Home Blog Page 1473

Mỹ cân nhắc cấm laptop trên mọi chuyến bay quốc tế

 VOA

Bộ trưởng An ninh Nội địa Hoa Kỳ cho biết ông đang cân nhắc việc cấm mang máy tính xách tay lên khoang hành khách trong tất cả các chuyến bay quốc tế đến và đi từ Hoa Kỳ.

Ông John Kelly nói có dấu hiệu về “những mối đe dọa thực sự” đối với hàng không dân dụng từ các thiết bị điện tử mang trong hành lý xách tay.

Phát biểu trong chương trình truyền hình Fox News Sunday, ông Kelly nói rằng những kẻ khủng bố bị “ám ảnh” với ý tưởng “làm cho máy bay rơi khi đang bay”.

Lệnh cấm này sẽ phát triển thêm từ lệnh cấm hồi tháng 3 có ảnh hưởng đến 50 chuyến bay mỗi ngày đến Hoa Kỳ từ 10 thành phố ở Trung Đông và Bắc Phi. Lệnh cấm yêu cầu tất cả các thiết bị điện tử lớn hơn điện thoại thông minh phải được đóng trong hành lý ký gửi.

Luật sư không thể vạch áo thân chủ.

0
Lê Công Định

Một bài viết mới của anh FUSHIHARA HIROTA, tiến sĩ luật Nhật Bản, cử nhân luật Việt Nam, tốt nghiệp khóa đào tạo luật sư Học viện Tư pháp, đại diện một công ty tư vấn của Nhật Bản tại Việt Nam.

Mong bà Chủ tịch Quốc hội đọc kỹ bài này để hiểu vấn đề trước khi phát biểu. Bài viết tuy của người Nhật, nhưng bằng tiếng Việt, không đến nỗi khó để đọc và hiểu. Nếu vẫn không hiểu, bà Chủ tịch Quốc hội có thể tự vấn xem mình có nên tiếp tục ngồi ghế đó hay không.

**********
(PL)- Mối quan hệ luật sư (LS) và thân chủ bắt đầu hình thành khi thân chủ mang câu chuyện của mình đến với LS.

LS giống như thầy thuốc, linh  mục, người được bệnh nhân kể cho nghe hết mọi sự tình, khi con chiên xưng tội. Khi đã rơi vào vòng lao lý, bị can, bị cáo có quyền tìm đến một địa chỉ tin cậy để nhờ vả và mong nhận được sự trợ giúp. Với bị can, bị cáo, người có thể đặt niềm tin chỉ có thể là LS bảo vệ cho mình.

Khi một ai đó phải tham gia tố tụng với tư cách là bị can hay bị cáo, bất luận là người này đã gây ra tội hay chưa, LS phải tin tưởng thân chủ của mình cho đến giây phút cuối cùng. Đó là nguyên lý thật đơn giản và cơ bản về vai trò của LS. Có như vậy, sự tồn tại của LS nói riêng và giới LS mới được duy trì và có ý nghĩa tồn tại. Sự phản bội bởi một LS với một khách hàng của mình sẽ châm ngòi cho nhiều cảm xúc của thân chủ và gây ra nguy cơ cho sự tồn tại trong xã hội của giới LS.

Luật sư không thể vạch áo thân chủ - ảnh 1
Ông FUSHIHARA HIROTA TS luật (J.D) Nhật Bản, cử nhân luật Việt Nam, tốt nghiệp khóa đào tạo luật sư Học viện Tư pháp,  đại diện một công ty tư vấn của Nhật Bản tại Việt Nam

Bên cạnh nền tảng quan hệ tín thác nêu trên, LS một khi đã tham gia quá trình tố tụng hình sự sẽ phải nhận thức sâu sắc về “nguyên tắc suy đoán vô tội” – một trong những nguyên tắc tối quan trọng trong luật tố tụng hình sự của Việt Nam cũng như các nước phát triển trên thế giới. Nguyên tắc này khẳng định “bất cứ bị can, bị cáo nào đều được coi là vô tội cho đến khi tòa án đã chứng minh về tội phạm thông qua chứng cứ được đánh giá một cách hợp pháp”. Bởi vậy, LS có quyền cho rằng thân chủ của mình là vô tội đến khi phán quyết có hiệu lực. Điều này một mặt nghiêm cấm LS không được ngụy tạo chứng cứ, làm trái với sự thật mà LS biết được. Nhưng cũng không có nghĩa rằng LS phải nói hết những tình tiết khách quan mà LS biết được để gây ra bất lợi cho thân chủ của mình.

Tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, một số điều của BLHS được đưa ra xem xét để sửa đổi, bổ sung. Trong đó liên quan đến nghĩa vụ của LS, khoản 3 Điều 19 dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 100/2015/QH13 quy định: “Người bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự nếu không tố giác khách hàng về các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Tiêu biểu cho những đại biểu ủng hộ quy định trên, có ý kiến cho rằng LS trong quá trình bào chữa mà anh biết thân chủ của mình đã thực hiện hành vi giết người chôn xác ở sau nhà, trong khi đó gia đình đang đau khổ, tìm kiếm người thân của mình. Các cơ quan tố tụng cũng đang nỗ lực để tìm ra tội phạm, lúc này LS bào chữa phải tố giác thân chủ.

LS thường nhận việc bào chữa sau khi vụ việc xảy ra và thường sau khi cơ quan điều tra thực hiện một số thủ tục hình sự như bắt giữ nghi phạm, khởi tố vụ án, khởi tố bị can… Lúc này LS chỉ có thể tiếp xúc thông tin qua các hồ sơ điều tra, lời khai của thân chủ và có thể biết được những thông tin mà thân chủ chia sẻ riêng cho LS. Những thông tin được thân chủ chia sẻ riêng không để đương nhiên trở thành “chứng cứ đầy đủ” để LS chắc chắn về hành vi phạm tội của thân chủ. Một khi không được thông qua thủ tục đầy đủ và chưa có phán quyết cuối cùng, dù là LS hay thẩm phán cũng phải tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc suy đoán vô tội nêu trên. Chưa kể, nếu thân chủ biết mình bị LS vạch áo, liệu họ có thể cởi mở cho LS xem hết tâm can của mình không?

Ở Nhật Bản, hai nguyên tắc nêu trên là kim chỉ nam cho hoạt động hành nghề của các LS. Tuy nhiên, trong quá trình hành nghề không tránh khỏi việc LS có những phát hiện chủ quan về tội phạm của thân chủ. Khi đó, LS Nhật Bản sẽ xin thôi vai trò LS và giữ kín mọi bí mật suốt cả cuộc đời.

LS luôn phải trung thành với thân chủ. Điều này ai cũng dễ hiểu và tôi tin rằng mọi người đang hiểu như vậy. Nếu LS phải làm việc vì lợi ích của cơ quan điều tra, VKS để hỗ trợ bắt giữ, khởi tố thân chủ thì chắc không có người nào muốn nhờ LS để bào chữa. Trừ khi LS làm nghề kinh doanh mặc cả mức hình phạt, song không có thế giới nào tồn tại thị trường kinh doanh như vậy.

FUSHIHARA HIROTA TS luật (J.D) Nhật Bản, cử nhân luật Việt Nam, tốt nghiệp khóa đào tạo luật sư Học viện Tư pháp, đại diện một công ty tư vấn của Nhật Bản tại Việt Nam

Tại Hội nghị Trung ương 5 Nguyễn Phú Trọng lại diễn tuồng “hoàn thiện” theo kiểu “Nguyễn Như Vân”!

0

Âu Dương Thệ:

· Nguyễn Phú Trọng chỉ nêu ra hiện tượng và hậu quả nhưng không dám nhìn thẳng vào nguyên nhân thực sự

· Các giải pháp “hoàn thiện” của ông „Nguyễn Như Vân“

· Sự tại vị của Nguyễn Phú Trọng chỉ làm tình hình đất nước xấu hơn

Các quyết định chính trị như các Nghị quyết cùa đảng, luật pháp, các diễn văn quan trọng của người cầm đầu chế độ là những hành động chính trị quan trọng. Chính trị học là khoa học nghiên cứu về hệ thống tổ chức, điều hành của một chế độ, cũng như thế giới quan, tâm lí và thái độ của người cầm quyền. Nó đặt nền tảng trên sự đối chiếu và so sánh giữa cái mong ước với cái đang có, ước mơ và thực tế, giữa khả năng và ý đồ. Thí dụ, khi so sánh cá tính, khả năng và ước muốn của Tổng thống Trump với các giá trị xã hội và định chế của nền Dân chủ đa nguyên Hoa kì thì sẽ không ngạc nhiên, tại sao từ hơn 4 tháng làm Tổng thống ông Trump đã kí bao nhiêu sắc lệnh, quyết định và tuyên bố trong nhiều lãnh vực quan trọng, nhưng ông không thay đổi được tình thế, ngược lại số phận chính trị của ông đang như sợi chỉ treo ngàn cân. Chính vì tham vọng quá cao, nhưng khả năng chính trị rất thấp và tư cách rất tồi. Các ý đồ của ông đi ngược với các giá trị nền tảng của xã hội Hoa kì. Vì thế số phận chính trị của ông đang như người không biết bơi nhưng lại muốn lội ngược dòng.[1]

Vì vậy trong hoạt động chính trị, nếu không nghiên cứu và phân tích nghiêm túc, biết đối chiếu những gì đã diễn ra với những lời hứa hẹn của người cầm quyền, lại chỉ nghe và đọc những khẩu hiệu bùi tai thì thật là đại họa!

