Home Blog Page 1459

Dùng Facebook mang lại hạnh phúc hay có hại ?

Tại Mỹ, có một câu hỏi được đặt ra : Facebook có làm cho người ta bất hạnh, thậm chí hại cho sức khỏe ? Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Mỹ rất nghiêm túc Journal of Epidemiology cho thấy những người « nghiện » sử dụng mạng xã hội thường có một đời sống nghèo nàn tẻ nhạt hơn những người khác.

Tuy nhiên, vấn đề tiếp xúc xã hội trên thế giới ảo vẫn còn rất mới và nghiên cứu của giới khoa học Mỹ không phải là công trình đầu tiên đi theo hướng này. Do vậy, giới khoa học vẫn thận trọng, không đưa ra những nhận định « đại trà », cực đoan liên quan đến việc sử dụng Facebook của khoảng 2 tỷ người.

Từ New York, thông tín viên Grégoire Pourtier tường trình :

« Trong một ngày, ngón tay trỏ của bạn trượt lên phía trên màn hình điện thoại bao nhiêu lần để bấm vào nút « like » của một tin nhắn, hay một thông tin ? Bạn cập nhật phần « status » trên Facebook của bạn theo nhịp độ nào ? Theo các kết luận của công trình nghiên cứu Mỹ, thì có lẽ không nên có thường xuyên những hành vi như vậy.

Khi nghiên cứu các dữ liệu thu thập được trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2015 liên quan đến hơn 5.000 người, hai nhà nghiên cứu ở các trường đại học San Diego và Yale đã chứng minh được mối quan hệ qua lại giữa một hoạt động với cường độ cao và sự nghèo nàn tẻ nhạt hoặc ngay cả sự khó ở trong cơ thể con người.

Đương nhiên, các chuyên gia tuyệt nhiên không nhận định đây là trường hợp phổ biến chung tại Mỹ, nhưng các kết luận này khẳng định một việc mà các nghiên cứu đã nêu ra : một mặt, việc sử dụng thái quá các mạng xã hội làm nẩy sinh tâm trạng lo âu hoặc cảm giác thấy bị cô lập.

Mặt khác, đời sống thật, các mối giao tiếp trực tiếp với đồng loại nâng cao sức khỏe thể xác và tinh thần. Mạng xã hội không đến nỗi tệ hại nếu như người ta vẫn giữ được các quan hệ giao tiếp trong thế giới thật.

Điều mới trong công trình này, đó là phương pháp : giới chuyên gia đã tiếp cận trực tiếp với các hoạt động trên Facebook của những người được nghiên cứu và do vậy, đã có thể làm rõ được sự cân bằng giữa thế giới ảo và thế giới thực. Thậm chí họ đi đến nhận định rằng đối với những người sử dụng thái quá mạng xã hội, mức rủi ro mắc phải các vấn đề về tâm thần có thể cao hơn từ 5 đến 8%.

Qua đó, giới chuyên gia kết luận, tất cả vấn đề là mức độ sử dụng : nếu như người ta vẫn giữ các mối giao tiếp bạn bè và những quan hệ tương tác cụ thể trong đời sống thực, thì mạng xã hội cũng không đến nỗi có hại ».

Đan Mạch « khan hiếm » lao động vì thất nghiệp thấp

Đan Mạch tự hào có tỷ lệ thất nghiệp thấp 4,2%. Một con số mà nhiều nước châu Âu ao ước. Điều nghịch lý là thất nghiệp thấp khiến nhiều doanh nghiệp khốn khổ, bị thất thu và khó cạnh tranh. Nguyên nhân : Đan Mạch đang khan hiếm nguồn lao động.

Doanh nghiệp Clio Online, chuyên kinh doanh phần mềm giáo dục, là một ví dụ. Ra đời cách nay 10 năm với ba nhân viên, nay doanh nghiệp này có đến 200 người, và đã mở rộng thị trường sang Thụy Điển. Thế nhưng, ông Thomas Hansen, chủ doanh nghiệp thổ lộ cùng thông tín viên RFI Fabien Vallée, là công ty của ông đã phải hủy nhiều đơn đặt hàng, bị thất thu hàng triệu euro chỉ vì tuyển dụng không được các kỹ sư tin học.

Qua trao đổi với bà Marie-Louise Lindelov, chuyên tư vấn cho liên đoàn các ngành công nghiệp Đan Mạch, Vallée được biết vấn đề bức bách của Đan Mạch hiện nay là thiếu lao động chất lượng cao.

« Nghề kỹ sư là một ví dụ : Từ đây đến năm 2030, ngành kỹ thuật tin học và thông tin sẽ bị thiếu đến 19.000 lao động. Các doanh nghiệp hiện đang gây áp lực lên chính phủ yêu cầu giới trẻ phải được đào tạo nhiều hơn về công nghệ cao ở ngay trường đại học.

Một số nhà tuyển dụng cũng đã nghĩ đến việc sử dụng người tị nạn, nhưng có rất ít người trong số họ có năng lực như đòi hỏi trong những ngành nghề chất lượng cao và chính sách nhập cư đã bị siết chặt dưới áp lực của đảng Nhân Dân Đan Mạch, một chính đảng cực hữu, về nhì trong kỳ bầu cử quốc hội gần đây ».

Thất nghiệp thấp dẫn đến hệ quả là lương và vật giá tăng cao. Chính quyền Copenhague giờ muốn tránh một đợt lạm phát mới và mong muốn đẩy mạnh tỷ lệ tăng trưởng, hiện chỉ ở mức 1%. Để bảo tồn hệ thống an sinh xã hội, được cho là hào phóng nhất trên thế giới, Đan Mạch sẽ thực hiện một loạt cải cách từ đây đến năm 2025. Trong số những biện pháp quan trọng, chính quyền dự định tăng tuổi khởi điểm về hưu từ 65 lên 67 tuổi và biện pháp này sẽ được tiếp tục tùy theo mức kéo dài tuổi thọ người dân.

