Home Blog Page 1464

TRƯƠNG DUY NHẤT: CHÍNH NGHĨA ĐỨNG VỀ PHÍA CHÚNG TA

Huỳnh Ngọc Chênh.

Vào ngày nhà báo blogger Trương Duy Nhất bị bắt cách đây tròn 2 năm, tôi tình cờ có mặt tại Đà Nẵng. Lúc một đoàn công an trên 20 người đang lục soát nhà và đọc lệnh bắt khẩn cấp anh thì tôi còn nghe một người quen ở Đà Nẵng khẳng định với tôi rằng Trương Duy Nhất là an ninh. Trước đó thì tôi nghe khá nhiều người nói đến tai tôi rằng TDN là người của tổng cục 2. Tôi không tin lắm vì biết chắc rằng cũng những người đó đi rỉ tai ở chỗ khác rằng tôi cũng là an ninh.

Anh lên sân bay như  ra “Bộ” để công tác

Khi TDN bị 17 nhân viên an ninh của cơ quan điều tra bộ công an áp giải lên máy bay ra Hà Nội thì một doanh nhân có cỡ ngồi cùng khoan hạng C với TDN, thấy anh ngồi cùng với một đám an ninh đã chào hỏi: “Nhất ra Hà Nội công tác à?” Nhất nghiêm nghị trả lời: “Ừ, đi công tác”. “Lâu không?” “Chưa biết, khi nào xong việc thì về”. Lúc ấy doanh nhân đó đã mở cờ trong bụng về phát hiện động trời của mình: Blogger nổi tiếng TDN là một an ninh gộc của bộ, đi công tác ra Hà Nội cùng với một đoàn an ninh bằng vé máy bay hạng C. Có lẽ doanh nhân nầy chưa kịp tiết lộ bí mật động trời nầy cho bạn bè thì tối đó vào mạng mới hay TDN bị bắt.
“Vì sao bị bắt di lí ra Hà Nội mà được đi máy bay hạng C?” Tôi thắc mắc, Nhất nói: “Vì đi khẩn cấp làm gì có vé máy bay nếu không mua vé hạng C”. Thế đấy bộ công an khẩn cấp điều 17 nhân viên an ninh của cơ quan điều tra bay vào Đà Nẵng để áp giải TDN ra Hà Nội, vào ra toàn bằng vé hạng C trong khi lực lượng an ninh của thành phố Đà Nẵng cũng “đông như quân Nguyên” nhưng không dùng đến. Người ta xài tiền thuế của dân một cách vô tội vạ khi nhân danh lý do an ninh.
Nhất kể, họ ập vào nhà anh bằng một lực lượng hùng hậu trên 20 người gồm an ninh bộ, công an thành phố,  công an quận và công an phường. Ghê gướm thật, một blogger với vũ khí chỉ là cái bàn phím nhựa mà được đối xử còn hơn một nghi phạm giết người có trang bị súng ống.
Buổi chiều, TDN bị áp giải ra sân bay Đà Nẵng, tay anh không bị còng. Phóng viên báo Tuổi Trẻ ngửi ra tin Nhất bị bắt sớm nhất, đã lên phục kích tại sân bay. Nhất thấy phóng viên đó, cũng quen với anh, lấp ló nấp sau hàng cột chĩa ống kính ra chụp, anh ngoắc tay nói, ra đây chụp chứ sợ gì. Báo Tuổi Trẻ đã có tấm ảnh đầu tiên của Nhất khi bị bắt. Trong tấm ảnh đó, Trương Duy Nhất hiên ngang ngẫng cao đầu bước đi giữa hai an ninh áp giải cúi gầm xuống mà nhìn như hai nhân viên đi theo bảo vệ yếu nhân.

Đây là đòn tiến công đầu tiên của nhà báo blogger Trương Duy Nhất. (Tấm hình do phóng viên báo Tuổi Trẻ chụp đăng lên báo TT, sau đó trang Nguyễn Tấn Dũng ăn cắp đăng lại và đóng dấu Nguyễn Tấn Dũng.org vào)

Hình ảnh đó là đòn tiến công đầu tiên của Nhất trong một trận chiến ác liệt mà anh phải đối mặt, một trận chiến kinh hồn suốt hai năm trời đối diện với hàng loạt sĩ quan điều tra có số má của bộ công an, đối diện với quan tòa chỉ biết nghe lệnh trên, đối diện với các quản giáo khe khắt của trại giam và đối diện với chính những người bạn tù được “cài cắm” nằm cùng phòng với anh. Một cuộc chiến kéo dài hơn cuộc đua marathon mà anh phải đơn độc chiến đấu và không cho phép anh lơ là bất cứ phút giây nào, không cho phép anh gục ngã trước bao nhiêu áp lực của cường quyền, không cho phép anh sa chân lỡ bước trước bao nhiêu cái bẫy thâm độc giăng ra. Anh nói: “Tôi mà sa vào bẫy, tôi mà gục ngã, thì đời tôi bị vùi ngay xuống hố đen bùn nhơ, tôi sẽ sống kiếp con vật cho đến hết cuộc đời còn lại”. Anh đã phải chiến đấu cho đến giây phút cuối cùng vào ngày anh được trả tự do như mọi người đã thấy, khi anh bị cưỡng chế bí mật đưa lên vùng núi rừng hoang vắng trên đường Hồ Chí Minh giữa một đám vừa công an vừa côn đồ. Anh nói, nếu anh không thắng được trận cuối đó thì chưa biết bây giờ anh đã ra sao.
“Anh chiến đấu trên nguyên tắc như thế nào?” tôi hỏi, Trương Duy Nhất nói: “Xuyên suốt trong hai năm, tôi phải chiến đấu để cho họ thấy rằng tôi không có tội mà tội phạm chính là những kẻ đã ra lệnh bắt tôi, đã giam tôi và đã xử tôi. Ngay cái hình ảnh báo Tuổi Trẻ đăng khi tôi bị đưa ra sân bay thì tôi cũng đã gởi đến mọi người một thông điệp: Tôi không có tội.”
Anh chỉ tấm hình lộng kiếng treo trên tường phòng khách và nói: Tôi đã qua được cuộc chiến khốc liệt đó vì tôi biết chính nghĩa đứng về phía chúng ta.

