Thư gửi Đại tá Phạm Huyền Ngọc.
Thưa đại tá!
Tôi là một Công Dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng như gần trăm triệu Công Dân khác. Chúng tôi, dù không muốn, thì cũng đã phải hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế cho ngân sách Nhà nước với 432 loại thuế, phí khác nhau. Chúng tôi đã hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế của mình. Ngày 31/05/2017, tôi có đọc được bài báo với tiêu đề: Đại tá công an: “Thế lực phản động sử dụng triệt để không gian mạng chống Đảng, Nhà nước” trong đó, có đoạn viết: Thống kê của các cơ quan chức năng, hàng năm, nước ta phải chịu hàng nghìn cuộc tấn công mạng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, làm thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng. Tôi thật sự xót xa và nổi giận vì trong số hàng ngàn tỷ đồng bị thiệt hại đó, có phần tiền thuế từ mồ hôi, nước mắt của tôi, gia đình tôi, bạn bè và thân bằng quyến thuộc của tôi. Tôi rất mong cơ quan công an điều tra, tóm cổ từng nghi phạm thế lực phản động ra xét xử công khai, chứng minh tội trạng, buộc chúng bồi thường thiệt hại đã gây ra để thu hồi hàng ngàn tỷ tiền thuế của chúng tôi về ngân sách nhà nước. Mong thì mong như vậy, nhưng tôi biết rằng vì Việt Nam chưa có hiệp ước dẫn độ tội phạm liên quốc gia, nên ông sẽ không thể nào phá vụ án này. Bởi vì theo tôi biết, thì loại tội phạm tấn công mạng này thường ở nước khác.
Tôi cung cấp thêm cho ông về con số tiền thuế đã bị mất đi bởi một loại tội phạm khác, số tiền gấp hàng ngàn lần số tiền trên. Con số: 816,800,000,000,000 (tám trăm mười sáu ngàn tám trăm tỷ). Đó là con số thâm thủng ngân sách từ tiền thuế của dân do các tổng cty, tập đoàn kinh tế nhà nước gây ra trong vài năm qua. Đây là các con số phần nổi của tảng băng chìm mà mọi người được biết qua chính các nguồn báo chí chính thống.
Tôi không hình dung nổi thế lực phản động là thế lực nào. Nhưng tôi nhận thấy có nhiều sự vụ gây ra thiệt hại cụ thể. Căn cứ trên những sự vụ gây ra thiệt hại cụ thể đó, tôi tự đặt ra các câu hỏi sau, và trân trọng gửi đến ông, mong nhận được lời giải đáp thỏa đáng.
1. Thế lực phản động có lập 40 nghĩa địa trên 12 tỉnh phía bắc để chôn cất xác lính China trên lãnh thổ Việt Nam không và dựng tượng đài ghi công nó không?
2. Thế lực phản động có cắt đất nhượng biển cho China không?
3. Thế lực phản động có phá nát, nhà máy mía đường, Vinashine, Vinaline…etc, Thế lực phản động có đốt hàng trăm ngàn tỷ tiền thuế của dân vào các dự án ngàn tỷ rồi bỏ hoang không?
4. Thế lực phản động có bức cung, nhục hình, tra tấn đến chết hơn 260 người vô tội trong nơi tạm giữ, tạm giam, trong đồn công an không?
5. Thế lực phản động có làm ngơ, tiếp tay với “tàu lạ” đâm chìm ghe và giết chết hàng ngàn ngư dân trên vùng biển Việt Nam không?
6. Thế lực phản động có cho Formosa thuê đất, thuê biển với giá rẻ mạt để đầu độc môi trường sinh thái biển, gây ra thảm họa làm tê liệt ngành kinh tế biển không?
7. Thế lực phản động có nhập vắc xin dỏm về giết chết trẻ em bằng mũi thuốc tiêm chủng không?
8. Thế lực phản động có bắt nhà thơ làm kinh tế, thống chế khám phụ khoa không?
9. Thế lực phản động có nổ 8 phát súng ở Yên Bái, giết chết 3 ông quan đầu tỉnh không?
10. Thế lực phản động có lùa 13 người, trong đó có 12 cán bộ nguồn, con cháu quan chức vào tại quán karaoke 68 Trần Thái Tông, Hà Nội rồi bật lửa thui làm 13 người chết cháy không?
11. Thế lực phản động có đâm thủng hết các ống bơm nước chữa cháy trong vụ cứu hỏa tại quán karaoke 68 Trần Thái Tông, Hà Nội không?
12. Thế lực phản động có đánh thuốc nổ trong trụ sở công an tỉnh Dak lak giết chết 6 chiến sỹ công an không?
13. Thế lực phản động có viết ra luật đất đai quái gở để tước mất quyền sở hữu đất đai, tư liệu sản xuất của dân không?
14. Thế lực phản động có vẽ ra và thu trên 432 loại thuế, phí làm cạn kiệt sức dân không?
15. Thế lực phản động có bán rẻ tài nguyên quốc gia như bauxit tây nguyên, than Quảng Ninh, cát quặng titan và dầu thô cho nước ngoài không?
16) Thế lực phản động có bắt cóc, buôn bán người lấy nội tạng không?
17) Thế lực phản động có bắt dân đi xuất khẩu lao động, làm đĩ khắp nơi không?
18) Thế lực phản động có đánh đập bắt bớ người yêu nước chống giặc không?
19) Thế lực phản động có cắt Cab internet rồi đổ thừa cho cá mập cắn không?
20) Thế lực phản động có xả lũ làm chết dân, tan hoang miền trung không?
