Home Blog Page 1391

Người Việt trẻ khởi nghiệp tại Thung lũng Silicon

5
VOA

Trong một căn hộ nhỏ, nội thất tối giản, thuộc vùng Mountain View, phía Bắc California, có một chàng trai với vóc dáng nhỏ bé ngồi cặm cụi bên chiếc máy tính, với những dòng mã chằng chịt. Nếu không giới thiệu, ít ai biết được đây chính là sáng lập viên kiêm tổng giám đốc một công ty khởi nghiệp (startup) tại Thung lũng Silicon – thủ đô công nghệ của thế giới.

“Khởi nghiệp là gì? Là mình làm phần lớn thời gian mà không có tiền” Minh Thảo cười.

Nụ cười của người hiểu rõ thứ mình đang làm.

Sự hi sinh của cha mẹ và ước mơ khởi nghiệp

Đến Mỹ từ năm 13 tuổi, Thảo luôn cho rằng, đây là một điều may mắn trong cuộc đời cậu. Nhưng sự may mắn này không từ trên trời rơi xuống, nó đến từ hi sinh của cha mẹ Thảo.

“Qua đây thì mẹ mình đi làm nail, còn ba làm thợ tiện. Ở Việt Nam, cả hai người đều là giảng viên Toán, đứng trên bục giảng, giờ qua đây phải cúi xuống chà chân cho người ta. Đó là một sự hi sinh rất lớn, nên mình rất tập trung vào học tập và gây dựng sự nghiệp tại Mỹ.” Thảo nói.

Qua đây thì mẹ mình đi làm nail, còn ba làm thợ tiện. Ở Việt Nam, cả hai người đều là giảng viên Toán, đứng trên bục giảng, giờ qua đây phải cúi xuống chà chân cho người ta. Đó là một sự hi sinh rất lớn.

Vượt qua rào cản ngôn ngữ ban đầu, Thảo, với khả năng Toán học vượt trội, không gặp nhiều khó khăn để hoàn thành cấp hai, cấp ba một cách xuất sắc, tiến thẳng tới ĐH Stanford, một trong những trường đại học danh giá hàng đầu nước Mỹ. Thành tích mà theo cậu, cũng là do ‘hên’.

Ngay từ năm cuối đại học, Thảo đã kiếm được không dưới năm ngàn đô mỗi tháng nhờ các công việc bán thời gian. Những đồng tiền này, thay vì tiêu xài, cậu sinh viên năm cuối dành để thực hiện ước mơ của cuộc đời, ước mơ mang tên khởi nghiệp, bất chấp lời mời gọi đầu quân của những gã khổng lồ công nghệ.

“Cuối cùng là mình muốn gì? Mình có giấc mơ gì? Mình muốn đem lại gì cống hiến cho thế giới? Thì mình phải luôn luôn đặt ra những câu hỏi đó.” Thảo chia sẻ.

“Startup không dành cho người yếu tim”

Cách đây một năm, một tờ báo Việt Nam viết về Thảo, như một tấm gương kiệt xuất, dám bỏ những lời mời gọi của Google, Facebook để ‘liều lĩnh’ khởi nghiệp. Cho đến thời điểm này, Magpie, dự án khởi nghiệp thứ hai của Thảo được ‘ca tụng’ trong bài báo trên, được coi là một thất bại.

Việc một startup sớm nở, tối tàn, từ đỉnh cao rơi xuống vực sâu trong một sớm một chiều không phải là chuyện hiếm, nhất là trong một môi trường khắc nghiệt như Thung lũng Silicon.

“Làm startup rất là khó, không dành cho người yếu tim. Nó giống như là nuốt thuỷ tinh vậy. Muốn làm được thì phải tự tin vào bản thân, và phải cực kỳ lạc quan” Thảo nói, vẫn với nụ cười trên môi.

Làm startup rất là khó, không dành cho người yếu tim. Nó giống như là nuốt thuỷ tinh vậy.

Và có lẽ phải rất lạc quan, người ta mới đứng dậy sau hai thất bại ban đầu, để đi tiếp con đường mà mình đã chọn. Tới lúc này, ngay cả cha mẹ Thảo, người luôn ủng hộ cậu, cũng tỏ ra hoài nghi khi thấy con mình vẫn ‘trắng tay’ sau 4 năm mày mò khởi nghiệp. Nhưng Thảo vẫn kiên định với đam mê, khi mà “ngọn lửa trong lòng” đang hừng hực cháy. Cậu cho biết áp lực lớn nhất lúc này, không phải đến từ gia đình.

“Điều khiến mình căng thẳng nhất, đó là làm sao để mang lại giá trị cho những người đã làm cùng mình, đã hi sinh những năm tháng sung mãn nhất trong cuộc đời của họ để làm startup của mình.” Thảo cho biết.

Dự án khởi nghiệp thứ ba của Thảo, JourneyHop, một trang web giúp người dùng chia sẻ phòng khách sạn, tìm kiếm những người bạn mới, đang trong quá trình kêu gọi đầu tư, xây dựng mạng lưới khách hàng. Nếu mọi việc suôn sẻ, cậu sẽ ‘cân nhắc’ trả lương cho bản thân, sau gần 1 năm làm việc ‘không công’.

Làm với 120% khả năng

Khác với Thảo, người lao vào startup ngay khi rời ghế nhà trường, Uyên Nguyên, CEO của Med2Lab, một startup công nghệ đang lên tại Thung lũng Silicon chọn một hướng đi ‘chắc chắn’ hơn.

Uyên Nguyễn – CEO công ty Med2Lab.

Sinh ra tại Sài gòn, con đường khởi nghiệp của Uyên được truyền cảm hứng từ chính người mẹ của mình. Mẹ của Uyên suốt bao năm duy trì một lớp dạy đọc, viết miễn phí cho trẻ nghèo. Lớn lên cùng với những người học trò không may mắn của mẹ, Uyên sớm nhận ra điều sống còn đối với những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn này, đó chính là khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế.

“Nếu mà họ không có tiền chữa bệnh, họ sẽ không có cơ hội để sống” nữ CEO cho biết.

Trăn trở này đã theo Uyên cho tới khi qua Hoa Kỳ định cư cùng gia đình năm 17 tuổi.

“Đó là điều may mắn” Uyên nói.

Được qua Mỹ định cư là một điều may mắn

Uyên Nguyễn

Nước Mỹ mang đến cho Uyên cơ hội học tập, cơ hội làm quản lý trong một bệnh viện lớn. Từ những nền tảng vững chắc này, cô bắt đầu đi tìm lời giải cho nỗi trăn trở của mình bằng cách thành lập Vietnovo, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên tổ chức các hoạt động gây quĩ cho trẻ em nghèo tại Việt Nam để các em có thể được chăm sóc sức khoẻ hoàn toàn miễn phí.

Tuy nhiên, đối với tham vọng của Uyên, Vietnovo chỉ là bước đầu. Cô gia nhập Med2Lab với tư cách là người đồng sáng lập, đồng thời vẫn duy trì một cách cầm chừng Vietnovo.

“Trong quá trình thực hiện ước mơ, nhiều khi chúng ta cần phải trở nên thực dụng. Việc gia nhập Med2Lab là một quyết định như vậy. Mình cần có sức mạnh tài chính, cũng như là công nghệ, và đó là thứ Med2Lab có.”

Cùng với những người cộng sự xuất sắc trong lĩnh vực y tế và công nghệ thông tin, Med2Lab của Uyên Nguyễn khai phá một hướng đi độc đáo đó là đào tạo các y bác sĩ từ xa.