HNC
(còn tiếp)

Đơn tố cáo cả họ Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh làm quan: Đã xác minh kết quả

4
Một Thế Giới
Ông Nguyễn Nhân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh – Ảnh: Võ Hải/VNE

Chiều 30.5, trong phiên thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi), kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá 14, đại biểu Quốc hội Nguyễn Nhân Chiến – Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh đề nghị các cơ quan chức năng chỉ nên tiếp nhận đơn tố cáo bằng đơn và gửi trực tiếp, không nên bổ sung hình thức gửi qua fax hay email, “tránh tình trạng lợi dụng các hình thức mới này để bôi nhọ, hạ thấp, nói xấu, xuyên tạc hình ảnh của tổ chức, cá nhân”.

Ông Chiến phát biểu: “Tôi đề nghị bổ sung quy định không được đưa nội dung tố cáo lên mạng xã hội, với mục đích hạ thấp uy tín danh dự của tổ chức, cá nhân. Đưa đơn lên mạng rất phức tạp, người bị tố cáo chịu ảnh hưởng mặc dù nội dung chưa chắc đúng, nhưng cứ đồn đại từ quê hương, bạn bè, gây nên nghi ngờ. Do đó cần quản lý, không được đưa đơn tố cáo lên trang cá nhân, đưa lên là vi phạm”.

Ý kiến của ông Nguyễn Nhân Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh ngay lập tức vấp phải những ý kiến phản đối.

Sau khi ý kiến của ông Chiến được đăng tải trên các báo, lập tức thông tin về việc “cả họ làm quan” đối với trường hợp của ông này được nhiều người biết đến. Trước đó, vào tháng 2.2017, ông Chiến đã bị tố cáo về việc này ngay trên mạng xã hội Facebook và đơn thư gửi các cơ quan chức năng, trong đó có Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh.

Cụ thể, ông Nguyễn Nhân Chiến – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh bị tố có vợ là bà Ngô Thị Khường – Phó trưởng phòng Bảo hiểm Xã hội thành phố Bắc Ninh; con trai Nguyễn Nhân Chinh (sinh năm 1984) là Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Ninh và con trai Nguyễn Nhân Đạt (sinh năm 1989) là Trưởng phòng Thi đua, khen thưởng của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh.

Cổng thông tin Tỉnh đoàn Bắc Ninh công bố cơ cấu tổ chức Tỉnh đoàn
Thông tin về ông Nguyễn Nhân Thắng được công bố trên cổng thông tin của văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh
Ông Nguyễn Nhân Bình giữ chức vụ Phó chủ tịch Thường trực UBND huyện Tiên Du

Các em của ông Chiến gồm: Nguyễn Nhân Thắng – Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh; ông Nguyễn Nhân Bình – Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Du; Nguyễn Thị Ngọc – Trưởng phòng Công tác Học sinh sinh viên của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bắc Ninh.

Ngoài ra còn một loạt những người được cho là em dâu, em rể, anh con bác ruột, cháu họ… của ông Chiến cũng giữ chức vụ ở nhiều cơ quan khác nhau tại tỉnh Bắc Ninh.

Trao đổi với Một Thế Giới, một Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Ninh xác nhận, Tỉnh ủy Bắc Ninh có nhận được đơn tố cáo của công dân và chuyển đơn cho Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy làm rõ. Sau đó, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Ninh đã thành lập tổ xác minh. Cho tới thời điểm hiện tại, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Ninh đã kết thúc quá trình xác minh và có kết quả.

Theo vị Phó chủ nhiệm này, khi tiến hành xác minh nội dung tố cáo thì người tố cáo đã rút đơn. Hiện nay, việc xác minh đã có kết quả, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ cũng đã có báo cáo và lấy ý kiến chỉ đạo. Vị này cũng thông tin, có thể nói ngắn gọn về kết quả là “nội dung tố cáo không đúng, không có cơ sở”.

Về việc người nhà Bí thư Nguyễn Nhân Chiến làm quan, vị Phó chủ nhiệm nói: “Việc ở một cơ quan của cả tỉnh hay huyện này có thể có những trường hợp vài ba người nhà làm cùng cơ quan ủy ban hay là huyện ủy thì cũng chẳng có vấn đề gì cả. Vấn đề là việc tuyển dụng và giả sử có bổ nhiệm thì thực hiện như thế nào, có xứng đáng hay không? Còn việc chỉ là thống kê (thống kê tên tuổi người nhà – PV) thì có nói lên được gì đâu”.

Về việc các con, em của ông Chiến giữ chức vụ trong bộ máy chính quyền từ tỉnh đến huyện, vị Phó chủ nhiệm Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Ninh cho rằng: “Con (con ông Chiến – PV) thì rõ ràng là có, nhưng không thể nói cái chuyện người ta có con và con người ta học hành chuyên ngành các thứ thì tôi nghĩ rằng cũng chẳng có vấn đề gì cả. Người ta tuyển dụng vào thì có gì đâu”.

Trao đổi qua điện thoại với phóng viên Một Thế Giới, bà Nguyễn Thị Hà, Phó bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh nói, về việc ông Nguyễn Nhân Chiến bị tố cáo, Thường trực Tỉnh ủy đã thống nhất đây là chuyện cá nhân nên tập thể Thường trực không phát ngôn gì về việc cá nhân, bà Hà đề nghị phóng viên liên lạc trực tiếp với ông Chiến.