Thủ đô Copenhague, Đan Mạch.CC Wikimedia by Dr. Blofeld

Nhật Bản : Thất nghiệp thấp, lao động tạm bợ cao

Tình hình này cũng tương tự như tại Nhật Bản. Tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật còn thấp hơn Đan Mạch, chỉ ở mức có 2,8%. Với tỷ lệ này, gần như tại Nhật ai cũng có việc làm. Tình trạng này cũng đang khiến các nhà tuyển dụng đau đầu.

Cung vượt cầu, hay đôi khi cung và cầu không tương thích với nhau. Tình trạng khan hiếm lao động hiện nay đang khiến một số doanh nghiệp buộc phải tạm đóng cửa một số dịch vụ, hay hạn chế số giờ làm việc, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và y tế.

Theo giải thích của nhà báo Dominique Baillard trên đài RFI, nguyên nhân đầu tiên là do tỷ lệ sinh nở giảm, gây ra những tác động tiêu cực lên thị trường lao động. Số người trong độ tuổi làm việc giảm đều đặn, và người Nhật vẫn luôn từ chối sử dụng đến nguồn lao động nhập cư.

Thủ tướng buộc phải khuyến khích người về hưu và phụ nữ đi làm nhiều hơn. Kết quả là ai cũng có việc làm, bất kể già hay trẻ, không phân biệt giới tính nhưng trái lại, lao động tạm bợ bùng nổ.

« Quả thật người về hưu cũng như các bà nội trợ đều chấp nhận làm một việc nhỏ gì đó, thường là bán thời gian, bởi vì họ muốn có nhiều thời gian với con cháu hơn, bởi vì họ quá lớn tuổi để làm toàn thời gian và vì họ đã có một nguồn thu nhập, họ ít có đòi hỏi về lương bổng.

Thế là cùng một lúc thất nghiệp biến mất, số người đi làm tăng, nhưng điều kiện làm việc cũng xuống cấp. Lương bổng tăng ít, khiến ngân hàng trung ương thất vọng. Bởi vì điều đó có nghĩa là chính sách duy trì mức lãi sàn để khuyến khích tiêu dùng là vô ích, vì sức mua của các hộ gia đình tiếp tục đình trệ, thậm chí thu nhập của từng gia đình cũng bị giảm theo ».

Nói tóm lại, thất nghiệp cao hay thấp quá cũng đều khổ cả !!!

Một góc phố Shinjuku, Tokyo, ngày 19/04/2016.REUTERS/Thomas Peter

Không gian : Khám phá Mặt Trời cùng với NASA

Cuối cùng, tạp chí Thế Giới Đó Đây mời những ai thích phiêu lưu hãy cùng Cơ Quan Không Gian Hoa Kỳ NASA khám phá Mặt Trời. Theo thông báo của cơ quan này ngày 31/05, một tầu thăm dò sẽ được đưa sâu vào trong vùng khí quyển Mặt Trời.

Đây sẽ là một sự kiện đầu tiên trong ngành không gian. Bởi vì cho đến giờ chưa có một thiết bị nào do con người chế tạo có thể tiếp cận Mặt Trời, do lượng nhiệt và bức xạ phát ra rất cao. Ngành khoa học không gian tuy đã có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn chưa thể nào giải mã được các bí ẩn về ngôi sao này, vốn dĩ lớn hơn Trái Đất đến 109 lần, được cấu tạo từ hydro và heli. Và sự sống trên Trái Đất lệ thuộc chủ yếu vào Mặt Trời.

Từ New York, thông tín viên Grégoire Pourtier cho biết thêm thông tin về chương trình này :

« Sẽ phải kiên nhẫn thêm một chút trước khi biết được nhiều hơn về thành phần và động lực của Mặt Trời. Bởi vì, cho dù tầu thăm dò nếu được phóng đi ngay từ mùa hè 2018, thì phải mất đến 7 năm mới đến vùng dự kiến, bằng cách giảm dần quỹ đạo bay quanh ngôi sao chiếu sáng hệ thái dương của chúng ta.

Nhưng khi tiến gần cách Mặt Trời 6 triệu km, một khoảng cách gần đến 7 lần so với lần thám hiểm trước, tầu thăm dò sẽ tìm hiểu một vùng không gian hoàn toàn chưa được biết đến.

Một sự bí ẩn kỳ thú

Đó là tình hình cách nay hơn 40 năm, và nhất là giờ đây công nghệ đương nhiên đã tiến bộ. Với kích thước bằng một chiếc xe hơi nhỏ, chiếc tầu sẽ được lắp đặt 4 thiết bị để thu thập các dữ liệu cơ bản về cơ chế nhiệt của Mặt Trời. Bởi vì, đây vẫn là một bí ẩn lớn và làm mê hoặc.

Ví dụ, một trong những mục tiêu sẽ là thử tìm hiểu vì sao những vành ánh sáng quanh mặt trời, có mức nhiệt lên tới 2 triệu độ C lại có thể nóng hơn bề mặt của chính mặt trời, và theo giới chuyên gia, đây là một thách thức đối với cả những quy luật của tự nhiên.

Tầu thăm dò còn được trang bị một bộ phận bảo vệ nhiệt được làm từ hỗn hợp cacbon và dày hơn 11cm, cho dù tại nơi mà con tầu đến, nhiệt độ chỉ nóng có 1400°C mà thôi ».