Và theo Uyên, đây mới chính là con đường để giúp cô mang kiến thức, kinh nghiệm từ nước Mỹ về giúp Việt Nam nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ của người dân. Để làm được điều đó, mỗi ngày Uyên luôn làm việc với 120% công suất của mình, 100% dành cho Med2Lab, 20% dành cho Vietnovo.

Hãy tạm quên mình là người Việt

Cho dù xây lại từ đầu sau hai lần thất bại như Thảo, hay đang điều hành một startup đang lên như Uyên, con đường khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là với những người Việt tại Thung lũng Silicon, Hoa Kỳ.

Ngoài việc cạnh tranh với những đối thủ người bản xứ vốn có nhiều lợi thế về ngôn ngữ và văn hoá, những startup của người Việt còn phải vượt qua chính cái mác “Việt Nam” của mình nếu muốn sản phẩm của mình tồn tại được.

“Người Việt Nam hay có tính nói ra nói vào, cái sức ép xã hội rất là lớn. Chính vì vậy nếu muốn làm startup thì phải thoát ra khỏi những thứ đó, chỉ tập trung vào thứ mình đang làm thôi.” Uyên chia sẻ.

Người Việt Nam hay có tính nói ra nói vào, cái sức ép xã hội rất là lớn.

Bên cạnh đó, CEO của Med2Lab cũng cho rằng cần người làm startup tại Thung lũng Silicon cũng phải gạt qua một bên cái suy nghĩ “Mình là startup của người Việt”

“Mình cần phải có lối tiếp cận của người Mỹ, xây dựng hình ảnh công ty, quảng bá sản phẩm làm thế nào để khách hàng thấy rằng đây không chỉ là một sản phẩm của người Việt, được tạo ra bởi một nhóm người Việt nhằm phục vụ người Việt.”

“Tạm quên” không có nghĩa là vứt bỏ hết những yếu tố Việt trong công ty, cũng như trong sản phẩm của mình. Tuy nhiên để vừa tồn tại, vừa giữ được bản sắc Việt Nam lại là một bài toán không thể giải trong một sớm một chiều.

Câu chuyện của Thảo, câu chuyện của Uyên, chỉ là một vài trong số hàng chục câu chuyện khởi nghiệp của người Việt tại vùng đất này. Dẫu còn những khó khăn chủ quan và khách quan, nhưng Thung lũng Silicon và nước Mỹ luôn mở rộng cửa cho những kẻ dám nghĩ, dám làm, dám phiêu lưu.

Chỉ cần bạn dám.

Mẹ Nấm sẽ không nhận tội trước tòa, cáo trạng “chung chung”

Một luật sư nói rằng blogger Mẹ Nấm không nhận tội, và sẽ bào chữa theo hướng tòa không có căn cứ để buộc tội.

Sau hơn 8 tháng giam giữ, chính quyền Việt Nam cho phép các luật bào chữa tiếp xúc hồ sơ vụ án và vào trại tạm giam gặp blogger tranh đấu cho nhân quyền trong tuần này.

Hôm 22/6, luật sư Võ An Đôn và luật sư Nguyễn Hà Luân đã đến trại tạm giam thuộc công an tỉnh Khánh Hòa gặp blogger Mẹ Nấm, còn được biết dưới tên Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Trước đó luật sư Nguyễn Khả Thành cũng đã tiếp xúc với cô trong một giờ đồng hồ, theo bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Như Quỳnh.

Từ Phú Yên, luật sư Nguyễn Khả Thành cho VOA- Việt ngữ biết:

“Tôi hỏi cô nghĩ gì về bản cáo trạng, cô nói họ bảo cô nhận tội, nhưng cô cương quyết không nhận tội. Tôi nghĩ điều này có nghĩa là cô Như Quỳnh sẽ không nhận tôi khi ra tòa, và chắc chắn chúng tôi sẽ tranh tụng trước tòa theo hướng cô Như Quỳnh vô tội.”

Cô nói họ bảo cô nhận tội, nhưng cô cương quyết không nhận tội. Tôi nghĩ điều này có nghĩa là cô Như Quỳnh sẽ không nhận tội khi ra tòa, và chắc chắn chúng tôi sẽ tranh tụng trước tòa theo hướng cô Như Quỳnh vô tội.

Bản cáo trạng mà các luật sư có được trong tuần này do Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Khánh Hòa Nguyễn Thanh Hào ký ngày 31/05/2017, chủ yếu tập trung vào các hoạt động tranh đấu cho nhân quyền, môi trường, tự do ngôn luận qua các bài viết trên Facebook của Như Quỳnh từ năm 2012 cho đến khi bị bắt giam vào 10/2016.

Bản cáo trạng nói Như Quỳnh đã nhiều lần trả lời phỏng vấn các báo đài nước ngoài, trong đó có VOA, với nội dung “xuyên tạc tình hình trong nước.” Bản cáo trạng dưa trên kết luận của giám định viên tư pháp Khánh Hòa nêu: “Blogger Mẹ Nấm đã khéo dùng ngôn ngữ lập luận trong nội dung trả lời phỏng vấn…để xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đây là hành động xuyên tạc trắng trợn, nhằm bôi nhọ Việt Nam trên trường quốc tế.”

Bản cáo trạng đối với Blogger Mẹ Nấm - Facebook Nguyen Thi Tuyet Lan

Bản cáo trạng đối với Blogger Mẹ Nấm – Facebook Nguyen Thi Tuyet Lan

Bản cáo trạng dài 7 trang có nêu một danh mục dài các “đồ vật, tài liệu thu giữ,” nhưng không nói rõ Như Quỳnh đã xuyên tạc ra sao, vào bôi nhọ lãnh đạo nào trong Đảng.

Bản cáo trạng còn cho biết khi khám xét nhà của blogger Mẹ Nấm, công an Khánh Hòa đã thu giữ một tập thơ có tiêu đề “Bài thơ một vần” của tác giả Bùi Chát, làm “chứng cứ” với cáo buộc Như Quỳnh “tàng trữ” tài liệu có “nội dung chống nhà nước.” Tuy nhiên, tác giả bài thơ này chưa hề bị chính quyền Việt Nam truy tố hay xét xử.

Blogger Mẹ Nấm đã khéo dùng ngôn ngữ lập luận trong nội dung trả lời phỏng vấn…để xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đây là hành động xuyên tạc trắng trợn, nhằm bôi nhọ Việt Nam trên trường quốc tế.

Luật sư Nguyễn Khả Thành cho biết cuộc nói chuyện với Như Quỳnh diễn ra dưới sự kiểm soát của an ninh ngồi sát bên cạnh, có nhân viên ghi âm và ghi hình.

“Như Quỳnh bị bắt ngày 10/10/2016, bị giam tại trại tạm giam của tỉnh 1 ngày, sau đó bị đưa vào một trại khác ở Cam Khanh, cho đến ngày 7/5 vừa qua mới đưa về lại trại tạm giam của tỉnh. Cô có than phiền về trại giam ở Cam Ranh, thiếu thốn nhiều thứ. Như Quỳnh có vẻ yếu hơn bình thường lúc ở ngoài, nhưng tinh thần rất tỉnh táo.”

Bà Tuyết Lan, mẹ của Như Quỳnh, nói bà rất bất bình khi biết chính quyền tỉnh Khánh Hòa không trung thực trong việc thông báo cho gia đình về nơi tạm giam của con gái bà.

