Home Blog Page 1446

Thiếu tiền, nói bừa để thu ‘thuế bảo vệ môi trường’

VIỆT NAM (NV) – Bộ Tài chính Việt Nam vừa công bố bản thảo mới của dự luật sửa Luật Thuế bảo vệ môi trường. Theo đó, bộ này vẫn không bỏ ý định thu đến 8.000 đồng trên mỗi lít xăng.

Hồi tháng 4 vừa qua, ý định thu thêm đến 8.000 đồng trên mỗi lít xăng để “giải quyết vấn đề môi trường” đã bị dân chúng và các chuyên gia chỉ trích kịch liệt.

Các khoản thuế đang được thu qua xăng (thuế giá trị gia tăng 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế nhập khẩu từ 5% đến 10%, thuế bảo vệ môi trường 3.000 đồng/lít) vốn đã chiếm đến 41,5% giá bán mỗi lít xăng. Tuy nhiên chính phủ Việt Nam vẫn chưa muốn ngừng tại đó, họ muốn nâng thuế bảo vệ môi trường tính trên mỗi lít xăng lên 2,5 lần.

Các chuyên gia tại Việt Nam nhận định, dù mang danh nghĩa “bảo vệ môi trường” nhưng khoản tiền mà chính phủ Việt Nam dự trù thu thêm trên mỗi lít xăng không phải để chi cho lĩnh vực môi trường mà chỉ nhằm để có thêm tiền chi tiêu bởi công quỹ đang thiếu hụt trầm trọng. Bằng chứng là từ khi thực hiện thu thuế bảo vệ môi trường qua xăng (2012), chính quyền Việt Nam chỉ chi chưa tới ¼ số tiền thu được cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Chẳng hạn năm 2016, tiền thu được từ thuế bảo vệ môi trường là 42.393 tỉ đồng nhưng thực chi cho bảo vệ môi trường chỉ có 12.290 tỉ.

Đầu tháng 5, Bộ Tài chính Việt Nam rút lại dự luật sửa Luật Thuế bảo vệ môi trường để sửa chữa.

Bản thảo mới của dự luật này cho biết, tổng số tiền thuế bảo vệ môi trường đã thu từ 2012 đến 2016 là 105.985 tỉ và đã chi cho các hoạt động “bảo vệ môi trường” là 131.875 tỉ. Nói cách khác, theo cách diễn giải mới của Bộ Tài chính Việt Nam, tiền thu được từ thuế bảo vệ môi trường không những không dư như tính toán trước đó của chính Bộ Tài Chính Việt Nam (chừng 55.000 tỉ) mà còn thiếu khoảng… 26.000 tỉ.

Các chuyên gia kinh tế và pháp lý gọi bản thảo mới của dự luật sửa Luật Thuế bảo vệ môi trường là thiếu lương thiện, xem thường dân chúng.

Trong cuộc trò chuyện với báo điện tử Giáo Dục về bản thảo mới, ông Nguyễn Minh Phong, một chuyên gia kinh tế, nhận định, cách diễn giải thu – chi về môi trường của Bộ Tài chính Việt Nam trong bản thảo mới công bố là “bí quá hóa liều”.

Về nguyên tắc, thu thuế để bảo vệ môi trường thì phải chi cho mục tiêu này song theo ông Phong, cách diễn giải thu – chi của Bộ Tài chính, biến dư thành thiếu (thông qua việc cộng thêm cả chi phí xây dựng hệ thống metro, thực hiện các kế hoạch: “bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội”, “cải cách tiền lương”, “điều chỉnh các hoạt động sản xuất – kinh doanh”,…) là quá… vụng và coi thường dân chúng. Ông Phong bảo rằng, dù Bộ Tài chính không thừa nhận nhưng ai cũng biết, tăng thuế bảo vệ môi trường chỉ nhằm thu thêm tiền để chi cho đủ thứ ngoài lĩnh vực môi trường.

Ông Trương Thanh Đức, một chuyên gia pháp lý, khuyến cáo, tên của thuế “bảo vệ môi trường” đã chỉ rõ mục đích thu – chi. Muốn chi cho chuyện khác thì phải gọi tên đúng với bản chất. Kiểu lập luận xây dựng hệ thống metro là “bảo vệ môi trường” không thể chấp nhận được. Ông Đức lưu ý, lập luận như thế thì làm đường cao tốc, xây phi trường, sân golf,… cũng có thể xem là “bảo vệ môi trường”. Phung phí như vừa qua thì có tăng thu bao nhiêu, vay mượn bao nhiêu cũng chẳng đủ. (G.Đ)

Mời độc giả xem điểm tin buổi sáng ngày 6 tháng 6 năm 2017

Lại chuyện ‘cả họ làm quan’ ở Hải Dương

HẢI DƯƠNG, Việt Nam (NV) – Tại huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, gia đình của bí thư và phó bí thư huyện ủy cùng có anh em, con cháu nắm giữ nhiều vị trí chủ chốt trong bộ máy chính quyền huyện.

Thân nhân bí thư và phó bí thư thường trực Huyện Ủy Kim Thành “lũ lượt” đi theo hai ông này “quên mình,” “hy sinh” vì… nhân dân.

Theo báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hữu Tiến, bí thư huyện Kim Thành, thuyết phục được anh trai là Nguyễn Hữu Thưởng “hy sinh” vào làm việc tại Chi Cục Thuế huyện, em trai là Nguyễn Hữu Hưng làm phó chủ tịch huyện, em rể là Nguyễn Hồng Cương làm trưởng ban tổ chức Huyện Ủy.

Ông bí thư huyện còn thuyết phục được cả cháu ruột là Nguyễn Đức Trọng (con ông Cương) làm thanh tra huyện.

Cần lưu ý, ông Nguyễn Hữu Ba, cha ông bí thư, từng là bí thư huyện này. Tính ra, gia đình ông có đến ba đời “vì nhân dân hy sinh.”

Một điểm đáng lưu ý khác là dân chúng huyện Kim Thành không cảm kích về sự “hy sinh” ấy. Họ tỏ ra hết sức thất vọng khi có quá nhiều viên chức thuyết phục thân nhân “hy sinh” như bí thư huyện đương nhiệm.

Ngoài ông Tiến, tại huyện Kim Thành còn có ông Lê Ngọc Sang, phó bí thư thường trực Huyện Ủy rất thành công khi thuyết phục thân nhân “vì nhân dân quên mình.”

Từ tố giác của dân chúng, tờ Tuổi Trẻ đã kiểm tra và xác nhận: Em ruột ông là Lê Văn Vịnh đang “quên mình” làm chi cục phó Chi Cục Thuế huyện.

Con trai là Lê Ngọc Dũng hiện vừa làm huyện ủy viên, vừa làm trưởng phòng tài chính huyện. Con gái là Lê Thị Dung làm tại Phòng Nội Vụ của Ủy Ban Nhân Dân huyện.

Ông còn thuyết phục được cả con dâu là Đỗ Thị Thu làm phó giám đốc Bảo Hiểm Xã Hội huyện.