21/ Thế lực phản động có đào tạo ra các sản phẩm giáo dục tồi tệ rồi lập đề án xuất khẩu 200 ngàn thạc sỹ đi lao động nước ngoài để xỉ nhục cho nền giáo dục Việt Nam không?
22/ Thế lực phản động có chà đạp lên Hiến Pháp và Pháp luật đàn áp, bắt bớ người biểu tình không?
23. Thế lực phản động có ăn của dân không từ một thứ gì như lời bà phó chủ tịch nước, GS TS Nguyễn Thị Doan đã khẳng định không?
Rất mong nhận được hồi đáp của ông.
Nguồn Đinh Văn Hải
Thư gửi Đại tá Phạm Huyền Ngọc.
Vỉa hè trung tâm Sài Gòn có giá thuê 100.000 đồng mỗi m2
VnExpress
Sở Giao thông đề xuất giá thuê vỉa hè quận 1 để kinh doanh là 100 nghìn đồng mỗi m2 trong một tháng, mức phí đỗ ôtô cũng tăng lên 20.000 đồng.

Trong đề án vừa được xây dựng, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM đề xuất mức phí mới trong việc sử dụng tạm thời vỉa hè để làm bãi giữ xe, kinh doanh, chợ đêm… đối với từng địa bàn. Mức phí dựa trên giá đất của từng khu vực.
Trong đó, giá cao nhất thuộc quận 1 – 100.000 đồng cho một m2, mỗi tháng. Tiếp đến là quận 3; 5; 10; Phú Nhuận; 11, Bình Thạnh; 6 – với mức giá lần lượt là 80.000 đồng; 50.000; 45.000; 40.000; 35.000; 30.000; 25.000.
Giá thuê thấp nhất (20.000 đồng/m2) được áp dụng tại các quận 7, 8, 9, 12, Gò Vấp, Bình Tân và các quận huyện vùng ven…
Động thái này được đưa ra do Sở Giao thông cho rằng, phí sử dụng hè phố theo quyết định trước đây (12.000 đồng/m2 mỗi tháng) là quá thấp, không còn phù hợp.
![]() |
Nếu được HĐND TP HCM thông qua, mức thu phí ôtô ở các tuyến đường cho phép đậu xe sẽ cao gấp 4 lần hiện nay. Ảnh: T.L. |
Tương tự, phí sử dụng lòng đường tại quận 1, 3, 5 (mỗi lượt 5.000 đồng) để giữ ôtô cũng quá thấp, dẫn đến nhiều trường hợp lợi dụng biến lòng lề đường thành bãi đỗ xe suốt thời gian dài.
Sở đề xuất áp dụng mức phí giữ xe mới, tại khu vực 1 (quận 1, 3, 4, 5, 10, 11, Tân Bình, Phú Nhuận) với ôtô dưới 10 chỗ: 20.000 đồng mỗi lượt xe vào ban ngày; 40.000 đồng vào ban đêm.
Xe trên 10 chỗ: 25.000 đồng vào ban ngày, 50.000 đồng ban đêm.
Tại các quận, huyện còn lại, mức thu là 15.000 đồng mỗi lượt xe vào ban ngày và 30.000 đồng ban đêm.
Đề án của Sở GTVT TP HCM đang được lấy ý kiến các sở ngành. Đơn vị này đánh giá việc thu phí sử dụng lòng đường, hè phố nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, đồng thời tăng cường quản lý trật tự đô thị, tạo bộ mặt đường phố ngăn nắp hơn và đem lại nguồn thu cho ngân sách thành phố.
Để sớm thực hiện, Sở kiến nghị chính quyền thành phố xem xét trình HĐND thông qua để sớm ban hành thực hiện ngay trong năm nay.
TP HCM hiện có có 345 tuyến đường cho phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè làm bãi giữ xe công cộng có thu phí, phục vụ kinh doanh và cho phép đỗ xe dưới lòng đường có thu phí.
Trong đó, 160 tuyến đường được phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè làm bãi giữ xe công cộng, 112 tuyến cho kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa và 73 tuyến cho phép đỗ xe dưới lòng đường có thu phí. |
Hữu Nguyên
Mẹ Nấm gởi đơn yêu cầu luật sư
Dương Đại Triều Lâm

Sáng ngày 7/6/2017, văn phòng luật sư Nguyễn Khả Thành (thuộc đoàn luật sư Phú Yên) đã nhận được đơn yêu cầu luật sư từ blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Đơn được viết ngày 2/6.
Theo trong đơn gởi, Mẹ Nấm cho biết vụ án của bà đã xong giai đoạn điều tra và Viện kiểm sát đã tống đạt cáo trạng.
Mẹ Nấm mong được luật sư Nguyễn Khả Thành bào chữa cho mình.
Trên trang facebook cá nhân của mình, luật sư Thành cho biết:
“Ngày 02/6/2017 từ trại tạm giam tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) đã gửi đơn nhờ bào chữa. Văn phòng chúng tôi vừa nhận sáng nay. Vụ án đã có cáo trạng. Hồ sơ được chuyển sang Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa để chờ xét xử sơ thẩm
Theo qui định, sau ba ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa… Tòa sẽ cấp giấy chứng nhận và luật sư sẽ được gặp bị can tại trại tạm giam, được tiếp cận hồ sơ vụ án để chuẩn bị bào chữa tại tòa.
“Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (Điều 31, Hiến Pháp 2013)
Không biết thời gian sắp đến các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Khánh Hòa có tạo điều kiện để phía Ls thực hiện việc bào chữa theo các qui định pháp luật hay không?”