Nam Phong

MONG CÓ PHÉP NHIỆM MÀU

Đường Văn Thái

Em là Hoàng Thị Hương ở xóm Sông Đằng xã Quang Trung huyện Hoà An – Cao Bằng. Năm nay Hương học lớp 9 trường THCS, nhà có 6 chị em, mẹ bệnh tật đau yếu, để được trường học hàng ngày em phải đi bộ hơn 3km đường rừng trên lưng lại cõng thêm đứa em nhỏ 3 tuổi học mầm non.

Em khao khát được đi học lên cấp 3 như những bạn khác, nhưng có lẽ điều mơ ước đó sẽ xa vời đối với Hương. Vì nhà quá nghèo, đi học cấp 3 lại rất xa phải ra mãi tp Cao Bằng học nội trú, ước mơ chỉ là mơ ước.

Em Hương viết

“Em là dân tộc H’mong. Em sống ở xã Quang Trung, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng thuộc vùng ba, đặc biệt khó khăn. Nơi đây đường đi lại không thuận tiện, những con đường gập ghềnh, ngoằn nghoèo qua những vách núi đã giúp cho chúng em có thể đến trường học cái chữ và đạo lý làm người.

Nhà chúng em ở trên vùng núi cao, cách trường rất xa, nhưng chúng em luôn cố gắng hết sức mình để đi học, để xóa cái nạn mù chữ vẫn phổ biến ở vùng núi cao, đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Hôm nào cũng như hôm nào, cứ 3 giờ lại phải dậy nấu cơm sáng cho gia đình. Ăn cơm xong, rửa mặt đánh răng chuẩn bị đi học. Cứ 4 giờ là chúng em lại bật đèn pin đi học, em còn phải cõng cả đứa em vừa học mẫu giáo 3 tuổi. Đường đi đến trường, đi cũng mất một tiếng hơn. Ở nơi đây, nhà ai cũng nghèo và khó khăn đa số là hộ nghèo, hộ cận nghèo cũng khá ít vì điều kiện gia đình khó khăn nên học sinh trường Quang Trung đi học rất ít. Một số trường hợp đã bỏ học giữa chừng khi vừa học lớp 9. Nạn tảo hôn cũng khá phổ biến ở địa phương em, một số bạn học cùng lớp với em nhưng đã đi lấy chồng dù các bạn ấy biết như thế là tảo hôn nhưng vẫn lấy. Dù các thầy cô giáo đã tuyên truyền rất nhiều về tác hại của việc tảo hôn tới học sinh và phụ huynh nhưng cũng không giảm được mấy phần.

Năm nay là năm cuối cùng em học ở trường, em muốn đi học cao hơn nữa nhưng vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên bố mẹ không cho em đi học. Năm em học lớp 5 mẹ em lại bị bệnh nặng và từ đó mẹ không làm được việc nặng nữa, mẹ ở nhà trông 2 đứa em nhỏ và nấu cơm chờ mọi người. Bố đi làm thuê xa thỉnh thoảng mới về thăm nhà một lần, bố bận bịu kiếm tiền để duy trì sinh hoạt trong gia đình và để hai chị em em đi học. Mọi trách nhiệm đều đè nặng lên vai bố em. Thấy bố vất vả quá nên năm lớp 7 chị em đã bỏ học để giúp bố đỡ đần công việc nhà, chị được coi là trụ cột thứ hai của gia đình em. Em không biết làm gì ngoài việc học thật tốt để thầy cô và bố mẹ vui lòng, thời gian ở nhà em giúp chị chăn bò ăn rồi ngồi học bài. Học bài thuộc rồi thì em chặt củi để khi đuổi bò về vác về nhà. Nhà em có duy nhất con bò cái mà nhà nước đã hỗ trợ cho, trên chỗ em toàn là hốc đá chẳng cày được nên bò nhà em được nghỉ ngơi. Em rất mong một lúc nào đó bố mẹ sẽ cho em đi học nhưng chắc điều đó sẽ không xảy ra. Em ước sau này mình sẽ trở thành một cô giáo để dạy các em biết chữ biết nhiều điều hay.

Em mong trường em sẽ có kí túc xá để các em nhỏ sẽ không phải đi sớm trong những ngày mùa đông giá rét. Nếu có một phép màu em sẽ ước mình được đi học cấp 3, không chỉ một mình em mà tất cả các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp em cũng muốn đi học cao hơn nữa.

Em mong sau này đất nước sẽ ngày càng phát triển để trẻ em miền núi riêng và trẻ em nói chung sẽ được học và sống một cuộc sống đầy đủ và ấm no hạnh phúc. Em tin chắc những nỗi buồn sẽ vơi bớt thêm phần nào khi các em được đến trường học.”

————–

Để gõ xong bài viết mà đôi mắt tôi đã nhoè đi vì cảm động, với niềm khát khao mong mỏi không chỉ riêng em mà còn bao nhiêu em nhỏ khác miền núi vùng sâu vùng xa đều như vậy.

Qua bài viết này rất mong Quý bạn gần xa, hãy giúp em có được phép nhiệm màu để ước mơ của Hương thành hiện thực.

CHÚNG TA PHẢN ĐỐI VÌ LÝ DO GÌ???

0

Hoang Tran

ĐB Nguyễn Thị Thuỷ – Bắc Cạn

Trong thời gian gần đây, giới luật sư đã và đang nổi lên phong trào phản đối quy định và tư tưởng buộc luật sư tố cáo thân chủ của Dự thảo Bộ Luật Hình Sự. Truyền thông và người dân cũng đã vào cuộc và đồng hành cùng giới luật sư trong phong trào phản đối này.

