Home Blog Page 1153

VNTB – Ai là ai: củi khô, củi vừa, củi tươi

Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017
Kỳ Lâm (VNTB) Rõ ràng củi khô là Trịnh Xuân Thanh, củi vừa vừa là Đinh La Thăng, và củi tươi chính là ông Nguyễn Tấn Dũng.

Bộ GTVT – theo kết luận của Thanh Tra Chính phủ và Đoàn giám sát của UBTV Quốc Hội chỉ ra là chỉ định chủ đầu tư yếu và thu sai quy định. Ngoài ra, thông tin thêm cho biết, từ tháng 9/2015 đến nay, Bộ GTVT triển khai 78 dự án đầu tư theo hình thức BT và BOT với chiều dài khoảng 2.200 km, tổng mức là 219.000 tỷ đồng, trong đó 202.000 tỷ đồng là dự án BOT.

Trở lại BOT Cai Lậy, được sự chống lưng của Bộ GTVT, chủ đầu tư liên tục cứng rắn với những tài xế đang đòi hỏi quyền lợi của mình, từ việc đe doạ báo công an xử tội cho đến việc chụp bản số để răn đe.

Nhưng trên hết, là những phát ngôn của lãnh đạo Bộ GTVT thực sự mang tính thách thức dư luận. Từ việc Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật vẫn cho rằng bộ cho phép, nhà đầu tư thu phí là đúng và kiên quyết “không dời trạm thu phí BOT Cai Lậy”; cho đến việc ông Bộ trưởng Bộ GTVT đăng đàn tự vấn về quy định 70km đặt trạm phí, và nhấn mạnh “tôi không hiểu dựa trên căn cứ nào để đưa ra quy định ấy?”. Và mới nhất đây, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông lên tiếng khẳng định không sai, không dời, không mua lại, và cho biết nếu tài xế tiếp tục trả tiền lẻ thì tỉnh Tiền Giang phải chỉ đạo xử lý.

Nếu phát biểu của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật là “vô cảm”, thì phát biểu của ông Bộ trưởng Bộ GTVT và ông Thứ trưởng Bộ GTVT là Nguyễn Ngọc Đông là “thách thức dư luận”. Thậm chí, việc ông Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đòi xử lý tài xế trả tiền lẻ là sự chà đạp lên pháp luật nhà nước [Nghị định 96/2014/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng].

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao lại như vậy? Thế lực nào? Ý đồ nào đang khiến Bộ GTVT đứng ra ngoài vòng pháp luật và hành xử như một đứa trẻ chưa trưởng thành về nhận thức pháp luật? Điều đặc biệt, nó diễn ngay trong thời điểm mà ‘lợi ích nhóm” đã và đang là cụm từ vô cùng nhạy cảm, và ông Đảng trưởng đang đun lò?

Nhưng qua nhiều nguồn tin, từ việc “khai quật” lại lý lịch của ông Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật với câu hỏi: “Ai đã bổ nhiệm, đề bạt ông Nguyễn Nhật với những vi phạm và khuyết điểm đã được nêu rõ và có kết luận như vậy?” cho đến Osin Huy Đức – người đặt dấu hỏi thẳng thắn hơn khi nhắc đến tên ông “Dũng” với hàng loạt vấn đề liên quan đến ngân hàng, bất động sản, trạm BOT và sự lạm thu, và câu tự vấn của ông Bộ trưởng Bộ GTVT hiện tại đã cho thấy, ông Đinh La Thăng chỉ là một con cờ được nhắc đến, nhưng chủ chốt vẫn là người tử tế mang tên Nguyễn Tấn Dũng.

Nhưng muốn đi đến tràm tướng “người tử tế”, thì “con mã” sẽ bị phanh phui và đấu tố trước, bằng nhiều cách khác nhau. Cũng chính vì vậy, nên ông Bộ trưởng Bộ GTVT mới trả lời chất vấn trực tiếp Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 15/8 rằng: “Tự nhiên chúng ta đưa ra 70km. Tôi không hiểu dựa trên căn cứ nào để đưa ra quy định ấy?”.

“Tự nhiên, không hiểu, căn cứ”? Đó là những câu hỏi không hẳn ngô nghê, mà muốn vạch ra rõ ràng rằng, tại sao lại có quy định đó mà chính bản thân ông Bộ trưởng Bộ GTVT còn không hiểu nỗi, nếu hiểu theo cách khác thì đó là cách chửi khéo ông ông Trương Quang Nghĩa với người tiền nhiệm là ông Đinh La Thăng.

Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng, người từng chia sẻ: “Khi tiếp xúc cử tri, tôi hay nói: Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên”.

Rõ ràng, giờ đây có thể hiểu củi khô là Trịnh Xuân Thanh, củi vừa vừa là Đinh La Thăng, và củi tươi chính là ông Nguyễn Tấn Dũng và một vị nguyên Tổng Bí thư.