Tại VN từ 1945 chế độ toàn trị đã được dựng lên dưới quyền lãnh đạo tuyệt đối của ĐCSVN và xuyên qua những khẩu hiệu ngon ngọt và những lời thề rất lọt tai từ người sáng lập cho tới nhiều thế hệ lãnh đạo. Hơn 40 năm sau khi Liên xô sụp đổ chế độ toàn trị ở VN như trẻ thơ mất nơi nương tựa. Để cứu chế độ độc tài, những người cầm đầu khi đó đã đưa ra khẩu hiệu “đổi mới hay là chết” với những lời đường mật và hứa hẹn mới. Nhưng hơn 30 năm sau chế độ độc đảng toàn trị vẫn đè đầu nhân dân với một lô những khẩu hiệu, như Kinh tế thị trường định hướng XHCN, Pháp chế XHCN, Doanh nghiệp nhà nước là những quả đấm thép, chống tham nhũng không tránh cất cứ ai, làm bạn với tất cả các nước…

Từ 1994 Nguyễn Phú Trọng đã trở thành Ủy viên Bộ chính trị, 2006 làm Chủ tịch quốc hội và từ 2011 là Tổng bí thư TBT. Có thể nói từ khi làm TBT ông Trọng vừa là lí thuyết gia và người hành động. Ông có tư duy rất giáo điều, tin theo chủ thuyết Marx-Lenin như Kinh thánh, mặc dù chủ thuyết này đã bị thực tế phủ nhận từ hơn ¼ thế kỉ, bị tâm lí tự ti mặc cảm rất nặng nên rất sùng bái Bắc kinh! Ông đã nhiều lần biện hộ cho chủ thuyết độc đảng rất ngoan cố và phản khoa học. Ông thích tự ca tụng là người rất dân chủ, như khi Đại hội 12 kết thúc ông đã tự khen việc Đại hội bầu ông làm lại TBT là “dân chủ đến thế là cùng”.[2] Nhưng thực ra ông là người lãnh đạo cực kì độc đoán. Ông sẵn sàng đạp lên cả Điều lệ đảng, như ông đã ép Bộ chính trị, Trung ương đảng và Đại hội 12 phải để ông vào “trường hợp đặc biệt” để tái cử vào TBT mặc dù đầu 2016 đã gần 72 tuổi, tức là đã vượt qua mức tuổi cho phép theo Điều lệ đảng. Ông cũng đã chống lại Nghị quyết về sở hữu đất đai của Đại hội 11; ông còn khinh thường các chuyên viên và trí thức đóng góp thực lòng cho đất nước, kết án họ là „suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức. „[3] khi họ yêu cầu bỏ Điều 4 trong Hiến pháp sửa đổi 2013 giữ đảng độc quyền tiếp tục!

Từ khi có quyền lực cao nhất ông Trọng đã nhiều lần ép các đồng liêu phải theo những lí luận sai lầm và các nguyên tắc phản dân chủ, như Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 9.6.2014 của Ban Chấp hành Trung ương về Quy chế bầu cử trong Đảng do Nguyễn Phú Trọng kí. Khoản 3 trong Điều 13 của Quyết định này ghi rõ: „Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị.“[4]Hoặc trước Hội nghị cán bộ Toàn quốc cả ngàn cán bộ cao-trung cấp ông gọi nhóm cầm đầu Bắc kinh đang tiến hành xâm lược biển-đảo của VN là “Bạn” [5], như thế là cố tình làm tê liệt tinh thần cảnh giác của toàn đảng, toàn quân trước bọn bành trướng xâm lược phương Bắc, hoặc dùng uy quyền Chủ tích quốc hội không cho phép Quốc hội được thảo luận về tình hình căng thẳng ở biển Đông và tự ý tuyên bố chống sự thực“tình hình biển Đông không có gì mới!” [6]

Do những sai lầm từ cố tình duy trì chế độ độc đảng tới dành độc quyền và ưu đãi cho hệ thống Doanh nghiệp nhà nước, nên hiện nay đang phải đối phó trước tình hình nợ công đang như chúa chổm, ngân sách ngày càng kiệt quệ, Doanh nghiệp nhà nước làm ăn ngày càng thua lỗ [7], tiền bạc tài sản chạy vào túi tham của cán bộ, nhập siêu từ Trung quốc ngày càng ngất ngưởng đi đến lệ thuộc Bắc kinh. Từ khi Trump làm Tổng thống đã hủy bỏ Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương (TTP); một Hiệp định mà Nguyễn Phú Trọng đã hí hửng có thể kéo dài thêm chế độ toàn trị. Không những thế Trump còn dọa ngăn chặn hàng hóa của VN xuất cảng sang Hoa kì. Yếu tố quan trọng khác là sự chống đối của nhân dân trong nhiều giới và nhiều lãnh vực ngày càng gia tăng và càng kiên quyết. Nhân dân nhiều nơi đã chấm dứt thái độ chờ đợi và hi vọng, nên đã cùng nhau thực hiện phá rào công an, phá rào chính trị, tổ chức những cuộc biểu tình bất bạo động thành công với cả ngàn, chục ngàn người tham gia tích cực, bắt giữ bọn cán bộ và công an côn đồ ở nhiều nơi ngay cả ở Đồng Tâm, Hà nội.

Chính trong hoàn cảnh ngặt nghèo trên đe dưới búa này, nên Nguyễn Phú Trọng phải hô hoán đổi mới lần 2! Là một chiến lược gian xảo và thủ lãnh nhiều tham vọng, nên trong HNTU 5 vừa qua ông lại trổ tài qua một số mánh khóe để tạo ra cảm tưởng là, lần đổi mới thứ hai này hoàn toàn khác đổi mới lần đầu cách đây gần 31 năm!

Tại Hội nghị Trung ương (HNTU) 5 (5-10.5.17) vừa qua thái độ gian dối và phản dân chủ của Nguyễn Phú Trọng lại đạt tới cao độ mới. Từ buổi khai mạc tới ngày bế mạc ông Trọng đã chọn lựa thời điểm, nghiên cứu cách diễn tả để cố tình tạo ra một bộ mặt dân chủ hồ hởi, một không khí mới như là thời gian tới sẽ có những “hoàn thiện” và cải cách theo chiều hướng dân chủ. Ông tô vẽ và chải chuốt nó như các món hàng quí để mong bán cho các đảng viên và nhân dân ! Các thủ thuật này ông đã thi thố rất thành thạo trong HNTU 5 vừa qua. Ông tìm cách chia nó ra làm ba bước. Trong bước đầu ông đóng vai một người lãnh đạo dân chủ dám nhìn nhận và phê bình thẳng thắn những thiếu sót và sai lầm của chế độ. Tới bước thứ hai, ông làm như người biết lắng nghe và tha thiết kêu gọi 200 Ủy viên trung ương (180 chính thức và 20 dự khuyết) đóng góp ý kiến và dịu ràng nói với họ là, phải căn cứ trên các Nghị quyết của Đại hội 12, Hiến pháp và Cương lĩnh chính trị của đảng khi góp ý kiến và đề nghị. Tới buổi bế mạc, cũng là bước cuối, ông hô hoán lên là, HNTU 5 đã thành công tốt đẹp. Ông còn liệt kê rất dài những giải pháp được gọi là “hoàn thiện” (vì từ “đổi mới” đã bị lờn, gây ác cảm), nhưng trước sau vẫn dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng, vẫn theo Kinh tế thị trường định hướng XHCN với hệ thống Doanh nghiệp nhà nước đóng vai quan trọng, vẫn là Pháp chế XHCN. Trong phần cuối của diễn văn bế mạc dài gần 30 phút, ông còn lên giọng như cảnh cáo những Ủy viên trung ương có ý chống ông, là phải thấy sự mất chức Ủy viên Bộ chính trị và Bí thư thành ủy Sài gòn của Đinh La Thăng là một „bài học sâu sắc“ cho chính mình! [8]

Nguyễn Phú Trọng chỉ nêu ra hiện tượng và hậu quả nhưng không dám nhìn thẳng vào nguyên nhân thực sự

Những vấn đề nổi cộm và đang gây nhức nhối trong xã hội và tạo bất bình gay gắt trong nhân dân, kể cả nhiều đảng viên tiến bộ, là kinh tế-xã hội đang xuống dốc thua cả Lào, Kampuchia và sự tha hóa đạo đức của cán bộ, nhất là cán bộ có chức quyền ở ngay trong Bộ chính trị và Trung ương đảng. Đó còn là hệ thống kinh tế nhà nước thất bại và là ổ tham nhũng. Trong những năm qua mặc dầu được ưu đãi và nuông chiều, nhưng thay vì là quả đấm thép cho toàn bộ kinh tế lại trở thành quả tạ, gánh nặng cho toàn thể nhân dân, và còn là chỗ nương náu, bòn rút của bọn quan đỏ có quyền. Giữa khi ấy thì kinh tế tư nhân sau 30 năm gọi là „đổi mới“ vẫn không ngóc đầu lên được, thậm chí ngày càng bị trên đe dưới búa của Kinh tế nhà nước, cán bộ tham nhũng và cửa quyền.

Trong HNTU 5 (5-10-5.17) TBT Nguyễn Phú Trọng đã nhận định và tìm cách giải quyết các bức xúc này như thế nào? Ông đã dám nhìn thẳng sự thật, nói toạc nguyên nhân của mọi nguyên nhân chưa? Những giải pháp ông nêu ra mới hay cũ, có thể chữa được căn bệnh hiểm nghèo hay không?

Nếu theo dõi rốt ráo các động thái và diễn tiến HNTU 5 sẽ nhận ra rất rõ những màn kịch của một số diễn viên chính, đặc biệt là Nguyễn Phú Trọng từ buổi khai mạc sáng 5.5 tới chiều bế mạc 10.5. Trong Video giới thiệu Nguyễn Phú Trọng đọc diễm văn khai mạc người ta để ý hình ảnh Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ chính trị và Thường trực Ban bí thư, ngồi cạnh Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân. Không những thế hình của ông Huynh còn được cố ý trình bày lâu hơn ba người kia. Dù chỉ vài dây thôi, nhưng đó là những động thái có chủ ý như tín hiệu và mệnh lệnh để báo chí và cán bộ, đảng viên biết, ai đang được Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị làm người kế vị khi điều kiện thuận tiện.[9] Đây không phải là lần đầu. Bức ảnh đầu tiên sau khi Nguyễn Phú Trọng được tái cử TBT tại Đại hội 12 (1.2016) cũng như vậy! Từ tứ trụ đang thành ngũ trụ!

Khi nói về tình hình làm ăn của lãnh vực Kinh tế nhà nước ông Trọng nhìn nhận, “doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước; chưa thực hiện được nhiệm vụ dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế. Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh và đóng góp của phần lớn doanh nghiệp nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư. Không ít doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với những dự án đầu tư hàng nghìn tỉ đồng “đắp chiếu”, làm trầm trọng thêm nợ xấu ngân hàng và nợ công quốc gia, gây bức xúc trong nhân dân…”[10] Rồi ông nêu câu hỏi như người rất quan tâm và muốn tìm cho ra nguyên nhân thực sự, “vì sao những hạn chế, yếu kém nêu trên đã được chỉ ra từ lâu nhưng qua nhiều nhiệm kỳ đến nay tình hình vẫn chậm chuyển biến, thậm chí có mặt còn trầm trọng hơn.”[11] Đúng lí ra, nếu là một người lãnh đạo có ý thức trách nhiệm thì ông Trọng phải trình bày thẳng sự thực, sự thất bại có nguyên nhân từ chế độ độc đảng toàn trị. Nhưng ông đã tránh né chỉ nêu lại những yếu kém trong cách tổ chức và điều hành của các Doanh nghiệp nhà nước. Nhưng đây chỉ là hiện tượng và hậu quả chứ không phải nguyên nhân!