“Trong suốt 8 tháng qua, tôi đã bị lừa khi lặn lội đến thăm con tại một trại tù mà con tôi không có ở đó…Sự thật lại rất phũ phàng và thể hiện bản chất lừa đảo của những người đã bắt giam con tôi,” bà Lan viết trên Facebook.

Blogger Trịnh Kim Tiến viết trên Facebook rằng:

“Nếu tập tài liệu ‘Stop poliuce killing civilians’ (Phải chấm dứt việc cảnh sát giết dân thường) được coi là chứng cứ buộc tội Quỳnh thì cơ quan công an cần bắt thêm nhiều người… vì tôi chính là người khởi xướng và tham gia soạn thảo chính tập tài liệu này.”

Luật sư Lê Công Định nhận định trên Facebook về bản cáo trạng như sau:

“Đọc bản cáo trạng buộc tội chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), không khỏi lắc đầu ngao ngán về trình độ của các tác giả.”

Trao đổi với VOA-Việt ngữ hôm 19/6, bà Tuyết Lan nói một thư ký tòa án vào sáng 19/6 cho biết gia đình bà không được dự phiên tòa xét xử Như Quỳnh vì đây là một phiên tòa “đặc thù”:

“Tôi đến Tòa án và hỏi cô thư ký vì sao tôi chưa có giấy tham dự phiên tòa, cô thư ký tên Trịnh Thị Biên trả lời rằng vì đây là phiên tòa đặc thù nên tôi không được tham dự.”

Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Bà Lan kêu gọi những người quan tâm, các đại sứ quán và truyền thông quốc tế hãy đồng hành cùng gia đình đến tham dự phiên tòa để bảo đảm tính minh bạch trong tiến trình xét xử cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – “một công dân Việt Nam yêu nước đang bị quy chụp và giam cầm vì những hành động bảo vệ nhân quyền, bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền của đất nước mình,” bà chia sẻ trên Facebook.

Trong một quyết định do Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa ký ngày 14/6, phiên sơ thẩm xét xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sẽ diễn ra vào lúc 8 giờ sáng hôm 29/6, blogger Mẹ Nấm bị truy tố về tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo cả ba hành vi nêu tại khoản 1, Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Trong kết luận của bản cáo trạng mà nữ blogger này phải đối mặt với bản án đến 12 năm tù có đoạn: “Trong quá trình điều tra, truy tố, mặc dù đã được cơ quan tiến hành tố tụng phân tích, giáo dục nhưng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vẫn không có sự chuyển biến tư tưởng, luôn giữ thái độ chống đối nhà nước, không thành khẩn khai báo, không ăn năn hối cải về hành vi của mình, nhận thức xã hội còn phiến diện, tiêu cực, do vậy cần xem xét xử lý nghiêm minh.”

Các nước Ả-rập ra tối hậu thư cho Qatar

0
VOA

Bốn nước Ả-rập tẩy chay Qatar đã đưa ra tối hậu thư cho Doha đòi nước này phải đóng cửa đài truyền hình Al Jazeera, hạn chế quan hệ với Iran, đóng căn cứ của Thổ Nhĩ Kỳ và trả tiền bồi thường.

Ả-rập Saudi, Ai Cập, Bahrain và Liên hiệp các Tiểu vương quốc Ả-rập (UAE) đã đưa ra một danh sách 13 điểm đòi hỏi, rõ ràng nhắm mục tiêu xóa sổ chính sách đối ngoại mang tính can thiệp kéo dài hai thập niên của nước láng giềng này vốn khiến họ phẫn nộ.

Qatar không bình luận ngay tức thì, nhưng Ngoại trưởng Sheikh Mohammed bin Abdulrahman al-Thani hôm thứ Hai nói rằng Qatar sẽ không đàm phán với bốn quốc gia này cho đến khi các quan hệ kinh tế, ngoại giao và du hành bị cắt đứt trong tháng được khôi phục.

Các quốc gia áp đặt trừng phạt cáo buộc Qatar tài trợ chủ nghĩa khủng bố, khơi lên bất ổn trong khu vực, và xích lại quá gần kẻ thù Iran. Qatar bác bỏ những cáo buộc này và nói rằng họ đang bị trừng phạt vì không chịu hậu thuẫn những nhà cai trị quân sự và cha truyền con nối độc đoán của các nước láng giềng.

Một quan chức từ một trong bốn quốc gia, người cung cấp chi tiết về những đòi hỏi này với điều kiện giấu tên, nói với Reuters rằng đề nghị này sẽ “vô giá trị” trừ phi Qatar chấp hành trong vòng 10 ngày.

UAE nói các biện pháp trừng phạt có thể kéo dài nhiều năm. Qatar, quốc gia giàu nhất thế giới tính theo bình quân đầu người, gọi những biện pháp trừng phạt này là “phong tỏa,” nhưng có đủ nguồn dự trữ để vượt qua khốn khó.

Tranh cãi này là một phép thử nghiệm lớn đối với Mỹ, nơi mà Mỹ đặt đại bản doanh không lực của mình ở Trung Đông và 11.000 binh sĩ tại một căn cứ lớn ở Qatar.

Tổng thống Donald Trump đã ủng hộ những biện pháp trừng phạt, ngay cả khi Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao của ông đã cố gắng giữ lập trường trung lập, đưa tới những tín hiệu lẫn lộn. Ông Trump gọi Qatar là “nước tài trợ chủ nghĩa khủng bố ở cấp rất cao,” năm ngày sau đó Ngũ Giác Đài chấp thuận bán cho Qatar chiến đấu cơ trị giá 12 tỉ đôla.

Tranh cãi công tội Hun Sen: Hồi sinh 1979 hay 10 năm đô hộ?

0
VOA

Thủ tướng Campuchia Hun Sen kỷ niệm 40 năm “con đường cứu nước” của mình trong chuyến thăm và gặp gỡ với các lãnh đạo Việt Nam, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Hun Sen, người đào tẩu khỏi hàng ngũ Khmer Đỏ năm 1977, gọi hành trình vượt biên sang Việt Nam là để “cứu đất nước.” Trong cuộc nói chuyện với các tướng lĩnh quân đội, quan chức và người dân 2 nước tại khu vực biên giới của Việt Nam và Campuchia hôm 21/6, ông so sánh mình với Charles De Gaulle của nước Pháp. Ông nói “tôi đã làm những công việc mà Charles De Gaulle đã làm. Đó là cứu nước. Charles de Gaulle sang Anh còn tôi sang Việt Nam. Tôi cho rằng không có sự khác nhau ở đây. Đây là sự nghiệp mà chúng tôi phải làm để giải phóng đất nước.”

Sang Việt Nam ‘tìm sự giúp đỡ’

“Tôi không chối bỏ tổ quốc, không chạy đi tìm cuộc sống tốt hơn” … “chỉ mong muốn duy nhất là nói với lãnh đạo Việt Nam rằng ít nhất xin đừng buộc những người Campuchia đã chạy sang Việt Nam về Campuchia để Pol Pot sát hại.”

Thủ tướng Hun Sen cùng 6 phó thủ tướng và hầu hết các thành viên trong Chính phủ Campuchia tới thăm Việt Nam nhân kỷ niệm 4 thập kỷ điều mà ông nói nhiều lần – “con đường cứu nước” – của mình. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã “nhiệt liệt chào đón” ông. Theo VTV, chuyến thăm này “có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh hai nước chuẩn bị kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (24/6/1967 – 24/6/2017) và năm hữu nghị Việt Nam-Campuchia.