Và để “thuận lòng dân” hay “đúng quy trình”, thì trước hết cần phải tranh thủ dư luận, và việc đưa BOT Cai Lậy, thậm chí đẩy sự việc lên quá đà với những phát ngôn coi trời bằng vung của Bộ GTVT, đã là một chiêu trò “đốt nóng dư luận” để chĩa mũi duồi vào những sai phạm thời kỳ trước đó. Làm thế này, sẽ là một cách thức triệt hạ đối thủ hay nhất, đúng theo cung cách rất sĩ phu Bắc Kỳ mà ông Đảng trưởng từng nhiều lần thể hiện.

Nhưng mặt khác, cần phải tính đến việc, Bộ GTVT đang bị mắc vào nhóm lợi ích quá lớn và không thể buông thả. 202.000 tỷ đồng là dự án BOT, với hàng loạt sai phạm thì sẽ có bao nhiêu tỷ đồng được chia chác bởi các quan chức trước và sau này của Bộ GTVT. Lúc này, chống BOT chính là chống ta sẽ là nghiệm của phương trình mà bản thân quan chức Bộ này hoàn toàn không muốn giải ra. Nói một cách khác, thay thế siêu bộ Bộ Công thương với nhóm lợi ích chằng chịt thì giờ đây, Bộ GTVT đang đảm nhiệm vai trò thay thế đó, và bằng mọi cách Bộ này đang có xu hướng ôm chặt tính lợi ích bên trong, để nó không bị lộ đến mức một vài quan chức phải bị bêu tên trong bảng phong thần “chống tham nhũng”.

Dù BOT Cai Lậy là thứ để chống bè phái hay lợi ích nhóm, thì nó cũng cho thấy rằng, thủ đoạn trong chính trị Việt Nam là sự thoả hiệp, sự triệt tiêu dường như rất hiếm hoi. Mọi sự kiện dù nóng đến mấy thì sau thoả hiệp là sự chìm lặng, và Biệt phủ Yên Bái đang là một ví dụ rõ nét nhất. Người dân hay thậm chí hệ thống báo chí trong nước, (lên tiếng mạnh như báo Tuổi Trẻ) cũng chỉ là sự chăn dắt của các thủ đoạn chính trị đang cơn giằng xé, nhất là khi ĐH Đảng đang liền kề, nơi sự thoả hiệp – chia chác quyền lực được tiến hành qua các bước khác nhau, mà bới móc sai phạm và đấu tố là một trong những bước đi đó.

Và bộ GTVT liên tục thách thức dư luận cũng là một nhịp trong những bước đi đó.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Nghị sỹ quốc hội Đức đồng loạt kêu gọi trừng phạt Việt Nam

0
Minh Duy VietFact

Các dân biểu Hạ viện Đức kêu gọi phải có biện pháp quyết liệt hơn để trừng phạt Việt Nam sau vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin, một hành động bị chính phủ Đức cáo buộc là một “vi phạm trắng trợn” đối với luật pháp Đức.

Báo Der Spiegel dẫn lời dân biểu Burkhard Lischka phát biểu: “Theo ý tôi, cần trục xuất thêm mật vụ, nhân viên tình báo Việt Nam khác nữa và đóng băng các ngân khoản dành riêng cho các dự án cá thể trong khuôn khổ chương trình viện trợ hợp tác phát triển” cho Hà nội.

Nhật báo Sueddeutsche Zeitung và các báo lớn khác của Đức như WallStreet-online.de, GermanDailyNews.com và HasePost.de hôm 12/8 đều đăng tải phát biểu của dân biểu Lischka, Phát ngôn viên về chính trị nội vụ trong khối nghị viên đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD).

Nghị sỹ Burkhard Lischka của quốc hội Đức. Ông kêu gọi đóng băng các quỹ viện trợ phát triển của Đức đối với Việt Nam.

Dân biểu Lischka khẳng định hôm 17/8 về lời kêu gọi này nhưng từ chối bình luận thêm về những biện pháp mà ông đưa ra.

Truyền thông Đức cũng trích lời một dân biểu khác, ông Juergen Hardt, kêu gọi các biện pháp chung của khối Liên minh Châu Âu đối với Việt Nam. Dân biểu Hardt, người phát ngôn về ngoại giao của khối nghị viên đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) đề xuất các biện pháp như trục xuất thêm nhiều người khác – như đã trục xuất một nhân viên sứ quán Việt Nam tại Berlin – người bị chính phủ Đức tuyên bố là “không được hoan nghênh” (persona non grata).

Thành viên quốc hội Đức Juergen Hardt kêu gọi biện phát trừng phạt chung của châu Âu đối với Việt Nam.

Dân biểu Hardt nói rằng những biện pháp chế tài mà ông kêu gọi, không nên làm hại đến người dân Việt Nam.

Chính phủ Đức cáo buộc Việt Nam thực hiện vụ bắt cóc cựu lãnh đạo ngành dầu khí Trịnh Xuân Thanh, người bị Hà Nội truy nã về tội danh làm thất thoát gần 150 triệu USD trong thời gian điều hành Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

Sau khi Hà Nội không đáp trả yêu cầu của Berlin cho phép ông Thanh trở về Đức để được xét đơn tị nạn theo đúng trình tự, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức cho biết là chính phủ Đức “đang xem xét những biện pháp tiếp theo để cho các đối tác Việt Nam biết rằng chúng tôi không thể chấp nhận hành động đó.”