Khi nói về Doanh nghiệp nhà nước, Nguyễn Phú Trọng còn cố tình tạo hình ảnh sai lạc khi đưa ra các con số: lúc đầu từ 12.000 Doanh nghiệp nhà nước nay chỉ còn 718 doanh nghiệp. Trong khi đó thực tình suốt mấy thập niên qua, các Doanh nghiệp nhà nước đã xắp sếp lại nhiều lần, như nhiều Doanh nghiệp nhà nước gộp lại thành các Tổng công ti hay Tập đoàn, chứ không có việc giải tán hay rút lại. Ngoài ra số Tổng công ti và Tập đoàn nhìn qua thì thấy ít, nhưng trong thực tế vẫn rất nhiều. Các Tổng công ti và Tập đoàn xây dựng theo kiểu mẹ-con, mỗi Tập đoàn hay Tổng công ti lại đẻ ra hàng trăm công ti con, có những công ti con nằm hoàn toàn ngoài các lãnh vực hoạt động của công ti mẹ. Như Tập đoàn Vinashin lúc đầu chỉ lo đóng tầu và sửa chữa tầu thủy để thực hiện mục tiêu biến VN thành một nước đóng tầu lớn mạnh của thế giới. Nhưng sau đó Tập đoàn này đã mở cả ngân hàng, công ti du lịch….Chỉ riêng Tập đoàn Vinashin, khi xẩy ra vụ thua lỗ khủng vào năm 2010, báo chí chế độ đã cho biết, „Công ty mẹ Vinashin đẻ ra tổng cộng 435 công ty con và công ty hạch toán phụ thuộc, 30 công ty liên kết và liên doanh“.[12]

Khi trình bày tình hình rất xấu trong lãnh vực kinh tết tư nhân, ông Trọng đã sử dụng lối lí luận tương tự -liệt kê hiện tượng tránh không nói tới nguyên nhân-. Theo ông, “trong 15 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp quan trọng về khuyến khích và tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển”. Ông cũng nhìn nhận sự thất bại của những giải pháp do đảng thực hiện trong kinh tế tư từ trước tới nay:“ Phần lớn doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ thấp và chậm đổi mới; trình độ quản trị, năng lực tài chính, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh còn yếu kém; chủ yếu tham gia ở phân khúc thị trường có giá trị gia tăng thấp. Khả năng liên kết với các thành phần kinh tế khác và tham gia chuỗi giá trị sản xuất trong nước, khu vực và toàn cầu còn nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp tư nhân hoạt động thiếu ổn định, bền vững, thậm chí bị thua lỗ, giải thể, phá sản.“ [13]

Sau mỗi phần trình bày các khó khăn nan giải của các lãnh vực kinh tế trên, Nguyễn Phú Trọng lên giọng làm như biết lắng nghe các ý kiến trái chiều và tôn trọng thảo luận dân chủ. “Đề nghị các đồng chí Trung ương và các đồng chí tham dự hội nghị xuất phát từ thực tiễn, thảo luận, đánh giá khách quan, khoa học về những kết quả, thành tích đã đạt được; đồng thời phân tích sâu sắc những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân.” Nhưng ngay lập tức ông nhấn mạnh, phải “bám sát Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và thực tế đất nước, tập trung thảo luận làm rõ, tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng”.[14] Ông sợ hãi, nếu để cho các Ủy viên trung ương được suy nghĩ và quyết định độc lập thì sẽ như chim sổ lồng! Tức là chỉ cho phép các Ủy viên trung ương thảo luận các đề tài trên trong khuôn khổ là, phải giữ vững lập trường của các Nghị quyết của Đại hội 12. Nhưng các Nghị quyết này nói gì ? Các điểm chính của các Nghị quyết về kinh tế xã hội ghi rõ: toàn bộ phải đặt dưới quyền lãnh đạo của Đảng, tuân theo Pháp trị XHCN, Kinh tế thị trường định hướng XHCN, với Kinh tế nhà nước là chủ đạo, ruộng đất là thuộc quyền công hữu, tức là của nhà nước mà quyền lực là các cán bộ có chức quyền! Đây mới chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn tới thảm trạng tham nhũng, tha hóa đạo đức của cán bộ và kinh tế thua xa các nước láng giềng!

Các giải pháp „hoàn thiện“ của ông „Nguyễn Như Vân“

Vở tuồng được gọi là “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” Nguyễn Phú Trọng đã giành tập trung vào buổi kết thúc. Trong diễn văn bế mạc HNTU 5 chiều 10.5 Nguyễn Phú Trọng đã hô hoán lên, tuyên bố Hội nghị đã thành công và đưa ra những giải pháp „hoàn thiện“, nhưng trước sau vẫn do „Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo!“

“Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta xây dựng là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.” [15]

Nhưng mô hình phát triển này có khác gì mấy chục năm trước không? 20 năm trước chính tướng Trần Độ, từng là Phó Chủ tịch quốc hội và Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa trung ương, đã ngộ ra là, chế độ toàn trị với mô hình Kinh tế thị trường định hướng XHCN như trên là cực kì sai lầm và lên tiếng cảnh báo. Trong thư gởi Bộ chính trị cuối 1997 đầu 98 ông nhận định:

“Mặc dầu tuyên bố mục tiêu của nước ta hiện nay là “phát triển kinh tế, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”, nhưng vẫn nhấn mạnh “kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa”. Như vậy, nảy sinh một mâu thuẫn không thể giải quyết được, bởi vì cả về lý thuyết lẫn về thực tiễn, kinh tế thị trường – điều kiện tất yếu để phát triển kinh tế – không thể đi đôi với định hướng xã hội chủ nghĩa được. Cuối cùng, hoặc mặt này loại bỏ mặt kia, hoặc đẻ ra một trạng thái kinh tế hỗn loạn, không ra kinh tế thị trường, cũng không ra kinh tế xã hội chủ nghĩa….

“Theo tôi, cải cách kinh tế hiện nay đang đòi hỏi phải có cải cách chính trị một cách mạnh mẽ. Và nếu không cải cách chính trị, thì cải cách kinh tế sẽ bế tắc, đất nước vẫn nằm mãi trong chế độ Đảng trị đã lỗi thời, và vai trò lãnh đạo cũng như uy tín của Đảng sẽ bị suy yếu không cứu vãn được. Việc tập trung toàn bộ quyền lực vào tay các cơ quan lãnh đạo của Đảng, đang làm cho chính Đảng bị thoái hóa, biến chất, những đảng viên nắm quyền lực trở thành một tầng lớp thống trị mới trong xã hội với những lợi ích riêng, đối lập với lợi ích nhân dân. Có thể nói rằng nhiều đảng viên có chức có quyền, đã thật sự trở thành “những tư bản mới ” đầu cơ quyền lực, biến quyền lực thành của cải, và gây ra một mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, có thể đưa tới những bùng nổ xã hội“[16]

Trong diễn văn bế mạc Nguyễn Phú Trọng hùng hổ nêu ra „5 giải pháp“ „hoàn thiện“ làm như rất mới. Trong đó các điểm chính là kiểm tra, ngăn chặn các nhóm lợi ích đang biến các Doanh nghiệp nhà nước làm sân sau và chấm dứt tệ trạng 5C (Con cháu các cụ cả) trong các Doanh nghiệp nhà nước và cơ quan:

“Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; không để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước….”

“Kiên quyết đấu tranh và có biện pháp phòng ngừa, khắc phục tình trạng cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước móc ngoặc với cán bộ, công chức nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân để hình thành “nhóm lợi ích”, “sân sau” thao túng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trục lợi cá nhân, tham nhũng, lãng phí, gây tổn hại cho Nhà nước và doanh nghiệp….”

“Thực hiện rộng rãi cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm qua thi tuyển cạnh tranh, công khai, minh bạch đối với tất cả các chức danh quản lý, điều hành và các vị trí việc làm khác trong doanh nghiệp nhà nước… “[17]

Nhưng hãy đọc lại các Nghị quyết của các Đại hội 6 từ 1986 tới Đại hội 12 2016, các giải pháp trên đều đã được nêu ra. Nhưng thực tế tình hình ngày càng xấu thêm, tồi tệ thêm. Trong các vụ tham nhũng động trời PMU 18 (2006) và Vinashin (2010) đã làm thất thoát ngân sách quốc gia hàng trăm ngàn tỉ đồng, hết các cơ quan kiểm tra của đảng, kiểm tra của các bộ, cả thanh tra chính phủ tới điều tra bao nhiêu lần, nhưng cuối cùng không thấy những sai phạm. Vì cán bộ cấp cao móc ngoặc với cán bộ cấp dưới. Thậm chí trong vụ PMU 18 chính TBT Nông Đức Mạnh khi ấy đã tìm cách bưng bít vì con rể dính lúi. Trong vụ Vinashin chính Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đã thỏa hiệp ngầm với nhau để một người lên nắm ghế TBT, người kia giữ ghế Thủ Tướng thêm 5 năm nữa!

Trong 5 „giải pháp” gọi là „hoàn thiện“ Nguyễn Phú Trọng hồ hởi ca tụng thì giải pháp thứ năm là quan trọng nhất:

“Năm là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực, tinh giản bộ máy, biên chế, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống chính trị.”[18]

Ông Trọng nói tới “đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực”. Những điều này lại hoàn toàn không có gì mới, nó đã nằm chính ình trên các Nghị quyết của đảng suốt mấy chục năm qua. Nhưng trong thực tế mọi người đều biết, đảng ngày càng bao biện; quyền lực của cán bộ, nhất là cán bộ cấp cao, càng hét ra lửa….

Giải pháp thứ năm ông đề ra, giao cho một đảng tiếp tục độc quyền bao biện kinh tế, bao biện pháp luật, độc quyền báo chí trước sau vẫn là cách để đảng độc quyền đưa ra chính sách, thi hành, kiểm tra và xét xử! Đây đúng là cách suy nghĩ và làm ăn theo kiểu một người vừa làm người trọng tài vừa là cầu thủ! Như thế là „dân chủ đến thế là cùng“ của Nguyễn Phú Trọng!

Mô hình này đảng đã thực hiện từ mấy thập kỉ, nó chứng tỏ đã thất bại, như Nguyễn Phú Trọng đã nhìn nhận trong diễn văn khai mạc. Tuy vậy nay ông lại hô hoán 5 giải pháp hoàn thiện, nhưng trước sau vẫn bị cột chặt trong mô hình đảng lãnh đạo và bao biện. Đúng là giải pháp „Nguyễn Như Vân“ đã được anh hề Nguyễn Phú Trọng trình diễn vở tuồng tại HNTU 5!

