Home Blog Page 1440

Trung Quốc giám sát hoạt động của Mỹ ở Biển Đông

0

Trung Quốc hôm 9 tháng 6 cho biết nước này duy trì tình trạng báo động và theo dõi các hoạt động quân sự của Mỹ tại khu vực biển Đông sau khi hai máy bay ném bom của Hoa Kỳ thực hiện các chuyến bay diễn tập qua khu vực Biển Đông.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết như vừa nêu qua một thông báo đăng trên tài khoản mạng xã hội của bộ này.

Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho biết hai máy bay B-1B Lancer của Hải quân Hoa Kỳ đã bay 10 giờ từ đảo Guam qua khu vực Biển Đông hôm 8 tháng 6, trong một cuộc diễn tập phối hợp với tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Sterett.

Thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết quân đội nước này sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và hòa bình, ổn định trong khu vực.

Trước đó, vào hồi cuối tháng 5, Mỹ cũng cho tàu chiến đi qua khu vực 12 hải lý thuộc đá Vành Khăn do Trung Quốc kiểm soát ở quần đảo Trường Sa. Đó là chuyến tuần tra bảo vệ hàng hải đầu tiên tại khu vực Biển Đông dưới thời của chính quyền tổng thống Donald Trump.

Mobifone, phần nổi của tảng băng chìm

127
RFA

Hôm 7 tháng 6, Bộ Công Thương Việt Nam thông báo chính thức việc thuyên chuyển Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone, ông Lê Nam Trà về công tác tại văn phòng Bộ thông tin và Truyền thông từ ngày 6 tháng 6. Thông báo này đưa ra trong khi kết quả thanh tra công ty này chưa được công bố dù đã quá hạn cho phép. Điều này làm dấy lên những câu hỏi về sự minh bạch trong thanh tra và điều hành doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam?

Không minh bạch

Đã quá thời hạn qui định 50 ngày, cho đến nay, Mobifone, theo cách gọi của các báo “lề trái”, một trong ba đại án tham nhũng lớn của Việt Nam là Mobifone, Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) và Tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam (TKV) vẫn chưa được công khai kết quả thanh tra ra trước dư luận. Thay vào đó, là quyết định thuyên chuyển ông Lê Nam Trà, Chủ tịch Hội đồng thành viên Mobifone về Bộ Thông tin và Truyền thông. Bộ trưởng bộ này, ông Trương Minh Tuấn nêu lý do của việc thuyên chuyển là do yêu cầu công tác. Báo VNexpress trong nước ghi rõ thêm là “có xét đến yếu tố hoàn cảnh cá nhân, gia đình của cán bộ.”

Ngoài quyết định này thì không có bất kỳ thông tin nào liên quan đến kết quả thanh tra toàn diện vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG, mặc dù quyết định thanh tra đã được công bố  từ tháng 9 năm 2016. Theo quy định trong vòng 50 ngày, nghĩa là đến hết tháng 10/2016, kết quả thanh tra phải được công bố cho công chúng.

Chúng tôi đặt vấn đề chậm trễ công bố kết quả thanh tra của “ba đại án tham nhũng” ở góc độ minh bạch trong những tập đoàn doanh nghiệp nhà nước, Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, đưa ra nhận xét:

Thiếu công khai minh bạch là một bình phong làm chỗ ẩn nấp cho những lợi ích nhóm và cho những việc làm phi pháp.
– Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

“Thiếu công khai minh bạch là một bình phong làm chỗ ẩn nấp cho những lợi ích nhóm và cho những việc làm phi pháp. Cho đến khi kết quả bị thua lỗ quá lớn, bấy giờ mới thanh tra kiểm tra thì thua lỗ đã quá lớn, không thể ngăn chặn. Đó là kết quả đáng tiếc.”

Truyền thông trong nước đưa tin trước đây, quyết định bắt đầu thanh tra toàn diện dự án Mobifone mua 95% cổ phần của công ty AVG do Phó thủ tướng Trương Hòa Bình thay mặt Thủ tướng chính phủ ký theo chỉ đạo của Thường trực Ban bí thư Trung ương vào đầu tháng 8 năm 2016.