Tuy nhiên, tôi mong mọi người và chính bản thân giới luật sư lưu ý rằng chúng ta đang phản đối vì lý do gì?

Đối với tôi, lý do thực sự không phải để bảo vệ quyền lợi của giới luật sư, mà thực chất là để bảo vệ Hiến Pháp Việt Nam.

Như đã nhiều luật sư khác phân tích, nếu Quốc Hội quyết định buộc giới luật sư phải tố cáo những hành vi trong quá khứ của thân chủ, một số nguyên tắc của Hiến Pháp Việt Nam sẽ bị vi phạm. Đó là nguyên tắc suy đoán vô tội, là quyền có luật sư được bào chữa và quyền có Tòa án xét xử một cách công bằng của con người. Nếu Hiến Pháp không được coi trọng, không chỉ luật sư mà toàn bộ người dân Việt Nam cũng mặc nhiên mất quyền công dân, quyền con người của mình. Bởi lẽ đó, hãy nhớ và hiểu rằng, chúng ta đang phản đối không chỉ dưới tư cách của luật sư, mà còn là dưới tư cách của một công dân đang mong muốn bảo vệ quyền của mọi công dân khác.

Trước đây, khi tôi cùng bạn bè khởi động phong trào loại bỏ Điều 292, chúng tôi không chỉ nghĩ rằng chúng tôi đang bảo vệ cho startup, mà còn là đang bảo vệ cho tương lai của nền kinh tế Việt Nam. Đây cũng chính là những nguyên tắc và lý tưởng gốc rễ để chúng tôi viết, gửi đơn, phát biểu, hay làm việc. Tôi tin rằng lý tưởng to lớn này đã giúp chúng tôi thành công.

Cũng theo Hiến pháp Việt Nam, Quốc Hội có nhiệm vụ giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp; và nếu tôi nhớ không nhầm, bà Chủ tịch Quốc Hội cũng đã thề sẽ bảo vệ Hiến Pháp khi lên nhận chức. Do đó, tôi chợt nghĩ rằng, để có thể thành công, phong trào phản đối phải chăng nên biến đổi thành phong trào yêu cầu Quốc Hội và Chủ tịch Quốc Hội bảo vệ Hiến Pháp ???

QUỐC HỘI PHẢI ĐỘC LẬP KHỎI ĐẢNG!

Đường Văn Thái

 

Gần đây có hai đại biểu quốc hội nói về hai vấn đề được dư luận rất quan tâm.

Thứ nhất là bà Đại tá công an Nguyễn Thị Xuân vừa là phó giám đốc Công an Tỉnh Đak Lắc vừa là Đại biểu quốc hội, khi góp ý về điều 155 về tội làm nhục người khác đã “Đề nghị bổ sung vào Khoản 2 về tội bội nhọ lãnh đạo đảng, nhà nước “.

Thứ hai là bà Nguyễn Thị Thủy, công tác tại Viện kiểm sát tối cao, là đại biểu của Tỉnh Bắc Kạn do Trung ương giới thiệu, lên tiếng ủng hộ dự thảo tại Điều 19 Bộ luật Hình sự là “Luật sư phải tố giác thân chủ khi họ biết thân chủ phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia…”

Hai người này đều thuộc nhánh hành pháp nhưng được đảng cộng sản Việt Nam đưa sang làm đại biểu quốc hội để làm luật. Những đạo luật được quốc hội thông qua sau này cũng sẽ do chính những người này thực hiện.

Có thể hai người này biết những ý kiến như vậy có thể bị nhân dân “ném đá” nhưng có thể coi đây như là cách họ phải thực hiện ý chí của đảng.

Với tư cách là những đảng viên cộng sản, chắc chắn họ ủng hộ vì nó thỏa mãn sự vị kỷ của chính mình và những đảng viên khác. Nó bảo vệ cho sự an toàn của chế độ lẫn uy tín riêng của từng lãnh đạo, nghĩa là bảo vệ chính họ.

Những con chim mồi.

Quốc hội Việt Nam chủ yếu là do đảng cộng sản cơ cấu cho đủ các thành phần, nhiều đại biểu không hiểu biết về pháp luật nói chung và kỹ thuật lập pháp nói riêng. Mà nếu có hiểu biết thì họ cũng không thể độc lập đưa ra ý kiến của mình.

Đảng đã đưa vào 95,8% đảng viên công khai nằm trong quốc hội. Tuy nhiên, có lẽ vì chưa yên tâm nên đảng quyết tâm đưa bằng được Điều 4 quy định về “Đảng lãnh đạo” vào trong Hiến pháp. Như vậy là trói rất chặt, cả về nội dung và hình thức.

Trên thực thế thì đảng cộng sản là quyết định hết, từ chuyện to tát ở Trung ương thì do Bộ Chính Trị, cho đến chuyện nhỏ nhặt ở trong làng cũng do chi bộ đảng cộng sản ở xóm quyết định.

Đảng cũng sắp xếp rất rõ những đạo luật nào thì được ra đời, đạo luật nào chưa và ra đời với những nội dung như thế nào.

Để thỏa mãn đòi hỏi về tính dân chủ và công khai của dân ngày càng cao cho nên Đảng cũng cần những con chim mồi, nói ra để “làm như thật” rằng họ là tiếng nói của nhân dân, của công luận.

Mọi việc thực sự càng ngày càng tinh vi nhưng cũng không thể che giấu được bản chất yếu kém. Không ít đại biểu quốc hội thường phát biểu một chiều, đầy định kiến và đã bị nhân dân tố giác rất nhiều lần nhưng vẫn không ai chịu trách nhiệm.