Ông Trọng nói là đã tốt nghiệp Tiến sĩ Chính trị học. Tại sao ông lại có thể quên được một trong những qui luật chính của quyền lực: Quyền lực càng bao biện thì độc tài càng gia tăng, tội ác càng chồng chất, tham nhũng và bất công càng bất trị! Quyền lực đã làm mù trí tuệ và lương tâm?

Vở tuồng của Nguyễn Phú Trọng hô hoán cho „5 giải pháp hoàn thiện“ không dừng lại trong HNTU 5 mà còn đang được bọn đàn em tô hồng, vẽ thêm râu mày ngoài xã hội. Như Ủy viên Bộ chính trị kiêm Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng chỉ vài ngày sau HNTU 5 đã hô lớn „đối thoại trực tiếp với dân“ [19],“Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận”và “Ban Tuyên giáo Trung ương đang chờ Ban Bí thư“ thông qua.[20] Trong Ban bí thư hiện nay tuy Nguyễn Phú Trọng đứng đầu nhưng Đinh Thế Huynh đang bao biện. Ông Thưởng chỉ là cái bóng của ông Huynh. Cho tới nay Đinh Thế Huynh vẫn không tin Võ Văn Thưởng nên ngoài chức Thường trực Ban bí thư ông vẫn nắm Chủ tịch Hội đồng lí luận trung ương, một lãnh vực từ nhiều năm qua thuộc thẩm quyền của Trưởng ban Tuyên giáo trung ương. Nhưng họ Đinh coi giá trị „đối thoại“ với nhân dân như thế nào? Tại cuộc họp báo ở Hà nội ngày 10.1.11 trước ngày khai mạc Đại hội 11, khi báo chí quốc tế hỏi về có Dân chủ đa nguyên ở VN không, Đinh Thế Huynh đã tuyên bố, “ ở Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng và dứt khoát không đa nguyên, đa đảng!“[21] Võ Văn Thưởng còn trẻ mà lại chỉ thích làm người cầm cờ và thả bong bóng cho Đinh Thế Huynh, một người giáo điều và độc đoán như Nguyễn Phú Trọng thì không thể có tương lai!

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch quốc hội hồ hởi nói là kì họp này Quốc hội sẽ gia tăng thời gian chất vấn. Nhưng bà cố tình lờ đi các dự luật biểu tình và thành lập hội dân sự tiếp tục bị treo bao nhiêu năm rồi. Đây là những luật cản bản cho một xã hội dân chủ thực sự. Bên cạnh đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dọa nạt phải tăng cường bảo vệ an ninh. Các báo Quân đội nhân dân , Công an nhân dân thi đua nhau viết nhiều bài chụp mũ, mạ lị các cuộc biểu tình của nhân dân nhiều tỉnh miền Trung tố cáo nhà cầm quyền đã không có những biện pháp hữu hiệu nên đã để cho công ti Formosa hủy hoại môi trường biển suốt hơn một năm qua dọc theo 4 tỉnh miền Trung, gây thiệt hại về sức khỏe và công ăn việc làm cho hàng triệu người! Họ đang đe dọa đưa nhiều nhiều người ra tòa, trong đó có cả một số tu sĩ. Cả trong dịp Việt-Mĩ họp thảo luận về nhân quyền, trí thức và những người trẻ hoạt động dân chủ cũng bị theo dõi, ngăn chặn. Đây là những bằng chứng cụ thể về nói và làm của Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn trái ngược nhau!

Việc cách chức Đinh La Thăng ra khỏi Bộ chính trị và Bí thư thành ủy Sài gòn, nhưng vẫn để làm Ủy viên trung ương và còn được bổ nhiệm làm Phó trưởng ban kinh tế trung ương, một lãnh vực mà ông Thăng đã có những hành động sai phạm nghiêm trọng làm tổn hại hàng ngàn tỉ đồng, bị dư luận chỉ trích. Nguyễn Phú Trọng vội vàng phân bua tại cuộc họp với đại biểu cử tri ở Hà nội 13.5: „Đây mới là xử lý theo kết quả kiểm tra dấu hiệu vi phạm về mặt Đảng, còn về hình sự thì cơ quan chức năng đang làm.” [22]

Tại sao ông Trọng cố tình quên lời hứa tương tự hơn 6 năm trước. Tại phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 25.4.11, khi ấy vừa trong tư cách tân TBT và đương nhiệm Chủ tịch quốc hội, chính ông đã long trọng hứa:“Những sai phạm ở Vinashin đang được tiếp tục làm rõ chứ không có chuyện xuê xoa như lo ngại của nhiều người“.[23] Nhưng từ đó đến nay chẳng có ủy viên Bộ chính trị nào bị tù cả. Đây chẳng qua là lời hứa mị dân. Vì ông biết thừa rằng, vụ Vinashin thất thoát 86.000 tỉ đồng (4,5 tỉ USD) không chỉ mình Nguyễn Tấn Dũng chịu trách nhiệm, mà còn nhiều Ủy viên Bộ chính trị khác, trong đó có cả Nguyễn Phú Trọng!

Sự tại vị của Nguyễn Phú Trọng chỉ làm tình hình đất nước xấu hơn

Hơn 6 năm trước khi nhẩy lên ghế TBT cầm đầu chế độ toàn trị Nguyễn Phú Trọng nuôi tham vọng lớn là có thể thay đổi được tình thế cả trong lẫn ngoài: ngăn chặn được tệ trạng tham nhũng của cán bộ cho chức quyền, đưa kinh tế phát triển bền vững và nhóm cầm đầu Bắc kinh sẽ trọng nể vì ông là người tín cẩn của họ! Nhưng nay đang bước vào nhiệm kì thứ hai làm TBT tình hình mọi mặt đang rối bùng. Cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang xác nhận, tham nhũng đang bùng nổ như đàn rươi. Ngay ông Trọng cũng thừa nhận các biện pháp chống tham nhũng chỉ như gãi ghẻ, mặc dù trong vai trò TBT và Trưởng ban chỉ đạo trung ương phòng-chống tham nhũng, ông đã cử bao nhiêu đoàn cao cấp đi các địa phương điều tra, bao nhiêu các buổi tự phê bình và phê bình trong Bộ chính trị, Ban bí thư kéo dài cả tuần lễ. Ông đòi thanh lọc các cán bộ tham quyền, nhưng chính ông lại là người tham quyền một cách bất chính nhất. Cụ thể nhất là, trước và trong Đại hội 12 ông đã bắt đồng liêu và cả Đại hội phải để ông là „trường hợp đặc biệt“ giữ thêm một nhiệm kì TBT nữa! Trong khi đó kinh tế của VN đang xuống dốc, năng xuất lao động thuộc loại thấp nhất khu vực, sức cạnh tranh rất yếu, bội chi ngân sách càng gia tăng khủng khiếp vì phải nuôi cả bộ máy khổng lồ của đảng và Kinh tế nhà nước làm ăn thua lỗ! Chưa bao giờ có những chuyến đi thăm lẫn nhau đều đặn giữa Hà nội và Bắc kinh dưới thời Nguyễn Phú Trọng. Nhưng cũng chưa bao giờ biển đảo, tài nguyên của VN bị đe dọa trực tiếp và nghiêm trọng như hiện nay. Giữa năm 2014 giàn khoan HD 981 đã ngạo nghễ đóng trong khu vực thuộc đặc quyền kinh tế của VN suốt trên hai tháng. Nguyễn Phú Trọng nhiều lần năn nỉ sang Bắc kinh đàm phán nhưng Tập Cận Bình từ chối. Một năm sau Phán quyết của Tòa hòa giải Quốc tế phủ nhận thẩm quyền của Trung quốc trên các đảo họ chiếm được cũng như „đường lưỡi bò“ trên biển Đông, nhưng nhóm cầm đầu toàn trị VN chưa bao giờ dám công khai bảo vệ các quyết định đúng đắn của Tòa án quốc tế này. Nhập siêu từ Trung quốc gia tăng chóng mặt từ năm này sang năm khác dẫn tới nguy cơ lệ thuộc cái đầu và bụng đói thì chỉ biết đi ăn xin và mất độc lập!

Như vậy nếu làm công việc đối chiếu và so sánh những gì ông đã làm hơn 6 năm làm TBT và những gì ông đã hứa với đảng với nhân dân thì ông Trọng -nếu bình tâm và trọng sự thực- phải nhìn nhận khác biệt như một trời một vực, như trắng với đen, ngày và đêm. Điều này chứng tỏ ông Trọng hoàn toàn không phải là người giải quyết được tình thế khó khăn, ngược lại ông Trọng mới chính là người gây thêm ra những khó khăn chồng chất và hiểm nguy cho nhân dân, đất nước và cả cho đảng!

Tại sao Nguyễn Phú Trọng đã thất bại thảm hại như thế? Muốn hiểu được nguyên nhân phải biết rõ tư duy, tâm lí và khả năng của Nguyễn Phú Trọng.

+ Điều nổi bật nhất và cũng nguy hiểm nhất là, ông Trọng chống lại giá trị tối cao của dân tộc, đó là gìn giữ chủ quyền và bảo vệ độc lập đối với phương Bắc đã có từ khi dựng nước và giữ nước mấy ngàn năm. Từ khi cầm đầu đảng và chế độ ông Trọng tiếp tục giữ thái độ cúi đầu và tự ti mặc cảm nên Tập Cận Bình đã khinh thường và gia tăng bành trướng: HD 981, xây dựng các đảo chiếm của VN thành các pháo đài uy hiếp chủ quyền, độc lập của VN và đe dọa hòa bình khu vực và thế giới. Sở dĩ đất nước đang bị dẫn tới nguy cơ hiện nay là do người cầm đầu có tư duy giáo điều quá lỗi thời và lòng tư ti mặc cảm, sống vào đầu thế kỉ 21 nhưng vẫn coi Bắc kinh như thiên triều

+ Nguyễn Phú Trọng rất ngoan cố chống lại những đòi hỏi thời đại rất chính đáng của nhân dân là thiết lập một chế độ Dân chủ đa nguyên. Vì trên 70 năm sống dưới chế độ toàn trị hà khắc, mọi người đều đã từng thấy những tai hại và thảm trạng. Hàng triệu triệu người đã là nạn nhân của chủ nghĩa tôn thờ bạo lực, cải cách ruộng đất với đấu tố; miệng hô đoàn kết, hòa giải, nhưng lại dựng lên các trại cải tạo, các cuộc khủng bố; dành mọi ưu đãi cho Doanh nghiệp nhà nước khiến kinh tế tư nhân không ngóc đầu lên được, kinh tế xuống dốc, nạn đói nghèo; pháp chế XHCN đã bảo vệ cho bọn quan đỏ tham nhũng và khuyến khích cán bộ có chức quyền thi thố chủ trương „5C“ đưa vợ con và họ hàng vào bòn rút.