Hình: Ls Ls Nguyễn Khả Thành
TỪ FACEBOOK XUỐNG ĐƯỜNG


Cách đây đúng một năm, vào ngày chủ nhật 5/6, khoảng 50 người, chủ yếu là thành viên nhóm Green Trees (Cây Xanh) ở Hà Nội đã xuống đường tuần hành đòi chính quyền điều tra và minh bạch nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt ở biển miền Trung.
Và cách đây 6 năm, vào ngày chủ nhật 5/6, khoảng 500-1000 người ở Hà Nội và có lẽ phải tới 2000 người ở Sài Gòn đã xuống đường, giương cao biểu ngữ, thét vang những khẩu hiệu phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam (cắt cáp tàu Bình Minh 2 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam).
Đó không phải là những cuộc biểu tình chống Trung Quốc đầu tiên, vì bốn năm trước đó, tháng 12/2007, blogger Việt Nam cũng đã xuống đường theo những lời kêu gọi trên Yahoo!360 blog và qua phần mềm chat Yahoo! Messenger.
Nhưng đó chắc chắn là những cuộc biểu tình đầu tiên xuất phát trên nền tảng mạng xã hội Facebook, và có một điều đặc biệt hơn nữa: Kể từ cái mốc mùa hè 2011, những nhóm hội, những tổ chức xã hội dân sự độc lập đầu tiên đã hình thành để bước vào cuộc đấu tranh đòi dân chủ-nhân quyền cho Việt Nam.
There has been a campaign of public criticism in Quỳnh Lưu against the Catholic community led by father Thục and father Nam in the recent weeks.
Pham Doan Trang
A banner strung across the road read, “Expel P. Thục, P. Nam from the land of Quỳnh Lưu so that we the people can earn our living in peace.”
P. Thục, P. Nam stand for “priest Thục, priest Nam”.
There has been a campaign of public criticism in Quỳnh Lưu against the Catholic community led by father Thục and father Nam in the recent weeks. Local authorities, including police forces and the local government-organized women association, are reportedly standing behind to sponsorand intensify the campaign.
The campaign and its propaganda bring back bitter memories of the deadly land reform in northern Vietnam in the mid-20th century held by the communists, where thousands of people were subjected to public criticism and executed thereafter.
Photo courtesy of RFA.
KHÔNG ĐƯỢC CHẶT CÂY!
Pham Doan Trang
GREEN TREES ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ KHÔNG PHẢI CHẶT CÂY
Hà Nội những ngày nắng kỷ lục trong gần nửa thế kỷ qua này lại càng nóng thêm khi báo chí đưa tin: Hơn 1.300 cây xanh nằm hai ven đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội sẽ phải di dời, chặt hạ, mà chủ yếu là chặt, trước ngày 30/9 để thi công dự án đầu tư mở rộng đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch – cầu Thăng Long.
Đây là công trình do Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội (Sở Giao thông – Vận tải TP. Hà Nội) – sau đây gọi tắt là Ban quản lý dự án – làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch, đơn vị thi công sẽ chặt hạ hơn 1.000 cây, di chuyển 158 cây, cắt tỉa 142 cây.
Với tư cách là một tổ chức dân sự hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thúc đẩy trách nhiệm giải trình cũng như tính minh bạch của chính quyền, Green Trees có ghi nhận như sau:
1. Chưa hề thấy Ban quản lý dự án công bố Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường.
2. Chưa hề có khảo sát, tham vấn, thăm dò ý kiến người dân trong khu vực chịu ảnh hưởng của dự án (đặc biệt là ở những nơi sẽ bị chặt cây, nhưng không chỉ ở những nơi đó). Cũng may, và chúng tôi cũng ghi nhận, là báo chí đã được biết đến và đưa tin tương đối kịp thời về dự định chặt hạ hơn 1000 cây này.
3. Không một tổ chức xã hội dân sự nào được tham vấn, hỏi ý kiến trong quá trình triển khai dự án, chứ chưa nói tới việc được tham gia phản biện, giám sát độc lập.
4. Ban quản lý dự án khẳng định việc di dời, chặt hạ cây xanh là bắt buộc.
Green Trees nhận định rằng:
1. KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN VIỆC KHÔNG CÓ, HOẶC KHÔNG CÔNG KHAI BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Việc xây dựng, mở rộng đường Vành đai 3 thuộc diện buộc phải lập Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường, trong đó, phải nêu chi tiết cả kế hoạch chặt hạ, di dời cây.
Ngoài ra, số cây mà Ban quản lý dự án muốn chặt hạ, di dời (hơn 1.300, trong đó, chặt hơn 1.000 cây) là một con số rất lớn.
Điều này càng khiến cho việc lập, công bố và thẩm định công khai Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường là việc bắt buộc.
2. CHẶT HẠ CÂY KHÔNG PHẢI LÀ BẮT BUỘC, BẢO VỆ CÂY MỚI LÀ BẮT BUỘC
Chặt hơn 1.000 cây chính là hành vi chặt hạ hàng loạt cây xanh. Đây là điều không thể được chấp nhận trong mọi dự án xây dựng và phát triển đô thị trên thế giới. Xin nhấn mạnh: Phát triển bền vững là sự phát triển để đáp ứng những nhu cầu của các thế hệ hiện tại MÀ KHÔNG HY SINH các thế hệ tương lai.
Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế – xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội… phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa ba lĩnh vực chính: kinh tế – xã hội – môi trường.
Để phát triển bền vững, phải bảo đảm môi trường không bị tổn hại. Không thể có bất kỳ lý do gì để biện minh cho việc chặt hạ hàng trăm, hàng nghìn cây xanh.