Ví dụ Bộ Luật hình sự 2015 đã được Quốc thông qua nhưng phạm vào những lỗi cực kỳ nghiêm trọng do chính nhân dân phát hiện ra nên đã không thể áp dụng được mà phải lùi lại chỉ 2 ngày trước khi nó có hiệu lực vào 1/7/2016. Cho đến bây giờ cũng chưa ai chịu trách nhiệm về việc này.

Chưa ai bị kỷ luật!

Bỏ qua chất lượng của đại biểu quốc hội, chúng ta sẽ thấy rằng muốn làm ra luật tốt ở Việt Nam rất khó vì hai lẽ: thứ nhất là do đời sống xã hội liên tục thay đổi, luật phải chạy theo đời sống; và thứ hai là phải vừa ‘đúng ý đảng’ mà lại hợp lòng dân, trong khi 2 điều này đang cách xa nhau.

Nhân dân thì cần rất những đạo luật đơn giản, dễ hiểu, có lợi cho dân và có tính ứng dụng trong thực tế, trong khi đảng cộng sản cần có những đạo luật để bảo vệ sự lãnh đạo và thống nhất quyền lực của mình.

Chính vì vậy những đạo luật cơ bản như: Luật về Hội, Luật biểu tình, luật tiếp cận thông tin, Luật về sự lãnh đạo của đảng cộng sản… rất cấp thiết nhưng đảng chưa muốn thì vẫn chưa thể ra đời, trái lại đảng chỉ đạo ban hành nhiều đạo luật “trên trời” và luôn luôn có tính phòng ngừa hoặc răn đe.

Nói làm luật khó là khi muốn theo sát đời sống xã hội và để phục vụ dân còn cũng rất dễ nếu cứ theo con đường máy móc cũ, đưa ra những đạo luật kiên quyết bảo vệ đường lối, chính sách của đảng, giao cho một cơ quan trong chính phủ (hành pháp) soạn thảo, xong trình ra quốc hội và “thông qua”, thế là thành luật.

Sau khi có luật thì còn có hàng loạt văn bản quy phạm khác dưới luật được Chính phủ và các bộ ban hành, mà chủ yếu là giành lấy cái lợi và cái dễ cho mình, đẩy cái khó cái thiệt hại cho người dân. Đã từng có đến 1/6 văn bản của quy phạm pháp luật bị tuýt còi nhưng cũng không thấy mấy người chịu trách nhiệm

Điều 7 “Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật” cũng nêu lên một chùm lằng nhằng gồm đến 8 cơ quan và cá nhân phải chịu trách nhiệm về việc ban hành luật sai, tuy nhiên chưa một ai trong quốc hội bị kỷ luật.
Bởi vì nếu kỷ luật thì có đến 99% số đại biểu phải chịu kỷ luật vì họ thường giơ tay tán thành theo ý của đảng. Tất nhiên, nếu cùng một văn bản như vậy nhưng thường vụ Quốc hội nói là “không thông qua” thì 500 đại biểu sẽ lại rút tay lại.

Bài học nào rút ra?

Mấu chốt của chúng ta ở đây không phải là sự phê phán cá nhân hai bà nghị sĩ đó mà là phải đấu tranh để Quốc hội phải độc lập khi làm luật, Chính phủ phải độc lập khi thực hiện (hành pháp) và Tòa án phải độc lập khi phán quyết.
Đó cũng là yêu cầu tối cao của một Nhà nước pháp quyền.
Muốn vậy, cả ba nhánh quyền lực Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp phải độc lập khỏi Đảng cộng sản.

Đại biểu quốc hội phải thực sự là của dân, do dân bầu lên chứ không phải “đảng cử dân bầu”.

Đảng cũng không thể có cái quyền rất ngang ngược là điều chuyển “tính đại diện” từ nhóm dân này sang nhóm dân khác như trường hợp Ông Đinh La Thăng và ông Nguyễn Thiện Nhân vừa rồi.

Không ai “điều chuyển” được ý chí của một vùng rộng lớn dân cư từ nơi này sang nơi khác, từ người này sang người khác.

Quốc hội phải thực sự là của dân; và đảng cộng sản nên có số lượng đại biểu trong quốc hội tương ứng với số đảng viên của mình, nghĩa là khoảng 21 người thay vì chỉ là 21 người ngoài đảng như bây giờ.

BBC Luật sư Lê Quốc Quân.

ĐẢNG BẮT ĐẦU “NHẤT THỂ HOÁ” KHỐI CHÍNH PHỦ?

0
Đường Văn Thái

 

Trước Hội nghị trung ương 5, Tổng bí thư Trọng đã ký quyết định lập 8 đoàn kiểm tra tại 20 ban thường vụ các tỉnh thành. Có khả năng phần lớn trong số 20 tỉnh thành này sẽ chịu số phận “nhất thể hóa”, và những nhân vật lãnh đạo bị soi xét hặc bị kỷ uật sẽ không còn hy vọng để trở thành người đứng đầu duy nhất của địa phương.

Lại vừa có thêm một dấu hiệu nữa cho thấy quyết tâm khó lay dời của đảng trong chiến dịch “nhất thể hóa”.

Dấu hiệu mới nhất ứng vào cơ quan Thanh tra chính phủ.

Ngày 24/5, ông Nguyễn Quang Dương, ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan TƯ đã trao quyết định của Đảng ủy Khối chỉ định ông Phan Văn Sáu, ủy viên BCH TƯ Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Tổng TTCP, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng ủy TTCP, nhiệm kỳ 2015- 2020.

Cử chỉ trên được xem là “Việc kiện toàn chức danh Bí thư Đảng ủy đồng thời là Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng TTCP thể hiện sự nhất thể hóa trong công tác cán bộ của TTCP nhằm bảo đảm thống nhất sự lãnh đạo của Đảng và triển khai nhiệm vụ chính trị của đơn vị được thuận lợi và có quyết sách kịp thời”.