Rạng đông trên hồ Kivu.MONUSCO/Charles Frisby

Hệ thống quan sát dưới biển của Trung Quốc cũng nhằm theo dõi tàu ngầm

Về mặt chính thức thì hệ thống này, sẽ được xây dựng trong 5 năm, với kinh phí lên tới gần 300 triệu đôla, chủ yếu được sử dụng để cung cấp thông tin về điều kiện môi trường và các hoạt động dưới đáy biển, thế nhưng các quan chức Trung Quốc nhìn nhận rằng hệ thống này cũng phục vụ cho mục đích quốc phòng, có nghĩa là sẽ theo dõi sự di chuyển của các tàu ngầm nước ngoài ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Theo lời một giáo sư của Trường Khoa học Hàng hải và Địa cầu thuộc Đại học Đồng Tế, Thượng Hải, nói với đài CCTV, ngoài việc thu thập các dữ liệu về hóa học, sinh học và địa cầu, hệ thống quan trắc dưới nước còn có thể được sử dụng cho các lĩnh vực khác như khai thác mỏ, lập bản đồ hoặc bảo vệ các quyền trên biển, cũng như quốc phòng.

Dùng chữ quốc phòng, có lẽ vị giáo sư này muốn nói đến việc bảo tồn, thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho Trung Quốc tại hai vùng Biển Đông và biển Hoa Đông. Nhưng rất có thể là nhiệm vụ quốc phòng của hệ thống quan sát dưới biển là theo dõi sự di chuyển của các phương tiện quân sự nước ngoài, đặc biệt là tàu ngầm.

Vào đầu tháng 5 vừa qua, tạp chí HIS Jane’s Defence Weekly loan tin, năm ngoái, tại một cuộc triển lãm, Công ty Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc đã trình bày chi tiết một dự án mang tên “ Dự án Bức Trường Thành dưới nước”, cho hải quân Trung Quốc. Dự án này rất giống với dự án mà đài CCTV thông báo về tầm cỡ, cũng như phạm vi.

Trong thời gian chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đã từng có một hệ thống tương tự để theo dõi tàu ngầm của Liên Xô, mang tên là Sound Surveillance System, SOSUS. Tuy Liên Xô đã tan rã từ cách đây mấy thập niên, nhưng hệ thống này vẫn được duy trì, để có thể được sử dụng khi có khủng hoảng.

Nhưng đối với Trung Quốc, hệ thống quan sát dưới biển ở Biển Đông và biển Hoa Đông còn sẽ là một công cụ để củng cố đòi hỏi chủ quyền của họ ở cả hai vùng biển này.

Kế hoạch nói trên được loan báo sau khi vào tháng 2 vừa qua, báo chí Nhà nước của Trung Quốc cho biết là nước này sẽ sửa đổi luật về an toàn hàng hải, buộc tàu ngầm nước ngoài đi vào vùng Biển Đông phải chạy trên mặt nước và phải treo quốc kỳ rõ ràng. Những sửa đổi này theo dự kiến sẽ có hiệu lực kể từ năm 2020.

Hiện giờ Trung Quốc chỉ có một đội tàu ngầm tương đối nhỏ, gồm khoảng 56 tàu ngầm tấn công, mà đa số là tàu được thiết kế từ thời chiến tranh lạnh hoặc các tàu ngầm nhỏ để bảo vệ bờ biển, theo Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược. Nhưng quân đội Trung Quốc có thể sẽ dùng các tàu trên mặt nước và các phi cơ để săn đuổi những tàu ngầm nước ngoài bị xem là vi phạm những quy định mới về an toàn hàng hải ở những vùng biển mà họ xem là thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Anh Quốc : Hai vụ khủng bố tại Luân Đôn làm 6 người thiệt mạng

(AFP) Vào tối khuya đêm qua, 03/06/2017, hai vụ khủng bố đã diễn ra ở trung tâm Luân Đôn làm 6 người thiệt mạng, ít nhất 48 người bị thương. Ba hung thủ đã bị cảnh sát bắn hạ. Theo nguồn tin cảnh sát, vào khoảng 22 giờ, giờ địa phương, một chiếc xe hơi đã lao vào người qua đường ở London Bridge. Vài phút sau, ở Borough Market, nhiều kẻ khủng bố cầm dao tấn công du khách. Cảnh sát đã bắn hạ 3 hung thủ.

Một chiếc giày cao gót rơi bên cửa xe bus.

Nguyen Lan Thang

Xem lại ảnh cũ, mình thấy một chiếc giày cao gót rơi bên cửa xe bus. Đó là chiếc giày của một cô gái mặc áo dài rất đẹp, cô ấy xuống đường để bảo vệ 6700 cây xanh bị chính quyền Hà Nội mà đại diện là tên Nguyễn Thế Thảo chặt phá năm 2015. Cô ấy đã bị những tên lính của Nguyễn Đức Chung xông vào đánh đập và bắt lên chiếc xe bus trong ảnh kia. Chỉ còn chiếc giày rớt lại. Chỉ còn sự phẫn uất tủi cực đọng lại trong tâm trí những người yêu Hà Nội trước sự ngu xuẩn và đê hèn của một chế độ luôn tự xưng là của dân, do dân, vì dân…!

Chuyên gia Mỹ: Trump không nên chỉ rập khuôn theo Obama về Biển Đông

0
RFI
media

Trong bài phân tích công bố ngày 31/05/2017 trên trang mạng tập san Anh Quốc The Week, giáo sư Harry J. Kazianis, chuyên gia về quốc phòng tại trung tâm nghiên cứu Mỹ Center for The National Interest, đã nêu bật nguy cơ Biển Đông, tuyến hàng hải chiến lược quan trọng nhất vùng châu Á, trở thành điểm nóng của thế giới. Nguyên nhân là Trung Quốc phô trương uy lực nhằm biến nơi này thành « ao nhà », bất chấp luật lệ quốc tế và phản đối của nước khác.

Vấn đề là Hoa Kỳ, cường quốc duy nhất có khả năng ngăn chặn tham vọng quá đáng của Bắc Kinh lại không có đối sách thích hợp. Mỹ đã từng tìm cách phản ứng dưới thời tổng thống Obama, nhưng thiếu hiệu quả, trong khi tân chính quyền Donald Trump lại có dấu hiệu đặt nặng ưu tiên cho vấn đề Bắc Triều Tiên, mà lơ là Biển Đông. Và đó là một sai lầm lớn.