Giống như đại gia đình ông Tiến, đại gia đình ông Sang cũng có tới ba đời chia nhau “vì nhân dân quên mình.”

Ông Lê Văn Khoái, cha ông Sang, từng là cựu bí thư huyện Kim Thành, cựu trưởng ban tổ chức Tỉnh Ủy Hải Dương. Chị gái ông từng là chủ tịch huyện này.

Giống như nhiều đại gia đình, thậm chí đại gia tộc khác đang chia nhau “hy sinh,” “quên mình,” “phục vụ nhân dân” tại các chức vụ trọng yếu trong phạm vi một xã, một huyện, một tỉnh, hoặc một ngành.

“Thủ phủ” nuôi heo Việt Nam sắp phá sản

Ông Tiến và ông Sang khẳng định, chuyện cha con, vợ chồng, anh chị em, con cháu các ông cương quyết “phục vụ,” “hy sinh” là… “đúng quy trình.” Tất cả đều có thực tài, muốn “cống hiến.”

Ông Lê Văn Hiệu, trưởng Ban Nội Chính của Tỉnh Ủy Hải Dương, cho rằng cơ quan này không biết gì về chuyện tại huyện Kim Thành có tới hai đại gia đình, ba đời chia nhau “hy sinh” như vừa kể. Thành ra ông cần thời gian để “anh em xem xét thực hư.”

Ông Nguyễn Mạnh Hiển, bí thư Tỉnh Ủy Hải Dương, hứa sẽ “yêu cầu kiểm tra quy trình bổ nhiệm cán bộ đối với những người thân của bí thư và phó bí thư Huyện Ủy Kim Thành” nhưng thòng thêm chuyện sẽ xác định xem thành viên của hai đại gia đình vừa kể “có đủ năng lực, có được ‘quy hoạch,’ có trải qua đầy đủ các quy trình về bổ nhiệm cán bộ hay không,” chỉ khi “phát hiện khâu nào có sai sót thì tỉnh mới yêu cầu xử lý.”

Trên thực tế, tuy có rất nhiều đại gia đình, thậm chí đại gia tộc đang chia nhau “hy sinh” tại các chức vụ trọng yếu trong phạm vi một xã, một huyện, một tỉnh, hoặc một ngành nhưng hệ thống công quyền Việt Nam chưa bao giờ phát hiện trường hợp nào… “sai quy trình.” (G.Đ)

Người Việt.

CÂU CHUYỆN CẢ NHÀ BÍ THƯ TỈNH UỶ BẮC NINH LÀM QUAN!

CHỈ MẶT VẠCH TÊN LUÔN NHÉ..? BỘ NỘI VỤ VÀ BAN BÍ THƯ TW XEM CÒN BAO BIỆN KIỂU GÌ..?

1. Bố: Nguyễn Nhân Chiến (sinh năm 1960) – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh.
2. Vợ ông Chiến: Ngô Thị Khường – Phó Trưởng Phòng Bảo hiểm Xã hội thành phố Bắc Ninh (bằng Đại học tại chức).
3. Con trai: Nguyễn Nhân Chinh (sinh năm 1984) – Tỉnh uỷ viên, Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Ninh (bằng Đại học tại chức).
4. Con trai: Nguyễn Nhân Đạt (sinh năm 1989) – Trưởng phòng Thi đua, khen thưởng của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh (bằng ĐH tại chức).
5. Con dâu: Chu Thị Ngân (sinh năm 1984) – Trưởng phòng Dân vận của Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ.
6. Con dâu: Nguyễn Minh Huệ (sinh năm 1989) – Phó Trưởng phòng Kinh tế Đối ngoại của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh (ĐH tại chức)
7. Em ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Thắng – Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh (bằng ĐH tại chức).
8. Em ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Bình – Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Du (bằng ĐH tại chức).
9. Em dâu ông Chiến: Lại Thị Nguyệt – Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Bắc Ninh. Bà Nguyệt có bằng Trung cấp Dược sau đó học ĐH tại chức Dược. Việc bổ nhiệm 1 Dược sĩ làm GĐ Trung tâm Y tế có là khách quan ko? Tại sao ko phải là bổ nhiệm 1 Bác sĩ đa khoa?
10. Em dâu ông Chiến: Trần Thị Bích Liên – Trưởng phòng của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bắc Ninh (ĐH tại chức).
11. Em ruột ông Chiến: Nguyễn Thị Ngọc – Trưởng phòng Công tác Học sinh sinh viên của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bắc Ninh. (ĐH tại chức)
12. Em rể ông Chiến: Nguyễn Trọng Oanh – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Bắc Ninh (ĐH tại chức)
13. Anh con bác ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Lừng – Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Bắc Ninh.
14. Cháu ông Chiến: Nguyễn Nhân Cường – Phó Trưởng phòng của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh.
15. Cháu ruột ông Chiến: Nguyễn Hữu Thọ – Bí thư đoàn Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn.
16. Anh con bác ruột ông Chiến: Nguyễn Việt Giang – Giám đốc Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh (ĐH Tại chức).
17. Cháu ông Chiến: Nguyễn Thu Hương – Phó Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Bắc Ninh. (ĐH tại chức)
18. Cháu dâu ông Chiến: Tạ Thị Huyền – Cán bộ Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn.
19. Cháu ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Giang – Phó Trưởng công an huyện Tiên Du (ĐH tại chức)
20. Trưởng họ nhà ông Chiến: Nguyễn Nhân Công – Phó Giám đốc Trung tâm Văn hoá Kinh Bắc (ĐH tại chức).
Ngoài danh sách 20 người kể trên còn có cả những người thuộc gia đình thông gia với nhà ông Chiến cũng được bổ nhiệm vào những vị trí quan trọng trong bộ máy công quyền của tỉnh Bắc Ninh như:
1. Nguyễn Trọng Cường (cháu ruột ông Nguyễn Trọng Oanh) – Trưởng phòng Đăng ký Đất đai của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bắc Ninh. Anh Cường tốt nghiệp Thạc sĩ năm 2013, có thể năm đó anh ta được xét vào công chức Nhà nước. Tuy nhiên tại sao việc bổ nhiệm anh Cường làm Trưởng phòng của một Sở lại cấp tốc đến vậy? Và cơ sở nào để xét thu hút nhân tài anh Cường trong khi cả tỉnh Bắc Ninh từ khi tách tỉnh 1997 đến nay mới tổ chức thi tuyển công chức duy nhất 1 lần.
2. Chu Thị Thuý (em ruột Chu Thị Ngân) – Cán bộ của Sở Tài nguyên Môi trường (trường hợp tuyển dụng của chị Thuý giống với trường hợp anh Cường).
3. Chu Đăng Khoa (Anh ruột Chu Thị Ngân) – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ huyện Yên Phong.
4. Nguyễn Văn Lịch (em rể Chu Thị Ngân) – Đội trưởng đội Đăng ký xe của Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bắc Ninh.
Trong danh sách 24 người kể trên thì đa phần đều học tại chức sau một số đi học Thạc sĩ để xoá bằng ĐH tại chức. Và ngoài 24 người kể trên còn rất nhiều người là họ hàng nhà ông Chiến đang công tác ở những cơ quan, đơn vị sự nghiệp khác của tỉnh và huyện.
Chúng ta thử làm một phép tính nhỏ: nguyên nhà ông Bí thư đã có từng này con người trong bộ máy công quyền, còn các ông khác nữa và lại còn bộ máy cũ còn tồn đọng của các ông thời trước nữa. Vậy cánh cửa của bộ máy công quyền có còn đc mở để xé vé cho con của những người nông dân lao động mà học thật có tài thật ko????
FB Thiểm Nguyễn