Trong hoàn cảnh Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng: Người dân Việt Nam và Hà Nội đều đang phải chịu tác động của biến đổi khí hậu. Thêm vào đó, nhân dân thủ đô đang rất khổ sở trước nạn bê-tông hóa thành phố, ô nhiễm không khí do khói bụi xe, do nông thôn… đốt rạ, do đất cát từ các công trường xây dựng… Trong khi ấy thì các đô thị đều thiếu cây trầm trọng.
Nghĩa là, không chỉ thế hệ tương lai mà thế hệ hiện tại cũng đang điêu đứng vì ô nhiễm môi trường và sự tàn phá môi trường nhân danh “phát triển”.
Điều này thực sự là không thể chấp nhận được.
3. LUÔN CÓ GIẢI PHÁP ĐỂ KHÔNG PHẢI CHẶT CÂY
Green Trees tin chắc rằng nếu mọi dự án quy hoạch và phát triển đô thị đều có sự tham vấn đông đảo người dân và xã hội dân sự, bảo đảm minh bạch và dân chủ, thì mọi vấn đề đều có giải pháp.
Chúng tôi cũng xin đề xuất giải pháp sau đây để bảo vệ hơn 1.300 cây xanh đường Phạm Văn Đồng:
– Hiện trạng lúc này: Đường Phạm Văn Đồng dành cho các loại phương tiện giao thông cùng di chuyển. Hai bên đường là hàng cây xanh mà Ban quản lý dự án đang đòi chặt hạ.
– Đường mở rộng gồm đường hiện nay mở rộng sang hai bên, và hai hàng cây xanh khi đó sẽ trở thành đứng giữa đường mở rộng. (Vì thế, Ban quản lý dự án muốn chặt).
– Đề xuất: Giữ nguyên đường hiện nay và chỉ dành cho các loại xe cơ giới lưu thông. Phần đường mở rộng sang hai bên dành cho xe thô sơ di chuyển. (Xin xem hình vẽ).
Phương án này có các ưu điểm: Phân làn đường, bảo đảm sự an toàn cho các phương tiện giao thông vận tải; giữ lại được cả hai hàng cây.
Đây chỉ là một đề xuất của Green Trees, và một lần nữa xin nhắc lại: Chúng tôi tin chắc rằng nếu mọi dự án quy hoạch và phát triển đô thị đều có sự tham vấn đông đảo người dân và xã hội dân sự, bảo đảm minh bạch và dân chủ, thì luôn có giải pháp cho mọi vấn đề. Sẽ có rất nhiều đề xuất khác hợp lý hơn và tốt hơn để vừa phát triển vừa bảo vệ môi trường cho tất cả chúng ta.
YÊU CẦU
Chúng tôi đề nghị Ban quản lý dự án và các bên liên quan:
– Đưa ra bản vẽ quy hoạch chi tiết. Nếu nói bắt buộc phải chặt thì dựa vào tính toán nào mà lại nói như vậy?
– Cân nhắc đề xuất của Green Trees;
– Lưu ý đến việc lập, công bố Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường;
– Lưu ý đến việc tham vấn người dân và các tổ chức xã hội dân sự trong quá trình triển khai dự án;
– Hủy bỏ ngay lập tức kế hoạch chặt hạ, di dời cây trên đường Phạm Văn Đồng và trong khu vực dự án.
– Green Trees –
Cấm nhãn hàng có nội dung, hình ảnh về tranh chấp chủ quyền
(TBKTSG Online) – Theo quy định mới nhất về ghi nhãn hàng hóa, doanh nghiệp “không được thể hiện những hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền”.
Bên cạnh đó là “các nội dung nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục của Việt Nam”.
Đây là điều cấm được quy định tại khoản 2, điều 18, Nghị định 43/2017/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ 1-6 tới.
Nghị định này nhằm thay thế cho Nghị định 89/2006/NĐ-CP. Và điều cấm kể trên là điểm mới hoàn toàn so với quy định hiện hành.
Tuy nhiên, như thế nào là “hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền và nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục của Việt Nam”, không được giải thích cụ thể trong Nghị định 43.
Việc hướng dẫn chi tiết nghị định này được giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện.
Cho đến thời điểm này, thông tư hướng dẫn chi tiết nghị định vẫn chưa được công bố.
NHỮNG SỰ CỐ KÉM VĂN HOÁ Ở BỘ VĂN HOÁ
Trương Duy Nhất
Một cuộc toạ đàm khoa học do Bộ Văn hoá – Thể Thao – Du lịch tổ chức. Khách mời, vì có tham luận ngược với quan điểm của Bộ, ngay sau đó bị “yêu cầu xử lý”.
Người chủ trì cuộc “toạ đàm”, đồng thời cũng là người ký văn bản “yêu cầu xử lý” cực kỳ kém văn hoá đó, chính là Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái.
Văn bản, cho dù sau đó đã bị thu hồi (do phản ứng dữ dội từ dư luận), nhưng nó cho thấy đã có những lối cư xử và tư duy rất… mất văn hoá, từ chính lãnh đạo Bộ Văn hoá.
Trước đó, Cục trưởng nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Đăng Chương với chuyện cấm cản một số ca khúc đang thịnh hành, tự cho mình quyền cấp phép phổ biến “Quốc ca”. Đến mức ông Phúc Thủ tướng cũng phải nổi giận điện thoại cho Bộ trưởng yêu cầu thay Cục trưởng.
Trước nữa, không lâu. Chắc nhiều người còn nhớ: Bộ Văn hoá đã ban hành một “công văn hoả tốc” thông báo tang lễ thân mẫu Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện.
Đành rằng nghĩa tử nghĩa tận. Nhưng tự bao giờ, gia sự quan chức lại thành việc quốc gia. Đến cha mẹ họ chết, cũng thành công sự hoả tốc đóng dấu quốc huy?
Từ Cục trưởng, Thứ trưởng đến Bộ trưởng.