Theo giáo sư Kazianis, Hoa Kỳ không thể cho phép Trung Quốc thiết lập quyền thống trị trên tuyến đường thủy quan trọng này. Bắc Kinh đã bồi đắp bảy rạn san hô thành đảo nhân tạo để xây dựng bến cảng, sân bay và căn cứ quân sự. Trung Quốc sẽ sớm có khả năng bố trí thường trực một số lượng lớn tàu ngầm, máy bay ném bom và chiến đấu cơ trong khu vực.

Và tình hình đang trở nên tồi tệ hơn: Trung Quốc đang giành quyền kiểm soát phần dưới mặt nước ở Biển Đông bằng cách xây dựng một mạng lưới radar ngầm, có thể phát hiện các tàu ngầm tàng hình của Mỹ hoạt động trong khu vực. Trong khi Washington chỉ du ngoạn trên Biển Đông, Bắc Kinh đã đẩy mạnh cài đặt các thiết bị quân sự cực kỳ tiên tiến – bên trên và dưới nước. Các hòn đảo và thiết bị mới của Bắc Kinh là những cơ sở thường trực trong khi các chuyến du ngoạn hải quân của Mỹ chỉ là tạm thời.

Thế nhưng, khi bị vấn đề Biển Đông khuấy động trở lại, ê kíp của tổng thống Trump lại không biết làm gì khác ngoài việc sử dụng lại phương thức cố hữu của chính quyền Obama: cho chiến hạm Mỹ xâm nhập vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc để biểu lộ thái độ phản đối. Theo ông Kazianis, các chiến dịch tuần tra vì tự do hàng hải đã hoàn toàn vô hiệu vào thời Obama và cũng sẽ vô hiệu ở thời Trump.

Trong tình hình đó, chuyên gia Mỹ cho rằng chính quyền Trump đang có cơ hội để xoay chuyển tình thế với chuyến thăm Mỹ của thủ tướng Việt Nam. Hà Nội luôn tìm kiếm hỗ trợ từ Washington để kháng lại Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Do đó, việc tổng thống Trump tuyên bố Biển Đông là một vấn đề quan trọng và yêu cầu Việt Nam cho phép tàu Hải Quân Mỹ ghé cảng một cách thường xuyên hơn sẽ chứng minh Mỹ không lùi bước trước áp lực của Trung Quốc.

Ngoài ra, còn rất nhiều điều mà chính quyền Mỹ có thể làm. Điều hiển nhiên nhất là chính quyền Trump cần phát triển một chiến lược toàn diện để đảm bảo sao cho Trung Quốc không thể biến Biển Đông thành ao nhà, điều mà chính quyền Obama đã thất bại.

Để làm thế, Washington có thể nói thẳng thắn với Bắc Kinh rằng Trung Quốc không thể chiếm Scarborough Shoal – một trong những vị trí chiến lược nhất trong khu vực. Thêm vào đó, nếu Bắc Kinh cứ tiếp tục thay đổi hiện trạng, Mỹ có thể nhắc nhở rằng Mỹ cũng có cách thay đổi hiện trạng, chẳng hạn cung cấp một lượng vũ khí quan trọng cho Đài Loan, điều mà Đài Bắc luôn yêu cầu, và quyết định của Mỹ chắc chắn sẽ làm Bắc Kinh chấn động.

Giáo sư Kazianis kết luận : Rõ ràng là Washington có nhiều cách để chống lại các tuyên bố chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh tại Biển Đông, nhưng đó không hề là việc đi thuyền vòng quanh một hòn đảo rồi quay về nhà.

Việt Nam thả quan chức Indonesia

0
VOA

Ngày 29/5, Việt Nam thả quan chức ngư nghiệp Indonesia, người đã bị cảnh sát biển Việt Nam bắt giữ trong vụ đụng độ trên Biển Đông hồi tuần trước.

Quan chức của Bộ Hàng hải và Ngư nghiệp Indonesia (KKP), Gunawan Wibisono, đã về tới thủ đô Jakarta hôm thứ Hai, sau khi có sự “phối hợp chặt chẽ qua các kênh ngoại giao” giữa chính phủ hai nước, Jakarta Post dẫn lời Tổng thư ký của Bộ này cho biết.

Ông Gunawan Wibisono bị lực lượng cảnh sát biển Việt Nam bắt giữ vào tuần trước sau khi phía Indonesia bắt 5 tàu cá của Việt Nam trong khu vực mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Tổng thư ký Rifky cho Jakarta Post biết: “Ông Gunawan là một thành viên trên tàu tuần tra Hiu Macan 01 và tham gia vào việc xử lý 5 tàu cá Việt Nam bị bắt ngày 21 tháng 5 tại đảo Natuna, thuộc quần đảo Riau”.

Phía Indonesia nói tàu chở quan chức nước này bị chìm vì bị tàu cảnh sát biển Việt Nam đâm vào, sau khi tàu kiểm ngư của Indonesia bắt 5 tàu cá của Việt Nam vì lý do đánh bắt trái phép và bắt đi 55 ngư dân của Việt Nam.

Ngày 25/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam công bố thông tin chính thức nói 5 tàu cá Việt Nam bị phía Indonesia bắt khi “đang hoạt động nghề cá bình thường” tại khu vực biển cách đường phân định thềm lục địa Việt Nam – Indonesia 18 hải lý về phía Bắc vào ngày 21/5.

Cơ quan chức năng của Việt Nam cho biết phía Indonesia đã thả phần lớn ngư dân Việt Nam, đồng thời nói thêm rằng “trong quá trình đó, một tàu cá của ngư dân Việt Nam bị chìm, lực lượng chức năng Việt Nam đã cứu hộ 1 nhân viên công vụ Indonesia”.