Bắc Ninh: Dư luận xôn xao việc “cả nhà làm quan” tại Liên đoàn lao động tỉnh

Một số cán bộ công đoàn đã nghỉ hưu gửi đơn phản ánh đến Báo Pháp luật Việt Nam về việc “cả nhà làm quan tại công đoàn tỉnh Bắc Ninh”. Theo đó, gia đình ông Nguyễn Văn Trình, nguyên Chủ tịch liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Bắc Ninh có tới 9 người đều nắm giữ cương vị chủ chốt tại LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh và LĐLĐTP Bắc Ninh. Con gái của ông Trình hiện là “ứng cử viên” sáng giá nhất cho vị trí Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh này trong thời gian tới…

Câu chuyện “cả họ làm quan” và đều được bổ nhiệm “đúng quy trình” có lẽ không phải là hiếm nữa. Dư luận hẳn vẫn chưa hết “sốc” chuyện cả họ làm quan tỉnh ở Hà Giang; ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế; ở huyện Mỹ Đức (Hà Nội)… và cái mỹ từ “đúng quy trình” luôn được áp dụng cho việc bổ nhiệm này.

Liên quan đến những phản ánh của bạn đọc gửi đến Báo Pháp luật Việt Nam, chiều ngày 5/12/2016, phóng viên Báo PLVN đã có buổi làm việc với lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh.

Theo đó, nội dung phản ánh trong đơn của người dân nêu rõ việc gia đình ông Trình có tới 9 người đang công tác LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh và các đơn vị trực thuộc. Để tiện cho độc giả nắm rõ sự việc, chúng tôi xin liệt kê đầy đủ danh sách người thân của cựu Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh.

Cụ thể, con gái của ông Trình là bà Nguyễn Thị Minh Ngọc, Ủy viên thường vụ, trưởng ban Chính sách pháp luật LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh (là đối tượng được quy hoạch vào vị trí Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh sắp tới).

Con trai ông Trình là ông Nguyễn Huy Hoàng – Phó trưởng Ban tuyên giáo LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, con dâu là Vương Thùy Trang – Phó trưởng Ban nữ công LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh. Con rể là Phạm Văn Hùng – Phó chánh văn phòng LĐLĐ tỉnh.

5 người cháu ruột của ông Trình là:

Nguyễn Thị Thủy – Đảng ủy viên, Bí thư Đoàn TN LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh.

Nguyễn Văn Huy – Ban CSPL LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh,

Nguyễn Lâm Tới – Phó chủ tịch LĐLĐ thành phố Bắc Ninh,

Nguyễn Thị Tuyết Nhung – Uỷ viên Ban thường vụ Công đoàn ngành Xây dựng Bắc Ninh

và Nguyễn Văn Tụ – Phó phòng Hành chính trường Trung cấp nghề thuộc LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh.

Theo bà Nguyễn Thị Vân Hà (Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh), bà mới về tiếp nhận vị trí này từ tháng 5/2015. Bà Hà xác nhận, tất cả các trường hợp theo như đơn phản ánh đều công tác tại LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh và các đơn vị trực thuộc.

Bà Hà tỏ ra bất ngờ khi có người phản ánh về việc này. “Khi nhận được những phản ánh này, các bác ở Hội hưu trí cũng rất bất ngờ vì ông Nguyễn Văn Trình là một trong những người có công trong việc xây dựng nền tảng cho LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh”, bà Hà phân trần.

Danh sách cán bộ công tác tại LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh được cho là người nhà của ông Trình – Nguyên chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh.

Để thông tin được khách quan chính xác, phóng viên đề nghị bà Hà cung cấp hồ sơ cán bộ đối với bà Nguyễn Thị Minh Ngọc là đối tượng được quy hoạch vào chức vụ Phó Chủ tịch LĐLĐtỉnh Bắc Ninh sắp tới. Bà Hà cũng cung cấp thêm cho phóng viên danh sách và quá trình công tác của các đối tượng nêu trong đơn.

Theo tài liệu PV thu thập được, bà Nguyễn Thị Minh Ngọc (SN 1977) là Ủy viên Ban thường vụ, Đảng ủy viên, Trưởng ban Chính sách pháp luật của LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh. Tháng 12/1997, bà Ngọc được tuyển dụng về công tác tại đây.

Về nội dung bà Ngọc có bằng ĐH hệ tại chức sau khi có bằng bổ túc văn cấp 3, bà Nguyễn Thị Vân Hà lý giải: Khi học hết cấp 2, bà Ngọc theo học tại Trung cấp thống kê (thời điểm đó trường này có hệ tuyển sinh khi học viên chưa có bằng cấp 3), sau đó bà Ngọc tốt nghiệp Đại học Thương mại hệ tại chức. Đến tháng 2/2005, bà Ngọc được bổ nhiệm làm Phó ban nữ công, tháng 2/2006 được bổ nhiệm làm Phó ban CSPL, đến tháng 3/2008 được bổ nhiệm làm Trưởng ban CSPL của LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh.

Còn những trường hợp khác là ông Phạm Văn Hùng (SN 1977) hiện là Phó Chánh văn phòng LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, tháng 3/2002 ông Hùng được tuyển dụng vào làm lái xe, lúc này trình độ của ông Hùng là Sơ cấp lái xe. Sau đó, đến năm 2009, ông Hùng xây dựng gia đình với bà Nguyễn Thị Minh Ngọc (con gái ông Nguyễn Văn Trình). Đến tháng 2/2010, ông Hùng được bổ nhiệm làm Phó Chánh văn phòng, lúc này ông Hùng đã có bằng tại chức của Đại học Công đoàn.

Ông Nguyễn Huy Hoàng (SN 1983) là con trai ông Nguyễn Văn Trình.Tháng 3/2006, ông Hoàng được Trường trung cấp nghề Bắc Ninh tuyển dụng (khi đó ông Hoàng đã tốt nghiệp Đại học nông nghiệp hệ tại chức). Đến tháng 5/2015, ông Hoàng được bổ nhiệm làm phó trưởng Ban tuyên giáo của LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh.

Con dâu ông Nguyễn Văn Trình là Vương Thùy Trang (SN 1986) là Phó trưởng Ban nữ công của LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh. Bà Trang công tác tại LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh từ tháng 7/2008 sau khi tốt nghiệp Đại học công đoàn hệ chính quy. Tháng 1/2014, bà Trang được bổ nhiệm làm Phó trưởng Ban Nữ công của LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh.