Đến ngày 25 tháng 4 vừa qua, Phó tổng Thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh trả lời tại cuộc họp báo quí 1/2017, cho hay việc thanh tra tại Tổng công ty MobiFone đã kết thúc thanh tra trực tiếp theo quy định. Tuy nhiên, cơ quan thanh tra chưa ra được kết luận, do có những nội dung cần phải làm việc nhiều lần, thậm chí phải trở lại từ đầu để đảm bảo khách quan. Ngoài ra ông Khánh không đưa thêm bất cứ chi tiết nào khác về kết quả thanh tra.

Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, lúc này không thể nhận định điều gì về kết quả của thanh tra.

“Có một thanh tra hơn một năm nay rồi và nói là có một số kết quả nhưng mà chưa công bố gì cả và không biết đến bao giờ mới công bố. Vì vậy bây giờ mình nói điều gì cũng chưa có căn cứ.”

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng dù kết quả có được công bố thì đó cũng chỉ là một phần của tảng băng.

“Nếu họ chưa chịu công bố bao giờ họ cũng có một cái cớ gì đó để họ nói. Nếu họ có công bố chỉ công bố những tảng băng nổi thôi còn tảng băng chìm thì họ đâu có công bố ra nên mình đâu có biết. Cho nên vấn đề công khai minh bạch là chuyện sống còn cho lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam để tránh các thua lỗ và các sai lầm trầm trọng.”

Mobifone, một trong ba nhà mạng lớn nhất trong làng viễn thông Việt Nam, bên cạnh Viettel và Vinaphone. MobiFone mua 95% cổ phần AVG vào đầu năm 2016.

Theo tờ Vietnamfinance, vụ này từng được coi là thương vụ bí ẩn bởi giá trị của giao dịch hoàn toàn không được công bố dù vấp phải rất nhiều yêu cầu minh bạch, công khai từ phía dư luận kể từ khi hai công ty hoàn tất giao dịch vào hồi đầu năm 2016,

Mãi cho đến tháng 11/2016, trong báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2016, Mobifone mới hé lộ mức giá của giao dịch là 8.889 tỷ đồng.

Theo một bài viết trên báo Tuổi Trẻ vào tháng 8 năm 2016, có đến 3 công ty thẩm định giá đưa ra ba con số khác nhau đối với AVG và các con số chênh lệnh lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Các trị giá được đưa ra đều khá lớn. Tuy nhiên, báo Tuổi Trẻ dẫn lời Tiến sĩ Phạm Thế Anh (ĐH Kinh tế quốc dân) cho rằng kết quả định giá không khách quan, thiếu chính xác và giá trị AVG không lớn như ba công ty định giá đưa ra. Trong khi đó, theo các bài điều tra được đăng tải trên các báo lề trái, con số được đưa ra dựa trên tình hình kinh doanh của AVG trong các năm qua ước tính chỉ khoảng 3,000 tỷ đồng.

Sai với cam kết quốc tế về minh bạch

52-400.jpg
Một văn phòng giao dịch của Mobifone ở TPHCM. Courtesy of mobifone

Tiến sĩ Vũ Quang Việt, Chuyên gia thống kê của Liên Hiệp Quốc, từ New York nhận xét vấn đề từ cách phân tích vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc gia.

“Ở Việt Nam doanh nghiệp nhà nước mới là quan trọng, chiếm đến 30-40% GDP của cả quốc gia. Nợ tổng của nền kinh tế khoảng 200% GDP, trong đó đến 65% là từ chính phủ. Còn phần còn lại là của doanh nghiệp nhà nước.”

Tôi nghĩ cho đến bây giờ vấn đề nợ công của Việt Nam rất là tiêu cực (negative).”

Cũng theo tờ Vietnamfinance cho biết, để thâu tóm AVG, Mobifone đã phải rút hàng nghìn tỷ đồng tiền gửi ngân hàng để chi trả cho thương vụ mua cổ phần. Động thái này khiến lãi tiền gửi ngân hàng năm 2016 của Mobifone giảm rất mạnh, từ 511 tỷ đồng của năm 2015 xuống chỉ còn 182 tỷ đồng.

Rõ ràng là công khai minh bạch của Việt Nam còn kém. Bao giờ Việt Nam có thể thực hiện các cam kết đó là điều cần xem xét.
– Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

Tất cả những thông tin trên không nằm trong kết quả thanh tra toàn diện theo chỉ thị của Thủ tướng chính phủ năm 2016. Dư luận chỉ biết đến điều qua các báo lề trái như Dân luận, Anh Ba Sàm. Trong loạt bài về đại án Mobifone, trang Dân Luận có cho biết “Mức lợi nhuận của Mobifone giảm đi 2.000 tỷ đồng trong năm 2016 chính là do tác động của thương vụ Mobifone mua AVG.”