Sau khi tàu kiểm ngư Indonesia KH 97579 TS chìm, viên quan chức trên tàu đã được đưa lên tàu của cảnh sát biển Việt Nam. Ông này đã ở vài ngày trên tàu cảnh sát biển Việt Nam cho tới khi tàu cập cảng Sài Gòn, trước khi Việt Nam trao trả ông cho Tổng Lãnh sự quán Indonesia hôm thứ Bảy, Jakarta Post dẫn lời ông Rifky.

Trước đó trong cuộc họp báo hôm 23/5, ông Rifky Effendi Hardjianto cho biết quan chức của bộ này đã gặp Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Hoàng Anh Tuấn. Theo đó, hai bên cam kết sẽ giải quyết vụ việc này thông qua các kênh ngoại giao và “Cả hai bên đồng ý tránh lặp lại vụ việc tương tự trong tương lai”.

Tổng Giám đốc cơ quan Kiểm ngư Indonesia, Eko Djalmo, đã gửi lời cám ơn sự hợp tác của tất cả các bên liên quan trong việc trao trả ông Gunawan về nước.

Đưa đường sắt trên cao vào chi phí bảo vệ môi trường: “Vô lý đến mức buồn cười”

4

Bộ Tài chính vừa đưa ra lấy ý kiến rộng rãi về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường.

Điểm đáng chú ý trong dự thảo luật chính là những giải thích cặn kẽ về phần thu – chi ngân sách cho bảo vệ môi trường, trong đó Bộ Tài chính đưa cả chi phí xây dựng tuyến đường sắt trên cao vào danh sách chi cho bảo vệ môi trường.

Việc tăng thuế bảo vệ môi trường ở mức nào Bộ Tài chính cần có những đánh giá khách quan – ảnh minh họa/ nguồn H.Lực

Vô lý hết mức

Thông tin về thu – chi ngân sách cho bảo vệ môi trường trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường của Bộ Tài chính được Báo Tiền Phong đăng tải mới đây cho thấy, giai đoạn 2012 – 2016, tổng thu thuế bảo vệ môi trường là 105.985 tỷ đồng.

Trong đó con số chi cho bảo vệ môi trường trong giai đoạn 2012-2016 đã tăng lên 131.857 tỷ đồng (cao hơn số thu), bình quân mỗi năm chi 26.371 tỷ đồng/năm.

Bộ Tài chính viện dẫn hàng loạt khoản ngân sách chi được cho là để bảo vệ môi trường, như: Chi thường xuyên cho bảo vệ môi trường khoảng 89.131 tỷ đồng (chi ứng phó biến đổi khí hậu, chi dự toán hàng năm cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, chi chương trình tiết kiệm năng lượng, phát triển rừng…).

Chi 24.246 tỷ đồng cho ngành tài nguyên và môi trường; ngành cấp nước và xử lý rác thải, nước thải.

Chi 18.480 tỷ đồng từ dự phòng ngân sách trung ương để phòng chống, khắc phục thiên tai.

Ngoài ra trong khoản chi cho môi trường Bộ Tài chính liệt kê khoản chi góp phần bảo vệ môi trường như: Dự án Xây dựng tuyến đường sắt trên cao; các dự án, chương trình khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ xanh, bền vững…

Bất ngờ khi Bộ Tài chính liệt kê chi phí xây dựng tuyến đường sắt trên cao vào các khoản chi phí cho bảo vệ môi trường – ảnh nguồn Lao Động.

Trước việc Bộ Tài chính viện dẫn khoản chi cho bảo vệ môi trường trong đó có cả dự án đường sắt trên cao, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Bùi Trinh – Chuyên gia kinh tế cho rằng: “Việc đưa phần chi cho dự án xây dựng tuyến đường sắt trên cao vào khoản chi bảo vệ môi trường là hết sức vô lý đến mức buồn cười, dù Bộ Tài chính có giải thích như thế nào cũng không thỏa đáng”.

Tiến sĩ Bùi Trinh phân tích, có thể tạm hiểu Bộ Tài chính khi đưa khoản chi phí xây dựng tuyến đường sắt trên cao vào như danh sách các khoản chi cho bảo vệ môi trường và lý giải: Đầu tư đường sắt trên cao sẽ giúp giảm phương tiện cá nhân di chuyển, qua đó giảm tác động từ khí thải phương tiện cá nhân gây ra.

Tuy nhiên cho dù đưa ra lý giải đó cũng chỉ là trên góc độ lý thuyết bởi dự án chậm tiến độ nhiều năm đến nay vẫn chưa đi vào hoạt động. Kể cả đi vào hoạt động rồi liệu sẽ thu hút lượng khách là bao nhiêu hay cũng giống như xe buýt nhanh?

“Rõ ràng chi cho dự án xây dựng tuyến đường sắt trên cao và chi cho bảo vệ môi trường không liên quan đến nhau.

Hầu như hoạt động nào cũng gây tác động đến môi trường, nếu lý giải như Bộ Tài chính thì có thể kê tất cả khoản chi đều là chi cho bảo vệ môi trường.

Lý luận xây đường sắt trên cao là chi cho bảo vệ môi trường là không chấp nhận được”, ông Trinh nhận định.

Theo Tiến sĩ Bùi Trinh lượng khí thải CO2 và hiệu ứng nhà kính (GHG) cho một đơn vị giá trị gia tăng của Việt Nam đang ở nhóm nước hàng đầu trên thế giới và có xu hướng tăng lên.

Tuy nhiên, khí thải này chỉ một phần do xe máy, ô tô, còn một phần lớn là do nhóm ngành chế biến chế tạo đặc biệt là sản xuất thép, nhiệt điện thép.

Đánh giá của Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) cho thấy, nhiệt điện than là một trong các nguồn thải CO2 chính và lớn ở Việt Nam.

Năm 2010, hơn 1/2 công suất đặt trong hệ thống điện Việt Nam thuộc về nhiệt điện. Trong đó, nhiệt điện than chiếm 18,5 %, nhiệt điện khí và dầu chiếm 36,6% ngoài ra còn có xi măng, thép, khai thác đá vôi.