Trao đổi với chúng tôi về 5 trường hợp là cháu ruột của ông Nguyễn Văn Trình,  bà Nguyễn Thị Vân Hà cho biết những trường hợp này đều có bằng cấp liên quan đến ngành công đoàn và đều được bổ nhiệm đúng quy trình, không có dấu hiệu gian dối

Chia sẻ với Báo PLVN, bà Hà cũng biết thêm bà mới về công tác ở LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh được hơn 1 năm.

Hiện vẫn chưa có quy định cấm người đứng đầu bổ nhiệm người thân thích vào vị trí lãnh đạo trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý nên tại một số địa phương có hiện tượng “cả họ làm quan” nhưng vẫn đúng quy trình, không vi phạm pháp luật.

Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi không khẳng định việc bổ nhiệm nhân sự của nguyên Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh là sai hay đúng. Nhưng rõ ràng ở đây, việc có tới 9 người thân trong một gia đình đều nắm giữ vị trí chủ chốt tại một đơn vị khiến dư luận tỏ ra bức xúc cũng là điều dễ hiểu.

Báo PLVN

Đơn tố cáo cả họ Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh làm quan: Đã xác minh kết quả

Nguyễn Nhân Chiến (sinh năm 1960) – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh.

Ông Nguyễn Nhân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh được cho là một trường hợp “cả họ làm quan” khi các em, các con ông giữ chức vụ lãnh đạo từ tỉnh đến huyện.
Chiều 30.5, trong phiên thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi), kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá 14, đại biểu Quốc hội Nguyễn Nhân Chiến –Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh đề nghị các cơ quan chức năng chỉ nên tiếp nhận đơn tố cáo bằng đơn và gửi trực tiếp, không nên bổ sung hình thức gửi qua fax hay email, “tránh tình trạng lợi dụng các hình thức mới này để bôi nhọ, hạ thấp, nói xấu, xuyên tạc hình ảnh của tổ chức, cá nhân”.

Nguyễn Nhân Chiến (sinh năm 1960) – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh.

Ông Chiến phát biểu: “Tôi đề nghị bổ sung quy định không được đưa nội dung tố cáo lên mạng xã hội, với mục đích hạ thấp uy tín danh dự của tổ chức, cá nhân. Đưa đơn lên mạng rất phức tạp, người bị tố cáo chịu ảnh hưởng mặc dù nội dung chưa chắc đúng, nhưng cứ đồn đại từ quê hương, bạn bè, gây nên nghi ngờ. Do đó cần quản lý, không được đưa đơn tố cáo lên trang cá nhân, đưa lên là vi phạm”.

Ý kiến của ông Nguyễn Nhân Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh ngay lập tức vấp phải những ý kiến phản đối.

Sau khi ý kiến của ông Chiến được đăng tải trên các báo, lập tức thông tin về việc “cả họ làm quan” đối với trường hợp của ông này được nhiều người biết đến. Trước đó, vào tháng 2.2017, ông Chiến đã bị tố cáo về việc này ngay trên mạng xã hội Facebook và đơn thư gửi các cơ quanchức năng, trong đó có Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh.

Cụ thể, ông Nguyễn Nhân Chiến – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnhủy Bắc Ninh bị tố có vợ là bà Ngô Thị Khường – Phó trưởng phòng Bảo hiểm Xã hội thành phố Bắc Ninh; con trai Nguyễn Nhân Chinh (sinh năm 1984) là Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Ninh và con trai Nguyễn Nhân Đạt (sinh năm 1989) là Trưởng phòng Thi đua, khen thưởng của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh.

Cổng thông tin Tỉnh đoàn Bắc Ninh công bố cơ cấu tổ chức Tỉnh đoàn

Thông tin về ông Nguyễn Nhân Thắng được công bố trên cổng thông tin của văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh

Ông Nguyễn Nhân Bình giữ chức vụ Phó chủ tịch Thường trực UBND huyện Tiên Du

Các em của ông Chiến gồm: Nguyễn Nhân Thắng – Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh; ông Nguyễn Nhân Bình – Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Du; Nguyễn Thị Ngọc – Trưởng phòng Công tác Học sinh sinh viên của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bắc Ninh.

Ngoài ra còn một loạt những người được cho là em dâu, em rể, anh con bác ruột, cháu họ… của ông Chiến cũng giữ chức vụ ở nhiều cơ quankhác nhau tại tỉnh Bắc Ninh.

Trao đổi với Một Thế Giới, một Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủyBắc Ninh xác nhận, Tỉnh ủy Bắc Ninh có nhận được đơn tố cáo của công dân và chuyển đơn cho Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy làm rõ. Sau đó, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Ninh đã thành lập tổ xác minh. Cho tới thời điểm hiện tại, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Ninh đã kết thúc quá trình xác minh và có kết quả…

Nam Phong

Bí thư Bắc Ninh đề nghị cấm đưa đơn tố cáo lên mạng xã hội

VnExpress.net
Đại biểu Quốc hội có ý kiến khác nhau xung quanh việc có thừa nhận đơn thư tố cáo nặc danh và gửi qua email, fax, điện thoại… hay không.

Chiều 30/5, trong phiên thảo luận tại tổ về dự thảo Luật tố cáo (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Nguyễn Nhân Chiến – Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh đề nghị các cơ quan chức năng chỉ nên tiếp nhận đơn tố cáo bằng đơn và gửi trực tiếp, không nên bổ sung hình thức gửi qua fax hay email, “tránh tình trạng lợi dụng các hình thức mới này để bôi nhọ, hạ thấp, nói xấu, xuyên tạc hình ảnh của tổ chức, cá nhân”.

“Tôi đề nghị bổ sung quy định không được đưa nội dung tố cáo lên mạng xã hội, với mục đích hạ thấp uy tín danh dự của tổ chức, cá nhân. Đưa đơn lên mạng rất phức tạp, người bị tố cáo chịu ảnh hưởng mặc dù nội dung chưa chắc đúng, nhưng cứ đồn đại từ quê hương, bạn bè, gây nên nghi ngờ. Do đó cần quản lý, không được đưa đơn tố cáo lên trang cá nhân, đưa lên là vi phạm”, ông Chiến nói.

Bí thư tỉnh Bắc Ninh cũng đề nghị, trên trang mạng cá nhân chỉ có thể nói chung chung, được quyền nêu quan điểm cá nhân, bày tỏ bức xúc, nhưng không được nêu rõ tên cơ quan, đơn vị.

bi-thu-bac-ninh-de-nghi-cam-dua-don-to-cao-len-mang-xa-hoi

Đại biểu Nguyễn Nhân Chiến (Bí thư tỉnh uỷ Bắc Ninh). Ảnh: Võ Hải

Đại biểu Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng không nên phân biệt giữa tố cáo bằng văn bản, tố cáo trực tiếp với tố cáo bằng fax, email, điện thoại. Theo ông, ban soạn thảo chưa phân tích sâu và phân biệt rõ điều này nên mới coi việc truyền tin qua fax, email, điện thoại không phải là văn bản.