Theo phân tích của tạp chí Forbes, một trong những lựa chọn để đối phó với Việt Nam là Đức sẽ hạn chế nguồn tài trợ phát triển cho nước này.

Năm 2015, Đức cam kết 257 triệu USD tiền viện trợ phát triển cho Việt Nam trong 2 năm.

Forbes dẫn lời một nhà phân tích khẳng định chính phủ của thủ tướng Angela Merkel đang vận động hành lang các nước láng giềng trong khối EU để ngăn cản tiến trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) mà cả 2 bên đã nhất trí vào tháng 12/2015.

Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và 28 nước thành viên châu Âu dự kiến sẽ được thông qua trong năm nay và sẽ có hiệu lực vào năm sau.

Theo đánh giá của Forbes, việc các mật vụ Việt Nam bắt cóc ông Thanh ở Berlin có thể làm đổ bể hiệp định được đánh giá là vô cùng quan trọng đối với Việt Nam, đặc biệt sau khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không thành vì sự rút lui của Mỹ.

Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khối EU và giá trị thương mại 2 chiều Việt Nam-EU đã tăng 38 tỷ USD trong 1 thập niên qua lên 48 tỷ USD. EVFTA dự kiến sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng khoảng 15%.

Tuy nhiên theo đánh giá của một cựu chủ nhiệm văn phòng chính phủ, Việt Nam “đã tiên liệu sẽ xảy ra chuyện này chuyện kia. Có thể sẽ phải chấp nhận khi phải làm một công việc để làm trong sạch nội bộ.”

Luật sư Trần Quốc Thuận nói rằng Việt Nam “phải đem (Trịnh Xuân Thanh) về vì rõ ràng Trịnh Xuân Thanh là đầu mối, là một nút thắt trong một vụ án tham nhũng lớn ở Việt Nam.”

Các luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh, đảm trách hồ sơ xin tị nạn của ông ở Đức, cho rằng có một thế lực chính trị đứng đằng sau vụ việc này.

Hôm 16/8, Bộ Ngoại giao Đức cho biết chính phủ Việt Nam đã tiếp cận Đức và đề nghị đối thoại. Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao tuyên bố Việt Nam “mong muốn duy trì phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức”.

(Nguồn: Spiegel, Suddeutsche Zeitung, Sputniknews, VOA, Forbes)

Link Forbes: https://www.forbes.com/sites/davidhutt/2017/08/11/how-a-kidnapping-in-berlin-could-bring-down-vietnams-fta-with-europe/#24dab03f1374

Đức sẽ áp dụng các lệnh trừng phạt chống Việt Nam liên quan vụ Trịnh Xuân Thanh

Tìm thấy xác chiến hạm của Mỹ sau 72 năm

0
VOA

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện xác tàu chiến USS Indianapolis của Mỹ, từng bị ngư lôi của Nhật đâm chìm vào những ngày cuối của Thế Chiến II, ở độ sâu 5,5 km dưới Thái Bình Dương, theo hải quân Hoa Kỳ.

Chiến hạm xấu số của Mỹ đang trên đường trở về sau nhiệm vụ chuyển các bộ phận của quả bom nguyên tử được thả xuống thành phố Hiroshima thì bị tàu ngầm Nhật nhắm bắn ở Bắc Thái Bình Dương hôm 30/7/1945.

Theo Reuters, tàu chiến này chìm trong vòng 12 phút. Không có tín hiệu cấp cứu nào được phát đi.

Khoảng 800 trong số 1.196 thủy thủ trên khoang đã thoát khỏi chiếc tàu chìm, nhưng chỉ có 316 người sống sót sau 5 ngày lênh trên trên biển và số còn lại thiệt mạng vì nắng nóng, mất nước, chết chìm hoặc vì cá mập.

Sau khi một nhà nghiên cứu lịch sử hải quân năm 2016 đã phát hiện thông tin mới về những giờ phút cuối cùng của con tàu, dẫn tới một nơi tìm kiếm mới, một nhóm các nhà nghiên cứu dân sự do ông Paul Allen, người đồng sáng lập Microsoft, đứng đầu, đã dành nhiều tháng tìm kiếm trong phạm vi 1500 km vuông ở Thái Bình Dương.

Với con tàu được trang bị thiết bị có thể xuống dưới độ sâu nhất của đáy biển, thành viên trong nhóm của ông Allen đã phát hiện xác con tàu đâu đó ở vùng Biển Philippines hôm 18/8.

Trong thông cáo đăng trên website của mình, ông Allen nói rằng Hải quân Mỹ đã yêu cầu giữ kín địa điểm chính xác nơi tìm thấy xác của tàu chiến.

Hội đồng nhân dân, có cũng như không?

BBC

LS Ngô Ngọc Trai

20-8-2017

Ý kiến nói lâu nay có tình trạng cán bộ quan chức ung dung tự tại vì cho rằng mình không làm điều sai, nhưng thực tế hệ quả xã hội đất nước vẫn bi đát.

Vụ việc ở trạm thu phí Cai Lậy đang là điểm nóng của dư luận báo chí và mạng xã hội.