 

Dân thường bị phiến quân chặn ở trung tâm Phnom Penh vài giờ sau khi Pol Pot chiếm giữ thủ đô của Campuchia ngày 17/4/1975. Thủ tướng đương nhiệm của Campuchia nói ông đã đào tẩu khỏi Khmer Đỏ để sang Việt Nam “tìm đường cứu nước” giúp Campuchia thoát khỏi học diệt chủng của Pol Pot.

Dân thường bị phiến quân chặn ở trung tâm Phnom Penh vài giờ sau khi Pol Pot chiếm giữ thủ đô của Campuchia ngày 17/4/1975. Thủ tướng đương nhiệm của Campuchia nói ông đã đào tẩu khỏi Khmer Đỏ để sang Việt Nam “tìm đường cứu nước” giúp Campuchia thoát khỏi học diệt chủng của Pol Pot.

Trong cuộc gặp mặt với Thủ tướng Phúc, ông Hun Sen nói chuyến thăm nhân kỷ niệm 40 năm ngày ông vượt biên giới sang Việt Nam “có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.” Theo ghi nhận của VTV, ông khẳng định “đây chính là một trong những đoạn đường trong con đường lịch sử giải phóng dân tộc của đất nước Campuchia.” Thủ tướng Campuchia ca ngợi “tình đoàn kết, hữu nghị gắn bó giữa 2 nước” và cám ơn Việt Nam vì sự giúp đỡ “trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đưa đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.”

Đợt kỷ niệm “con đường cứu nước” của ông Hun Sen là một “sự tuyên truyền từ một phía” và giới chỉ trích coi đây là một “nỗ lực nhằm trêu tức các đối thủ chính trị để khơi gợi lại những phát ngôn chống Việt Nam và gây ra những xáo trộn trước kỳ bầu cử quan trọng của đất nước vào năm sau.”

Trang tin SputnikNews cho biết ông Hun Sen, người bị giới chỉ trích cho là một “bù nhìn của Việt Nam,” nhấn mạnh rằng “con đường cứu nước” của Campuchia không thể thiếu Việt Nam.

Trước đó, ông Hun Sen đã đi bộ qua biên giới sang Việt Nam để ôn lại ký ức cách đây 40 năm khi ông cùng 4 đồng đội “vượt biên tìm đường sống cho mình và cho đất nước,” theo Tuổi Trẻ.

Thủ tướng Hun Sen nói trong bài phát biểu tại đây rằng ông “không chối bỏ tổ quốc, không chạy đi tìm cuộc sống tốt hơn” và ông đã “liều lĩnh” vượt biên vì “chỉ mong muốn duy nhất là nói với lãnh đạo Việt Nam rằng ít nhất xin đừng buộc những người Campuchia đã chạy sang Việt Nam về Campuchia để Pol Pot sát hại.”

Cũng theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, ông Hun Sen kể lại những gì ông nói với quan chức cấp cao của Việt Nam khi gặp gỡ tại tỉnh Sông Bé sau khi vượt biên thành công vào tháng 6/1977 rằng ông “tới đây để tìm kiếm sự giúp đỡ từ Việt Nam để cứu đất nước khỏi nạn diệt chủng.” Ông nói ông từ chối đi Úc, Nhật, Thái Lan, thậm chí Mỹ hay Canada, với sự trợ giúp của Việt Nam, vì ông “muốn quay về Campuchia chiến đấu, cùng chết với nhân dân của tôi.”

Người ủng hộ thủ tướng Hun Sen diễu hàng tại Phnompenh, Campuchia, hôm 2/6/2017. Có nhiều tranh cãi về việc liệu ông Hun Sen có công hay có tội trong việc đưa quân Việt Nam sang giải phóng đất nước khỏi phiến quân Pol Pot.

Người ủng hộ thủ tướng Hun Sen diễu hàng tại Phnompenh, Campuchia, hôm 2/6/2017. Có nhiều tranh cãi về việc liệu ông Hun Sen có công hay có tội trong việc đưa quân Việt Nam sang giải phóng đất nước khỏi phiến quân Pol Pot.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã đón ông Hun Sen khi vừa đặt chân vào Việt Nam hôm 21/6 để thăm lại “con đường cứu nước” của mình, theo Tuổi Trẻ.

Hành trình ‘cứu nước’ đầy tranh cãi

Tờ nhật báo Cambodia Daily cũng đăng tin về lễ kỷ niệm 40 năm ký ức hành trình tiến tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot của ông Hun Sen tại Kor Thmor thuộc tỉnh Tbong Khmum của Campuchia. Đây là nơi ông Hun Sen xuất phát để vượt biên sau khi đào ngũ khỏi vị trí phó chỉ huy một trung đoàn của Khmer Đỏ.

Tờ nhật báo xuất bản bằng tiếng Anh của Campuchia nhận định đợt kỷ niệm “con đường cứu nước” của ông Hun Sen là một “sự tuyên truyền từ một phía” và nói rằng giới chỉ trích coi đây là một “nỗ lực nhằm trêu tức các đối thủ chính trị để khơi gợi lại những phát ngôn chống Việt Nam và gây ra những xáo trộn trước kỳ bầu cử quan trọng của đất nước vào năm sau.”

“Sự đào tẩu của ông Hun Sen là một sự kiện quan trọng – một hành động dũng cảm trong nhiều khía cạnh – nhưng nó không phải là lịch sử; nó là một sự tuyên truyền, đơn giản thế thôi.”

Ông Hun Sen cũng đã cho xuất bản một cuốn sách nhỏ tóm tắt những dấu mốc chính trong “hành trình cứu nước” của ông. Theo Cambodia Daily, thông tin cho cuốn sách này được các quan chức bộ Quốc phòng Campuchia thu thập từ những chuyến đi sang Việt Nam trong những tháng gần đây. Ngoài phiên bản tiếng Khmer, Việt Nam và tiếng Anh, cuốn sách này dự kiến sẽ được phát hành thêm bằng tiếng Nga và Pháp.

Nhiều tranh cãi đã nổ ra xung quanh nội dung của cuốn sách này khi có ý kiến cho rằng nó chỉ đơn thuần là một sự tuyên truyền và không nên đưa “hành trình cứu nước” của ông Hunsen vào sách giáo khoa vì nó “sẽ chỉ phục vụ mục đích chính trị và làm dấy lên xáo trộn ở đất nước,” theo lời nhà phân tích Cham Bunthet được Cambodia Daily trích lời. Ông Bunthet trích dẫn về sự tranh cãi trước đây giữa các đảng về việc liệu Campuchia được ‘hồi sinh’ vào năm 1979 hay bị trao cho Việt Nam trong 10 năm chiếm đóng.

Sebastian Strangio, tác giả cuốn “Campuchia của Hun Sen”, nói với tờ nhật báo này rằng “sự đào tẩu của ông Hun Sen là một sự kiện quan trọng – một hành động dũng cảm trong nhiều khía cạnh – nhưng nó không phải là lịch sử; nó là một sự tuyên truyền, đơn giản thế thôi.”

Theo tìm hiểu của một phóng viên đài VOA ban Khmer, cuốn sách mà ông Hun Sen muốn đưa vào sách giáo khoa có tên “Ký ức hành trình lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot.” Phóng viên này cho biết, do sự tranh cãi này ở Campuchia nên cuốn sách dù đã được in vẫn chưa được phát tới người dân.

Thiếu phụ làm vỡ mặt bàn giá 2,8 triệu, đền 6 triệu, nhận 12 tháng tù

0

Tòa án TP. Phủ Lý, Hà Nam ngày 23/6 đưa bị cáo Lê Thị Trang (SN 1988, trú tại TP. Phủ Lý) ra xét xử tội Cố ý làm hư hỏng tài sản.