“Xét về bản chất, thông tin tố cáo mới là quan trọng nhất. Văn bản ở đây không nên hiểu chỉ là văn bản gốc, mà cần phải thừa nhận cả những văn bản được truyền qua fax, email và điện thoại”, ông Vân nói và nhận định trong thời đại công nghệ số thì không thể không thừa nhận các hình thức giao dịch điện tử.

bi-thu-bac-ninh-de-nghi-cam-dua-don-to-cao-len-mang-xa-hoi-1

Đại biểu Lê Thanh Vân.

Ý kiến trái chiều về đơn thư nặc danh

Quy định liên quan đến đơn thư tố cáo nặc danh cũng nhận được ý kiến khác nhau từ các đại biểu.

“Vì sao có tố cáo nặc danh? Thực tiễn cho thấy, ngoài việc lợi dụng để gây rối, triệt hạ, vu khống người khác, có thể thấy một sự thật là người nặc danh sợ bị trả thù, bị trù dập, bị bức hại… Vì vậy, cần thừa nhận hình thức này”, ông Lê Thanh Vân đề xuất.

Tuy nhiên, ông cũng kiến nghị tố cáo nặc danh chỉ có giá trị khi đủ một trong ba yếu tố: Thông tin có cơ sở, chặt chẽ; phản ánh đúng sự thật, có liên quan trực tiếp đến người bị tố cáo và chứng cứ tin cậy.

Đại biểu Nguyễn Hữu Chính, Chánh án Tòa án nhân dân TP Hà Nội cũng cho rằng, về nguyên tắc không xem xét đơn tố cáo nặc danh. Tuy nhiên nếu tố cáo nặc danh mà có những nội dung, chứng cứ xác đáng (hình ảnh, ghi âm…)  thì nên được xem xét, bởi nhiều khi người tố cáo sợ bị trả thù hoặc không đảm bảo về quyền lợi.

Nêu ý kiến ngược lại, đại biểu Đào Tú Hoa bày tỏ đồng tình với dự thảo luật là không nên xem xét tố cáo nặc danh. Việc chấp nhận đơn tố có nặc danh sẽ tạo tiền lệ xấu cho những người thiếu tinh thần xây dựng, tiếp diễn tình trạng tố cáo tràn lan.

“Chưa biết đúng sai thế nào nhưng đơn tố cáo nặc danh làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, danh dự cá nhân, gây mất đoàn kết trong đơn vị, hơn nữa đơn nặc danh thường được tung ra vào thời điểm nhạy cảm”, bà Hoa nói.

Đại biểu Nguyễn Chiến, Phó Chủ nhiệm Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng cho rằng không nên để tình trạng người bị tố cáo thì có danh, người đi tố cáo thì vô danh. “Do đó người tố cáo phải danh chính và chịu trách nhiệm với đơn tố cáo của mình. Còn tố cáo nặc danh có cơ sở, kèm theo chứng cứ thì có thể coi đó là tin báo tội phạm để xem xét của cơ quan có thẩm quyền chứ không nên đưa vào luật”, ông Chiến nói.

Những người đi tố cáo bị đe doạ và cô lập

Ông Bùi Đặng Dũng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách nêu thực tế, nhiều người có công tố cáo sai phạm hiện cuộc sống không ổn định. Tâm lý bản thân, gia đình, vợ con họ đều chịu sức ép dư luận rất lớn.

Ở cơ quan, đơn vị thì người tố cáo đó luôn có nỗi ám ảnh của đồng nghiệp là “coi chừng vị này chuyên tố cáo”; về bà con, làng xã bị lãnh đạo địa phương “coi chừng là đối tượng có vấn đề chuyên thưa kiện”.

“Những người này không chơi được với ai và gần như bị cô lập, thậm chí bị đe doạ. Như vụ đất đai ở Hải Phòng, đại tá về hưu tố cáo giờ thế nào? Hay gần đây nhất, hai cụ già ở Bắc Ninh giúp cơ quan chức năng phát hiện gần 3.000 bộ hồ sơ thương binh giả, đang đề nghị khen tặng nhưng mãi chưa được”, ông Dũng nói và cho rằng cơ chế bảo vệ, khen thưởng người tố cáo đúng là rất quan trọng.

Võ Hải – Hoàng Thuỳ

CÂU CHUYỆN CẢ NHÀ BÍ THƯ TỈNH UỶ BẮC NINH LÀM QUAN!

Đường Văn Thái

Nguyễn Nhân Chiến (sinh năm 1960) – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh.

 

1. Bố: Nguyễn Nhân Chiến (sinh năm 1960) – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh.
2. Vợ ông Chiến: Ngô Thị Khường – Phó Trưởng Phòng Bảo hiểm Xã hội thành phố Bắc Ninh (bằng Đại học tại chức).
3. Con trai: Nguyễn Nhân Chinh (sinh năm 1984) – Tỉnh uỷ viên, Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Ninh (bằng Đại học tại chức).
4. Con trai: Nguyễn Nhân Đạt (sinh năm 1989) – Trưởng phòng Thi đua, khen thưởng của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh (bằng ĐH tại chức).
5. Con dâu: Chu Thị Ngân (sinh năm 1984) – Trưởng phòng Dân vận của Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ.
6. Con dâu: Nguyễn Minh Huệ (sinh năm 1989) – Phó Trưởng phòng Kinh tế Đối ngoại của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh (ĐH tại chức)
7. Em ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Thắng – Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh (bằng ĐH tại chức).
8. Em ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Bình – Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Du (bằng ĐH tại chức).
9. Em dâu ông Chiến: Lại Thị Nguyệt – Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Bắc Ninh. Bà Nguyệt có bằng Trung cấp Dược sau đó học ĐH tại chức Dược. Việc bổ nhiệm 1 Dược sĩ làm GĐ Trung tâm Y tế có là khách quan ko? Tại sao ko phải là bổ nhiệm 1 Bác sĩ đa khoa?
10. Em dâu ông Chiến: Trần Thị Bích Liên – Trưởng phòng của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bắc Ninh (ĐH tại chức).
11. Em ruột ông Chiến: Nguyễn Thị Ngọc – Trưởng phòng Công tác Học sinh sinh viên của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bắc Ninh. (ĐH tại chức)
12. Em rể ông Chiến: Nguyễn Trọng Oanh – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Bắc Ninh (ĐH tại chức)
13. Anh con bác ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Lừng – Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Bắc Ninh.
14. Cháu ông Chiến: Nguyễn Nhân Cường – Phó Trưởng phòng của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh.
15. Cháu ruột ông Chiến: Nguyễn Hữu Thọ – Bí thư đoàn Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn.
16. Anh con bác ruột ông Chiến: Nguyễn Việt Giang – Giám đốc Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh (ĐH Tại chức).
17. Cháu ông Chiến: Nguyễn Thu Hương – Phó Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Bắc Ninh. (ĐH tại chức)
18. Cháu dâu ông Chiến: Tạ Thị Huyền – Cán bộ Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn.
19. Cháu ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Giang – Phó Trưởng công an huyện Tiên Du (ĐH tại chức)
20. Trưởng họ nhà ông Chiến: Nguyễn Nhân Công – Phó Giám đốc Trung tâm Văn hoá Kinh Bắc (ĐH tại chức).
Ngoài danh sách 20 người kể trên còn có cả những người thuộc gia đình thông gia với nhà ông Chiến cũng được bổ nhiệm vào những vị trí quan trọng trong bộ máy công quyền của tỉnh Bắc Ninh như:
1. Nguyễn Trọng Cường (cháu ruột ông Nguyễn Trọng Oanh) – Trưởng phòng Đăng ký Đất đai của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bắc Ninh. Anh Cường tốt nghiệp Thạc sĩ năm 2013, có thể năm đó anh ta được xét vào công chức Nhà nước. Tuy nhiên tại sao việc bổ nhiệm anh Cường làm Trưởng phòng của một Sở lại cấp tốc đến vậy? Và cơ sở nào để xét thu hút nhân tài anh Cường trong khi cả tỉnh Bắc Ninh từ khi tách tỉnh 1997 đến nay mới tổ chức thi tuyển công chức duy nhất 1 lần.
2. Chu Thị Thuý (em ruột Chu Thị Ngân) – Cán bộ của Sở Tài nguyên Môi trường (trường hợp tuyển dụng của chị Thuý giống với trường hợp anh Cường).
3. Chu Đăng Khoa (Anh ruột Chu Thị Ngân) – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ huyện Yên Phong.
4. Nguyễn Văn Lịch (em rể Chu Thị Ngân) – Đội trưởng đội Đăng ký xe của Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bắc Ninh.
Trong danh sách 24 người kể trên thì đa phần đều học tại chức sau một số đi học Thạc sĩ để xoá bằng ĐH tại chức. Và ngoài 24 người kể trên còn rất nhiều người là họ hàng nhà ông Chiến đang công tác ở những cơ quan, đơn vị sự nghiệp khác của tỉnh và huyện.
Chúng ta thử làm một phép tính nhỏ: nguyên nhà ông Bí thư đã có từng này con người trong bộ máy công quyền, còn các ông khác nữa và lại còn bộ máy cũ còn tồn đọng của các ông thời trước nữa. Vậy cánh cửa của bộ máy công quyền có còn đc mở để xé vé cho con của những người nông dân lao động mà học thật có tài thật ko????