“Như vậy rất nhiều ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường tại sao chỉ đánh vào xăng, tại sao lại đánh vào một mặt hàng thiết yếu, được sử dụng hàng ngày phải chăng mục tiêu cuối cùng nhằm nhanh thu được nhiều thuế để bù vào ngân sách thiếu hụt?”, Tiến sĩ Bùi Trinh đặt câu hỏi.

So sánh vô lý – khập khiễng

Khi tăng thuế bảo vệ môi trường xăng dầu chuyên gia và người dân lo ngại sẽ đẩy giá xăng tăng lên.

Tuy nhiên trước lo ngại này tại phiên họp báo thường kỳ quý I/2017 của Bộ Tài chính, ông Phạm Đình Thi – Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho rằng, giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam cơ bản đang thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới nói riêng và nhiều nước khác trong khu vực ASEAN.

Viện dẫn cụ thể, đại diện Bộ Tài chính cho biết, theo bảng xếp hạng của trang web Global Petrol Prices vào ngày 8/5/2017 thì giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam đang ở mức thấp (trong 170 nước thì Việt Nam đứng thứ 44 từ thấp đến cao, nghĩa là có 126 nước có giá bán lẻ xăng dầu cao hơn Việt Nam, trong đó Philippines đứng thứ 60, Campuchia đứng thứ 61, Thái Lan đứng thứ 82, Lào đứng thứ 93).

Với mức giá bán lẻ xăng Ron92 của Việt Nam (giá bán lẻ xăng Ron92 vùng 1 của Petrolimex) cập nhật đến ngày 8/5/2017 là 17.580 đồng/lít; thấp hơn Lào là 4.456 đồng/lít, Campuchia là 3.768 đồng/lít, Philippines là 3.613 đồng/lít.

Phản biện lý giải giá xăng Việt Nam thấp hơn các nước, Tiến sĩ Bùi Trinh cho rằng, đây là so sánh lung tung, khập khiễng thiếu cơ sở.

“Chúng ta khác Lào, Campuchia. Nước bạn không có mỏ dầu, còn chúng ta có. Mỏ dầu là tài nguyên thiên nhiên của quốc gia, của nhân dân vì vậy việc người dân chúng ta được hưởng lợi về giá là điều dễ hiểu.

Tiến sĩ Bùi Trinh cho rằng những so sánh về giá xăng dầu Việt Nam với các nước là khập khiễng – ảnh Hoàng Lực.

Còn nếu lo sợ giá xăng Việt nam thấp sẽ dẫn đến buôn lậu xăng dầu từ nước ta qua các nước láng giềng là không hợp lý, bởi điều đó cho thấy năng lực quản lý của cơ quan chức năng phòng chống buôn lậu kém. Và, như vậy không thể vì năng lực quản lý kém của nhà nước mà bắt người dân và xã hội phải chịu.

Mặt khác khi so sánh giá xăng chúng ta phải xem cơ cấu hình thành giá xăng của các nước xem 1 lít xăng họ phải gánh bao nhiêu thuế bảo vệ môi trường.

Đó là chưa kể đến thu nhập đầu người của chúng ta so với nước bạn”, Tiến sĩ Bùi Trinh phân tích.

Đồng thời Tiến sĩ Bùi Trinh nhấn mạnh: “Chúng ta cần bỏ tư duy khi tăng thuế, phí hoặc những thứ khác như lấy tiền ngân sách xử lý nợ xấu… đều mang ra  so sánh với các nước khác, chúng ta chỉ nên tham chiếu không nên so sánh cứng nhắc”.

Đi ngược tinh thần Chính phủ kiến tạo?

Ông Bùi Trinh cho biết, tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2017 với chủ đề “Đồng hành cùng doanh nghiệp” diễn ra giữa tháng 5 vừa qua Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thể hiện sự trăn trở với vấn đề thuế, phí của doanh nghiệp.

Thủ tướng khẳng định chi phí thủ tục hành chính về thuế, hải quan, giấy phép, phí BOT, chi phí sử dụng các công trình dịch vụ công, nhất là chi phí kiểm định, thẩm định, giám định, các chi phí kiểm tra khác của Nhà nước đang đè nặng lên doanh nghiệp.

Giảm phí, tạo điều kiện doanh nghiệp phát triển chính là mục tiêu của Chính phủ kiến tạo mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang hướng đến.

Chẳng hạn nhiều kiến nghị sử dụng tiền ngân sách xử lý nợ xấu kỳ vọng kéo giảm lãi suất cho vay xuống 1%, nhằm giảm chi phí trung gian trong quá trình sản xuất, việc này sẽ không có ý nghĩa gì khi giá xăng, dầu điện lại tiếp tục tăng?

“Rất nhiều chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp được đưa ra. Tuy nhiên chính sách sẽ không phát huy hiệu quả nếu doanh nghiệp phải gánh nặng thuế, phí như hiện nay.

Trong đó thuế bảo vệ môi trường xăng dầu theo điều chỉnh tăng như dự thảo của Bộ Tài chính sẽ đẩy giá xăng tăng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ ở một chu kỳ sản xuất”, ông Trinh cho biết.

Chỉ rõ ảnh hưởng tiêu cực từ việc tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu ông Trinh phân tích, khi tăng thuế bảo vệ môi trường sẽ khiến giá xăng tăng qua đó sẽ làm cho chi phí đầu vào của tất cả các ngành và phí lưu thông sẽ tăng lên.

Điều này sẽ làm giá cả các mặt hàng tăng lên  tăng gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp .

“Như vậy có thể thấy Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường trong đó tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu của Bộ Tài chính dường như không đồng hành với Thủ tướng, không đồng hành với doanh nghiệp, không thực hiện đúng tinh thần giảm mức phí, mức thuế cho doanh nghiệp phát triển”, ông Trinh đặt vấn đề.