Theo nội dung vụ việc, đêm 3/2/2017, Trang đặt phòng hát tại quán karaoke Thanh Hà. Khi Trang và nhóm bạn đến hát thì không còn phòng, hỏi thì chủ quán và nhân viên không trả lời, chính vì vậy, giữa hai bên xảy ra mâu thuẫn. Xung đột chỉ dừng lại khi có người can ngăn.

Sau khi được can ngăn, ngồi trên ghế salon, Trang đã cầm cốc thủy tinh dằn mạnh hai lần lên mặt bàn đá sau đó bỏ về. Chiếc cốc không vỡ nhưng bàn đá bị sứt mép.

Theo cơ quan giám định, thiệt hại của chiếc bàn là 2,8 triệu đồng. Theo cáo trạng, sau sự việc Trang đền 6 triệu đồng. Chủ quán đã nhận đủ tiền và không có đề nghị gì về vấn đề dân sự.

Với hành vi làm sứt mép bàn trong quán karaoke, Trang bị truy tố trước tòa tội Cố ý làm hư hỏng tài sản và bị Viện Kiểm sát đề nghị mức án từ 12-18 tháng tù giam.

Luật sư bào chữa cho bị cáo cho rằng, việc truy tố bị cáo là chưa chính xác vì thực tế việc giám định lấy mặt đá có kích thước lớn hơn mặt bàn. Chiếc bàn không bị hư hỏng hoàn toàn mà vẫn đang được chủ quán karaoke sử dụng.

Theo luật sư, hướng dẫn của TAND Tối cao, tại Công văn số 276/TANDTC-PC, ngày 13/9/2016 về việc áp “dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ Luật hình sự (BLHS) năm 2015” thì mức hình phạt thấp hơn.

Luật sư đề nghị HĐXX trả hồ sơ để giám định lại giá trị thực tế của mặt bàn. Bác quan điểm bào chữa của luật sư, HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo Lê Thị Trang 12 tháng tù giam./.

Otto-Warmbier bị toà án Bắc Triều tiên phạt 15 năm tù khổ sai vì lấy một tấm ap phích tuyên truyền của đảng Lao động Triều tiên.

Tàu chiến Nhật đưa khách đi tham quan Biển Đông, thách thức Trung Quốc

105
VOA

Tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản đã đi vào Biển Đông trong tuần này trong một hành động nhằm thách thức sự quyết đoán của Trung Quốc, với các quan khách quân sự Châu Á trên tàu chứng kiến máy bay trực thăng lượn vòng bên trên và pháo thủ nhắm bắn những phao mục tiêu.

Các sĩ quan quân đội của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên đã lên tàu chở máy bay trực thăng Izumo 248 mét tại Singapore hôm thứ Hai. Nó quay trở lại vào ngày thứ Sáu sau khi phô bày kỹ năng và thiết bị hải quân mà Tokyo hy vọng sẽ giúp họ tăng cường các liên minh trong khu vực.

Tàu Izumo đã quay trở lại Singapore trước khi băng qua ranh giới được gọi là đường chín đoạn ấn định vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh hải của mình.

Nhật Bản lo ngại rằng Trung Quốc đang củng cố quyền kiểm soát của mình ở Biển Đông với những cơ sở quân sự nhân tạo, những thương vụ vũ khí và viện trợ phát triển.

Chuyến du hành gây chú ý này là một phần trong nỗ lực có phối hợp chưa từng thấy từ trước tới nay của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản và các quan chức quốc phòng nhằm tăng cường quan hệ với các quốc gia bao quanh vùng biển tranh chấp này. Nó cũng đánh dấu một nỗ lực đồng bộ tiến vào lĩnh vực ngoại giao quân sự của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Thượng viện Mỹ công bố dự luật y tế mới

0
VOA

Cuối cùng thì các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa cũng đã công bố phiên bản dự luật chăm sóc sức khỏe mới, nhằm thay thế Đạo luật Chăm sóc Giá cả Phải chăng, một thành tựu lập pháp của cựu Tổng thống Barack Obama.

Sau nhiều tuần họp kín, trưởng khối đa số Thượng viện, Mitch McConnell, lần đầu tiên công bố bản đề xuất vào ngày thứ Năm cho các thượng nghị sĩ Cộng hòa, trước khi công bố phiên bản dài 142 trang lên mạng.

“Chúng ta phải hành động,” ông McConnell nói ở Thượng viện, và thêm rằng “Obamacare là cuộc tấn công trực tiếp vào tầng lớp trung lưu.”

Theo các trợ lý của đảng Cộng hòa và các nhà vận động hành lang, bản dự thảo luật được thảo ra như một thỏa hiệp giữa luật chăm sóc sức khỏe hiện hành, thường được gọi là Obamacare, và một giải pháp đã được Hạ viện thông qua hồi tháng trước.

Dự luật sẽ cắt giảm ngân quỹ liên bang dành cho chương trình Medicaid, một chương trình ở tiểu bang dành cho người có thu nhập thấp, bãi bỏ các khoản thuế đối với người giàu, và chấm dứt khoản tài trợ cho Planned Parenthood, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ.

Các trợ lý và các nhà vận động hành lang đã xem bản dự thảo cho biết nội dung phần lớn giống như phiên bản của Tòa Bạch Ốc, mặc dù cũng có những khác biệt đáng chú ý.

Giải pháp của Hạ viện quy định các khoản trợ cấp bảo hiểm liên bang dựa trên tuổi tác, trong khi phiên bản của Thượng viện phân phối trợ cấp dựa theo thu nhập.

Dự luật của Thượng viện sẽ chấm dứt việc cấp ngân quỹ cho chương trình Medicaid tại các tiểu bang chậm hơn so với phiên bản luật của Hạ viện, nhưng lại áp dụng cắt giảm dài hạn nhiều hơn đối với chương trình này. Đề xuất của Thượng viện cũng loại bỏ quyết định của Hạ viện chuẩn thuận cho các tiểu bang cho phép các hãng bảo hiểm sức khỏe tăng phí bảo hiểm đối với một số người có tiền sử bệnh.

Phát biểu tại một sự kiện về công nghệ hôm thứ Năm tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Donald Trump nói ông ông hy vọng Thượng viện sẽ thông qua kế hoạch chăm sóc sức khỏe “bằng trái tim.” Ông Trump từng gọi phiên bản của Hạ viện là “không tốt” trong một tình huống riêng tư.

Lãnh đạo Thượng viện Chuck Schumer chỉ trích đề xuất tại thượng viện, nói rằng “Chúng ta đang sống ở đất nước giàu có nhất trên địa cầu. Chắc chắn chúng ta có thể làm tốt hơn kế hoạch chăm sóc sức khỏe mà đảng Cộng hòa cam kết.”

Các cuộc họp kín trong thời gian dự luật của Thượng viện được hình thành đã khiến đảng Dân chủ và một số đảng viên Cộng hòa tức giận. Các nghị sĩ Thượng viện dự định phản đối giải pháp này và yêu cầu thêm nhiều thời gian xem xét nó hơn so với ông McConnell dự định cho phép. Vì không có đảng viên Dân chủ nào dự kiến bỏ phiếu cho giải pháp này, các đảng viên Cộng hòa đang cố đẩy nhanh quá trình phê chuẩn nhằm tránh tình trạng “thủ tục câu giờ” (fillibuster).