Sự không minh bạch trong cách điều hành và báo cáo của một doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh là rất yếu kém, và sai với những hiệp định thương mại quốc tế đã ký kết.

“Những hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết như TPP hay Việt Nam liên minh Châu Âu, Việt Nam đều có các cam kết về công khai minh bạch, trong đó có nói rõ tất cả các thông tin của các doanh nghiệp đều phải được công khai và kết quả đều phải được các cơ quan kiểm toán có thẩm quyền công nhận.

Việt Nam cam kết vậy nhưng việc công bố còn chậm. Ngay cả các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa cũng chậm đăng ký trên thị trường chứng khoán bởi vì thị trường chứng khoán đòi hỏi sự công khai minh bạch chi tiết và nghiêm ngặt hơn.

Rõ ràng là công khai minh bạch của Việt Nam còn kém. Bao giờ Việt Nam có thể thực hiện các cam kết đó là điều cần xem xét.”

Tuy nhiên Chuyên gia thống kê của Liên hiệp quốc Liên Hiệp quốc Vũ Quang Việt cho rằng những điều ước quốc tế ký kết chỉ là những khuyến nghị sự minh bạch và bất cứ quốc gia nào khi ký kết cũng đồng ý những khuyến nghị đó, chứ không có tính bắt buộc đối với các quốc gia tham gia.

Phụ nữ ngày nay với văn chương nghệ thuật

0
RFA

She who has no master(s) tạm dịch là “Những người phụ nữ tự làm chủ mình” là một dự án văn học với sự tham gia các nhà văn nữ hải ngoại gốc Việt. Dự án này do chị Dao Strom thành lập, chị cũng là một trong 9 thành viên của nhóm bao gồm Angie Chau, Lan Duong, Anna Moi, Hoa Nguyen, Thao P. Nguyen, Isabelle Thuy Peland, Aimee Phan, Julie Thi Underhill. Đây đều là các tác giả nổi tiếng và từng đoạt giải thưởng về văn học tại Mỹ.

Lan Hương phỏng vấn người thành lập nhóm là chị Dao Strom, và một thành viên khác là chị Aimee Phan để hiểu thêm về dự án này.

Lan Hương: Chào chị Dao Strom, và chị Aimee Phan. Các chị có thể cho biết mục đích thành lập nên dự án “She who has no master(s)”?

Aimee Phan: Chị Đào thành lập nhóm của chúng tôi vào năm 2014 với ý tưởng là hiện nay có rất nhiều nữ nhà văn người Việt trên khắp thế giới. Tuy nhiên chưa có một cách gì để họ có thể giao tiếp và hợp tác cùng với nhau. Tôi nghĩ rằng yếu tố hấp dẫn những người tham gia nhóm nhất đó là cơ hội để hiểu về nhau, chia sẻ công việc với nhau và được truyền cảm hứng làm việc khi cùng hợp tác với nhau. Đó cũng là một trong những lý do chính thôi thúc tôi tham gia vào dự án này. Ngoài ra tôi cũng có cơ hội được thử nghiệm các tác phẩm của tôi.

Một trong những lý do chúng tôi lập nhóm chỉ dành cho phái nữ là vì một phần lớn các tác phẩm văn học kể cả là trong văn hóa Mỹ hay Việt Nam do phái nam viết.
– Dao Strom

Dao Strom: Một nguyên nhân khác nữa khiến tôi lập ra nhóm này là để tạo lập nên một hình thức văn học ở đó nhiều nhà văn nữ cùng có tiếng nói và cùng mang lại những trải nghiệm khác nhau. Chúng tôi có rất nhiều cách nhìn chung với nhau chẳng hạn như về Việt Nam, về chiến tranh,… nhưng bên cạnh đó chúng tôi cũng có nhiều trải nghiệm khác nhau, bao gồm việc xuất thân khác nhau.  Đó cũng là một yếu tố chúng tôi muốn gửi gắm trong các tác phẩm của mình.

Lan Hương: Các chị có nghĩ việc mình không nói được tiếng Việt là một trở ngại khi các chị muốn viết về Việt Nam?