Mặc dù nhiều ban ngành đã lên tiếng nhưng không thấy bất cứ một vị đại biểu Hội đồng nhân dân nào xuất hiện, và tôi cũng chẳng thấy ai nhắc đến các vị này.

Trong khi hoạt động của Trạm thu phí Cai Lậy ảnh hưởng tới việc lưu thông xe cộ của người dân nhiều tỉnh vì đây là tuyến đường quan trọng từ các tỉnh về thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy có nhiều đại biểu Hội đồng nhân dân ở nhiều địa phương có trách nhiệm liên quan trong việc này.

Nhưng thực tế những người lái xe đã phải nỗ lực tự thân để chống chọi lại những kẻ tham lam vốn muốn móc ví của người dân càng nhiều càng tốt.

Cuộc đấu tranh vất vả của họ có lẽ đã không xảy ra nếu như thiết chế Hội đồng nhân dân cho thấy được ý nghĩa tồn tại của họ.

Không làm gì

Đại biểu Hội đồng nhân dân là một dạng nghị sĩ ở địa phương, được coi là đại diện cho ý chí và nguyện vọng của người dân, được nhân dân bầu ra, giữ chức năng giám sát, chất vấn và kiểm soát bộ máy chính quyền địa phương.

Khi sự việc Trạm thu phí xảy ra, nếu là đại biểu có trách nhiệm thì họ sẽ phải lên tiếng chất vấn các ban ngành về tính hợp lý khoa học của vị trí đặt Trạm, hoặc về sự hợp lý đúng đắn của mức thu.

Xa hơn nữa, ngay từ khi việc xây dựng Trạm thu phí được lên đề án thì đúng ra các đại biểu đã phải giám sát dự án này rồi. Và nếu làm tốt việc yêu cầu giải trình thì có lẽ hậu quả xấu đã không xảy ra hôm nay.

Tới nay khi sự việc đã xảy ra, nếu là những người mẫn cán thì họ sẽ tìm hiểu kiểm tra xem quá trình trước đây ai đã làm gì sai và ai đã không làm điều gì đúng để xảy ra cơ sự như vậy.

Song cho tới thời điểm hiện tại sự vắng bóng hoàn toàn của đại biểu Hội đồng nhân dân các địa phương cho thấy sự vô hiệu mất tác dụng của thiết chế này.

Không làm sao

Một điểm đáng lưu ý là các đại biểu lại không bị xử lý trách nhiệm mặc dù họ đã không thực hiện những việc đúng đắn cần làm, ví như là lên tiếng chất vấn quy kết trách nhiệm.

Không chỉ trong vấn đề Trạm thu phí Cai Lậy, mà trong nhiều vấn đề khác xảy ra trong đời sống xã hội trên phạm vi cả nước, thường rất hiếm khi thấy sự lên tiếng của đại biểu Hội đồng nhân dân.

Trong khi đúng ra đây là một thiết chế mạnh, cung cấp nguồn lực giám sát kiểm soát cực kỳ cần thiết lên các hoạt động công quyền, để đảm bảo các hoạt động là đúng luật, hiệu quả, tránh đi sự lạm quyền, tùy tiện, tiêu cực.

Song do những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thiết chế còn kém đúng đắn khoa học, cho nên thiết chế này lại làm kém vai trò, ảnh hưởng xấu đến hiệu năng chất lượng hoạt động của cỗ máy nhà nước.

5 năm một lần, Việt Nam tổ chức các kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Nguồn: Getty images

Bằng chứng là từ lâu nay nhiều địa phương tồn tại nhiều vấn đề dai dẳng hết năm này qua năm khác mà vẫn không được cải thiện thay đổi.

Ví như nhiều địa phương mắc chứng kinh niên suốt nhiều chục năm luôn phải xin trợ cấp ngân sách của Chính phủ để hoạt động, nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh không đủ chi nên luôn phải xin trợ cấp hàng năm lên đến một nửa ngân sách.

Nhưng đã chẳng có ai là người có lỗi trong việc những việc như vậy và không có ai bị coi là sai.

Không có ai làm gì sai, những hiệu quả phát triển đất nước vẫn kém.

Điều đó cho thấy có vấn đề trong thiết kế tổ chức và vận hành bộ máy.

‘Không làm điều đúng?’

Biết bao nguồn lực đất nước bị tiêu tốn cho những việc không đáng, mà đúng ra đã có thể tránh được bằng việc thiết lập một cách khoa học bộ máy thiết chế, để ai cũng phải làm tốt vai trò của người ấy.

Có một nguyên tắc trong chính trị và pháp luật là hệ quả xấu gây ra không chỉ bởi việc làm sai mà còn do bởi không làm điều đúng.

Trong pháp luật hình sự đã có những tội danh xử lý những việc ‘không làm điều đúng’ như các tội không tố giác tội phạm hoặc tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Trong quản lý công, hậu quả xấu cũng bị gây ra bởi sự ‘không làm điều đúng’ do bởi kém năng lực hoặc kém trách nhiệm.