Ấy là những hành xử mất văn hoá, cực kỳ mất văn hoá. Càng mất văn hoá hơn, khi nó lại xảy ra ở Bộ Văn hoá.
– https://truongduynhat.org/nhung-su-co-kem-van-hoa-o-bo-van-…/
TỘI CHỐNG TÀU XÂM LĂNG
FB Nguyen Tuan – Người đàn bà tuổi trung niên với mái tóc ngắn đã điểm sương nhìn thẳng vào phía toà bằng một ánh mắt sáng ngời và sắc sảo, thần sắc toả lên một thái độ cương nghị, không hề dao động. Bà là Bùi Thị Minh Hằng, người vừa mới bị toà án Đồng Tháp tuyên án 3 năm tù giam vì tội danh “gây cản trở giao thông”. Bà Minh Hằng lãnh mức án tối đa (vì theo luật người bị tội này có mức án từ 3 tháng đến 3 năm). Tôi không quen bà Minh Hằng và bất cứ ai trong nhóm bị án phạt, nhưng nhìn hình bà Minh Hằng trước toà làm tôi nhớ đến những ánh mắt cương trực của Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, Điếu Cày, v.v.
Tôi không biết có nơi nào trên thế giới có tội danh “gây cản trở giao thông” và có mức án phạt nặng nề như ở VN. Theo cáo trạng, bà Minh Hằng và Thuý Quỳnh “trực tiếp thực hiện hành vi gây rối bằng hình thức la hét lớn tiếng, làm nhiều người dân đến xem và các các phương tiện khác không lưu thông được, gây cản trở và ách tắc giao thông nghiêm trọng trên 2 giờ”. Theo suy nghĩ bình thường, nếu đúng thế thì phải phạt đám đông làm cản trở giao thông chứ. Chẳng lẽ nếu một tai nạn giao thông làm cản trở giao thông cả 2 giờ đồng hồ thì nạn nhân cũng bị phạt hay sao? Nếu tai nạn có người chết, chẳng lẽ phải phạt người quá cố? Nếu cản trở giao thông mà cảnh sát không giải quyết được thì điều đó phản ảnh nghiệp vụ của cảnh sát, chứ sao lại phạt người khác? Đúng là một tội danh lạ lùng!
Ở Úc này theo tôi biết nếu có ai cố tình gây cản trở giao thông thì chỉ bị cảnh sát phạt tiền, chứ không có chuyện bỏ tù người ta. Một đất nước văn minh phải đối xử văn minh với người dân, chứ đụng một chút là bỏ tù thì đó là hình thức đàn áp chứ không phải hành xử văn minh.
Trong thực tế, dù tội danh của bà Minh Hằng là “gây cản trở giao thông”, nhưng người dân quan tâm thì nghĩ bà phạm một tội khác không nằm trong bộ luật: tội chống Tàu. Bà Minh Hằng là một trong những người tích cực chống sự xâm lăng của Tàu ở Biển Đông. Thật ra, cả nước VN, nếu có một cuộc điều tra xã hội và hỏi “bạn có chống Tàu xâm lăng” thì tôi nghĩ kết quả chắc phải là 99.9% nói “có”. Kể cả quan chức, quân đội và cả công an VN cũng không ưa Tàu. Do đó, bà Minh Hằng chống Tàu xâm lăng có thể xem như… mặc định. Nhưng thay vì đa số chúng ta chống Tàu một cách thầm lặng, bà Minh Hằng chọn cách chống ra mặt, chống một cách tích cực. Bà xuống đường cùng bà con phản đối Tàu cộng xâm lấn Biển Đông và từng chấp nhận đi tù 3 ngày. Bà Minh Hằng hơn chúng ta là ở chỗ đó: dám dấn thân. Bà Minh Hằng không phải là người nghèo, vô công rỗi việc, mà có doanh nghiệp và thuộc vào thành phần khá giải. Do đó, tôi nghĩ tội danh “gây cản trở giao thông” phải được diễn dịch là tội danh chống Tàu xâm lăng.
Cái tội danh “chống Tàu xâm lăng” rất có lí. Còn nhớ Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, một người Việt Nam yêu nước và can trường khác, cũng bị kết tội “trốn thuế”. Nhưng thật ra, công chúng VN ai cũng nghĩ ông Điếu Cày đi tù vì tội chống Tàu xâm lược. Ông Điếu Cày cũng như bà Minh Hằng chọn cách thể hiện quan điểm của mình là xuống cường và đánh động lương tâm của người dân, và ông đã và đang trả giá cho hành động yêu nước đó. Lịch sử cho thấy những người đi tiên phong thường trả giá cho hành động tiền phong của họ. Do đó, khoan hãy kết tội người ta, lịch sử sẽ giải oan cho họ. Bài học Nelson Mandela vẫn còn đó.
Có toà án nào trên thế giới mà phạt tù những người yêu nước? Có thể những người trong chính quyền không xem hành động của bà Minh Hằng là yêu nước, nhưng nên nhớ rằng người ta có những cách yêu nước khác nhau. Nhớ ngày xưa khi được hỏi về ông Ngô Đình Diệm, cụ Hồ từng nói rằng “Ông ấy là một người yêu nước, nhưng theo cách riêng của ông ấy”. Ít ra phải có tấm lòng và cái nhìn rộng rãi như cụ Hồ chứ. Vậy mà ngày nay những người biểu lộ lòng yêu nước của họ phải đi tù! Thật là một tình trạng rất trớ trêu.