Ông McConnell hy vọng gói giải pháp sẽ nhận đủ sự ủng hộ từ các đảng viên Cộng hòa trung lập và bảo thủ trong cuộc bỏ phiếu mà ông dự định đưa ra vào tuần tới.

Các đảng viên Cộng hòa thông thạo tình hình cho biết cần phải nỗ lực nhiều hơn để có được 50 phiếu của Đảng Cộng hòa, điều cần thiết để dự luật được phê chuẩn, với Phó Tổng thống Mike Pence sẵn sàng đưa ra giải pháp “hiệp phụ” để đưa ra quyết định.

Ước tính có khoảng 23 triệu người có thể bị mất bảo hiểm sức khỏe theo kế hoạch đã được Hạ viện thông qua, theo ước tính của Văn phòng Ngân sách Quốc hội.

Công bố hôm thứ Năm là bước cuối cùng trong một nỗ lực kéo dài 7 năm của đảng Cộng hòa nhằm dỡ bỏ Obamacare.

Luật mới của Mỹ cho phép sa thải dễ dàng nhân viên VA có hành vi sai trái

0
VOA

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Sáu ký thành luật một dự luật cho phép sa thải nhân viên Bộ Sự vụ Cựu chiến binh (VA) dễ dàng hơn, một diễn biến khiến các quan chức công đoàn lo ngại rằng luật này có thể bị lạm dụng cho mục đích chính trị.

Việc ký ban hành luật này là bước đi mới nhất trong nỗ lực của chính quyền Trump nhằm củng cố cơ quan cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế và các dịch vụ khác cho hàng triệu cựu chiến binh.

“Các cựu chiến binh của chúng ta đã hoàn thành nghĩa vụ của họ đối với đất nước này và bây giờ chúng ta phải hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với họ,” tổng thống nói trong một buổi lễ ký tại Nhà Trắng.

Ông Trump lúc vận động tranh cử đã nhiều lần hứa hẹn sẽ cải thiện các dịch vụ chăm sóc y tế cho cựu chiến binh và cải thiện hiệu năng của cơ quan này, vốn đã bị rúng động vì những vụ bê bối cách đây vài năm.

Tại trung tâm y tế VA ở thành phố Phoenix, bang Arizona, một số cựu chiến binh đã qua đời vào năm 2014 trong khi chờ được điều trị. Những vụ tai tiếng khác trong năm đó bao gồm thời gian chờ đợi lâu để được điều trị y tế và nỗ lực của nhân viên cơ quan này nhằm che đậy vụ việc.

“Điều đã xảy ra là một nỗi nhục nhã quốc gia,” ông Trump nói, “thế nhưng một số nhân viên dính líu trong những vụ bê bối này vẫn nằm trong biên chế.”

Đạo luật Trách nhiệm Bộ Sự vụ Cựu chiến binh và Bảo vệ Người tố cáo tiêu cực năm 2017 nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cả hai đảng và được thông qua tại Thượng viện vào ngày 6 tháng 6.

Luật này cho phép sa thải nhân viên dễ dàng hơn vì hành vi sai trái và cung cấp thêm những biện pháp bảo vệ cho những người tố cáo tiêu cực. Nó hạ thấp tiêu chuẩn bằng chứng cần có để sa thải nhân viên.

Các công đoàn đại diện một số nhân viên VA, trong đó có Liên đoàn Công chức Chính phủ Hoa Kỳ (AFGE), lo ngại rằng luật này có thể bị lạm dụng cho những lý do chính trị.

“Dù được quảng bá là dự luật cho phép sa thải nhân viên tồi dễ dàng hơn, những đề xuất này được thiết kế để xóa sổ và chôn vùi lực lượng Dịch vụ Dân sự phi chính trị,” Chủ tịch AFGE David Cox phát biểu tại buổi điều trần Thượng viện ngày 17 tháng 5. “Dự luật này cho phép sa thải nhân viên giỏi, nhân viên vô tội cũng dễ dàng như là sa thải nhân viên tồi.”

Luật này nhắm mục tiêu đẩy nhanh quá trình kỷ luật và sa thải nhân viên. Ủy ban Sự vụ Cựu chiến binh Hạ viện nói hiện phải mất tới một năm mới sa thải được công chức liên bang chính ngạch.

Luật này cũng sẽ tạo ra Văn phòng Trách nhiệm và Bảo vệ Người tố cáo tiêu cực mới để đáp lại những lo ngại mà luật mới có thể được sử dụng để kỷ luật không thỏa đáng những người tố cáo tiêu cực, giúp phơi bày những vụ bê bối của VA vào năm 2014.

Những người ủng hộ và chống đối luật này tin rằng công chức trong các cơ quan chính phủ khác có thể sử dụng nó làm hình mẫu khi họ tìm cách buộc nhân viên chịu trách nhiệm về hành vi sai trái.

LỠ HẸN VỚI QUỲNH.

Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Như vậy là sau hơn tám tháng bị giam cầm, Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng sẽ “được” đưa ra tòa án xét xử và kết tội. Gọi là “được đưa ra tòa” vì thời gian bị giam cầm trong trại tạm giam để điều tra của Quỳnh so với nhiều người tù cùng chí hướng khác ngắn hơn. Nhưng chớ tưởng đấy là “chính sách nhân đạo” của đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Khoan nói về sức ép quốc tế và công luận áp đặt lên nhà cầm quyền qua vụ bắt Quỳnh, không ai biết trong tám tháng qua, chuyện gì đã xảy ra với blogger này trong bốn bức tường nhà giam.

Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Mẹ của Quỳnh, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan không được biết bất cứ một tin tức nào về con gái mình. Kinh nghiệm tù đày của các Tù Nhân Lương Tâm đi trước cho bà biết cần phải làm gì cho con gái, nhưng cũng mang lại không ít âu lo cho bà. Những cái chết bất thường của công dân trong nhà tù, các đồn công an, trong các trụ sở công quyền do công an quản lý càng dấy lên trong bà Lan và nhiều người khác nỗi lo lắng, kinh hãi. Chưa kể “tội” của Quỳnh ngoài việc đấu tranh cho tự do, nhân quyền, còn dám chống lại Formosa, bảo vệ môi trường và tày đình hơn, còn cùng với Mạng Lưới Blogger Việt Nam thu thập tài liệu về các vụ công dân chết trong đồn công an – “Stop police killing civilians”. Chỉ từng ấy lý do thôi, chúng ta có thể hình dung phần nào những khó khăn, hiểm nguy mà blogger này phải đối diện trong nhà tù.

Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Phiên tòa của Quỳnh chắc chắn sẽ lại là một phiên xử kín như đã từng diễn ra như thế với tất cả những người bất đồng chính kiến, mặc dù nó cũng được dán nhãn “xét xử công khai” như ai. Và bản án sẽ lại là một “án bỏ túi” mà số năm tù không phụ thuộc vào tội trạng (vì làm gì có tội), mà sẽ được định đoạt bởi những kẻ bảo vệ chế độ độc tài, một phần nhỏ phụ thuộc vào thái độ của người bị cầm tù. Thỏa hiệp hoặc đầu hàng với cái ác, cái xấu, với bạo quyền sẽ lãnh một bản án “mềm” hơn là ngẩng cao đầu không khuất phục.