FB Thiểm Nguyễn

Russian Librarian Convicted of ‘Extremism’

Yulia Gorbunova

Researcher, Russia and Belarus

Trumped-up Charges Against Director of Library of Ukrainian Literature in Moscow
Natalia Sharina and her lawyers at Meshansky court, Moscow June 5, 2017.

Natalia Sharina and her lawyers at Meshansky court, Moscow June 5, 2017.

© Marina Vishnevetskaya

Rather than directing their efforts to combat extremism toward activities that genuinely deserve the label, Russian authorities seem to be using anti-extremism legislation in what is increasingly looking like a witch hunt. Already this year, the Supreme Court of the Russian Federation banned Jehovah’s Witnesses in Russia on the grounds they are an extremist organization, and another court convicted a 22-year-old blogger on extremism charges for posting a prank video making fun of the Russian Orthodox Church.

This morning, in the latest example of Russia’s misuse of its vague anti-extremism legislation, a district court in Moscow found Natalia Sharina, the director of the Moscow Library of Ukrainian Literature, guilty of “inciting hatred,” an extremist crime, and handed down a four-year suspended sentence.

The librarian’s lawyer, who will appeal the verdict, called the trial against Sharina “a joke” with a clearly predetermined outcome. “The judge behaved like an ostrich, hiding her head in the sand, ignoring all legal arguments and evidence we presented,” he said.

The trial left little doubt that the authorities targeted Sharina for running a Ukrainian library at a time when Russian-Ukrainian relations are in dire straits.

Authorities arrested Sharina in October 2015, after they searched her apartment and the library, seizing books, brochures, and two CDs. Sharina was charged with “inciting hatred” toward Russian people through “providing public access to extremist literature” in the library. In April 2016, the authorities added charges of embezzlement. Sharina was found guilty of all charges. For one year and seven months, throughout the investigation and the trial, Sharina, 59, was under house arrest.

At the trial, the prosecution read aloud a list of Ukrainian publications apparently from the library that are either banned in Russia or could be perceived as “degrading” to the Russian people – including several volumes of Ukrainian poetry. Sharina argued that only one of the items listed by the prosecution was in fact accessible to readers – a Ukrainian-language children’s magazine, Barvinok.

According to Sharina’s lawyer, the court completely ignored the evidence, including witness accounts, that some of those “extremist” publications had been planted during and even after the search of the library.

By prosecuting Sharina for extremism, Russian authorities possibly aimed to intimidate the critics of Russia’s occupation of Crimea and its role in the eastern Ukraine war. Regardless of the context, a librarian should not be prosecuted over the content of library materials. It has everything to do with censoring freedom of expression – and nothing to do with combating extremism.

Mythos “Saigon” verschwindet

0

Was wäre das frühere Saigon ohne seine französische Kolonialarchitektur? Die heutige Ho-Chi-Minh-Stadt würde zu einer asiatischen Metropole wie jede andere. Genau dieses Schicksal droht der Stadt in Vietnam.

Saigon Fluss Vietnam (picture alliance/dpa/R.Harding)

Als Kulisse für Graham Greenes berühmten Saigon-Roman “Der stille Amerikaner” erlangten die charmanten Kolonialbauten literarische Berühmtheit. Heute sind sie Touristenattraktionen und gehören ins feste Programm einer jeden Stadtbesichtigung. Doch sie sind in Gefahr.

Ein Gewirr von Baukränen ragt über “Saigon”, heute Ho-Chi- Minh-Stadt, in den Himmel. Die Skyline wächst und wächst. Es ist die größte vietnamesische Metropole und eine der am schnellsten wachsenden Städte Asiens überhaupt. Wie viele Einheimische ist Tran Trong Vu bestürzt über diese rasante Entwicklung. Für die neuen Wolkenkratzer werden historische Viertel rigoros eingeebnet. “Die Gebäude haben doch einen kulturellen Wert. Wir sollten sie erhalten und nicht durch Hochhäuser ersetzen,” appelliert er.

Hotel Continental Saigon (picture alliance/dpa/J. Hoelz)Sehnsuchtsort: Das Hotel Continental, in dem Graham Green residierte

Leichtes Spiel für Investoren

Viele befürchten, dass es nicht mehr lange dauert, und Ho-Chi-Minh-Stadt unterscheidet sich kaum noch von irgendeiner anderen asiatischen Megastadt. “In den 1960er und 1970er Jahren sah alles Französisch aus,  jetzt werden wir immer amerikanischer: an jeder Ecke gibt es McDonald’s,” sagt Hiep Nguyen, der in Ho-Chi-Minh-Stadt aufwuchs und mehrere Bücher über das architektonische Erbe seiner Heimat geschrieben hat. “Eine Straße, die ihrer Geschichte beraubt ist, ist nichts wert,” fügt er hinzu.