Mà, sự trớ trêu cũng có cái căn cơ của nó. Chúng ta còn nhớ ngày xưa bọn thực dân Pháp chỉ một người của chúng bị sát hại, chúng cho quân lính bố ráp cả làng. Chúng xem sinh mạng của quân lính chúng quan trọng hơn sinh mạng của người Việt. Cái quan điểm trịch thượng đó đang được lặp lại ở VN, nhưng lần này kẻ thực dân được thay đổi bằng người bạn 16 chữ vàng + 4 tốt. Chúng ta đang chứng kiến sinh mạng người Tàu quan trọng hơn sinh mạng người Việt.
Để chuẩn bị cho chuyến đi của đặc phái viên của ngài tổng bí thư đảng CSVN sang Tàu, viên phát ngôn ngoại giao VN với giọng văn thành khẩn cho biết: “Phía Việt Nam lấy làm tiếc về vụ việc xảy ra đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp và công nhân TQ trong tháng 5 vừa qua, đồng thời lấy làm buồn về việc một số công nhân TQ bị thiệt mạng, bị thương trong vụ việc này. […] Hội hữu nghị Việt – Trung sẽ cử đoàn sang TQ thăm hỏi một số gia đình đại diện cho những người bị nạn”. Đó là cái tấm lòng nhân đạo của Chính phủ VN đối với người Tàu. Phải nói là quá cảm kích.
Còn người Việt chúng ta có được Chính phủ Tàu cộng đối xử như phía VN đối xử với người Tàu. Bao nhiêu ngư dân Việt Nam đã chết dưới những tên cướp biển đội lốt kiểm ngư Tàu cộng? Bao nhiêu ngư dân Việt Nam đã bị thương tích dưới những tên cướp biển đội lốt kiểm ngư Tàu cộng? Bao nhiêu gia đình ngư dân Việt Nam đã và đang lâm vào cảnh khốn đốn vì mất tàu và nợ nần ngân hàng? Cũng đừng nên quên rằng cách đây không lâu hai tên lưu manh Tàu bắt một thanh niên Việt và dập đầu đến chết — chúng phạm tội NGAY TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM. Chẳng thấy ai bình luận gì vụ đó. Chẳng có đại diện của Chính quyền Tàu cộng ghé thăm gia đình nạn nhân. Lâu lâu có đại diện chính quyền VN đến thăm và chụp vài bức hình với ngư dân như là photo-op.
Cái trớ trêu ở đây là như tác giả Trần Kinh Nghị tóm tắt chính xác: “Kẻ cướp bỗng chốc biến thành nạn nhân và nạn nhân phải sang nhà kẻ cướp để xin chia buồn và bồi thường thiệt hại!”
Trong vụ bạo loạn Tháng 5 vừa qua ở Bình Dương và Vũng Án, theo tôi biết các doanh nghiệp Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật và VN bị thiệt hại nhiều nhất, chứ không phải doanh nghiệp Tàu. Ấy thế mà viên phát ngôn VN ưu ái đặc biệt nhắc đến Tàu! Đã thế mà VN còn cho đặc phái viên sang Tàu để “nhằm khôi phục và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài… trong bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay và tình hình Biển Đông có những diễn biến căng thẳng, phức tạp”. Ai làm phức tạp tình hình ở Biển Đông? Tàu chứ ai. Thế là thêm một điều trớ trêu nữa ở đây: kẻ gây hấn lại được nạn nhân đến xin khôi phục mối quan hệ!
Chống Tàu do đó là làm tổn hại đến mối quan hệ giữa 2 nước theo quan điểm của nhà cầm quyền. Chả thế mà viên phát ngôn ngoại giao VN còn nói: “Việt Nam đã và đang tiếp tục điều tra vụ việc một cách nghiêm túc và xử lý nghiêm những người gây rối vi phạm pháp luật; đồng thời áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh, an toàn cho công nhân, doanh nghiệp Trung Quốc và các nước tại Việt Nam”. Đọc phát biểu đó, có lẽ chúng ta đã hiểu tại sao những người yêu nước như bà Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thuý Quỳnh, và Nguyễn Văn Minh, và trước đây là Điếu Cày phải ngồi tù. Lí do đơn giản là họ đã đụng đến Tàu, cái nước mà báo chí nhà nước chỉ dám nói là “nước lạ”. Cái thảm nạn và nhục nhã của dân tộc là ở chỗ này. Chợt nhớ đến lời nói của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch sau khi ông nghe kết quả Hội nghị Thành Đô: “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu”.
Filed under: Chính Trị-Xã Hội
Qatar : « Vật tế thần » của Ả Rập Xê Út
Thủ đô Doha nhìn từ trên cao. REUTERS/Fadi Al-Assaad
Ả Rập Xê Út, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập và Ai Cập hôm 05/06/2017, thông báo cắt đứt bang giao với Qatar, bị cáo buộc là ủng hộ khủng bố. Tuy nhiên, theo báo chí Pháp ngày 06/06/2017, đàng sau lời cáo buộc là cuộc chiến tranh giành « ảnh hưởng » giữa Ả Rập Xê Út và Qatar.
« Khủng hoảng vùng Vịnh : Qatar bị Ả Rập Xê Út cô lập », « Qatar bị các vương quốc vùng Vịnh cô lập », « Qatar trước thách thức bị cô lập tại vùng Vịnh » là các bài viết trên Les Echos, La Croix và Le Figaro. Với cáo buộc « Qatar đón nhận nhiều nhóm khủng bố để gây bất ổn khu vực như tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo (Ai Cập), Daech và al-Qaida », Ả Rập Xê Út và các đồng minh quyết định đoạn tuyệt bang giao, ra lệnh đóng cửa biên giới, không phận và hải phận. Cấm các công dân nước mình đến Qatar và ngược lại. Chính sách cô lập có hiệu lực ngay tức thì.