Trụ sở Toà án nhân dân Khánh Hoà. Nơi sẽ diễn ra buổi xét xử Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Chỉ còn sáu ngày nữa là diễn ra “phiên tòa công khai” xét xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhưng mẹ của blogger này vẫn chưa (và có thể sẽ không) được cấp giấy vào tham dự phiên tòa kết tội con gái mình. Trên facebook cá nhân, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan bày tỏ:

“Sáng nay lúc 11h15′ ngày 19/06/2017, tôi đã đến tòa án tỉnh Khánh Hòa để hỏi về việc tôi chưa có giấy mời để tham dự phiên tòa xét xử công khai con gái tôi là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh như công bố của tòa án Tỉnh Khánh Hòa. Cô thư ký Trịnh Thị Biên trả lời rằng vì đây là “phiên tòa đặc thù” nên tôi không được tham dự”.

Bà Lan sau đó đã phải làm đơn yêu cầu TAND tỉnh Khánh Hòa cấp giấy cho bà tham dự phiên tòa nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hồi âm.

Trên thực tế, mọi công dân đều được quyền tham dự, đến quan sát các phiên tòa công khai và tất cả những hành vi ngăn cấm, gây khó khăn cho công dân thực thi quyền này đều vi phạm pháp luật. Bà Lan và mọi công dân khác đều có quyền tham dự phiên tòa mà không cần phải làm đơn hay xin xỏ dưới bất kỳ hình thức nào. Có rất nhiều lý do được tòa án đưa ra để ngăn cản quyền tiếp cận phiên tòa của công dân, Nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên, khái niệm “phiên tòa đặc thù” được đưa ra sử dụng. Không khỏi nực cười với cách phát ngôn và tư duy của những người cộng sản. Song có lẽ cô Trịnh Thị Biên nói thật, đây là “phiên tòa đặc biệt trả thù” những người dám chống chế độ, nhưng được nói lái thành “phiên tòa đặc thù”.

Bà Tuyết Lan mẹ của Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Sẽ không ai trong số những người bạn, những người yêu mến Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vào được trong khán phòng để chứng kiến diễn biến phiên xét xử blogger yêu nước này. Nhưng tôi biết, ngay từ khi có thông tin về ngày mở phiên tòa, nhiều người đã “rục rịch” đi. “Dù không thể bén mảng đến gần trụ sở tòa án, thậm chí bị bắt ngay trên đường đến Nha Trang, tôi cũng sẽ đi. Đi để cô Lan, để công luận biết rằng còn rất nhiều người quan tâm và ủng hộ những gì chị Quỳnh làm”, một người bạn của tôi và của Quỳnh đã tâm sự như thế.

Với tư cách là một người chị, người bạn và người đồng sáng lập ra Mạng Lưới Blogger Việt Nam, hơn ai hết tôi cần có mặt tại Nha Trang trong thời gian diễn ra phiên tòa của Quỳnh. Để cho dù không được vào chứng kiến những gì diễn ra với Quỳnh trong ngày đáng nhớ ấy, thì chí ít cũng ủi an, nâng đỡ tinh thần cho mẹ, cho các con của Quỳnh đúng chức phận một người bạn của gia đình. Sức khỏe không tốt, lại đang trong thời kỳ thai nghén khiến tôi không thể bước chân ra khỏi nhà. Thậm chí, ngồi trên máy tính một tiếng đồng hồ cũng là điều quá sức với tôi trong thời gian này.

Nghĩ đến Quỳnh, tôi xót xa nhận ra rằng, những người hoạt động nhân quyền khi bị bắt giam thường phải đối mặt với hai bản án. Một là bản án của CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI, và hai, chính là bản án của CÔNG LUẬN áp đặt lên mình. Người yêu mến, đồng tình thì khen ngợi, thậm chí ca ngợi, bày tỏ sự đồng cảm hay bênh vực cho dù “nhân vật” có thể hiện thái độ “không cứng lắm” (ví dụ nhận “tội” chẳng hạn) trước tòa – một hành động ít được công luận mong chờ. Kẻ không ưa, thậm chí đố kỵ, ghét (có nhiều lý do trong đó không loại trừ cả sự hiểu lầm…) thì bản án công luận dành cho “đương sự” khắc nghiệt vô cùng.

Nếu người bị ghét “nhận tội” trước tòa thì kể như… xong, miễn bình luận. Nếu bạn thể hiện thái độ can đảm trước tòa và trong suốt thời gian ở tù, chưa chắc những người “không ưa” bạn sẽ có suy nghĩ khác, tích cực và công tâm hơn về bạn. Chưa biết chừng còn dính “nghi án” hai mang, thậm chí “giả vờ” đi tù hay bla bla bla.

Thế mới biết, trong một số trường hợp thì BẢN ÁN CÔNG LUẬN nghiệt ngã và khó khăn không kém BẢN ÁN CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI. Người thật sự bản lĩnh và có tấm lòng ngay thẳng là người biết rõ việc làm, vị thế, lý tưởng của mình.

Tôi đã chứng kiến khoảng thời gian hơn mười năm qua, bao nhiêu người bị vào tù, bị kết tội, bao nhiêu người đã kiên cường và tiếp tục tranh đấu cho những giá trị tốt đẹp. Cũng có một vài người lặng lẽ rút lui vì nhiều lý do khác nhau. Dù thế nào, họ đều là những con người đáng trân trọng.

Là một người hoạt động chung với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong Mạng Lưới Blogger Việt Nam, tôi sẽ không nói trước về thái độ của Quỳnh trong phiên tòa như đã từng giữ thái độ như thế trước mỗi phiên tòa cộng sản “xét xử” người yêu nước.

Tôi cũng không tin sẽ có một phiên tòa công bằng của chế độ dành cho Quỳnh bởi nếu trên đất nước này có luật pháp, có công bằng thì đã không có những người tù lương tâm như Quỳnh và bao người khác. Nhưng, tôi vẫn tin Quỳnh là người bản lĩnh như đã từng như thế và nếu có một bản án khác thiếu công tâm ngoài bản án của chế độ, tôi tin Quỳnh vẫn luôn là người ngay thẳng, tự tin, thêm một chút sâu lắng và mặn mà của những khổ luyện trong ngục tù.

Bài viết này, như một lời tạ lỗi gửi tới Quỳnh, gửi tới cô Lan và hai bé Nấm và Gấu. Ngày người ta đưa Quỳnh ra xử vì tội yêu nước, tôi đau đớn không thể có mặt cùng người bạn đồng hành thân yêu của tôi.

23.06.2017

Kiên Lương đang đối diện với sự tàn phá khủng khiếp

103
TTO – Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang) được thiên nhiên ưu đãi là vùng núi đá vôi độc đáo duy nhất phía Nam, là một trong những danh lam thắng cảnh biển đặc sắc, có hòn Phụ Tử nổi tiếng, đang đối diện với sự tàn phá khủng khiếp.
Kiên Lương đang đối diện với sự tàn phá khủng khiếp
Nhà máy ximăng Hòn Chông đặt trong khu vực núi đá vôi đang bị khai thác, trong đó có những núi bị san bằng -Ảnh: S.LÂM

Những ngọn núi đá vôi đang bị san phẳng hoặc khai thác nham nhở phục vụ cho các nhà máy ximăng ở đây. Môi trường không khí ô nhiễm và mới đây hàng trăm hecta nuôi nghêu sò, cá biển chết chưa rõ lý do…

“Rất nhiều ngọn núi đá vôi đã bị san thành bình địa như núi Lâm Bô, Xà Ngách… Cứ đà này, con cháu sau này chắc cũng không biết nơi đây từng có núi đá vôi
Ông Nguyễn Sơn (người dân)

Thị trấn mịt mù bụi

Đi dọc tỉnh lộ 80 từ Rạch Giá đến thị trấn Kiên Lương sẽ bắt gặp ngay cảnh… bụi. Có lẽ không thị trấn ven biển nào mà người dân ra đường đều phải đeo khẩu trang như ở đây.