Trước đó vài ngày, một dấu hiệu về hiện tượng “đảng choàng vai chính phủ” đã hiện ra khi báo nhà nước đưa tin “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ xem xét Đề án thành lập hãng hàng không SkyViet”. Thông thường, những đề án như SkyViet thuộc thẩm quyền của Chính phủ, thậm chí thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải chứ hoàn toàn không liên quan gì đến “tính đảng”.

Thực ra, sự việc “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ xem xét Đề án thành lập hãng hàng không SkyViet” chỉ là bề nổi. Trong thực tế “lãnh đạo toàn diện”, đã từ lâu đảng vẫn mang thói quen không chỉ “phúc tra” mà còn “sơ duyệt” những đề án lớn của các bộ ngành và chính phủ. Trường hợp đề án của SkyViet chẳng qua là một bước thử nghiệm truyền thông công khai để từng bước khẳng định tính “chính danh” của đảng mà thôi.

Truyền thông lại đang thuộc về “phe đảng” của Bộ trưởng thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn. Từ đây đến Hội ngị trung ương 6 dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm 2017, làn sóng tuyên truyền về “nhất thể hóa’ có thể sẽ rộng khắp và chuyên sâu. Theo đó, một số tỉnh thành sẽ được thí điểm về “nhất thể hóa” hai chức danh bí thư và chủ tịch tỉnh.

Nếu Thanh tra chính phủ được xem là một cơ quan trọng yếu của Chính phủ, việc nhất thể hóa “đảng pháp” và “hành pháp” ở cơ quan này là tiền đề dẫn đến cơ chế nhất thể hóa tương tự ở hàng loạt bộ ngành khối chính phủ. Bộ ngành lại là tiền đề tất yếu để dẫn đến nhất thể hóa ở các tỉnh thành…

Trước Hội nghị trung ương 5, Tổng bí thư Trọng đã ký quyết định lập 8 đoàn kiểm tra tại 20 ban thường vụ các tỉnh thành. Có khả năng phần lớn trong số 20 tỉnh thành này sẽ chịu số phận “nhất thể hóa”, và những nhân vật lãnh đạo bị soi xét hặc bị kỷ uật sẽ không còn hy vọng để trở thành người đứng đầu duy nhất của địa phương.

Địa phương trước, trung ương sau. Nếu đà “nhất thể hóa” thuận lợi, lẽ đương nhiên bên đảng và do đó tổng bí thư sẽ “nắm” hết các chân rết địa phương. Sau đó có thể “đánh ngược” lên. Mô hình “đảng quản lý” thay cho “đảng lãnh đạo” sẽ ứng với hai chức danh chính là tổng bí thư và thủ tướng mà không quá cần thiết vai trò chủ tịch nước.

Thiển Lâm

Chính phủ của Thủ tướng Phúc rất kiến tạo

0
Đường Văn Thái

29 Tháng 5

Chính phủ của Thủ tướng Phúc rất kiến tạo
Bước ngoặt phá thành hồ thật tuyệt vời. Với bao nhiêu năm nung nấu kiến thức trên giảng đường Đại học Kỹ thuật Magdeburg, Cộng hòa Dân chủ Đức.

Nay Tiến sĩ ngành Điều khiển học mới có cơ hội phát triển ưu việt. Thật là vi diệu

Tôi bỏ phiếu ủng hộ cách làm của anh Nhân ba la ba la

https://m.dantri.com.vn/xa-hoi/bi-thu-nguyen-thien-nhan-neu-chuyen-doi-1-3-dat-nong-nghiep-gdp-thanh-pho-tang-273-lan-20170528152114824.htm

SỰ THẬT KINH HOÀNG TÔM CHẾT Ở PHÚ YÊN

0
Đường Văn Thái

Sự việc hơn nửa triệu con tôm hùm chết hàng loạt của 340 hộ gia đình ở Thị xã Sông Cầu – Phú Yên đã khiến người dân phẫn nộ lên đỉnh điểm vào chiều ngày 27/5 đã có tới hàng trăm người dân ở xã Xuân Phương và phường Xuân Yên, thị xã Sông Cầu tụ tập trước trụ sở Công ty TNHH Nguyễn Hưng để yêu cầu làm rõ có hay không việc doanh nghiệp này xả thải ra môi trường dẫn đến sự cố tôm hùm chết hàng loạt.

Trong khi cơ quan chức năng vẫn đang điều tra thì ông Nguyễn Trọng Tùng – Giám đốc Sở NNPTNT Phú Yên đã kết luận vội vàng như thể đã rồi. Ông Tùng cho biết: “Kết quả xét nghiệm mẫu tôm hùm tại đây cho thấy tôm bị nhiễm bệnh sữa. Nguyên nhân tôm hùm chết hàng loạt do mật độ nuôi quá dày, cả về lượng lồng nuôi và số con/lồng. Cụ thể, tại thời điểm kiểm tra là 150 – 300 con/lồng (tôm hùm xanh) và 70 – 75 con/lồng (tôm hùm bông). Bên cạnh đó, nước vùng nuôi đang bị ô nhiễm nặng do thức ăn tôm dư thừa, chất thải từ hoạt động nuôi tích tụ”.

Theo như phản ánh của người dân nguyên nhân tôm bị chết là do nguồn xả thải gây ô nhiễm môi trường của Cty TNHH Nguyễn Hưng ở xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu. Công ty này hoạt động lĩnh vực sản xuất bột cá. Tại đây người dân cho biết hôm thứ 3 tuần trước tức vào ngày 23/5 có trận mưa khá lớn và nhân cơ hội đó công ty xả thải rất nhiều (một công nhân công ty Nguyễn Hưng giấu tên cho biết). Đến khi tôm chết, người dân đến chất vấn ông Nguyễn Hưng Hòa – Giám đốc công ty thì ông trả lời hôm đó tôi xả ra để tưới cây (đây là một trong những tình tiết mà báo chí không hề nhắc tới).