Ý nguyện hiện nay của đa số nhân dân là tiến tới thành lập một thể chế Dân chủ đa nguyên, kinh tế thị trường, pháp trị không thêm một cái đuôi nào hết. Nhưng Nguyễn Phú Trọng vẫn ngoan cố chống lại các đòi hỏi chính đáng của nhân dân. Tư duy chính trị cực kì giáo điều của người cầm đầu chế độ đang cô lập đảng trước nhân dân và thế giới tiến bộ!

+ Nguyễn Phú Trọng rất ương ngạnh và khinh thường trí thức ,chuyên viên và nhiều đảng viên tiến bộ có tiếng nói phản biện chính đáng và ôn hòa. Ông đã từng phủ nhận, chụp mũ và kết án các chuyên viên, nhân sĩ và nhiều giới đã báo động về nguy cơ của chế độ toàn trị đã khờ dại mở„hợp tác chiến lược toàn diện“ với Bắc kinh, khiến độc lập và chủ quyền của VN đang bị lâm nguy; về chế độ Kinh tế thị trường định hướng XHCN giành các ưu đãi cho các tập đoàn và tổng ti nhà nước đang dẫn tới kinh tế suy đồi, tham nhũng bất trị, sự cấu kết và tung hoành của các nhóm lợi ích đang xô đẩy VN vào chủ nghĩa tư bản thân hữu của thời kì tư bản rừng rú. Từ Thư cảnh báo của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều chuyên viên trong vụ Bauxit Tây Nguyên 2009, tới các Kiến nghị và Thư ngỏ của hàng ngàn người tố cáo chỉ sửa đổi giả vờ Cương lĩnh chính trị 2011 và Hiến pháp 2013 đều đã bị Nguyễn Phú Trọng vứt vào sọt rác và còn hằn học, cao ngạo kết án họ là „suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức. „ [24]

Trong một xã hội các tầng lớp trí thức và chuyên viên không được tự do trình bày những phản biện về các vấn đề lớn của đất nước, giống như một người đi đêm không có đèn sáng hướng dẫn! Tình trạng này là từ bệnh kiêu ngạo và độc đoán, nhưng khả năng lại rất thấp của Nguyễn Phú Trọng.

+ Nay Nguyễn Phú Trọng đang giương cờ „hoàn thiện“ trong đảng và trong kinh tế và mở „đối thoại“ với nhân dân. Đây là những cái bánh vẽ để chuẩn bị an toàn cho Đinh Thế Huynh làm người kế vị. Người khôn chọn cái bánh thật, không ai ngu dại ăn cái bánh vẽ! Đinh Thế Huynh chỉ là một phiên bản của Nguyễn Phú Trọng. Nhiều giới biết rất rõ, cả trong đảng cũng vậy. Mưu đồ của Nguyễn Phú Trọng rất bấp bênh. Ông ta đang sa vào tình thế vô cùng lúng túng giữa cao vọng quá lớn nhưng khả năng lại thấp và tư cách quá tồi! Nhân dân nhiều giới đã rất thất vọng trước những lời hứa giả dối của ông Trọng. Những bức xúc và điểm nóng đang bùng nổ ở nhiêu nơi, nhiều lãnh vực từ ngoài xã hội tới cả trong đảng. Vì thế đang nổ ra các phong trào quyết xé rào công an bạo ngược, xé rào chính trị sai lầm. Bằng sức mạnh của nhân dân, tập hợp và đoàn kết của quần chúng, các cuộc đấu tranh ôn hòa chống lại bạo quyền, vì chính nghĩa dân chủ, quyền sống của nhân dân và độc lập, chủ quyền của đất nước đang từng bước vững chắc tiến lên! Nguyễn Phú Trọng và phe giáo điều thần phục Bắc kinh không còn tương lai!

27.5.17

Ghi chú

[1] . Xem bài của cùng tác giả phân tích về những khó khăn Trump phải đối phó:Trump thắng cử, Nguyễn Phú Trọng ngả mạnh vào Bắc kinh và ý chí kiên trì đấu tranh thắng lợi của chúng ta https://www.diendantheky.net/…/au-duong-trump-thang-cu-nguye…

[2] . Tuổi trẻ 29.1.16

[3] . BBC 25.2.13

[4] . Toàn văn Quyết định này xem Infonet 22.12.15.

[5] . Nguyễn Phú Trọng diễn văn tại Hội nghị Cán bộ toàn quốc ngày 27.2.12, Cộng sản (CS)27.2.12

[6] . Nguyễn Phú Trọng phá biểu tại Ủy ban thường vụ Quốc hội họp kì 33. (21.8.10)

[7] . Chỉ theo các con số chính thức thì tính tới 2015 các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có tổng số nợ phải trả lên đến 1,5 triệu tỷ đồng., VOV 8.5.17

[8] . Nguyễn Phú Trọng, diễn văn bế mạc HNTU 5, Tạp chí Cộng sản (TCCS) 10.5.17

[10] . Nguyễn Phú Trọng, diễn văn khai mạc HNTU 5, TCCS 5.5.17

[11] . Như trên

[12] . Nguyễn Vạn Phú, Bauxit và Vinashin, Thời báo kinh tế Sài gòn 28.10.10

[13] . Như 10

[14] . Như 10

[15] . Như 8

[16] . Trần Độ, Thư gởi Bộ chính trị cuối 97 đầu 98

[17] . Như 8

[18] . Như 8

[19] . TCCS 18.5

[20] .Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết một năm triển khai thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Pháp luật 18.5.17

[21] . Chính phủ 10.1.11

[22] . Vietnam Express 13.5.17

[23] . VN Net 25.4.11

[24] . Như 3

KINH NGHIỆM CAI TRỊ CỦA TÀ QUYỀN

0

Đỗ Thành Nhân:

Kinh nghiệm 1.

Tháng giêng năm 1910 một vị quan Tri huyện của triều đình Huế say rượu đánh chết người, bị triều đình phạt 100 trượng, sa thải và bị tước hết bổng lộc.

Con của vị quan này đi “tìm đường cứu nước”; mục tiêu đạt được là thay thế một chế độ “quân chủ” bằng chế độ “đảng lãnh đạo”. Đưa đất nước từ chế độ của “một ông vua” sang chế độ cai trị “vua tập thể” (https://goo.gl/sYwJWa).

Chế độ này rút ra bài học kinh nghiệm cai trị: không trừng phạt quan lại làm chết người ở chốn công đường và tất cả những người chết ở công đường đều có chung một lý do là “TỰ TỬ”.

Kinh nghiệm 2.

Năm 1931 ông Loseby (Francis Henry Loseby) với đạo đức nghề nghiệp của một Luật sư đã không tố cáo thân chủ tội xâm phạm an ninh và bào chữa trắng án cho một bị can trước tòa án thực dân. Người này đã làm “cách mạng” thành công và thay thế chính quyền “thực dân” bằng chính quyền “cộng sản”.

Chính quyền này rút ra bài học kinh nghiệm cai trị: buộc Luật sư phải tố cáo ngay cả chính thân chủ của mình.

—–

Lịch sử dân tộc hiện đại đã từng có những tố cáo đẫm máu: con cái tố cáo cha mẹ; vợ chồng tố cáo nhau. Sau luật sư, rồi đây xã hội sẽ tiếp tục những đối tượng bị buộc phải tố cáo khách hàng:

– Thợ sửa máy tính phải tố cáo khách hàng lưu trữ thông tin nhạy cảm trong máy tính;

– Bác sỹ tâm lý phải tố cáo bệnh nhân vì có suy nghĩ không theo ý đảng;

– Người làm dịch vụ in ấn, photo phải tố cáo khách hàng vì xuất bản những bài viết “bôi nhọ lãnh đạo”; …

Một mô hình quản lý nhà nước đi ngược lại những chuẩn mực đạo đức tối thiểu của chính quyền thực dân, phong kiến cách đây hàng trăm năm.

Một chính quyền dung túng cho quan lại giết người; buộc mọi người tố cáo lẫn nhau đến mức phải hủy hoại đạo đức nghề nghiệp, đạo đức kinh doanh.

Không thể gọi là chính quyền, chính xác là “TÀ QUYỀN”.

Ảnh: ông HCM và gia đình luật sư Loseby, người đã bào chữa cho ông Hồ khi ông bị bắt tại Hong Kong. Nguồn: internet

VIẾNG CỤ TRẦN TRỌNG KIM

4

Truong Huy San

25 Tháng 5 lúc 20:03 ·

Cụ bà Bùi Thị Tuất. — cùng với Bà Bùi Thị Tuất vợ ông Trần Trọng Kim.

Nhờ những người bạn ở Hà Tĩnh, hôm 24-5, tôi tìm đến được nơi đặt tro cốt cụ Trần Trọng Kim ở tổ đình Vĩnh Nghiêm và hôm qua, 25-5, tôi gặp được bác Trần Xuân Điền, cháu đời thứ 3 của cụ Trần Trọng Kim ở Đan Phổ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Lịch sử không có chữ NẾU. Nhưng, đôi khi tôi vẫn cứ không cầm lòng được, suy nghĩ vẩn vơ, Việt Nam sẽ ra sao, nếu từ tháng 8-1945 vẫn là “chính phủ Trần Trọng Kim”…

Trong năm 1945, người Việt có hai tuyên bố độc lập: Ngày 11-3, triều đình Huế tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam; Ngày 2-9, tại Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập.

Độc lập không thật sự đến với Việt Nam vào tháng 3 cũng như vào tháng 9-1945.

Chỉ có chính phủ Hồ Chí Minh, vào lúc ấy, mới chủ trương và có khả năng kháng chiến và thắng thế của Mao Trạch Đông trong cuộc nội chiến 1949 đã giúp những người cộng sản giành chiến thắng Điện Biên Phủ, dẫn tới Hiệp định Geneva 1954, chia cắt đất nước. Cuộc chiến tranh thống nhất VN kéo dài tới năm 1975; cuộc chiến tranh người Việt chống lại Khmer Đỏ (có bàn tay Bắc Kinh đâm sau lưng) và chống lại chính quân Trung Quốc xâm lược kéo dài tới 1989.