Am deutlichsten wird die Zerstörung im Stadtzentrum sichtbar. Immer mehr junge Menschen zieht es hierher, sie wollen ein modernes Umfeld, Wohnraum und Platz zum Arbeiten. Ein legitimes Bedürfnis. Aber Nguyen verweist auf einen weiteren Aspekt:  “Es geht um viel Geld und um die Interessen der Investoren.”

The Construction site in Saigon South, a mixed residential and commercial... (picture alliance/dpa/Godong)Baustellen überall: Auf 3300 Hektar entsteht hier ein neuer Wohnkomplex

Wo bleibt der Denkmalschutz?

Finanzstarke Investoren haben sich längst begehrte Filetstücke im Stadtzentrum gesichert. Auf Grundstücken mit alten Villen, und historischen öffentlichen Gebäuden machen sich jetzt Baustellen breit. Zuletzt hat die Einebnung des Hafens “Ba Son” am Saigon River für Empörung gesorgt. Die Gebäudekomplexe aus der französischen Kolonialzeit mussten weichen. Die Vincom Gruppe errichtet dort gerade eine neues Wohnviertel. Pham Nhat Vuong, der Firmenchef, ist der reichste Mann im Land. Er wird gerne als der Donald Trump von Vietnam bezeichnet.

Die Stadtverwaltung hat inzwischen über 1000 Gebäude registriert, die zwischen 1887 und 1954, zur Zeit der französischen Kolonialherrschaft, erbaut wurden. Darunter das berühmte Stadttheater, die Post oder die Kathedrale Notre Dame. Mit diesen Gebäuden schmückt sich Ho-Chi-Minh-Stadt: sie alle sind touristische Highlights. Es gibt auch noch einige der alten Lieblingsplätze von Graham Greene in der Rue Catinat. Heute heißt die Straße Dong Khoi und in die Läden sind Marken wie Hermès und Chanel eingezogen.

Widerstand regt sich

Es gibt keine zuverlässigen Zahlen darüber, wie viele der historischen Gebäude bereits zerstört wurden. Fanny Quertamp von der Stadtentwicklungsgesellschaft PADDI vermutet, dass bereits 50 Prozent der Kolonialbauten in der Innenstadt verschwunden sind. Gegen das Tempo, mit dem dieser Prozess voranschreitet, formiert sich Widerstand.

Vietnam Saigon Opernhaus (picture alliance/dpa/R.Harding)Bald eine Rarität? Stadttheater von Saigon, eröffnet 1899

Daniel Caune, ein Videospiele-Entwickler, engagiert sich privat für den Erhalt der Kolonialarchitektur. Mit seiner noch in Arbeit befindlichen App “Heritage Go” sollen Einheimische wie Touristen für den architektonischen Schatz sensibilisiert werden. Wenn Nutzer ihr Smartphone auf eines der alten Gebäude richten, erhalten sie Fotos und Infos zu seiner Geschichte. Noch ist die App nicht auf dem Markt. “Ich möchte, dass die Leute sich über ihr historisches Erbe bewusst werden”, erklärt Caune. Er  ist Mitglied der Initiative “Heritage Observatory”,  die Gebäude aus der Kolonialzeit erfasst und archiviert.

Sorge um Tourismus

Auch bei der Stadtverwaltung verfolgt man dieses Ziel und erarbeitet einen Plan zur Erfassung der Kolonialarchitektur. Eine gewaltige Aufgabe, die Jahre dauern wird. Die Denkmalschützer haben keine Lobby in der aufstrebenden Metropole . “Die Forderung nach wirtschaftlichem Erfolg und  nach Fortschritt setzen uns gewaltig unter Druck”, sagt Tuan Anh Nguyen, der Leiter der Arbeitsgruppe Architektur bei der Behörde für Stadtentwicklung in Ho-Chi-Minh Stadt.

 Saigon Vincom Center (picture alliance/dpa/J.Hoelz)Auch so werden Baulücken geschlossen: Neues Luxus-Shopping Center im Kolonial-Stil

Vielen der Investoren, die wertvolles Land im Stadtzentrum aufkaufen, sei das historische Erbe egal, fügt er hinzu. Er wünscht sich, dass es rasch einen Stadtentwicklungsplan gibt, der diese Entwicklung stoppt. Und nennt als Vorbild die Altstadt von Montreal in Kanada. Der Protest der Einwohner und das Engagement eines Stadtplaners führten dazu, dass bereits 1964 die historische Altstadt Vieux-Montréal komplett unter Schutz gestellt wurde. Statt Abriss wurden Gebäude restauriert und der Bezirk entwickelte sich über die Jahre zu einer beliebten Touristenattraktion.

Ironie der Geschichte 

Investoren haben in dem Touristenort Da Nang am Delta des Flusses Han eine mittelalterliche französische Stadt  errichtet, das “French Village”, mit Türmchen, Zinnen und Kopfsteinpflaster. Denkmalschutz funktioniert nicht, aber französisches Mittelalter als Disney-Variante schon. Verkehrte Welt.

Architekt Ngo Viet Nam Son geht davon aus, dass Ho-Chi-Minh-Stadt Millionen Touristen verloren gehen werden, wenn das französische Flair in den Straßen von “Saigon” verschwindet. Es sei, sagt er, als säge man den Ast ab, auf dem man sitzt.

jv/jta/lto (AFPE)

Huyền thoại Sài Gòn tan biến thành mây khói

0

 

Thành phố Sài Gòn không là cái gì nếu không có lối kiến trúc theo kiểu Pháp của thời kỳ thuộc đia? Thành phố HCM ngày nay có lẽ chỉ là một đô thị Á châu lớn như bất cứ một thành phố Á châu nào khác. Số phận này đang đe dọa thành phố VN.

Làm bối cảnh cho quyển tiểu thuyết Sài Gòn của nhà văn Graham Green „Người Mỹ trầm lặng“, công trình kiến trúc trang nhả của các cao ốc, dinh thự thời thuộc địa ở thành phố này nhờ vậy đã nổi tiếng trong văn học. Ngày nay, nét đẹp kiến trúc của thành phố là một hấp lực cho du khách và thuộc tiết mục ngoạn cảnh không thể thiếu được trong mỗi chương trình đi xem thành phố. Tuy nhiên, các cao ốc, dinh thự cổ này đang bị đe dọa.

Một rừng các cần câu xây dựng mọc cao lên nền trời „Sài Gòn“ , ngày nay là TP HCM. Những nhà cao tầng cứ chen chút ở chân trời. Thành phố lớn nhất của VN và cũng là một trong những đô thị cực lớn, tăng trưởng nhanh nhất ở Á châu nói chung. Như nhiều người dân của thành phố, ông Trần Trọng Vũ rất đau xót trước sự thay đổi nhanh chóng này. Ðể lấy chỗ cho các nhà trọc trời xây mới, những khu phố cổ xưa bị lấn át không thương tiếc. „Những ngôi nhà này thật sự cưu mang một giá trị văn hóa. Chúng ta nên gìn giữ và trùng tu các chứng tích này và đừng thay thế vào đó bằng các cao ốc“, ông kêu gọi như vậy.