Le Figaro lưu ý, thông báo này đưa ra chỉ sau vài ngày xảy ra khủng bố ở Luân Đôn, sau chừng 15 ngày chuyến công du Riyad của tổng thống Mỹ Donald Trump. Chính trong chuyến công du này, tổng thống Mỹ cùng với Ả Rập Xê Út và các đồng minh đúc kết một thỏa ước chống Iran, cáo buộc nước này gây bất ổn Trung Đông.
Quả thật, trong khoảng 20 năm qua, Qatar đã tiếp nhận nhiều lãnh đạo Hồi Giáo đối lập đến từ các nước Tunisia, Ai Cập, Syria… mà nhiều người trong số này đã bị các nước đó liệt vào danh sách phần tử khủng bố. Tuy nhiên, cáo buộc Doha ủng hộ khủng bố chỉ là một cái cớ.
Qatar bị cô lập : Hậu quả của trò chơi hai mặt ?
Như phân tích của Libération, trong bài viết có tựa đề : « Cô lập Qatar : Ả Rập Xê Út đang lợi dụng vùng Vịnh », chính « sự ủng hộ của Donald Trump như tiếp thêm sức cho Ả Rập Xê Út để củng cố vai trò lãnh đạo trong khu vực và đường lối cứng rắn với Iran của nước này ».
Đàng sau những cáo buộc đó, quyết định đoạn tuyệt bang giao này chủ yếu nhằm làm suy yếu sự năng động của nền ngoại giao Qatar và làm dấy lên những căng thẳng với Iran. Vào lúc Riyad, vốn theo hệ phái Sunni- wahhabit, muốn thiết lập một trục Sunni hùng mạnh để đối phó với nước Cộng Hòa Hồi Giáo Iran hệ phái Shia, thì Qatar kêu gọi cải thiện quan hệ giữa các nước Ả Rập với Teheran.
Theo ông Hasni Abidi, Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu về Thế Giới Ả Rập và Địa Trung Hải tại Genève, Thụy Sĩ, được Libération trích dẫn, thái độ của Qatar với Iran chưa phải là nguyên do chính. Bởi vì, có nhiều thành viên khác trong Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh CCG, trong đó có Qatar và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất hiện đang duy trì mối quan hệ lân bang đúng mực với Teheran.
Về điểm này báo Le Figaro có giải thích thêm ngoài chính sách ngoại giao dựa trên sự hòa giải, đất nước Qatar nhỏ bé – diện tích chỉ bằng vùng Ile-de-France của Pháp (hơn 12.000 km²), lại chia sẻ cùng với Iran một vùng khai thác khí đốt rộng bao la tại vùng Vịnh. Theo thông tin của Les Echos, “Qatar là quốc gia xuất khẩu khí đốt hóa lỏng hàng đầu, chiếm gần 1/3 thị phần thế giới. Qatar chỉ đứng sau Iran và Nga về nguồn dự trữ thế giới khí đốt“.
Chính vì điểm này mà Doha luôn có một thái độ chừng mực với Teheran. Chính sách này cũng được Koweit và vương quốc Oman đồng chia sẻ và không theo chân Ả Rập Xê Út cô lập Qatar. Nhưng điều này Ả Rập Xê Út đã biết từ lâu, như nhận xét của một nhà ngoại giao Ả Rập với Le Figaro. Câu hỏi đặt ra : « Vì sao vụ việc lại xảy ra vào lúc này ? Phải chăng do Qatar đã từ chối tham gia vào cuộc chiến chống Iran như ý muốn của Washingto và Riyad ? »
Về phần mình, ông Hasni Abidi trên Libération, lưu ý là « sự chia rẽ này ngay trong lòng CCG – vốn dĩ là một tổng thể khu vực gắn kết và thành công, mà Iran luôn xem đấy như là một hiểm họa – chỉ có thể có lợi cho Iran mà thôi ».
Vẫn theo ông Hasni Abidi, khi đưa sự đối đầu với Iran lên hàng đầu, « Ả Rập Xê Út còn muốn làm quên đi những thất bại trong các chính sách đối nội và đối ngoại, đặc biệt là trong cuộc chiến tại Yemen ». Bị lún sâu trong cuộc xung đột này từ hai năm qua, liên minh quân sự Ả Rập dưới sự chỉ huy của Riyad đã tìm thấy cho mình vật tế thần : Đó là Qatar.
Anh Quốc : Chiếc ghế thủ tướng của Theresa May lung lay vì khủng bố
Dư âm vụ khủng bố tại Luân Đôn tiếp tục làm hao tốn giấy mực trên của các tờ báo Pháp. Sau những xúc cảm, đến lúc các chính khách Anh chỉ trích lẫn nhau. Vụ tấn công khủng bố làm 7 người chết và 48 người bị thương, bắt đầu tác động lên cuộc bầu cử Quốc Hội sắp diễn ra trong hai ngày nữa (08/06/2017).
Le Figaro : « Khủng bố Hồi Giáo cực đoan tại Luân Đôn : sau xúc cảm là tranh cãi ». « Tại Luân Đôn, tang tóc và tranh luận bầu cử về an ninh », tựa của Libération. Vụ tấn công khủng bố mới đây, vụ thứ ba trong vòng có ba tháng đã thổi bùng lên cuộc tranh luận về vấn đề an ninh và mô hình xã hội theo cộng đồng.
Báo Le Figaro trong bài viết đề tựa « Tấn công khủng bố ở Luân Đôn : sau đoàn kết là giận dữ » cho hay phe đối lập Công Đảng đã chỉ trích thủ tướng Theresa May, trong vòng 6 năm làm bộ trưởng Nội Vụ, dưới thời thủ tướng David Cameron, đã cắt giảm mạnh ngân sách cho an ninh.