Theo ông Trinh cần có lộ trình tăng thuế xăng dầu sao cho hợp lý, nếu không sẽ tác động tới người tiêu dùng do giá tất cả các sản phẩm vật chất và dịch vụ tăng, thậm chí là làm ảnh hưởng tới cả nền kinh tế đang trong quá trình tái cấu trúc.

Theo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường thì khung thuế môi trường cho xăng sẽ điều chỉnh tăng từ 3.000 – 8.000 đồng/lít so với khung từ 1.000 – 4.000 đồng/lít hiện nay, nhiên liệu bay cũng bị áp khung mức thuế từ 3.000 – 6.000 đồng/lít so với hiện nay là 1.000 – 3.000 đồng/lít.

Tương tự dầu diezel từ mức hiện tại là 500 – 2.000 đồng/lít thì dự kiến bị đẩy lên 1.500 – 4.000 đồng/lít. Các loại dầu mazut, dầu nhờn và mỡ nhờn bị áp khung 900 – 4.000 đồng/lít,kg trong khi mức hiện nay chỉ là 300 – 2.000 đồng/lít,kg.

Các sản phẩm mới được đưa vào diện chịu thuế là xăng E5 và xăng E10 cũng bị đánh thuế bảo vệ môi trường với khung áp dụng 2.700-7.200 đồng/lít xăng E5 và 2.500 – 6.800 đồng/lít xăng E10.

Một loại sản phẩm khác là túi ni lông cũng bị đẩy mức thuế bảo vệ môi trường lên rất cao, từ 30.000 – 50.000 đồng/kg lên 40.000 đồng – 80.000 đồng/kg.

Mỹ áp đặt thêm chế tài lên Bắc Triều Tiên

VOA

Mỹ hôm thứ Năm áp đặt thêm các chế tài mới đối với chín công ty và ba cá nhân bị tình nghi có liên quan đến chương trình phi đạn của Bắc Triều Tiên, Bộ Tài chính Mỹ cho biết.

Các biện pháp ban hành hôm thứ Năm sẽ ngăn chặn các cá nhân và công ty, kể cả hai công ty của Nga, kinh doanh với công dân Mỹ và sẽ phong tỏa bất kỳ tài sản nào mà họ nắm giữ ở Mỹ.

Hành động này được thực hiện trong khi Mỹ đang chật vật kìm chế các chương trình hạt nhân và phi đạn của Bắc Triều Tiên và sau khi nước này phóng hai phi đạn đạn đạo vào tuần trước.

Các chế tài hôm thứ Năm bao gồm hai công ty Nga là Ardis-Bearings LLC và Independent Petroleum Co., bị đưa vào danh sách đen vì cung cấp dầu mỏ và nguồn cung ứng phi đạn cho Bắc Triều Tiên.

“Bộ Tài chính đang làm việc với các đồng minh của chúng tôi để chống lại các mạng lưới tiếp tay cho các hoạt động gây bất ổn của Bắc Triều Tiên và chúng tôi hối thúc các đối tác của chúng tôi thực hiện các bước song song để cắt đứt các nguồn tài trợ của họ,” John Smith, giám đốc Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Tài chính, cho biết.

Sau đó trong ngày thứ Năm, các nhà ngoại giao Mỹ và Trung Quốc dự kiến sẽ yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc áp đặt thêm chế tài đối với những người và công ty dính líu tới chương trình phi đạn của nước này.

Cùng với các chế tài này, Tổng thống Donald Trump đã điều một lực lượng tấn công hải quân đến vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên và tổ chức các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc để cảnh cáo.

Ngồi bên cạnh Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, ông Trump thứ Sáu tuần trước phát biểu ngay trước các cuộc họp của Nhóm Bảy cường quốc (G-7) ở Sicily rằng, các nhà lãnh đạo G-7 sẽ “chú trọng đặc biệt vào vấn đề Triều Tiên.”

Một tuyên bố của Nhà Trắng thứ Sáu tuần trước cho biết hai nhà lãnh đạo đã đồng ý “tăng cường các chế tài lên Bắc Triều Tiên” nhằm ngăn chặn nước này phát triển hơn nữa các chương trình phi đạn đạn đạo và hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Mới đây Mỹ đã thử nghiệm thành công một hệ thống bắn hạ phi đạn đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) đến từ Bắc Triều Tiên.

Hội đồng Bảo an LHQ áp đặt thêm chế tài lên Bắc Triều Tiên

0
VOA

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm thứ Sáu gia tăng áp lực quốc tế lên Bắc Triều Tiên hôm thứ Sáu để buộc nước này từ bỏ nỗ lự chế tạo bom hạt nhân bằng việc bổ sung 14 cá nhân và bốn công ty vào danh sách chế tài của mình.

Hội đồng nhất trí biểu quyết áp đặt lệnh cấm du hành và phong tỏa tài sản sau khi Bắc Triều Tiên gia tăng những vụ phóng phi đạn đạn đạo trong năm nay. Những vụ thử nghiệm này, bao gồm ba vụ chỉ riêng trong tháng trước, vi phạm các nghị quyết hiện hành của hội đồng đòi Bình Nhưỡng chấm dứt những hoạt động đó.

Mỹ, nước soạn thảo nghị quyết này có sự tham vấn Trung Quốc, đã thể hiện lập trường cứng rắn. Đại sứ Mỹ Nikki Haley tuyên bố “tất cả các lựa chọn để đối phó với những khiêu khích trong tương lai vẫn phải để ngỏ.”

“Ngoài những hậu quả về ngoại giao và tài chính, Mỹ vẫn sẵn sàng đáp trả hành động gây hấn của Bắc Triều Tiên thông qua những phương tiện khác, nếu cần,” bà Haley nói.

Một số cá nhân được thêm vào danh sách chế tài là những người già, trong đó có một người đàn ông tên Ri Yong Mu, 92 tuổi. Ông này được xác định phó chủ tịch ủy ban nhà nước về sự vụ quân sự và an ninh, bao gồm mua sắm trang thiết bị. Ít nhất hai người bị định danh khác ở trong độ tuổi tuổi 80 và hai người 79 tuổi.

