vùng . Nhưng những vấn đề nhóm cực tả hay cực hữu nêu ra là những vấn đề phải được giải quyết . Vấn đè di dân, vấn đề hồi giáo. Macron ca tụng một nưóc Pháp thân hữu giữa tất cả những người đén từ mọi chân trời , nhưng không thể nhắm mắt trướ sự chung đụng càng ngày càng khó khăn giữa người địa phương và những người hồi giáo, nhất là hồi giáo quá khích. Vấn đề thế giới hoá, nếu đã mang các lại thịnh vượng cho hàng triệu người, cũng đã đẩy hàng triệu người khác ra lề đường, lạc lõng trên chính quê hương mình. Vấn đề tài phiệt hãnh tiến, đã lộng hành như những ông chủ thực sự của thế giới, biến chính trị gia thành những bù nhìn. Và quan trọng hơn hết, đã biến thế giới thành một thị trường ( phải không, ông Trump ? ), các dân tộc thành những người tiêu thụ, không còn cá tính, văn hóa , bản sắc riêng. Einstein, hình như Einstein, nói : mỗi lần đạt tới một khám phá, thực hiện một tiến bộ, phải tự hỏi tiến bộ đó có tính cách nhân bản hay không.
Đó là vấn nạn của cả thế giới, của mỗi quốc gia, của mỗi người, không phải chỉ của nước Pháp. Khi nào những vấn đề đó chưa có giải pháp, sớm muộn gì FN cũng nắm chính quyền ở Pháp, thế giới sẽ bị cai trị bởi những nhóm mị dân, chế ngự bởi chủ nghĩa dân tộc quá khích. Chủ nghĩa dân tộc quá khích, lịch sử đã chứng minh, sẽ đưa tới khủng hoảng kinh tế, bất ổn chính trị, hận thù, xung đột giữa các quốc gia. Chiến tranh chỉ chờ để bùng nổ. Đó không phải là chuyện giả tưởng. Đó là một đe dọa trước mắt, trong một thời đại hỗn loạn, nước nào cũng võ trang tới mang tai.

TỪ THỨC ( Paris, 07/05/2017 )

Một năm tròn ngày một bộ phận không nhỏ dân Việt bừng tỉnh với Formosa

0
Hoàng Mỹ Uyên

Một năm tròn ngày một bộ phận không nhỏ dân Việt bừng tỉnh với Formosa và những hiểm hoạ ung thư cận kề, tương lai con cái u tối khi lớn lên dưới một chánh quyền bạc nhược, luồn cúi và bán rẻ vận nước cho giặc Tàu.

1 năm tròn một bộ phận không nhỏ dân Việt đã bừng tỉnh khi nhận ra chánh trị không ở đâu xa, chánh trị là hột muối, con cá, con tôm trong bếp nhà hay ngay miệng con cái mình và căn bịnh mà mình hay người thân không đáng phải gánh chịu.

1 năm tròn để một bộ phận nhỏ dân Việt nhận ra nhau, thanh trừng các mối quan hệ qua những tư duy nhiễm độc, qua những tư tưởng búa liềm sẵn sàng kề cổ đàn bà, trẻ nhỏ vô tội đang đấu tranh những điều không cho riêng ai.

1 năm tròn nhiều cuộc đời đã phải gửi con thơ lại cho đời để đơn độc sau song sắt trại giam vì tiếng nói lương tâm và nhận thức.

1 năm tròn để chính tôi nhận ra, tôi yêu mảnh đất mình sống dường nào thì cũng có những lúc tôi sợ chính đồng bào mình cũng bằng ấy.

1 năm tròn cho một quyết định lớn, phản bội lại chính tình yêu của mình ra rả khi xưa, làm điều gì đó ý nghĩa cho cái tình mình yêu để gạt lệ quay đi sống đời thiên di để con cái có miếng sạch bỏ miệng, chữ sạch lưu vào đầu.

Bao kiếp đời thiên di ngàn vạn lần ngó về phía đường chân trời bên kia đại dương mà rưng trào vạn nỗi riêng chung, rồi ngoảnh về bên này thấy cháu con rạng rỡ hiện tại, thành tài lẫn thành nhân mà chợt thấy nếu có cái loại “ơn đảng ơn bác” thì có lẽ là đây. Có điều, cái giá của sự được dường như là sự mất rất nhiều.

Bạn ơi, 1 năm tròn Formosa vẫn ở đó, ngư dân mình vẫn khốn khó còn tụi mình, bếp ăn hột muối, giọt mắm còn sợ không hay đã quên rồi?

Thôi thì, bao giờ máu thôi đỏ, da thôi vàng, sẽ thôi nhận mình người An Nam.

Đất mẹ ơi, bao giờ thoát ách Kong?
Dân Việt bao giờ thôi những dòng người lưu vong?

Ubee Hoang

NHÀ CẦM QUYỀN NGHỆ AN SỬ DỤNG MÀN ĐẤU TỐ THỜI CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT ĐỂ CHIA RẼ TÔN GIÁO.