Aimee Phan: Tôi không nghĩ khả năng nói tiếng Việt là nhân tố tiên quyết trong các tác phẩm của chúng tôi. Phải đến phân nửa trong chúng tôi không nói được tiếng Việt nhưng không vì vậy mà chúng tôi thấy mình không được “Việt” bằng những người khác. Đó là lý do chúng tôi dành thời gian để viết về văn hoá Việt Nam và những trải nghiệm của chúng tôi. Bởi vì chúng tôi nghĩ điều quan trọng là chúng tôi muốn theo đuổi giấc nghệ thuật của mình đến cùng, chỉ cho nhau thấy vì sao giấc mơ này quan trọng với chúng tôi, và rằng chúng tôi muốn nuôi dưỡng nó và trở thành một phần của nó hiện tại và tương lai.

Lan Hương: Điều gì khiến các chị thành lập một nhóm các nhà văn là phái nữ?

Dao Strom: Một trong những lý do chúng tôi lập nhóm chỉ dành cho phái nữ là vì một phần lớn các tác phẩm văn học kể cả là trong văn hóa Mỹ hay Việt Nam do phái nam viết. Đặc biệt là những trải nghiệm trong chiến tranh ở Việt Nam thường được viết và đọc bởi những người đàn ông trực tiếp tham gia cuộc chiến. Nhưng chúng tôi lại muốn khai thác một khía cạnh khác về cuộc chiến đó với những góc nhìn từ phụ nữ, trẻ em, hay những người con của các chiến binh chẳng hạn. Chúng tôi muốn tạo một không gian để những tiếng nói vốn không được chú ý đến có cơ hội hợp tác với nhau phá vỡ sự im lặng đó.

Aimee Phan: Tôi đồng ý với chị Đào. Tôi nghĩ rằng một trong những lý do khiến tôi tham gia nhóm này là vì tiếng nói của phụ nữ trong văn học Việt Nam được ưu tiên. Một điều mà tôi rất quý trọng về nhóm của chúng tôi là chúng tôi luôn gắn kết với nhau, tìm thấy và tôn trọng tiếng nói của nhau và mang tiếng nói đó đến với mọi người.

Lan Hương: Các tác phẩm của các chị xoay quanh những chủ đề gì?

Dao Strom: Chúng tôi viết nhiều thứ lắm chẳng hạn như những điều thầm kín về phụ nữ, những người giới tính chưa xác định, những người yếu thế,… Chúng tôi muốn nhắn gửi rằng điều mạnh dạn là chúng tôi dám chia sẻ câu chuyện và trải nghiệm của mình và biết đâu chúng tôi sẽ tìm được sức mạnh khi liên kết với nhau và cùng đưa nhau thoát khỏi tình trạng là nạn nhân của bất cứ vấn đề gì.

Tôi nghĩ rằng một trong những lý do khiến tôi tham gia nhóm này là vì tiếng nói của phụ nữ trong văn học Việt Nam được ưu tiên.
– Aimee Phan

Lan Hương: Nhiều ý kiến nói rằng các tác phẩm văn chương của phái nam thường được chú ý hơn của phái nữ. Các chị nghĩ gì về điều này?

Aimee Phan: Đó chính là lý do mà chúng tôi muốn thông qua dự án “She who has no masters” để truyền đạt rằng tiếng nói của phụ nữ là cực kỳ quan trọng trong việc truyền tải văn học Việt Nam.

Strom Dao: Chúng ta đang sống trong một thế giới vẫn còn hiện tượng trọng nam khinh nữ. Vì vậy chúng ta cần nỗ lực để phụ nữ được lên tiếng và tiếng nói của họ được lắng nghe.

Lan Hương: Qua cuộc nói chuyện này các chị có muốn nhắn gửi điều gì đến những người phụ nữ yêu mến và muốn theo đuổi con đường văn học nghệ thuật nhưng vì một lý do gì đó họ chưa thực hiện được?

Strom Dao: Tôi muốn nhắn nhủ rằng các bạ hãy cứ tiếp tục viết, đừng sợ hãi điều gì cả. Tôi biết là phụ nữ, và tôi cũng là một người mẹ, đôi khi việc theo đuổi giấc mơ của chúng ta còn gặp nhiều trở ngại vì còn phải chăm sóc con cái và gia đình. Nhưng mặc cho những trở ngại đó tôi tin chúng ta có thể tìm cách để tiếng nói và những câu chuyện của mình được mọi người lắng nghe chứ không chỉ giữ riêng cho bản thân.