Chính phủ Trần Trọng Kim và những người theo chủ nghĩa quốc gia như ông chỉ có thể đòi độc lập thông qua đấu tranh chính trị và chủ yếu nhờ bàn cờ chính trị thay đổi sau Thế chiến thứ II (Ở Đông Dương, người Pháp trả độc lập cho Sihanouk 1953). Chính phủ Trần Trọng Kim, nếu lãnh đạo một VN sau độc lập, sẽ rất kỹ trị và chắc chắn sẽ kế thừa những di sản (vật thể hay phi vật thể) của người Pháp.

Từ lâu, tôi vẫn muốn thắp một nén nhang viếng tác giả của Nho Giáo, Việt Nam Sử Lược, Truyện Thúy Kiều… Theo hướng dẫn của bạn bè tôi đã về Đan Phổ và Thạch Kim, nơi có những người cháu gọi Cụ Lệ Thần bằng chú.

Tháng Tư năm nay, khi cùng anh Le Hai & Trương Duy Nhất về Đan Phổ, người làng đã dẫn ra khu mộ gia đình họ Trần và khẳng định, “Ông Thủ tướng bù nhìn nằm ở đây”, nhưng chúng tôi không tìm thấy tên Cụ. Về sau mới biết, tin nói cụ được an táng ở quê là không đúng.

Sinh ra trong một gia đình dòng dõi, cha là Trần Bá Huân (1838-1894) từng là một văn thân tham gia phong trào Cần Vương. Trần Trọng Kim mất cha năm 9 tuổi, mất mẹ năm 10 tuổi, anh ruột là Trần Bá Hoan nuôi được mấy năm, do quá túng quẫn phải đưa hai em, Trần Trọng Kim và Trần Thị Liên, cho nhà khác làm con nuôi. Hai không gian giáo dục sau đó đã đưa Kim và Liên đi theo hai con đường rất xa nhau. Người em theo phong trào cộng sản từ năm 1930, 1931, trở thành chủ tịch hội phụ nữ tỉnh Nghệ An (mất năm 1964). Người anh được cha nuôi cho ăn học, trở thành một học giả, một người có tinh thần quốc gia, dân tộc.

Năm 1953, sau khi chủ trì Hội nghị Hội đồng toàn quốc, tuyên bố Việt Nam ra khỏi Liên hiệp Pháp, cụ Trần Trọng Kim được Quốc trưởng Bảo Đại mời lên Đà Lạt. Sau mấy tuần nghỉ ngơi, không hề có biểu hiện đau ốm, cụ ra đi nhẹ nhàng sau một giấc ngủ trưa vào ngày 26 tháng Mười Âm lịch. Quốc trưởng Bảo Đại cho máy bay đưa thi hài Cụ ra an táng tại nghĩa trang Cầu Giấy, Hà Nội.

Bốn ngôi mộ trong phần nghĩa trang gia đình: phía sau là phần mộ song thân: cụ Trần Bá Huân (1838-1894) – cụ Nguyễn Thị Nhị (và phần mộ người anh Trần Bá Hoan và chị dâu, Lê Thị Vy (1884-1956).

Năm 1987, luật sư Phan Anh cho mời thân nhân của cụ từ Sài Gòn, từ Pháp về. Chúng tôi chưa rõ từ đề nghị của ai mà ngay trong dịp này Cụ được cải tảng, hỏa thiêu tại chỗ và tro cốt được mang vào gửi tại chùa Vĩnh Nghiêm.

Tro cốt học giả Trần Trọng Kim đang gửi tại chùa Vĩnh Nghiêm (đặt trên giá chung như một người vô danh).

Cụ bà, Bùi Thị Tuất – em gái cụ Bùi Kỷ, sinh sống ở Sài Gòn cho tới năm 1991. Con gái của hai người, bà Trần Diệu Chương, sinh sống ở Pháp, hàng năm vẫn viết thư về cho bác Trần Xuân Điền nhưng không hiểu sao từ hai năm nay ông Điền không còn nhận được thư của bà Diệu Chương nữa (Bà cũng đã ở tuổi gần 90). Những bức thư của bà Diệu Chương không chỉ là để nối tình thân với họ hàng mà còn như muốn để lại những bằng chứng lịch sử về một nhân vật mà chắc chắn rồi đây sẽ được nhìn nhận lại.

Bà Trần Diệu Chương, con gái cụ Trần Trọng Kim, và người chồng Pháp.
Ông Trần Xuân Điền, cháu đời thứ 3, người đang lưu giữ nhiều tư liệu quý về cụ Trần Trọng Kim.
Tác giả Trương Huy San(trái) và ông Trần Xuân Điền.
Cô Ánh, cháu dâu của bác Trần Xuân Điền, công chức văn hóa xã Đan Phổ.
Lời điếu của Quốc trưởng Bảo Đại do Đổng lí văn phòng đọc trong Tang lễ cụ Trần Trọng Kim:
QUỐC GIA VIỆT NAM
ĐỨC QUỐC TRƯỞNG
BẢO ĐẠI
Ông nguyên Thủ tướng,
Được tin Ông từ trần, lòng tôi thương cảm vô hạn. Vẫn biết tuổi Ông đã gọi là thọ; sự nghiệp văn hóa, chánh trị của Ông đã biểu dương một thân thế cao quý. Song tôi không khỏi ngậm ngùi nhớ rằng mới cách đây mấy hôm, tôi còn vui thấy Ông tinh thần vẫn tráng kiện, chí khí còn hăm hở, và tưởng rằng trong những ngày sắp tới là lúc tổ quốc cần hết thảy những con dân tài đức như Ông, Ông tuy tuổi cao sức yếu, vẫn có thể phục vụ giang sơn như suốt cả cuộc đời tận tụy của Ông!
Lịch sử sẽ ghi thanh danh ông, thanh danh một nhà mô phạm biệt tài, một nhà văn học lỗi lạc, một nhà chí sỹ ái quốc. Và thân thế trong trắng của Ông đã làm gương cho kẻ đương thời sẽ làm gương cho lớp hậu thế.
Riêng đối với tôi, tôi không quên rằng trong những giai đoạn khó khăn của lịch sử, lúc nào Ông cũng sẵn sàng hăng hái làm người cộng sự đắc lực của tôi: nào khi Ông nhận đảm đương sứ mạng nặng nề điều khiển con thuyền quốc gia trong khi thế nước chông chênh; nào lúc tòng vong ở nơi hải ngoại khi tôi tranh đấu để mang lại cho dân tộc một hy vọng, một tin tưởng ở tương lai; nào buổi mới đây tuy tuổi đã ngoài 70 mà Ông còn hăng hái đứng lên đảm nhiệm trọng trách chủ tịch hội nghị toàn quốc trong cuộc tường bày ý nguyện của dân tộc.
Ông thực đã xứng đáng với dân tộc. Ông quả đã xứng đáng với lòng tín cẩn của tôi.
Công trạng ấy tôi không quên.
Quốc dân cũng không quên. Lịch sử sẽ ghi công của người con ưu tú của đất nước.
Tin rằng hương hồn ông sẽ được tiêu diêu nơi cực lạc.
Bà nguyên Thủ tướng,
Tôi đề lời phân ưu cùng bà và toàn gia. Tôi mong rằng lòng tiếc thương của hết thảy quốc dân đối với cố Thủ tướng sẽ làm cho bà nhẹ bớt một phần nào nỗi đau đớn về dịp này và sự nghiệp lâu dài của cố Thủ tướng sẽ làm cho bà được cái an ủi rằng sự nghiệp ấy còn cũng như là người chí sỹ khuất núi vẫn còn!
Hàng năm, bà Trần Diệu Chương đều có thư về VN.
Những dòng chữ ghi sau bức chân dung cụ Trần Trọng Kim chụp 1953.
Bút tích của bà Diệu Chương gửi ông Điền.
Ông Bùi Diễm (sinh năm 1923, là đại sứ VNCH ở Mỹ từ năm 1967 đến 1972) là con cụ Bùi Kỷ, gọi cụ bà Bùi Thị Tuất (phu nhân cụ Trần Trọng Kim) bằng cô ruột. Ông Bùi Diễm gọi cụ Trần Trọng Kim bằng dượng.
Ông Bùi Diễm trong một lần gặp gỡ các thân hữu tại Nam California.

Lê Văn Sơn: Kỷ niệm trong tù về Tù Nhân Lương Tâm Lê Thanh Tùng

Ngày 26.05.2017, Tại Thái Bình, Tòa Phúc thẩm tuyên y án đối với ông Trần Anh Kim và ông Lê Thanh Tùng tổng cộng 25 năm tù giam. Ông Trần Anh Kim, 13 năm và ông Lê Thanh Tùng, 12 năm tù về cái gọi là “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo điều 79 của Bộ Luật hình sự. Ngoài ra, mỗi người còn bị quản chế 4 năm ở địa phương.

Trước đây, ông Trần Anh Kim bị kết án 5 năm 6 tháng tù sau khi bị buộc tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, ông Lê Thanh Tùng bị kết án 4 năm về tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Ông Kim ra tù mới được 8 tháng, ông Tùng ra tù 6 tháng thì bị bắt lại.

Trong một ngày đầy cảm xúc của phẫn uất đối với thể chế cầm quyền thối nát, nỗi buồn cho cả một dân tộc chịu nhiều thê lương đau khổ, và thương mến cảm phục hai ông Kim và ông Tùng. Trong tôi bung ra những kỷ niệm trong tù mà tôi được ông Lê Thanh Tùng đã giúp đỡ tôi những lúc khó khăn nhất.

Tôi và ông Tùng cùng bị bắt trong một thời gian, nhưng khác vụ án, hồi năm 2012 an ninh bộ công an chuyển tôi lên trại giam Hỏa Lò ( Trại giam số 1 ) nhốt trong buồng giam thâm sơn cùng cốc, không nhìn thấy mặt trời, không thấy con người. Nó là một buồng giam kín nằm ở mặt sau dãy buồng giam K dành cho người nước ngoài.

Tôi bị giam tại đó khoảng 6 tháng. Một quãng thời gian ngục tù cơ cực nhất của những cơ cực. Ít lâu sau, nhờ mấy tù nhân đưa cơm cho biết tin là có ông Tùng cũng bị giam ở Hỏa Lò, cùng dãy K nhưng ở phía trước. Tất nhiên chúng tôi không thể nhìn thấy nhau và cũng chẳng trao đổi được gì cả.

Ông Tùng biết tôi sống trong môi trường thiếu thốn, đói khổ vì không có gia đình thăm nuôi. Bằng nhiều cách thức, ông tìm cách liên lạc với tôi thông qua tù nhân đưa cơm bằng chuyển lời hỏi thăm hay viết trên các mảnh báo rách nát. Dù chỉ là vài từ ngắn ngủi hay vài lời thông chuyển nhưng nó khiến cho tinh thần của chúng tôi mạnh mẽ, vui tươi lên rất nhiều.