Cộng đồng quốc tế đang ngày càng bất mãn với hành vi liên tục thách thức của Bắc Triều Tiên. Kể từ tháng 1, Bình Nhưỡng đã thử nghiệm chín phi đạn đạn đạo, một số rơi xuống gần Hàn Quốc, Nhật Bản và thậm chí Nga.

Ngay cả Bắc Kinh, đồng minh thân cận nhất của Bắc Triều Tiên, cũng đang ngày càng trở nên bực bội với quốc gia cộng sản cô lập này.

Trung Quốc đã lên án những vụ phóng và liên tục kêu gọi giảm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên và trở lại đàm phán.

Hôm thứ Năm, Mỹ áp đặt những biện pháp trừng phạt đơn phương lên ba công ty Nga và một cá nhân vì sự hỗ trợ của họ đối với chương trình vũ khí của Bắc Triều Tiên.

Giáo dân Văn Thai bị côn đồ đập phá nhà cửa, tài sản

VOA

Nhiều ngôi nhà, tài sản của giáo dân Giáo họ Văn Thai, thuộc Giáo xứ Song Ngọc, ở Nghệ An, đã bị côn đồ đập phá vào đêm 31/5.

Nhiều ngôi nhà, tài sản của giáo dân Giáo họ Văn Thai, thuộc Giáo xứ Song Ngọc, ở Nghệ An, đã bị côn đồ đập phá vào đêm 31/5.

Nhiều ngôi nhà, tài sản của giáo dân Giáo họ Văn Thai, thuộc Giáo xứ Song Ngọc, ở Nghệ An, đã bị côn đồ đập phá vào đêm 31/5.

Đây là sự kiện mới nhất tiếp theo hàng loạt những vụ tấn công nhắm vào những người dân đi kiện Công ty Formosa, thủ phạm gây ra thảm họa môi trường lớn nhất ở Việt Nam hồi năm ngoái.

Đây là sự kiện mới nhất tiếp theo hàng loạt những vụ tấn công nhắm vào những người dân đi kiện Công ty Formosa, thủ phạm gây ra thảm họa môi trường lớn nhất ở Việt Nam hồi năm ngoái.

Theo lời kể của Linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, suốt mấy ngày qua, giáo dân của Giáo họ Văn Thai liên tục bị các nhóm côn đồ kéo tới đe dọa, chặn đường, ném đá, khiến người dân rất hoang mang, lo sợ.

Đêm 31/5, nhiều nhà dân trong giáo họ đã bị côn đồ đột nhập, đập phá, gây hư hỏng tài sản.

Đêm 31/5, nhiều nhà dân trong giáo họ đã bị côn đồ đột nhập, đập phá, gây hư hỏng tài sản.

Linh mục Nguyễn Đình Thục kể với VOA:

nhà của anh Hải Tâm. Buổi tối hôm trước, nó ném từ bên ngoài vào làm cái cửa bị hư hỏng, xe ô tô bên trong bị móp méo hết. Rồi nó ném lên tấm kính ở trên cái lộng, làm tấm kính rơi xuống, gây thương tích cho chị

“Nó phá hoại hết nhà này sang nhà khác. Ví dụ như nhà của anh Hải Tâm. Buổi tối hôm trước, nó ném từ bên ngoài vào làm cái cửa bị hư hỏng, xe ô tô bên trong bị móp méo hết. Rồi nó ném lên tấm kính ở trên cái lộng, làm tấm kính rơi xuống, gây thương tích cho chị”.

“Tối hôm qua, gia đình quá lo lắng nên di tản đi nơi khác. Và hắn đến hắn phá cổng để vào, phá luôn cửa nhà. Rồi hắn đập bàn, ghế, loa, đài, quạt, đồng hồ, máy giặt… hầu như tất cả đồ dùng trong nhà nó đều đập tan. 3 cái xe máy nó đập hết. Rồi nó đi sang nhà khác như nhà anh Tư, nhà anh Anh, anh Phong và một số nhà nữa”.

Xe cộ, tài sản của người dân ở Văn Thai bị côn đồ phá hỏng.
Tối hôm qua, gia đình quá lo lắng nên di tản đi nơi khác. Và hắn đến hắn phá cổng để vào, phá luôn cửa nhà. Rồi hắn đập bàn, ghế, loa, đài, quạt, đồng hồ, máy giặt… hầu như tất cả đồ dùng trong nhà nó đều đập tan. 3 cái xe máy nó đập hết

Xe cộ, tài sản của người dân ở Văn Thai bị côn đồ phá hỏng.

Trước đó một ngày, đêm 30/5, nhiều nhóm người đã đánh kẻng, kéo ra đe dọa tấn công và chặn đường Linh mục Thục, không cho ông trở về Giáo xứ Song Ngọc sau khi dâng lễ ở Văn Thai.

Cả hai vụ việc trên đều xảy ra trước sự chứng kiến của lực lượng công an địa phương, theo lời kể của Linh mục Nguyễn Đình Thục.

“Khi côn đồ tàn phá nhà cửa như vậy thì công an chẳng mạnh mẽ gì cả. Họ cứ đứng đằng sau như kiểu đứng để bảo kê vậy. Đó mới là điều khó hiểu”.

Một số người dân ở Giáo họ Văn Thai đã phải di tản khỏi nhà trước những đe dọa tấn công vẫn đang tiếp diễn.

Giáo dân Giáo xứ Song Ngọc nằm trong số những người đi khởi kiện Công ty Formosa để đòi quyền lợi sau vụ ô nhiễm môi trường biển hồi năm ngoái. Nhiều người trong số họ bị mất nguồn sinh kế kể từ sau thảm họa trên, nhưng chính quyền không đưa tỉnh Nghệ An vào danh sách những nạn nhân được bồi thường của Formosa.