Từ lâu nay ở Việt Nam, người ta mới chỉ coi trọng việc xử lý việc làm sai, vì điều này nhận thức dễ hiểu, còn việc xử lý trách nhiệm do ‘không làm điều đúng’ thì ít được thực hiện, do bởi nhận thức về các chuẩn mực sinh hoạt chính trị và quản trị còn thiếu tầm.

Theo đó, bộ nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của sinh hoạt chính trị và cỗ máy nhà nước còn lạc hậu, kém khoa học.

Chỉ cho đến vài năm gần đây trước những thực tế hệ quả chính sách tai hại quá lớn, thì dường như người ta mới bắt đầu xem xét xử lý vấn đề mà theo tôi thấy là theo kiểu xử lý trách nhiệm do đã ‘không làm điều đúng’, vì mặc dù đã muốn nhưng trước hệ quả xấu lại khó tìm ra được xem ai đã làm gì sai.

Để đem lại lợi ích cho đất nước, tôi cho rằng đã đến lúc các ban ngành phải áp dụng phương sách quản trị mới, nâng cao chuẩn mực nghiêm ngặt, đó là xử lý mạnh những hành vi thiếu trách nhiệm.

Theo đó cần áp dụng nguyên tắc pháp lý vào trong chính trị, đó là hoàn toàn có thể xử lý một người vì đã không làm điều đúng thay vì chỉ xử lý việc làm sai.

Giống như ở các nước, trước một sự cố sẽ thấy ngay một vị quan chức phải từ chức mặc dù có thể họ đã không làm gì sai, nhưng họ đã phải từ chức vì người dân cho rằng họ đã không làm điều gì đó đúng đắn để xảy ra sự việc.

Sau khi mất chức họ vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm về các tội danh thiếu trách nhiệm nếu không thuộc trường hợp được miễn trừ.

Ở VN lâu nay có tình trạng cán bộ quan chức ung dung tự tại vì cho rằng mình không làm điều sai, nhưng thực tế hệ quả xã hội đất nước vẫn bi đát. Do vậy cần phải có phương sách cho vấn đề này.

Nghi can tấn công Barcelona ‘chạy sang Pháp’?

0
VOA

Cảnh sát Tây Ban Nha đang truy lùng một nghi can trong vụ tấn công xe làm 13 người chết cho biết hôm 20/8 rằng họ không loại trừ khả năng nhân vật này đã vượt qua biên giới sang Pháp.

Reuters dẫn lời cảnh sát Tây Ban Nha cho hay rằng chiến dịch an ninh đang được tiến hành ở vùng Catalonia và trên khu vực biên giới với Pháp, trong khi họ truy tìm Younes Abouyaaqoub, 22 tuổi.

Nghi phạm sinh ra ở Marốc này là một trong 12 nghi can họ tin rằng vẫn còn đang bỏ trốn.

Những người khác đã bị bắt, bị cảnh sát bắn hay bị giết trong vụ nổ tại một ngôi nhà ở Catalonia một ngày trước vụ tấn công xe tải hôm 17/8 ở Las Ramblas, đại lộ nổi tiếng ở Barcelona.

Truyền thông Tây Ban Nha đưa tin rằng Abouyaaqoub là nghi can lái chiếc xe, và đã bỏ trốn sau vụ tấn công.

Nhưng đại diện chính quyền cho biết rằng không thể xác nhận được ai là người lái chiếc xe gây chết người, nhưng cho hay rằng các nhà điều tra tin rằng chỉ có một người trên xe.

Nhà nước Hồi giáo tuyên bố nhận trách nhiệm gây ra vụ tấn công, khi chiếc xe tải lao vào đám đông du khách và người dân địa phương đi dọc Las Ramblas, gây ra thương vong cho các nạn nhân từ 34 quốc gia.

Vài giờ sau đó, cảnh sát bắn chết 5 người đàn ông đeo thuốc nổ giả ở khu nghỉ dưỡng Cambrils bên bờ biển Catalan, sau khi chúng dùng ôtô đâm vào những người đi nghỉ rồi dùng dao đâm nhiều người, làm một phụ nữ thiệt mạng.

Bình luận – Một dư luận viên trong Sở Di trú Liên bang

Cứu vãn những gì còn cứu được

Tác giả: Tobias Schulze (taz)
Bản dịch của Tâm Việt (Diễn Đàn Việt Nam 21) 

(DĐVN21) – Một dư luận viên của chính quyền Việt Nam đã từng quyết định tương lai của những người xin tị nạn. Điều này đã tạo nên nhiều câu hỏi, nghi vấn.

Có thể giao chìa khóa trại súc vật cho ông hàng thịt. Một người Dortmund cũng có thể làm huấn luyện viên cho đội bóng Schalke. Hoặc là người ta có thể để cho một dư luận viên của chính phủ VN quyết định tương lai của người xin tị nạn, như một câu chuyện đã xảy ra ở Sở Di trú Liên bang [Đức].