Aimee Phan: Tôi mong những người phụ nữ muốn được viết nhưng vì lý do gì đó không thể, hãy hiểu rằng tiếng nói của các bạn rất quan trọng và những câu chuyện của các bạn sẽ làm cho nền văn học thêm phong phú và những câu chuyện đó đáng được kể. Và chính các bạn nên là những người kể ra câu chuyện đó.

Lan Hương: Cám ơn những chia sẻ của hai chị. Nếu quý vị quan tâm có thể tìm đọc nhiều tác phẩm của nhóm như Quiet As They Come của Angie Chau, This Is All I Choose To Tell: History and Hybridity in Vietnamese American Literature của Isabelle Thuy Peland, We Should Never Meet của Aimee Phan, The Gentle Order of Girls and Boys của Dao Strom, Veterans of Peace của Julie Thi Underhill …

Đề nghị điều tra vụ tàu vỏ thép kém chất lượng

0
RFA

Ông Trần Châu, Phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định cho hay là tỉnh này đang đề nghị Bộ công an điều tra việc đóng tàu đánh cá vỏ thép cho ngư dân kém phẩm chất.

Ông Châu nói như vậy trong phát biểu kết luận cuộc họp chuyên đề về việc đóng tàu vỏ thép, còn gọi là tàu 67 theo nghị định định số 67 của chính phủ ban hành hồi năm 2014.

Cuộc họp do tỉnh Bình Định và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng phối hợp tổ chức tại thành phố Qui Nhơn.

Theo báo chí Việt Nam thì có nhiều ngư dân đến tham dự cuộc họp này. Và theo số liệu của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định thì có đến 18 chiếc tàu đánh cá vỏ thép bị hư hỏng.

Theo các ý kiến đưa ra tại hội nghị thì nguyên nhân của việc tàu vỏ thép mới đóng đã bị hư là do nhà sản xuất thay thép Nhật Bản, Hàn Quốc bằng thép Trung Quốc chất lượng xấu hơn, máy tàu cũng không đúng loại Mitshubishi được qui định theo thiết kế, nguyên nhân thứ hai là ngư dân chưa quen thuộc với loại tàu này nên không kiểm tra được chất lượng khi xuất xưởng.

Theo nghị định 67 thì ngư dân sẽ được tạo điều kiện dễ dàng khi vay tiền ngân hàng, đầu tư cho các tàu đánh cá bằng vỏ bằng thép. Mục tiêu tàu có thể chống chịu tốt hơn, nhất là khi xảy ra va chạm hay bị tàu Trung Quốc truy đuổi khi đánh bắt tại ngư trường Biển Đông.

Tuy nhiên trong thời gian qua có nhiều tàu đánh cá do hai công ty Nguyên Dương và Nam Triệu của tỉnh Bình Định đóng bị hư hỏng khi mới chỉ được đưa vào sử dụng.

Theo lời thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám thì hai công ty này phải chịu trách nhiệm chính. Ông Tám cũng cho biết là ông đề nghị tỉnh Bình Định thẩm tra toàn bộ 18 con tàu bị hư.

Cũng xin nhắc lại là sau khi vụ việc tàu vỏ thép mới đóng đã hỏng, nhiều ngư dân đã làm đơn kiến nghị tỉnh Bình Định kiểm tra tàu của họ, nhưng sau đó, theo báo chí Việt Nam, đã có một số ngư dân rút tên, không rõ vì bị tác động từ đâu.

Và cũng xin nói thêm là hôm 8 tháng 6, trong ngày họp đầu tiên về vụ tàu 67, các cơ quan báo chí đã không được tham dự.

Cũng liên quan đến ngư dân Việt Nam, một chiếc tàu đánh cá của tỉnh Khánh Hòa mang số hiệu KH-04500 bị một tàu lạ đâm chìm vào ngày 7 tháng 6 tại vùng biển huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách bờ chỉ có 15 hải lý.

Chiếc tàu Việt Nam bị chìm cùng toàn bộ dụng cụ đánh cá. Ba ngư dân trên tàu thì may mắn được một chiếc tàu đánh cá của tỉnh Phú Yên cứu thoát.