Ðiểm hò hẹn: Khách sạn Continental, nơi Graham Green trú ngụ.

Trò trẻ con cho các nhà đầu tư

Nhiều người lo ngại rằng, không bao lâu nữa và TP HCM cũng chẳng khác gì với bất cứ một đô thị cực lớn nào ở Á châu. „Vào những năm 1960 và 1970 mọi nơi vẫn còn nét của Pháp, bây giờ  tất cả ngày càng giống Mỹ: ở mọi góc đường đều có hàng Mc Donald“, theo ông Nguyễn Hiệp, người đã lớn lên tại TP HCM và viết nhiều sách về di sản kiến trúc của thành phố nơi ông được sinh trưởng. Ông nói thêm,“Một con đường bị lấy mất đi lịch sử của nó thì không còn giá trị nữa“.

Người ta thấy sự phá hại rõ rệt nhất ở trung tâm thành phố. Ngày càng nhiều những người trẻ dọn vào đây, họ muốn có một khung cảnh sống tân tiến, cả chốn ở và chỗ làm việc. Một nhu cầu chính đáng thôi. Nhưng ông Nguyễn nói đến một khía cạnh khác: „Ở đây có dính dáng với thật nhiều tiền và quyền lợi của các nhà đầu tư“.

Công trường xây cất khắp nơi: Ở đây, cứ một khu vực nhà ở mọc lên trên 3300 mẫu tây.

Gìn giữ di tích văn hóa, lịch sử ở đâu?

Các nhà đầu tư lắm tiền đã mua đứt những khu đất béo bỡ từ lâu. Các công trường xây cất đang lấn chiếm các mãnh đất mà trước đây có nhiều dinh thự cổ và các công thự lịch sử tọa lạc. Mới đây là việc san bằng khu bến tàu „Ba Son“ trên sông Sài Gòn đã làm dân chúng phẩn nộ. Cả khu vực có từ thời Pháp thuộc phải bị dẹp đi. Tập đoàn xây cất Vincom đang xây nơi đó một khu nhà ở mới. Phạm Nhất Vượng, người chủ tập đoàn, là nhà tỉ phú giàu nhất nước. Ông ta thích được gọi là Donald Trump của Việt Nam.

Thời gian qua, Toà hành chánh Thành phố đã lập một danh sách gồm trên 1000 ngôi nhà được xây cất từ năm 1887 tới 1954, dưới thời Pháp thuộc. Trong số đó có Nhà hát Thành phố, Tòa nhà Bưu điện hoặc Vương cung Thánh đường (Nhà thờ Ðức bà). Các tòa nhà này trang điểm, làm đẹp cho thành phố HCM: các cao ốc trên đều là các tụ điểm hấp dẫn du khách. Còn có một vài nơi Graham Green ưa thích ở đường Catinat. Ngày nay đuờng này mang tên Ðồng Khởi và các cửa hàng nơi đây  bày bán những hàng danh hiệu như Hermès và Chanel.

Sự chống đối nổi dậy

Không có những con số đáng tin cậy cho biết bao nhiêu trong số các ngôi nhà lịch sử đã bị tàn phá. Fanny Quertamp thuộc Hiệp hội Thiết kế đô thị PADDI đoán chừng đã có tới 50% các ngôi nhà thời Pháp

thuộc, thuộc vùng trung tâm thành phố đã bị dẹp sạch. Một làn sóng

phản đối đang nổi lên chống lại sự phá củ xây mới không ngừng nghỉ này.

Chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành hiếm hoi? Nhà hát Thành phố, khánh thành năm 1899.

Daniel Caune, một nhà làm phim trò chơi Video, dấn thân cho việc bảo tồn lối kiến trúc thời Pháp thuộc. Bằng việc thực hiện một App chưa hoàn thành xong „Heritage Go“, ông muốn đánh thức nguời dân thành phố cũng như du khách cần chú ý tới di sản kiến trúc. Khi người dùng điện thoại cầm tay chụp một trong các toà nhà cổ, họ sẽ được xem hình và lời giải thích về lịch sử của tòa nhà đó. Chương trình App này chưa đưa ra thị trường. Ông Caune nói, „ông muốn mọi người có ý thức hơn về di sản lịch sử của họ“. Ông là thành viên của Hội “Heritage-Observatory“, làm công việc thu lượm và sắp xếp có hệ thống các ngôi nhà được xây từ thời Pháp thuộc.

Mối lo về ngành du lịch    

Tòa hành chánh Thành phố cũng theo đuổi cùng mục đích này và đề ra một chương trình thu góp các kiến trúc thời thuộc địa. Một công tác cực lớn, kéo dài qua nhiều năm tháng. Những người muốn bảo vệ di tích lịch sử không được sự cổ võ ở trong một đô thị đang muốn vươn lên. „Ðòi hỏi thành công kinh tế và đòi hỏi tiến bộ gây áp lực rất lớn lên đầu họ“, ông Nguyễn Tuấn Anh, chủ đạo Nhóm làm việc về Kiến trúc thuộc Cơ quan thiết kế đô thị của TP HCM.

Một cách để lấp kín các đất còn bỏ trống: Trung tâm thương mại hạng sang được xây theo lối kiến trúc của thời thuộc địa

Nhiều nhà đầu tư chiếm cứ được các mảnh đất quí gía thuộc Trung tâm thành phố chẳng đếm xỉa gì đến di sản lịch sử, ông nói thêm. Ông mong muốn sớm có một chương trình phát triển thành phố để chấm dứt các động thái này. Và lấy thí dụ như phố cổ Montreal ở Gia Nã Ðại. Sự phản đối của dân chúng và nổ lực của một nhà thiết kế đô thị đã mang lại kết quả là từ năm 1964 khu phố cổ Vieux-Montreal hoàn toàn được đặt dưới sự bảo vệ các di tích lịch sử. Thay gì bị giựt sập, các cao ốc được tu sửa lại mới, và qua nhiều năm phát triển khu vực trở thành một nơi lôi cuốn du khách và rất được ưa chuộng.

Sự mỉa mai của lịch sử 

Các nhà đầu tư đã xây cất ở trung tâm du lịch Ðà Nẵng một thành phố kiểu Pháp thời Trung cổ trên châu thổ sông Hàn, gọi là „French Village“(Làng Pháp) có nhiều tháp nhỏ, tường thành góc cạnh và đường đi lát đá. Bảo trì di tích cổ không xong, nhưng một thế giới Pháp thời Trung cổ theo hình thức của một Disneyland lại được. Thế giới ngược đời.

Kiến trúc sư Ngô Việt Nam Sơn cả quyết rằng, TP HCM sẽ mất hằng triệu du khách nếu nét đẹp của Pháp biến mất trên các đường phố  „Sài Gòn“. Chẳng khác nào một người tự cưa đi nhánh cây mà mình đang ngồi trên đó.

Tâm Việt chuyển dịch

Nguồn:

Tin của đài truyền thông Đức DEUTSCHE WELLE ngày 07.06.2017

https://www.dw.com/de/mythos-saigon-verschwindet/a-38907557