Tôi thường xuyên rơi vào tình trạng không có đồ ăn, không có bất cứ một thứ gì đó cho vào cơm để cảm nhận vị mặn, ngọt, chỉ biết nhai cơm thật kỹ cho nó ra cái vị ngọt của bột gạo mà cố gắng nuốt hết chén cơm qua bữa qua ngày. Ăn vậy hoài thấy chán ngán và khô họng, tôi lại đổ nước trắng vào cơm, dầm ra cho nhuyễn rồi cố gắng nuốt, không cảm nhận được bất cứ vị gì.

Ông Tùng thăm gặp gia đình nên có đồ ăn tiếp tế, ông gởi cho tôi lúc thì một gói lạc rang, lúc thì một gói ruốc khô. Có ăn vào cho có chất. Vừa ăn, vừa ngậm để cảm nhận cái vị chát bùi của lạc, cái vị ngọt mặn của ruốc bông mà nước mắt ứa. Niềm vui hay trạng thái cảm xúc đó không phải vì có đồ để ăn mà vì tình cảm ông dành cho tôi, một thứ tình cảm của người chung lý tưởng, chung một niềm tin, chung một con đường.

Đôi khi trong gói lạc hay gói ruốc, có một mẩu giấy bé tí. Trên đó ông viết những lời động viên, khích lệ và những câu Kinh Thánh hãy tin tưởng vào Thiên Chúa. Như vậy là vừa được của ăn vật chất vừa được của ăn tinh thần, tâm linh.

Không chỉ ông tốt xử tốt với tôi. Ông Tùng còn dạy tiếng anh, những bài học nhân tình thế thái cho một cậu trẻ bị giam cùng. Tháng cuối ở trại Hỏa Lò, tôi được chuyển về đúng buồng giam của ông Tùng ở mặt trước thoáng đãng, khi đó ông Tùng đã có án và chuyển đi trại khác. Cậu trẻ này kể rất nhiều về ông Tùng với lòng biết ơn và thầm cảm phục. Tôi đọc được bút tích có ghi trên tường nhà báo Lê Ái Quốc tức là ông Lê Thanh Tùng.

Ông Tùng một lòng một dạ vì quê hương vì dân tộc này, tuy vậy, nhân tình thế thái cuộc đời nghĩ mà xót xa, ông Tùng bị đảng cộng sản cầm tù là một lẽ, thế mà nhiều lúc lại thấy ông cô đơn, hiu quạnh giữa chốn đông người. Với tôi, lòng biết ơn và nhớ về ông cũng như biết bao người đã hi sinh cho sự đổi thay của đất nước luôn luôn được khắc ghi trong tâm khảm mình.

Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang đứng
Ảnh: Ông Trần Anh Kim (phải) và ông Lê Thanh Tùng tại phiên sơ thẩm ngày 16/12/2016, TAND tỉnh Thái Bình.

Zbigniew Brzezinski, nhân vật có liên quan tới lịch sử VN, vừa qua đời 

Thu Ngoc Dinh
ông Zbigniew Brzezinski. Nguồn: Getty Images.

Zbigniew Brzezinski, nhân vật có liên quan tới lịch sử VN, vừa qua đời

Cố vấn An ninh Quốc gia, dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, ông Zbigniew Brzezinski, qua đời hôm qua, thọ 89 tuổi.

Brzezinski là một nhân vật có thể nói gắn liền với giai đoạn lịch sử đau thương của dân tộc Việt Nam, thời chiến tranh lạnh giữa 3 nước Trung – Mỹ – Liên Xô.

Sau khi chiến tranh kết thúc ngày 30/4/1975, tháng 5/1977, Việt Nam đã có cơ hội đàm phán đầu tiên với phái đoàn Mỹ ở Paris về bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Nhưng có lẽ do quá say sưa với chiến thắng “đế quốc Mỹ”, phía VN yêu cầu Mỹ bồi thường chiến tranh 3,2 tỷ đô la, làm điều kiện đàm phán, để rồi Việt Nam bỏ lỡ cơ hội thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ ngay từ năm 1977.

Khi Việt Nam bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa với Mỹ ở 3 cuộc đàm phán trong năm 1977, thì ông Zbigniew Brzezinski là Cố vấn An ninh Quốc gia của Mỹ lúc bấy giờ, muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc để chống Liên Xô trong cuộc chiến tranh lạnh. Tháng 5/1978, ông Brzezinski bay sang Bắc Kinh, bắt đầu cho các cuộc đàm phán với Trung Quốc.

Về phía Việt Nam, hai bên tiếp tục vòng đàm phán thứ tư vào tháng 9/1978 giữa ông Richard Holbrooke, thứ trưởng Ngoại giao Mỹ với ông Nguyễn Cơ Thạch phía VN, nhưng kết quả như mọi người biết trước là thất bại.

Bảy tháng sau khi ông Brzezinski bay qua Bắc Kinh, quan hệ ngoại giao Mỹ – Trung đã được bình thường hóa, Mỹ thiết lập bang giao với Trung Quốc ngày 1/1/1979.

Ngày 29/1/1979, Jimmy Carter tiếp Đặng Tiểu Bình ở phòng Bầu Dục bên trong Nhà Trắng, nơi đó Đặng Tiểu Bình nói với Carter rằng, Việt Nam phải được dạy một bài học, giống như Ấn Độ (Nguyên văn: “Vietnam must be taught a lesson, like India”), để rồi chưa đầy 20 ngày sau đó, Trung Quốc đưa quân sang đánh Việt Nam trong cuộc chiến biên giới, khởi đầu ngày 17/2/1979.

Nếu Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ năm 1977, trước khi Mỹ và Trung Quốc bình thường hóa mối quan hệ, có lẽ đất nước ta đã tránh khỏi cuộc chiến đẫm máu năm 1979, tiết kiệm được bao nhiêu xương máu của dân.

Sau khi bỏ lỡ cơ hội năm 1977, đến ngày 12/7/1995, quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt – Mỹ mới được thiết lập. Hậu quả sau gần 20 năm bị Mỹ cấm vận ra sao, có lẽ mọi người đều biết.

Cái giá phải trả cho bài học kiêu ngạo quá lớn.

Ảnh 1: Ông Huang Chen (trái) thuộc Phòng Liên lạc Trung Quốc và thông dịch Hsu Shan Wei, TT Jimmy Carter (phải), ngồi cạnh là ông Zbigniew Brzezinski. Ảnh chụp năm 1977 tại phòng Bầu Dục. Nguồn: NYT

Ảnh 2: ông Zbigniew Brzezinski. Nguồn: Getty Images.

Ông Zbigniew Brzezinski còn là tác giả của cuốn sách “Thất Bại Lớn: Sự ra đời và cái chết của Chủ nghĩa Cộng sản trong thế kỷ XX”:
https://anhbasam.files.wordpress.com/…/05/that-bai-lon.pdf

TRẢ LỜI BÀI VIẾT CỦA ĐỖ MINH TUẤN: “AI PHÁ NÁT DI SẢN CỦA HCM?”

0

Đăng trên trang: Bauxite Việt Nam
Ngày 19/5/2017
https://boxitvn.blogspot.de/…/ai-pha-nat-di-san-ho-chi-minh…

Trước khi công nhận những điều bác ĐMT đưa ra là DSHCM. Tôi muốn đặt câu hỏi di sản HCM để lại cho dân tộc VN là gì…?
Rất muốn cùng bác Tuấn đi tìm bằng những còm nhẹ nhàng trên trang FB Đỗ Minh Tuấn của bác. Nhưng rất tiếc bác hết xoá rồi cuối cùng Bốc ra…!
Điều đó chỉ chứng mimh bác quả là học trò giỏi của chủ nghĩa độc tài cộng sản…

Nay tôi đưa ra nhận định của tôi về di sản của HCM cũng một vài còm còn giữ lại được đưa ra đây cùng bài viết của bác. Và cũng chứng minh rõ ràng những điều bác Tuấn đưa ra có phải là di sản của HCM không…?! Hay là bác ĐMT tự áp đặt cho HCM rồi cho rằng người khác đã phá nát di sản của HCM…
Để đi tìm DSHCM tôi sẽ đi tìm bắt đầu bằng tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của HCM từ đó sẽ thấy hành động của ông đen lại những di sản cho dân tộc Việt Nam…
Với tôi di sản của HCM lớn nắm nó không phải 7 điểm mà bác Tuấn đã áo đặt cho HCM…
Những di sản mà HCM sẽ để lại cho dân tộc VN là một vết thương lớn từ khi HCM dành được chính quyền bằng “chuyên chính vô sản” và không biết bao giờ có ai! Và người dân cùng dân tộc VN sẽ chữa lành vết thương mà di sản HCM để lại:

1- Đó chính là “tư tưởng cs” của HCM tiếp nhận được của chủ nghĩa Mác-Lênin vào tháng 7 nǎm 1920 qua báo Nhân đạo (L’Humanité) Pháp và đã hoàn thiện bị thuyết phục hoàn toàn khi ông đặt chân đến nước Nga vào ngày 30 tháng 6 năm 1923… Đã được HCM đưa và áp đặt thành công vào VN bằng con đường “chuyên chính vô sản” bạo lực cách mạng tắm bằng máu của giai cấp vô sản để dành chính quyền, với khẩu hiệu “vô sản các nước trên thế giới đoàn kết”… Di sản lớn nhất của HCM là: nhà nước VN dân chủ công hoà được thành lập ngày 2/9/1945 và nay là nhà nước độc tài do ĐCSVN lãnh đạo theo “tư tưởng cs” của chủ nghĩa Mác-Lênin.