Một người – khi hành nghề phụ cho truyền thông Việt Nam ông ta chuyên đả kích nhà nước pháp quyền, nhân quyền và các nhà báo – làm việc cho Sở Di trú Liên bang suốt 26 năm qua. Ở đó ông ta quyết định số phận của những người đã bỏ trốn sang Ðức vì bất công, vì những sự chà đạp nhân quyền và báo chí bị kiểm duyệt. Sau vụ xì-căng-đan này các cơ quan chính quyền Ðức nay phải trả lời nhiều câu hỏi [liên quan] – và riêng Sở Di trú Liên bang phải sửa chữa, đền bù những thiệt hại đã xảy ra.

Mãi khi một chính trị gia lưu vong Việt Nam bị bắt cóc, vụ việc mới bị phơi bày ra ánh sáng

Câu chuyện chỉ bị đổ bể khi người đàn ông này viết trên một bài báo cho rằng vụ bắt cóc một chính trị gia lưu vong người Việt ở Berlin là không đáng kể. Sở Di trú Liên bang biết được vụ việc này không qua các cơ quan an ninh mà do sự  phát giác của ký giả báo chí. Điều này có thể được giải thích như sau: nhân viên đó viết tên họ ông ta theo lối viết ở Việt Nam không giống như ở Ðức, ông ta cũng không bao giờ viết bài vở bằng tiếng Ðức, và nếu không có điều nghi ngờ cụ thể thì chủ lao động ít khi tìm hiểu xem nhân viên của mình làm gì trong giờ rảnh.

Trung ương Sở Di trú và Tị Nạn Liên bang Đức tại Nürnberg (ảnh Bayerische Rundfunk)

Các công sở không thể loại trừ 100% rằng họ đã thuê lầm người; các cơ quan cũng không thể nào nghi ngờ chung các nhân viên chỉ vì những người đó viết trên Facebook bằng ngoại ngữ [không phải Đức ngữ].

Nhưng các công sở chỉ có thể cho nhân viên làm việc trong những lãnh vực nhạy cảm sau khi cho kiểm tra, so sánh các dữ kiện cá nhân của nhân viên với kết quả kiểm tra của cảnh sát, sở bảo hiến [an ninh nội địa] và sở phản gián Đức. Việc này đã có làm chưa? Ðã có sự trùng hợp nào không? Và tại sao không?

Những trả lời của các câu hỏi trên có thể giúp cho Sở Di trú Liên bang có được những biện pháp thích hợp trong tương lai. Còn chuyện đã qua thì chỉ có thể cứu vãn những gì còn cứu vãn được. Sau vụ quân nhân Franco A của quân đội liên bang, một người có khuynh hướng cực hữu giả làm người tị nạn Syria được chấp thuận cho tị nạn, Sở Di trú Liên bang đã kiểm tra lại một số hồ sơ xin tị nạn trong số 2.000 đơn đã được chấp thuận. Tương tự như vậy Sở Liên bang nên cho lục ra xem xét lại các hồ sơ cũ: Họ phải kiểm tra lại tất cả những hồ sơ xin tỵ nạn mà người dư luận viên gốc Việt đã từ chối bác bỏ.

* Nguồn tiếng Đức: Retten, was zu retten ist, Tobias Schulze, taz 11.08.2017
Tâm Việt dịch

*********

https://www.taz.de/Kommentar-Propagandist-im-Bamf/!5433363/

Kommentar Propagandist im Bamf

Retten, was zu retten ist

Ein mutmaßlicher Propagandist der vietnamesischen Regierung hat über die Zukunft von Asylbewerbern entschieden. Das wirft viele Fragen auf.

” src=”cid:image001.jpg@01D315DF.007D5360″ alt=”Ein mit Bundesadlern und der Bezeichnung “Bundesamt” versehenes Gebäude von außen” border=”0″ class=”Apple-web-attachment Singleton”>

Hier wird über die Zukunft von Asylbewerber*innen entschieden Foto: dpa

Man kann einem Metzger den Schlüssel zum Tierheim geben. Man kann einen Dortmunder zum Trainer auf Schalke machen. Oder man kann, wie offenbar im Bundesamt für Migration und Flüchtlinge (Bamf) geschehen, einen mutmaßlichen Propagandisten der vietnamesischen Regierung über die Zukunft von Asylbewerbern entscheiden lassen.

Ein Mann, der im Nebenjob in vietnamesischen Medien gegen den Rechtsstaat, Menschenrechte und Journalisten hetzt, arbeitet seit 26 Jahren für das Amt. Dort bestimmt er über das Schicksal von Menschen, die vor Unrecht, Menschenrechtsverletzungen und Pressezensur nach Deutschland geflohen sind. Nach diesem Skandal müssen deutsche Behörden jetzt Fragen beantworten – und das Bamf selbst muss den Schaden wiedergutmachen.

Aufgeflogen ist der Fall erst, als der Mann in einem Artikel die mutmaßliche Entführung eines vietnamesischen Expolitikers in Berlin kleinredete. Das Bamf erfuhr davon nicht durch Sicherheitsbehörden, sondern durch Journalisten. Dafür kann es Erklärungen geben: Der Mann schreibt seinen Namen in Viet­nam anders als in Deutschland, auf Deutsch publizierte er nie, und ohne konkreten Verdacht geht es Arbeitgeber ohnehin selten an, was Mitarbeiter in ihrer Freizeit treiben.