Theo ông Trương Minh Hội chủ tàu KH-04500 thì chiếc tàu lạ sau khi đâm chìm tàu ông đã bỏ đi mà không cứu các ngư dân, nhưng ông không cho biết thêm chi tiết về con tàu tấn công tàu của ông, chỉ biết là nó có cùng kích thước với tàu KH-04500.

Một người Thái bị 35 năm tù với tội ‘khi quân’ trên Facebook

RFA

35 năm tù giam là bản án giành cho một người đàn ông Thái với các cáo buộc phỉ báng hoàng gia trên Facebook, một trong những bản án khắc nghiệt nhất ở chế độ quân chủ Thái.

Tin nhận được từ AFP hôm thứ Sáu 9 tháng 6 cho biết, toà án quân sự ở Bangkok đã kết án người đàn ông 34 tuổi, có tên Wichai, với 10 tội danh vì đăng tải hình ảnh, video và ý kiến liên quan đến gia đình hoàng gia trên một tài khoản Facebook của người khác, có tên ILaw, được cho là bạn của người này.

Mỗi tội danh bị kết án 7 năm tù; nhưng được giảm phân nửa với lý do người phạm tội thừa nhận mọi sai trái.

Họ của ông Wichai được giữ kín để bảo vệ thân nhân của người này khỏi bị cảnh cáo.

Vào chiều thứ Sáu cùng ngày, một tòa án hình sự đã kết án một nghi can khác 2 năm rưỡi tù giam vì đã tải lên một đoạn ghi âm từ một chương trình phát thanh chính trị bị coi là lăng mạ chế độ quân chủ.

Việc thi hành luật khi quân được cho là khắc nghiệt gia tăng kể từ khi chính quyền quân nhân bảo hoàng lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2014. Từ đó đến nay có hơn 100 người bị buộc tội theo luật này.

Quân đội Phi yêu cầu Facebook đóng tài khoản của phiến quân

0

RFA

2017-06-09

Quân đội Philippines ngày 9/6 đã yêu cầu Facebook khóa hàng chục tài khoản có liên quan đến phiến quân Hồi giáo trong vụ tấn công thành phố Marawi vì cho rằng các tài khoản này đang được sử dụng với mục đích tuyên truyền.

Hãng tin AFP dẫn lời phát ngôn viên quân đội Trung tá Jo-ar Herrera tại một cuộc họp báo ở thành phố Marawi cho biết họ đã phát hiện ra 63 tài khoản Facebook liên quan đến phiến quân, nói thêm rằng những tài khoản như thế có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ của người dân Philippines.

Xin nhắc lại mới hôm 7/6 Philippines cũng yêu cầu các công ty truyền thông xã hội bao gồm cả Facebook gỡ bỏ một đoạn video có cảnh các chiến binh đập phá, xúc phạm các biểu tượng thiêng liêng tại một nhà thờ Công giáo vì e ngại rằng có thể gây ra thù hằn và chiến tranh tôn giáo.

Sự khốn nạn tận cùng của bọn an ninh Cs tại Hà nội

Bui Thi Minh Hang

Sự khốn nạn tận cùng của bọn an ninh Cs tại Hà nội qua đơn trình báo của luật sư Lê Quốc Quân :
………………….
Kính báo toàn thể anh chị em là tôi đã ở trong nhà bình an. Tôi xin tường trình vụ việc sáng nay như sau:

ĐƠN TRÌNH BÁO

Tôi tên là: Lê Quốc Quân, thường trú tại Phòng 504 Nhà No09 Số 193 Trung Kính, Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội. Tôi làm đơn trình báo một việc như sau:

Đúng 9h15 hôm nay ngày 08/06/2017, khi tôi bắt đầu vào nhà thì bị khoảng 10 người mặc thường phục chặn lại tại cổng chính. Họ đe dọa tôi “Không được đi đâu, gặp ai nếu chúng tôi không cho phép”. Ở đây tôi hiểu là “Không được đi gặp giới ngoại giao quốc tế” bởi vì lần gần đây nhất tôi bị cản không cho đi gặp Thượng Nghị Sỹ John McCain vào ngày 31/5/2017 nhưng tôi vẫn đi gặp.