Thời cải cách ruộng đất chúng nó còn “Đấu Tố” ông bà cha mẹ thì bây giờ nó “Đấu Tố” 2 vị chủ chăn chúng tôi thì lẽ bình thường.
Nhưng bất công của thời đó không dễ để diễn lại vào thời này đâu. Khi bôi nhọ nói xấu các vị chủ chăn của chúng tôi thì vâng lời bề trên chúng tôi im lặng. Nhưng khi mà CS đòi vu khống bắt bớ vị chủ chăn của chúng tôi thì chắc chắn rằng không chỉ riêng tôi mà còn bao nhiêu người nữa sẽ đứng lên bảo vệ các Ngài.
Hiệp ý cầu nguyện cho các Ngài bình an.
#Đừng_im_lặng_hãy_lên_tiếng

TÔI ĐI BIỂU TÌNH

Liberty Nguyễn Thúy Hạnh:

Khi còn là thiếu nhi, thỉnh thoảng chúng tôi được nhà trường tổ chức đi “cổ động”. Lũ trẻ con lau nhau vài chục đứa đánh trống con inh ỏi, đi từ đầu làng đến cuối làng hô những khẩu hiệu ca ngợi đảng, bác. Ko có đả đảo.
Rồi tôi lớn lên, bẵng đi mấy chục năm, chẳng bao giờ thấy có biểu tình, nghĩ: “Chỉ có chế độ bất công, bất ổn thì mới có biểu tình”.
Tháng 12/2007, lòng đang sôi sục căm thù bọn Trung Quốc thành lập Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, thì một hôm một cậu em bảo tôi: “Chị có đi biểu tình ko? 8h sáng chủ nhật tuần này có lời kêu gọi biểu tình ở ĐSQ Trung Quốc đấy!”.
Như mở cờ trong bụng, tôi quyết tâm đi.
Đúng 8h tôi ra đến vườn hoa Lê Nin thì thấy đông nghịt CA mặc cảnh phục đứng làm hàng rào chặn lối vào cổng ĐSQ TQ, dùi cui, súng lăm lăm trên tay. Đoạn đường qua ĐSQ bị rào sắt.
Vốn rất sợ CA, chỉ nhìn thấy CA từ xa là đã hoảng hốt rồi, nên 2 chân tôi lúc đó bỗng như bị đổ bê tông, nặng ko thể nhấc lên nổi, tôi cố, nhưng vẫn ko thể.
Thế rồi tôi đọc thần chú, là Cáo Bình Ngô, Hịch Tướng sĩ, (sự thật là như vậy), những lời hào hùng vẫn luôn vang bên tai tôi từ thưở nhỏ.
Và tôi từ từ, nặng nhọc bước qua hàng rào CA để tiến lại đám người tay không đang đứng trước cổng ĐSQ, những tiếng hô vang dội “ĐẢ ĐẢO TAM SA!”.
Nhưng tôi đã không thể hô, cảm giác vừa sợ hãi, vừa ngượng ngùng khiến 2 hàm răng tôi cứng ngắc lại, ko nhấc lên nổi, ko phát ra được một âm thanh nào. Từ bé tôi nào đã bao giờ biết hô “đả đảo”.
Tôi đứng chết trân, nhìn đoàn người, ứa nước mắt.. Thời gian tưởng như dài như vô tận.
Rồi tôi lại nhớ đến Cáo Bình Ngô, Hịch Tướng Sĩ…
Và… bỗng tôi bật hô lên:
– “ĐẢ ĐẢO TAM SA!”.
Rõ ràng tai tôi nghe thấy tiếng hô của tôi. Cảm giác thật là ko thể tả nổi, từng tế bào trong cơ thể tôi tan ra, tâm hồn tôi vỡ òa trong 2 tiếng VIỆT NAM! Tôi như bay lên, nhẹ bỗng, sẵn sàng chết cho quê hương này. Cảm giác sợ hãi suốt mấy chục năm tan biến. Tôi thấy mình ko còn là một TÔI bé nhỏ, sợ hãi nữa.
Chủ nhật tuần sau tôi hăm hở huy động cả nhà tham gia kể cả chị giúp việc, cho đông đảo lực lượng, và để hun đúc cho các con tôi tinh thần dân tộc. Nhưng ra đến nơi thì mọi nẻo đường đã bị CA phong tỏa.
Rồi tôi cũng mải miết với cuộc mưu sinh.
6/2011, lòng đang sôi sục với thông tin tầu TQ cắt cáp tàu Bình Minh, thì lại vẫn cậu em đó bảo tôi: “Chủ nhật tuần này có bt ở ĐSQ TQ, chị có tham gia ko?”
Tất nhiên là có chứ!
Tôi chở theo ông chú đến. Lần này thì tôi ko sợ hãi cũng ko xấu hổ nữa. Nhưng chú tôi cũng phải trải qua tình trạng y như tôi trước kia, mãi mới bật hô lên được, và sau đó cũng là trạng thái lên đồng giống như tôi.
Rồi lại CA giải tán. Tôi chở ông chú về. Trên đường tôi cứ nói đi nói lại với chú tôi:
– Con ko sợ đói, ko sợ khổ, nhưng con sợ đi tù và bị người ta xúc phạm lắm chú ạ! Con ko hiểu sao lại có những người dũng cảm thế, họ ko sợ tù đày.
Thế rồi những cuộc biểu tình tiếp theo chúng tôi bị bắt, bị bôi nhọ, có người bị đi tù… Tấm gương của những người đi trước, cùng với lòng căm thù và tình yêu quê hương đã dần khiến tôi mạnh mẽ lên.
Giờ thì tôi ko sợ đi tù nữa!
P/S
Ai chưa từng đi biểu tình hãy thử một lần xem, chắc chắn sẽ được nhiều hơn là mất. Vượt qua nỗi sợ hãi là cái được lớn nhất của con người!
#bieutinh

— cùng với Nguyễn Thúy Hạnh.