Behörden können nicht zu hundert Prozent ausschließen, dass die Falschen bei ihnen anheuern; sie können Sachbearbeiter auch nicht unter Generalverdacht stellen, weil sie auf Face­book in fremden Sprachen schreiben.

Der Fall flog erst durch die Entführung eines vietnamesischen Expolitikers auf

Sie können Mitarbeiter in sensiblen Bereichen aber durch eine Sicherheitsüberprüfung schicken und ihre Daten mit Erkenntnissen von Polizei, Verfassungsschutz und BND abgleichen. Ist das in diesem Fall passiert? Gab es keine Treffer? Warum nicht?

Aus den Antworten könnte das Bamf möglicherweise Konsequenzen für die Zukunft ziehen. Für die Vergangenheit kann es nur noch retten, was zu retten ist. Nach dem Fall des mutmaßlich rechtsextremen Bundeswehrsoldaten Franco A., der als falscher Syrer Asyl erhalten hatte, überprüfte das Bamf noch einmal stichprobenartig 2.000 positive Asylentscheidungen. So wie damals sollte die Behörde jetzt alte Akten rausholen: Sie muss all die Fälle überprüfen, in denen der Propagandist aus Vietnam Asyl verwehrt hat.

Tobias Schulze

Redakteur Inland

Arbeitet seit 2013 für die taz und schreibt meistens über deutsche Außen- und Verteidigungspolitik. Hat davor Politikwissenschaft studiert und an der Deutschen Journalistenschule gelernt.

Barcelona: Nhóm khủng bố có 120 bình ga

0
BBC

Nhóm khủng bố gồm 12 thành viên vừa tiến hành hai cuộc tấn công tại Tây Ban Nha trong tuần này đã chuẩn bị 120 bình ga và lên kế hoạch để sử dụng trong các cuộc tấn công bằng xe, theo cảnh sát Tây Ban Nha.

Nhiều thùng chứa đã được tìm thấy tại một ngôi nhà được cho là từng được nhóm khủng bố sử dụng mà đã phát nổ ở thị trấn Alcanar vào tối thứ Tư, 16/8/2017.

Cảnh sát vẫn đang săn tìm người lái xe chiếc xe đã đâm vào hàng chục người trên đại lộ Las Ramblas của Barcelona, giết chết 13 người.

Barcelona: Truy tìm nghi phạm lái xe đâm chết người

Tây Ban NhaEPA
Cảnh sát nói ngôi nhà bị nổ tan hoang ở Alcanar là tâm điểm của cuộc điều tra.

‘Tấn công khủng bố’ ở Barcelona

Hôm Chủ Nhật, một thánh lễ cầu nguyện đã được tổ chức tại Barcelona để tưởng niệm các nạn nhân.

Ngoài 13 người bị thiệt mạng vào chiều hôm thứ Năm, 17/8, trên đường phố Las Ramblas, một phụ nữ đã chết trong một cuộc tấn công bằng xe hơi thứ hai vào đầu ngày thứ Sáu ở thành phố Cambrils.

Năm nghi phạm là các chiến binh thánh chiến đã bị cảnh sát bắn chết trong cuộc tấn công thứ hai.

Nhà chức trách Catalan cũng xác nhận một em bé người Úc gốc Anh lên bảy tuổi, Julian Cadman, nằm trong số những người bị thiệt mạng ở Barcelona.

Em bé này đã bị mất tích kể từ khi bị tách ra khỏi người mẹ bị thương trong cuộc tấn công.

Tây Ban NhaGetty Images
Cảnh sát nói các thành viên khủng bố đã ẩn trú bên trong thành phố.

Cập nhật thông tin

Khủng bố ở Barcelona và Cambrils

Cảnh sát trưởng Catalan, Josep Lluís Trapero, đã cập nhật thông tin về cuộc điều tra.

Ông nói rằng nhóm khủng bố được tin là gồm 12 người đàn ông và nhóm này đã lập kế hoạch tấn công trong suốt hơn sáu tháng.

Một thành viên của nhóm vẫn còn chưa bị bắt, bốn người khác đã bị bắt giữ và có hai bộ hài cốt cần được xác định, ông cho hay.

Thành viên chưa bị bắt là là người điều khiển của chiếc xe, ông Trapero nói, và thêm rằng cảnh sát đã biết danh tính của người này nhưng không tiết lộ.

Tây Ban NhaGetty Images
Một thành lễ được cử hành hôm Chủ Nhật để tưởng niệm và cầu nguyện cho các nạn nhân.

Nhưng cảnh sát đã xác nhận họ đang săn tìm một người sinh ra ở Moroco, Younes Abouyaaqoub, 22 tuổi, người mà truyền thông Tây Ban Nha nói là nghi phạm lái chiếc xe.

Hai hài cốt cần được xác định danh tính có thể là các nạn nhân trong vụ nổ tại ngôi nhà ở Alcanar.

Truyền thông Tây Ban Nha suy đoán cả hai có thể là Youssef Aallaa, anh trai của một trong những nghi phạm chiến binh thánh chiến bị giết tại Cambrils, và Abdelbaki Es Satty, một tu sỹ đạo Islam từ thành phố Ripoll, mạn bắc của Barcelona, là căn cứ xuất phát của các nghi phạm.