Đoạn đường qua khu vực Nhà máy Ximăng Kiên Lương ở ấp Lò Bom, thị trấn Kiên Lương bụi còn mịt mù hơn. Bụi từ trong các lò chế biến clinker (nguyên liệu chính để sản xuất ximăng) bám vào trắng cả cây cối hai bên đường.

Các xe nâng ra vô đưa hàng từ nhà máy băng ngang đường qua bến cảng phía kênh, biến cả đoạn quốc lộ như là công xưởng của nhà máy này. Đi thêm một đoạn còn có nhà máy của Công ty cổ phần ximăng Hà Tiên 2.

Nói về tình trạng ô nhiễm của thị trấn, ông Đỗ Quang Vượng – ngụ khu phố Tám Thước – ngao ngán: “Dân ở đây không chỉ hít thở ximăng hằng ngày mà còn ăn ximăng, uống ximăng, ngủ cũng trên ximăng luôn…”.

Ở nhà ông Vượng, từ bồn nước, giường tủ, bàn ghế, sàn nhà đến các vật dụng cá nhân tất cả đều bám bụi. “Chúng tôi sống vậy đó” – ông buông tiếng thở dài.

Ông Trần Quốc Vũ, cư dân ở đây, tếu táo: “Đà Lạt là thành phố sương mù, còn ở đây là thị trấn bụi mù. Về mùa này có mưa, ngược hướng gió nên còn đỡ, chứ cỡ từ tháng 10 bụi nặng nề hơn”.

Những năm trước tình trạng bụi ximăng còn khủng khiếp hơn do người ta chuyển clinker bằng cách dùng xáng cạp xúc đổ thẳng xuống sà lan.

Mỗi một lần nhà máy xuống hàng là một lần cả khu vực trắng xóa bụi. Sau này người dân phản ứng dữ quá, nhà máy mới lắp thêm hệ thống chống bụi hạn chế được một phần.

Ông Nguyễn Văn Tuyến – tổ trưởng khu phố Tám Thước, sống ở đây hơn 40 năm, từng làm kỹ thuật trong các nhà máy ximăng – cho rằng việc sản xuất ximăng không thể nào tránh khỏi phát tán bụi.

Nhưng điều khiến người dân hoang mang hơn cả là có rất nhiều người dân trong khu vực đã chết vì ung thư.

“Từ lúc tôi về đây đến giờ, khu phố Tám Thước chỉ chừng 3.000 dân nhưng đã có hơn 40 trường hợp chết vì bệnh ung thư. Chỉ riêng trong năm 2014 đã có 14 người, hỏi sao người dân không lo lắng cho được…” – ông Tuyến nói.

Kiên Lương đang đối diện với sự tàn phá khủng khiếp
Hệ thống núi phía sau khu du lịch hang Cá Sấu trở thành bãi khai thác nham nhở – Ảnh: SƠN LÂM

Nham nhở thắng cảnh

Ngoài nhà máy nằm ngay thị trấn trên, Kiên Lương còn ba nhà máy sản xuất ximăng khác nằm trên tỉnh lộ 11 nối từ thị trấn Kiên Lương ra danh thắng hòn Phụ Tử.

Tỉnh lộ này từng được xem là một trong những cung đường đẹp nhất của tỉnh Kiên Giang. Giờ đây bên cạnh những núi đá vôi xanh mướt là những ngọn núi đã bị phạt ngang đầu, xẻ nham nhở, ngổn ngang cảnh khai thác.

Từ trung tâm thị trấn có thể thấy một phần quần thể núi Mo So (Bãi Voi) bị phạt trắng một phần. Núi Mo So có hệ thống hang động độc đáo, từng là cứ điểm cách mạng trải qua hai thời kỳ kháng chiến, đã được xếp hạng di tích lịch sử cách mạng và thắng cảnh cấp quốc gia từ năm 1995.

Nhưng một phần thắng cảnh này bị phá tan hoang. Đáng ngạc nhiên là sau ba tháng khi được công nhận là di tích, khu vực núi này bị cấp phép khai thác để phục vụ cho Nhà máy ximăng Hòn Chông.

Ông Trần Minh Sang – trưởng Phòng tài nguyên và môi trường huyện Kiên Lương – thừa nhận: “Hệ thống hang động lịch sử nằm phía bên trái núi.

Tuy chưa bị tác động do quá trình khai thác mỏ của nhà máy ximăng, nhưng một mảng núi đã bị khai phá phía bên sườn phải cũng ảnh hưởng nhiều đến không gian của thắng cảnh này”.

Tiến sĩ Lưu Hồng Trường, viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, cho biết khu vực núi đá vôi duy nhất ở miền Nam này có hệ thống hang động, thực vật cực kỳ phong phú.

Đặc biệt, nơi đây có đàn voọc bạc Đông Dương đang sinh sống ở các núi đá vôi Bãi Voi, Khoe Lá. Đây là loài vật có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới. Nhưng chính những ngọn núi mà chúng cư ngụ còn có nguy cơ biến mất, nói gì đến những thân phận nhỏ nhoi.

Ông Trường cho biết Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên thế giới từng công bố nơi đây có hơn 30 loài đặc hữu đang có nguy cơ bị đe dọa.

“Hiện tại chúng tôi vẫn theo dõi thì thấy đàn voọc bạc vẫn đang phát triển bình thường. Nhưng nếu không lập ngay khu bảo tồn cho khu vực này thì hệ sinh thái bị hủy hoại, động vật quý hiếm biến mất là điều có thể thấy ở tương lai gần” – ông Trường nhận định.

Dù việc bảo tồn, phát triển vùng đất Kiên Lương đã được nhắc đến từ hàng chục năm qua, nhưng đến nay vẫn chỉ mới dừng ở những hội thảo kế hoạch, cảnh báo và… đang tiếp tục xúc tiến.

“Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế” đang là khẩu hiệu. Nhưng vùng đất Kiên Lương này bao lâu nữa môi trường, thiên nhiên nơi đây mới có thể thực sự thoát khỏi việc đánh đổi?

Kiên Lương trong mắt nhà văn Sơn Nam

Trong hồi ký của mình, nhà văn Sơn Nam từng viết về vùng này thời ông còn nhỏ: “Dọc theo mé biển, nhiều giồng cát cao ráo đã có người Khmer định cư, co cụm trên cao, ven giồng là đất thấp, úng lụt.

Thêm vài ngọn đồi thơ mộng, dính vào đất liền, gọi là vùng Hòn Chông, Ba Hòn với hai cột đá cao, nằm nghiêng một chiều, gọi là hòn Phụ Tử rồi lên Hà Tiên gặp nhiều hòn đá vôi (ximăng Hà Tiên).

Ăn đến biên giới là những thắng cảnh như Tô Châu, Đông Hồ, Thạch Ðộng, gần xa ngoài biển là hàng chục đảo lớn nhỏ, khi trời quang mây tạnh, nhìn thấy dạng đảo Phú Quốc khá cao và dài”.

5 nhà máy ximăng bủa vây

Năm nhà máy ximăng với công suất hơn 4 triệu tấn/năm bủa vây xung quanh đủ để lý giải việc các núi đá vôi ở khu vực này đang mất đi. Núi bị khai phá, kéo theo đó là hệ sinh thái tự nhiên biến đổi, cuộc sống của con người và các loài vật ở đây bị xáo trộn.

SƠN LÂM/TUỔI TRẺ