Tại thôn Phước Lý xã Xuân Phương nhiều gia đình đã điêu đứng vì tôm chết sạch không còn con nào, vì nước quá ô nhiễm, nước từ màu xanh đã chuyển thành màu cocacola thậm chí màu đen, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Điển hình có hộ gia đình nuôi 180 lồng tôm chết không còn con nào, đi mua đá về ướp không kịp, có một gia đình nuôi 64 lồng sau hai ngày tôm chết thiệt hại lên tới 1,4 tỷ đồng. Để kiểm tra độ thực hư nguyên nhân tôm chết người dân đã phải lặn xuống các lồng nuôi, khi lặn xong thì dây chuyền bạc của thợ lặn cũng hoen ố đen xì. Vậy mà chưa có sự kết luận của cơ quan chuyên môn nghiên cứu ông Tùng đã vội kết luận tôm chết do “NHIỄM BỆNH SỮA”, báo chí giật tít do “SỐC NƯỚC MƯA”.

Sự thiệt hại cuối cùng vẫn là người dân gánh chịu, nhưng điều đáng nói ở đây là một sự bao che dung túng của lãnh đạo ngành, bưng bít thông tin bởi truyền thông bẩn. Sự bảo kê của chính quyền cho doanh nghiệp làm ăn bất chính điển hình chiều 29/5, Đại tá Trần Trọng Hiền – Trưởng Công an thị xã Sông Cầu (Phú Yên) cho biết, cơ quan này đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng thời phối hợp các cơ quan chức trách ngăn chặn những nhóm ngư dân tụ tập trước cơ sở sản xuất của Công ty TNHH Nguyễn Hưng ở xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu chỉ vì nghi ngờ sự cố tôm hùm chết hàng loạt ở vịnh Xuân Đài do doanh nghiệp này xả thải gây ô nhiễm môi trường.

1. Bài thứ nhất cho là nguyên nhân do tảo:
https://vov.vn/…/phu-yen-hon-nua-trieu-con-tom-hum-chet-do-o…

2. Bài thứ 2 cho là nguyên nhân do bệnh sữa:
https://vnexpress.net/…/tom-hum-chet-hang-loat-o-phu-yen-do-…

3. Bài thứ 3 nguyên nhân do ông Tùng cho biết:
https://baomoi.me/…/hon-520000-con-tom-hum-bi-chet-o-phu-yen…

4. Bài thứ 4 đã thể hiện có sự bảo kê của chính quyền:
https://phuyen.tintuc.vn/…/vu-tom-hum-chet-hang-loat-o-phu-y…

CÂU CHUYỆN CẢ NHÀ BÍ THƯ TỈNH UỶ BẮC NINH LÀM QUAN!

 

1. Bố: Nguyễn Nhân Chiến (sinh năm 1960) – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh.
2. Vợ ông Chiến: Ngô Thị Khường – Phó Trưởng Phòng Bảo hiểm Xã hội thành phố Bắc Ninh (bằng Đại học tại chức).
3. Con trai: Nguyễn Nhân Chinh (sinh năm 1984) – Tỉnh uỷ viên, Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Ninh (bằng Đại học tại chức).
4. Con trai: Nguyễn Nhân Đạt (sinh năm 1989) – Trưởng phòng Thi đua, khen thưởng của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh (bằng ĐH tại chức).
5. Con dâu: Chu Thị Ngân (sinh năm 1984) – Trưởng phòng Dân vận của Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ.
6. Con dâu: Nguyễn Minh Huệ (sinh năm 1989) – Phó Trưởng phòng Kinh tế Đối ngoại của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh (ĐH tại chức)
7. Em ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Thắng – Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh (bằng ĐH tại chức).
8. Em ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Bình – Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Du (bằng ĐH tại chức).
9. Em dâu ông Chiến: Lại Thị Nguyệt – Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Bắc Ninh. Bà Nguyệt có bằng Trung cấp Dược sau đó học ĐH tại chức Dược. Việc bổ nhiệm 1 Dược sĩ làm GĐ Trung tâm Y tế có là khách quan ko? Tại sao ko phải là bổ nhiệm 1 Bác sĩ đa khoa?
10. Em dâu ông Chiến: Trần Thị Bích Liên – Trưởng phòng của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bắc Ninh (ĐH tại chức).
11. Em ruột ông Chiến: Nguyễn Thị Ngọc – Trưởng phòng Công tác Học sinh sinh viên của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bắc Ninh. (ĐH tại chức)
12. Em rể ông Chiến: Nguyễn Trọng Oanh – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Bắc Ninh (ĐH tại chức)
13. Anh con bác ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Lừng – Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Bắc Ninh.
14. Cháu ông Chiến: Nguyễn Nhân Cường – Phó Trưởng phòng của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh.
15. Cháu ruột ông Chiến: Nguyễn Hữu Thọ – Bí thư đoàn Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn.
16. Anh con bác ruột ông Chiến: Nguyễn Việt Giang – Giám đốc Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh (ĐH Tại chức).
17. Cháu ông Chiến: Nguyễn Thu Hương – Phó Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Bắc Ninh. (ĐH tại chức)
18. Cháu dâu ông Chiến: Tạ Thị Huyền – Cán bộ Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn.
19. Cháu ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Giang – Phó Trưởng công an huyện Tiên Du (ĐH tại chức)
20. Trưởng họ nhà ông Chiến: Nguyễn Nhân Công – Phó Giám đốc Trung tâm Văn hoá Kinh Bắc (ĐH tại chức).
Ngoài danh sách 20 người kể trên còn có cả những người thuộc gia đình thông gia với nhà ông Chiến cũng được bổ nhiệm vào những vị trí quan trọng trong bộ máy công quyền của tỉnh Bắc Ninh như:
1. Nguyễn Trọng Cường (cháu ruột ông Nguyễn Trọng Oanh) – Trưởng phòng Đăng ký Đất đai của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bắc Ninh. Anh Cường tốt nghiệp Thạc sĩ năm 2013, có thể năm đó anh ta được xét vào công chức Nhà nước. Tuy nhiên tại sao việc bổ nhiệm anh Cường làm Trưởng phòng của một Sở lại cấp tốc đến vậy? Và cơ sở nào để xét thu hút nhân tài anh Cường trong khi cả tỉnh Bắc Ninh từ khi tách tỉnh 1997 đến nay mới tổ chức thi tuyển công chức duy nhất 1 lần.
2. Chu Thị Thuý (em ruột Chu Thị Ngân) – Cán bộ của Sở Tài nguyên Môi trường (trường hợp tuyển dụng của chị Thuý giống với trường hợp anh Cường).
3. Chu Đăng Khoa (Anh ruột Chu Thị Ngân) – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ huyện Yên Phong.
4. Nguyễn Văn Lịch (em rể Chu Thị Ngân) – Đội trưởng đội Đăng ký xe của Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bắc Ninh.
Trong danh sách 24 người kể trên thì đa phần đều học tại chức sau một số đi học Thạc sĩ để xoá bằng ĐH tại chức. Và ngoài 24 người kể trên còn rất nhiều người là họ hàng nhà ông Chiến đang công tác ở những cơ quan, đơn vị sự nghiệp khác của tỉnh và huyện.
Chúng ta thử làm một phép tính nhỏ: nguyên nhà ông Bí thư đã có từng này con người trong bộ máy công quyền, còn các ông khác nữa và lại còn bộ máy cũ còn tồn đọng của các ông thời trước nữa. Vậy cánh cửa của bộ máy công quyền có còn đc mở để xé vé cho con của những người nông dân lao động mà học thật có tài thật ko????