2- Đó chính là “tư tưởng sùng bái cá nhân” của chủ nghĩa Mác-Lênin… Điểm đầu tiên để áp đặt thành công “tư tưởng cs” thì phải xây dựng thành công nhân vật điển hình ở nước đó, từ Nga cho đế các nước cs Đông Âu trước đây đến Châu Á Tầu, Bắc Triều Tiên, Việt Nam cho đến các nước cs ở Châu Mỹ…Ở VN các bạn lên biết trước thời điểm 2/9/1945 danh tính Hồ Chí Minh chưa từng được biết đến, còn Nguyễn Ái Quốc chỉ nổi danh như một trong các nhà cách mạng đương thời tranh đấu cho nền độc lập của VN mà thôi, hai tên ấy chưa ai công biết đến là một…và rất bí ẩn. Chính từ ngày 2/9/1945 ngày khai sinh nước VN dân chủ cộng hoà và là nước cs độc đảng VN ngày nay…thì nhân vật HCM đã được thần thánh hoá và đã được thành công tuyệt đối trong nhân dân VN, cùng một bộ phận tầng lớp trí thức của VN hiện nay dù không thích chế độ độc tài của ĐCSVN như vẫn sùng bái HCM áp đặt cho HCM những di sản mà HCM không muốn có ở VN điểm hình là đạo diễn, nhà phê bình phim nổi tiếng Đỗ Minh Tuấn…

3- Tôi phủ nhận hoàn toàn 7 điểm của đạo diễn phim Đỗ Minh Tuấn cho là di sản của HCM.
với “tư tưởng cs” chủ nghĩa Mác-Lênin mà HCM đã du nhập từ thời trai trẻ năm 1920 và họat đông hơn 20 năm với hàng 100 tên cùng hàng 100 bộ mặt khác nhau để du nhập “tư tưởng cs” vào VN thì HCM sẽ không chấp nhận một tư tưởng nào khác để dành độc lập cho Dân Tộc Việt Nam.

Với 7 điểm mà đạo diễn phim đưa ra tôi khẳng định là: Không phải là di sản của HCM, đấy chỉ là những điểm được HCM dựng lên cho phù hợp điều kiện phát chiển xã hội khi đó…để thu phục nhân tâm, trí thức, cùng mọi tầng lớp nhân dân thời đó đứng dưới ngọn cờ của HCM và chính HCM âm thầm thủ tiêu để đưa “tư tưởng cs” cũng như quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin vào bằng hành động “bạo lực cách mạng” hay nói văn hoa hơn “chuyên chính vô sản”.
Cụ thể là “tư tưởng cs” mà HCM đưa về đã cắm sâu vào nhiều thế hệ người dân VN, cùng máu và nước mắt của hai miền dân Nam, Bắc VN từ khi HCM quyết dành chính quyền bằng bạo lực cách mạng của tư tưởng chủ nghĩa Mác Lênin.

Dưới đây là một vài còm đầu và cuối khi tôi đọc bài của FB Đỗ Minh Tuấn:

AI PHÁ NÁT DI SẢN CỦA HCM…

– Bác Tuấn đưa ra 7 luận điểm và bảo rằng của HCM và cho rằng người khác đã phá nát…!
Và ai cũng ủng hộ bác Tuấn rất nhiệt tình vì những luận điểm của HCM dựng lên đang rất thành công và phát triển ở các nước tư bản…! Đúng phải vậy không bác Tuấn…?
Không nhẽ bác Tuấn không thấy rõ những luận điển di sản của HCM được dưng lên bằng “tư tưởng cs” mà chính HCM đã manh về VN trên sự phân công của QTCS…và chính cái “tư tưởng cs” đó đã phá nát những luận điển di sản mà bác Tuấn cho là của HCM, bằng chuyên chính vô sản đó bác Tuấn…!
Không nhẽ bác không nhìn thấy như vậy sao…?

– Cụ thể với “tư tưởng cs” của HCM tiếp thu từ chủ nghĩa Mác-Lênin từ thực tế ở Nước Nga:..
HCM có chấp nhận một cuộc cách mạng tư sản, tự do, dân chủ, nhân quyền thật sự ở VN không…?
Hay bằng con đường trao trả độc lập thật sự cho dân tộc VN không tiếng súng không…?
Nhất là không bằng con đường HCM đã thấm nhuần chủ nghĩa Mac-Lênin “chuyên chính vô sản”…!

– Với một người như HCM ông có hàng 100 tên với hàng trăm bộ mặt thì ông gian ngoan như thế nào, chắc nhiều người cũng hiểu…với “tư tưởng cs” trong đầu chỉ có chủ nghĩa Mác-Lênin với quan điểm độc tài chuyên chinh vô sản, thì thử hỏi khi Pháp trao trả độc lập cho VN mà không phải trao cho cs Viêt Minh mà HCM là người lãnh đạo ông có chấp nhận không…?

Chắc là không phải không các bạn và bác Tuấn…!

Cụ thể lịch sử cũng đã chứng minh đúng như vậy…

“Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Tranh thủ sự ủng hộ của người Việt, cùng những nước Á châu khác đang bị Nhật chiếm đóng, Nhật trao trả độc lập cho Việt Nam.
Ngay sau đó, vào ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại ký đạo dụ “Tuyên cáo Việt Nam độc lập”, tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác, khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Đây là thời điểm đáng lưu ý.
Ngày 7/4/1945, vua Bảo Đại chuẩn y thành phần nội các mới, trong đó học giả Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của một nước Việt Nam độc lập. Tháng 6/1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam.
Đến khi Nhật đầu hàng phe Đồng minh, Thủ tướng Trần Trọng Kim vào ngày 16/8/1945 khẳng định bảo vệ nền độc lập vừa giành được. Sau đó, vào ngày 18/8/1945, vua Bảo Đại tái xác nhận nền độc lập của Việt Nam đã công bố vào ngày 11/3/1945.” Trích [1]
HCM đã không công nhận sự độc lập của VN khi đó đã khêu gọi nông dan, công nhân giai cấp vô sản đứng lên nổi dậy cướp chính quyền của VN vừa mới độc lập về tay cs Việt Minh dưới sự lãnh đạo của HCM…cụ thể…
“Từ ngày 19/8/1945 tại các địa phương trên cả nước, Việt Minh tiến hành đảo chính cướp chính quyền, buộc nhà nước Đế quốc Việt Nam chuyển giao quyền lực, một sự kiện mà sau đó được gọi là “Cách mạng tháng Tám”.
Trước tình thế đó, vua Bảo Đại quyết định thoái vị và giải tán chính phủ Trần Trọng Kim. Dù tồn tại không bao lâu và phải dung hòa ảnh hưởng của các thế lực quốc tế cùng chủ thuyết Đại Đông Á của Nhật, nội các Trần Trọng Kim đã cố gắng đặt nền móng xây dựng một thể chế chính trị độc lập và mang đến niềm hy vọng về nền tự chủ đầu tiên cho Việt Nam sau ngần ấy năm lệ thuộc Pháp.
Ngày 2/9/1945, chớp thời cơ về một khoảng trống quyền lực và sự yếu kém của các đảng phái chính trị khác tại Việt Nam khi ấy, đại diện Việt Minh là ông Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trong một buổi lễ long trọng tại Hà Nội, và sau đó tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…” Trích [2]

Vậy đã rõ tư tưởng cho đến hành động HCM chỉ muốn dành độc lập cho VN trên tư tưởng cs và dùng chuyên chính vô sản bằng mọi giá…đó chính là di sản của HCM.
..:
https://boxitvn.blogspot.de/?m=1

Hung Giobay

1,2https://www.bbc.com/vietnamese/forum/2014/09/140901_ngay_doc_lap_nao_le_cong_dinh
.

Liệu chế độ này có tồn tại đến khi tôi ra tù hay không?

Theo FB của LS Võ An Đôn :

Hôm qua 26/5/2017, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội xử phúc thẩm ông Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng, phạm tội Lật đổ chính quyền theo Điều 79 Bộ luật hình sự.

Ông Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng kháng cáo cho rằng mình vô tội; các luật sư chứng minh hai bị cáo không có tội, đề nghị Hội đồng xét xử hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án, nhưng không được chấp nhận.

Kết quả, tòa tuyên y án sơ thẩm, phạt ông Trần Anh Kim 13 năm tù và ông Lê Thanh Tùng 12 năm tù.

Dù bị xử mức án cao nhưng tinh thần hai ông rất vui vẻ, bị cáo Lê Thanh Tùng nói tại tòa rằng “Tòa án nằm trong tay các ông, muốn xử tôi bao nhiêu năm tù cũng được, nhưng liệu chế độ này có tồn tại đến khi tôi ra tù hay không”.

(Dưới đây là hình ông Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng nghe tòa tuyên án)

Máy bay Trung Quốc lại áp sát phi cơ Mỹ trên Biển Đông

RFI
media
Máy bay trinh sát P-3C Orion lại bị máy bay Trung Quốc áp sát ở Biển Đông, ngày 24/05/2017. @wikimedia

Một phi cơ tuần thám hàng hải của Mỹ đã bị hai chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát « một cách thiếu chuyên nghiệp và không an toàn » trên không phận Biển Đông. Lầu Năm Góc hôm qua 26/05/2017 cho biết sự kiện này xảy ra hôm thứ Tư, 24/05.

 

Sự cố giữa chiếc phi cơ tuần thám P-3 Orion của Mỹ và hai máy bay tiêm kích J-10 của Trung Quốc là vụ áp sát thứ hai giữa các máy bay hai bên trên Biển Đông, chỉ trong vòng hai tuần lễ. Vụ đầu tiên xảy ra hôm thứ Ba 16/5, khi một phi cơ quân sự Mỹ bị hai máy bay Trung Quốc ngăn chận « một cách không chuyên nghiệp ».

Lầu Năm Góc cho biết chiếc P-3 Orion bị đe dọa lần này đã tiếp tục nhiệm vụ mà không hề hấn gì. Ông Gary Ross, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc tuyên bố : « Chúng tôi tiếp tục đánh giá sự kiện và sẽ bày tỏ quan ngại với chính quyền Trung Quốc thông qua các kênh thích hợp ».

Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, tự tiện đào đắp các đảo nhân tạo và quân sự hóa các thực thể mà Trung Quốc tự cho là của mình, bất chấp phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye khẳng định yêu sách này là vô căn cứ. Hoa Kỳ không tranh chấp với Trung Quốc, nhưng đòi hỏi giải quyết các bất đồng lãnh thổ qua thương lượng chứ không phải do áp đặt những việc đã rồi.

Hôm thứ Năm, Hoa Kỳ đã cho chiến hạm USS Deway đi tuần tra gần Đá Vành Khăn (Mischief Reef), một rạn san hô thuộc cụm Bình Nguyên ở quần đảo Trường Sa, đã bị Trung Quốc bồi đắp và xây lên phi đạo. Bắc Kinh lên tiếng phản đối, cho rằng Mỹ đã « xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc ». Đây là lần đầu tiên chính quyền Donald Trump cho thực hiện việc tuần tra Biển Đông để bảo vệ tự do hàng hải.

Các sự kiện trên đây diễn ra trước thời điểm khai mạc Diễn đàn An ninh khu vực Shangri-La ở Singapore, hội nghị thường niên của các bộ trưởng Quốc Phòng châu Á-Thái Bình Dương, nơi mà hồ sơ Biển Đông thường xuyên chiếm vai trò hàng đầu.