Cụ thể, theo đô trưởng Luân Đôn, Sadiq Khan, bà May đã giảm đến 22% ngân sách ngành cảnh sát. « Chúng tôi buộc phải đóng cửa nhiều trụ sở cảnh sát, bán nhiều tòa nhà và giảm hàng ngàn nhân viên công lực ».
Vụ tấn công này không những đặt « Cuộc bầu cử Anh Quốc dưới áp lực » mà còn khiến cho « Hình ảnh của ‘bà đầm thép mới’ bị lung lay trong một cuộc tranh cử đầy khó khăn », tựa bài giải mã trên báo kinh tế Les Echos. Khó khăn là vì tiếng tăm của bà May chưa bao giờ cao. Trong vòng sáu năm nắm giữ chức bộ trưởng Nội Vụ, « công luận chưa hề biết gì về bà », như nhận xét của nhà phân tích Joe Twyman, thuộc viện thăm dò YouGov.
Bà chỉ dọn đến Downing Street sau khi David Cameron từ chức, sau thất bại cuộc trưng cầu dân ý Brexit, chứ không phải từ một cuộc bầu cử nào. Do đó, vẫn theo nhà phân tích, chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu như điểm tín nhiệm bà bị sụt giảm.
Chính sách cộng đồng đã lỗi thời ?
Tuy nhiên, theo phân tích của nhà báo Adrien Jaulmes, qua hai vụ tấn công gần đây nhất, vụ khủng bố tự sát ở Manchester và vụ tấn công người bằng dao ở Borough Market tại Luân Đôn, « Nước Anh phát hiện những giới hạn của mô hình theo cộng đồng ».
Mô hình này xuất phát từ Hoa Kỳ trong thập niên 1980, cho phép các nhóm tôn giáo khác nhau được phát triển gần như là những xã hội song hành trên lãnh thổ Anh quốc. Nhiều tổ chức Hồi giáo tận dụng các quyền tự do dân sự truyền thống và chính sách tị nạn chính trị để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trong những cộng đồng người nhập cư xuất thân từ Pakistan hay Trung Đông.
Và thế là lần lượt các hội đoàn tôn giáo, văn hóa hay từ thiện cũng như những tòa án Hồi giáo chuyên trách hướng dẫn người theo đạo Hồi trong các tranh chấp gia đình và hôn nhân lần lượt xuất hiện. Các đền thờ Hồi giáo mọc lên khắp nơi trong các thành phố của Anh và phụ nữ mặc khăn trùm toàn thân gần như nhan nhản tại những khu phố có đông người Hồi giáo. Tất cả những điều đó là biểu tượng cho sự khoan dung của Anh quốc, đối lập với châu Âu lục địa nơi mà nạn bài Hồi giáo đang dâng cao.
Nhưng giờ đây, với các vụ khủng bố, người Anh phát hiện ra cả những mạng lưới Hồi giáo cực đoan ngay trên chính lãnh thổ mình, mà cú sốc đầu tiên là sau vụ khủng bố 11/9/2001 tại Hoa Kỳ. Nhân vật số 20 của vụ khủng bố từng hoạt động tích cực tại đền thờ « Londonistan », được khánh thành năm 1994 trước sự chứng kiến của thái tử Charles. Vị giáo chủ thì bị bắt vì tội xúi giục bạo lực và bị dẫn độ về Hoa Kỳ năm 2012, để rồi bị kết án tù chung thân vì hoạt động khủng bố.
Mười một năm sau, ngày 7/7/2005, người Anh lãnh tiếp một cú sốc thứ hai. Vụ khủng bố tầu điện ngầm tại Luân Đôn giết chết 52 người và hàng trăm người khác bị thương. Tác giả vụ tấn công này lại là ba thanh niên Hồi giáo, gốc Pakistan, được sinh ra và lớn lên trên chính mảnh đất Anh quốc.
Quả thật trong vòng 10 năm đầu của thế kỷ 21, vào lúc nước Anh tránh được các vụ tấn công khủng bố Hồi giáo cực đoan đang gieo rắc kinh hoàng khắp châu Âu, ưu điểm của mô hình xã hội Anh quốc này dường như có hiệu quả.
Nhiều nhà bình luận cho rằng chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan chỉ là một phản ứng trước sự hụt hẫng của người theo đạo Hồi do bị xã hội ngăn cản họ sống theo đức tin, và rằng nước Pháp có lẽ đang gánh chịu hậu quả của chính sách thế tục mà nước này đang áp đặt. Và có lẽ vì thế mà một bộ phận giới trẻ theo đạo Hồi đã trở nên cực đoan hóa.
Nhưng các vụ tấn công gần đây đang phơi bày một sự thật khác hẳn. Nước Anh của Brexit quá đỗi tự hào về nét đặc trưng xã hội của mình đang khám phá ra là họ cũng đang phải đối mặt ngay trên chính lãnh thổ của mình với một tình trạng khủng bố cũng tương tự như các nước láng giềng châu Âu khác.
Cả Châu Âu chống khủng bố
Cuộc chiến chống khủng bố giờ không của riêng ai. « Khủng bố, cả châu Âu phải đối mặt » là tít lớn trên La Croix. Liên Hiệp Châu Âu cũng nhận thấy là đã đến lúc « trách nhiệm về việc củng cố an ninh giờ nằm trong chính tay mình (…) Chúng ta sẽ phải có khả năng tự hành động nếu thấy cần ». Theo Le Figaro, ngày mai Liên Hiệp Châu Âu sẽ công bố một kế hoạch an ninh chung cho cả khối với những mục tiêu cho đến tận năm 2025.