Sau đó người cầm đầu tên Thắng đã nhắc đi nhắc lại rằng: “Mày là cá nằm trên thớt, mày mà đi gặp một lần nữa thì vợ con mày sẽ chết. Mày có con gái lớn rồi, lo mà bảo vệ nó đi đừng để chúng tao ra tay”. Người này đã từng ngăn cản và đánh tôi vào chiều tối 3 tháng 7 năm 2016 khi tôi định đi dự tiệc chiêu đãi Quốc Khánh Hoa Kỳ do Đại Sứ Quán Hoa Kỳ mời.

Người tên Thắng này còn dùng tay túm cổ áo, ghì chặt, dùng nắm đấm tì sát dưới quai hàm của tôi rất lâu và nói: “Chỉ một cú đấm này là mày toi”, nhưng tôi chỉ cười. Tất cả những điều này được nhiều người chứng kiến và tòa nhà của tôi cũng có Camera quan sát. Họ còn hành hung cả nhân viên tôi là anh Lê Hữu Khánh khi anh này xuống can thiệp. Cá nhân tôi không có thù oán với ai. Tuy nhiên, tôi vẫn thường xuyên bị theo dõi, ngăn cản đi lại và đặc biệt sự việc xảy ra sáng nay là vi phạm nghiêm trọng pháp luật, cụ thể như sau:

1. Cá nhân tôi là một công dân tự do cho nên tôi có quyền đi lại và gặp gỡ mọi người, bao gồm cả các giới ngoại giao quốc tế. Việc ngăn cản không cho tôi đi gặp gỡ những viên chức chính trị quốc tế là vi phạm Điều 22, Điều 23 Hiến pháp 2013;

2. Người cầm đầu tên là Thắng trực tiếp nhiều lần đe dọa “sẽ xử lý vợ con mày” và “cho cháy nổ xe của mày”. Đó là hành vi đe dọa trực tiếp đến quyền sống của tôi, phạm vào tội Đe dọa giết người quy định tại Điều 103 BLHS hiện hành.

Không biết điều gì có thể đến với tôi và gia đình tôi nhưng những lời đe dọa này là có cơ sở, trong hành vi của họ là đầy quyết tâm và hằn học. Bởi vậy tôi làm đơn này trình báo đến công an Phường và đề nghị Bộ Công an cho tiến hành điều tra ngay về việc đe doa đến tính mạng, nhân phẩm, danh dự của tôi và gia đình.

Ông Thắng và toàn bộ các cá nhân đi theo cùng với ai đã chỉ đạo việc này sẽ phải chịu trách nhiệm bất cứ tai nạn hay sự cố nào xảy ra với tôi và gia đình của tôi. Tôi có đầy đủ bằng chứng, lời nói, việc làm và hình ảnh về các cá nhân tham gia vào việc này và sẵn sàng cung cấp khi có yêu cầu.

Người làm đơn

Lê Quốc Quân

Nam Hàn phát hiện máy bay không người lái Bắc Hàn gần biên giới

0
RFA

Quân đội Nam Hàn vào ngày 9 tháng 6 cho biết vừa phát hiện gần biên giới hai miền vật thể có thể là máy bay không người lái trang bị camera của Bắc Hàn đang làm nhiệm vụ trinh sát.

Bản tin của Reuters đánh đi từ Seoul cho biết máy bay không ngưới lái vừa được phát hiện giống như chiếc được phát hiện vào năm 2014 tại một đảo gần biên giới giữa hai miền. Cơ quan chức năng Nam Hàn đang tiến hành phân tích những thông tin thu thập được.

Sự vụ mới nhất xảy ra chỉ một ngày sau khi Bình Nhưỡng cho thử một loại hỏa tiễn chống hạm.

Năm ngoái Nam Hàn cho bắn cảnh cáo đối với một máy bay không người lái của Bình Nhưỡng buộc phải quay lại miền bắc.

Liên Hiệp Quốc hồi năm ngoái cũng có báo cáo cho biết Bắc Hàn sở hữu chừng 300 thiết bị bay không người lái thuộc nhiều loại khác nhau, gồm loại thực hiện nhiệm vụ trinh sát, loại chiến đấu và nhắm đến mục tiêu.

Trông ông Obama nhớ nhà

Thiêm Võ

Tôi không bầu, không thích cung cách ngoại giao mềm dẻo đến yếu đuối của ông Obama, nhưng rất nguỡng mộ tư cách quân tử của ông ta. Như vậy có ba phải không nhỉ?