FB Thiểm Nguyễn

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh
Nguyễn Nhân Chiến (sinh năm 1960) – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh.

Hà Nội chuẩn bị đón chào đường sắt trên cao với những sản phẩm đạt chất lượng “Cuốc tế”.

0

 

“Trước những ý kiến phản ánh của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước và thông tin của báo chí, Ban Quản lý Dự án Đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã có thông tin phản hồi.

Về thông tin trước khi lắp ray chưa phủ lớp dầu mỡ chống gỉ cho ray và phụ kiện liên kết, hiện một số vị trí đã bị gỉ sét, Ban quản lý Dự án Đường sắt cho rằng đối với ray, phụ kiện nhập khẩu của dự án với đầy đủ tiêu chuẩn và thí nghiệm kiểm tra của nhà máy sản xuất có đầy đủ CO, CQ; được Tổng thầu bảo quản tại kho bãi theo đúng quy định, cụ thể, kho bãi được đầm lèn chắc chắn, ray được kê kích, xếp đủ số hàng và che phủ bạt để không bị ô xi hóa; đối với phụ kiện được đóng nguyên đai, nguyên kiện từ nhà máy và được bảo quản trong kho có mái che.

Kiểm tra trước khi lắp đặt cho thấy toàn bộ phụ kiện đều mới xuất xưởng và đã được bôi lớp dầu chống gỉ.

Trong quá trình thi công ngoài công trường, phải lắp ráp tổ hợp thành các mô đun cộng với quá trình làm sạch sau đổ bê tông liên kết đã làm lớp dầu chống gỉ của một số phụ kiện không còn, cộng với điều kiện thời tiết bên ngoài (nắng, mưa) nên một số vị trí đã bị oxi hóa bề mặt.

Thực trạng này đã được báo cáo giải trình ngay trong quá trình kiểm tra. Sau thời điểm Hội đồng nghiệm thu đi kiểm tra, Ban đã chỉ đạo và Tổng thầu đã thực hiện bôi dầu mỡ bảo vệ phụ kiện đã lắp đặt.

Thực tế tại hiện trường, một số vị trí đã xuất hiện vết nứt dài và sâu, thông cáo báo chí của Ban quản lý Dự án Đường sắt lý giải: Kết cấu đường ray và liên kết giữa tà vẹt đường ray và bản mặt cầu sử dụng trong dự án đều được áp dụng trong các dự án của Trung Quốc.

Đối với các vết nứt từ biến bê tông trên bản liên kết theo “Quy phạm thiết kế kết cấu bê tông” GB50010-2010 được phép có vết nứt không lớn hơn 0,2mm. Căn cứ quy phạm để xử lý các vết nứt nếu vượt quá trị số cho phép.

Về kết luận của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước với nội dung các thanh tà vẹt gỗ lắp đặt tại khu vực Depot đã tẩm thuốc phòng mục nhưng chưa thấy kết quả kiểm tra chiều sâu độ thẩm thấu, hiện một số thanh xuất hiện vết nứt, thông cáo báo chí của Ban quản lý Dự án Đường sắt biện minh: Tà vẹt gỗ cho vị trí lắp đặt ghi đều là hàng hóa được sản xuất và nhập khẩu từ Trung Quốc với đầy đủ tiêu chuẩn và thí nghiệm kiểm tra của nhà máy sản xuất có đầy đủ CO, CQ.

Trước khi lắp đặt tư vấn kiểm tra và chấp thuận đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đồng thời có các biện pháp xử lý đối với trường hợp có nứt (đảm bảo vết nứt tà vẹt ghỗ không lớn hơn 2mm; có thể dùng thép mạ kẽm đường kính 4mm quấn đai hai đầu).
Việc này còn tiếp tục phải được kiểm tra xử lý trong quá trình khai thác sau này.