Trông ông Obama nhớ nhà

Tôi là người không bỏ phiếu cho ông
Nhưng hôm nay tôi hãnh diện vô cùng
Tôi sung sướng nhận ra điều kỳ diệu
Của công bằng, dân chủ, bao dung

Tôi nhìn ông trên lễ đài nhậm chức
Thấy trời xanh mà chẳng thấy màu da
Thấy ánh sáng của muôn ngàn tinh tú
Thấy rừng cờ cùng vạn tiếng hoan ca

Tôi không nghe dù một lời kết tội
Đối thủ xưa hay hậu quả khó khăn
Tôi chỉ thấy những bàn tay xiết chặt
Những nụ cười với giọt lệ mừng lăn

Tôi thấy ông và thấy mình may mắn
Là công dân Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ
Nơi mơ ước rất dễ thành sự thật
Nơi công bằng trong mỗi bước chân đi

Tôi vui đó nhưng lại buồn ngay đó
Nhìn nơi đây rồi lại nhớ quê nhà
Nơi triền miên những đọa đày phân biệt
Dù dân tôi chỉ có một màu da

Tôi không biết,
Có nơi đâu trên trái đất này
Dân chủ cả ngàn lần hơn cả nơi đây
Nhưng tôi biết có lũ người dám nói
“Đất nươc tôi.” Ôi mai mỉa chua cay!

Jan 20, 2009

Campuchia buộc hồi hương 16 người Thượng Việt Nam

0
RFA

Mười sáu người Thượng, từ Tây Nguyên Việt  Nam trốn sang Campuchia xin tị nạn, bị trả về nước vì không hội đủ điều kiện và bằng chứng để xin được tị nạn.

Ông Tan Sovichea, phát ngôn nhân Cơ Quan Di Trú  trực thuộc Bộ Nội Vụ Campuchia vào ngày 8 tháng 6, cho ban phát thanh tiếng Khmer đài Á Châu Tự Do biết chính phủ Campuchia không trục xuất 16 người Thượng này, việc trở về là do họ tự nguyện và được văn phòng Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ở Phnom Penh sắp xếp với bên Việt Nam sau khi xét thấy họ không hội đủ điều kiện để được cấp giấy tị nạn.

Vẫn theo lời phát ngôn nhân Tan Sovichea, tất cả 16 người được  giới hữu trách Campuchia và các ủy viên Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tháp tùng cho đến khi họ  được giao trả tận tay phía tiếp nhận bên Việt Nam. Ông nói khi đến biên giới thì những người Campuchia sẽ quay về Phnom Penh, còn nhân viên Cao Ủy có thể đi cùng những người Thượng hồi hương về đến nguyên quán bên Việt Nam.

Chưa có được lời bình luận nào từ phía văn phòng UNHCR ở Campuchia.

Đây không phải lần đầu tiên người Thượng Tây Nguyên chạy sang Campuchia bị buộc hồi hương. Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch và  Dự Án Hỗ Trợ Người Miền Núi ở Thái Lan từng khuyến cáo là người Thượng trở về đã bị  nhà cầm quyền Việt Nam trừng phạt bằng cách theo dõi, cô lập và không được tự do đi lại hay làm việc.

Từ năm 2001 khoảng trên dưới 3.000 người Thượng băng rừng chạy sang Campuchia với lý do được họ cho biết nhằm tránh bị đàn áp sau những cuộc biểu tình đòi quyền lợi đất đai và đòi tự do thờ phượng tại quê nhà họ ở khu vực Tây Nguyên.

Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc và chính quyền Campuchia khi đó phối hợp giúp đỡ cho người Thượng được đi định cư ở một quốc gia thứ ba. Hoa Kỳ đã chấp nhận cho định cư một số lớn người Thượng  từ năm 2003.

Sau đó nhiều nhóm nhỏ người Thượng tiếp tục chạy sang Campuchia hay Thái Lan để xin tị nạn trong điều kiện càng ngày càng  khó khăn hơn. Một số đã được trả về Việt Nam trong những năm qua.

Đầu năm 2017, khoảng 50 người Thượng từ Campuchia chạy sang Thái Lan xin tị nạn, nói rằng họ sợ bị trả về Việt Nam và bị nhà nước trừng phạt vì tội vượt biên. Hiện khoảng 250 người Thượng đang ở Thái Lan dưới sự giúp đỡ của Dự Án Hỗ Trợ Người Miền Núi ở Bangkok.