Nghi phạm là tu sỹ dường như đã rời khỏi nhà thờ Hồi giáo đột ngột vào tháng Sáu và đã không được nhìn thấy kể từ đó.

Người quản lý nhà thờ Hồi giáo nói rằng nghi phạm này đã nói với ông rằng ông ta ‘muốn quay lại’ Morocco.

Charlottesville, Virginia – Bài học nào cho chuyện dựng tượng đài ở Việt Nam?

0
TIẾNG DÂN

Thạch Đạt Lang

20-8-2017

Biến cố kỳ thị chủng tộc xảy ra vào ngày thứ Bảy 12-08-2017 tại Charlottesville, bang Virginia, làm thiệt mạng cô Heathet Heyer 32 tuổi đã trở thành một chấn thương tâm lý nặng nề, gây thêm chia rẽ trong xã hội Mỹ, vốn đã bùng phát mạnh từ sau khi ông Donald Trump đắc cử tống thống thứ 45 của Hoa Kỳ.

Biến cố này tác động không ít vào cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại, nhất là ở Mỹ. Đã có những tranh luận gay gắt về biến cố Charlottesville giữa người Việt với nhau, chia thành hai phe. Một phe đồng tình với những lời tuyên bố, với những cái tweet của ông Donald Trump, lên án cả hai phía. Nặng nề hơn, có những người là bác sĩ, nhà văn… cho rằng hành động đập phá tượng tướng Robert Lee của một số dân Mỹ, thì có khác gì bọn Taliban phá tượng Phật, bọn IS phá các di tích văn hoá, bọn Đức Quốc xã thiêu hủy tàn tích Do Thái, bọn Việt Cộng đốt các sắc phong thần hoàng?

Hơn thế nữa, còn có một lập luận cho rằng việc chống đối sự hiện diện của bức tượng tướng Robert Lee trong công viên thành phố Charlottesville là do đám Dân Chủ thiên tả (leftist) của Hillary Clinton giật dây, xúi bẩy nhằm gây hỗn loạn để truất phế ông Trump, lập luận này đồng thời sỉ nhục báo chí hải ngoại cùng màu da của cựu tồng thống Obama như sau: “Bọn gậy gộc đánh nhau, phá tượng, bị chửi là đúng rồi ca ngợi cái gì nữa, đa số người Mỹ họ chống chuyện phá tượng, dời tượng… Mấy ông nhà báo lá cải An Nam đã chả biết đầu đuôi câu chuyện ra sao cũng nhẩy vào ăn có. Giờ này cái lá bùa kỳ thị hết hiệu lực, người ta đã bầu cho một ông đen sì làm Tổng thống đế quốc 8 năm rồi thì còn kỳ thị cái gì nữa?”

Người viết không (hoặc chưa) thấy ai ca ngợi đám gậy gộc đánh nhau nhưng hễ bất cứ một chuyện gì bất lợi gây tai tiếng, trở thành trò cười về Donald Trump, từ những chính sách, kế hoạch không thi hành được hay những sắc luật bất khả thi vì vi phạm hiến pháp, gặp chống đối ngay từ trong đảng… đều được những người này đổ riệt cho đảng Dân Chủ, Hillary Clinton, Barack Obama gây ra.

Nhưng tướng Robert Lee là ai? Tại sao bức tượng của ông lại là nguyên nhân cho cuộc xung đột nghiêm trọng ở Charlottesville, tiểu bang Virginia trong tuần lễ vừa qua?

Robert Edward Lee (1807-1870) là một vị tướng của Nam quân trong cuộc chiến Nam – Bắc Mỹ (1861-1865). Đây là cuộc chiến giải phóng nô lệ người da đen, do tổng thống Abraham Lincoln chủ trương với sự ủng hộ của đa số các bang miền Bắc. Khi khởi đầu cuộc chiến có 7 tiểu bang miền Nam tách rời ra khỏi 34 tiểu bang của Mỹ thành lập Liên Minh Tự Trị Mỹ (Confederate States of America) không công nhận hiến pháp của Liên Bang dưới quyền cai trị của Tổng thống Abraham Lincoln, đồng thời bầu Jefferson Davis làm tổng thống, với quyền phát triển và sở hữu nô lệ vĩnh viễn. Liên minh này hoàn toàn không được bất cứ nước nào trên thế giới trong thời gian đó công nhận.

Tướng Lee chỉ huy mặt trận phía Bắc, bang Virginia của Liên Minh Tự Trị. Tướng Lee tốt nghiệp học viện sĩ quan ưu hạng, là một sĩ quan ưu tú và là kỹ sư quân giới trong 32 năm. Ông thắng nhiều trận trong cuộc chiến, chứng tỏ là một vị tướng tài ba, nhưng cuối cùng bị thua trong trận đánh quyết định ở Gettysburg. Sự đầu hàng của tướng Robert Lee trước tướng Ulysses S. Grant của miền Bắc đưa đến sự bại trận của Nam quân trong cuộc chiến.

Sau khi tướng Robert Lee chết, rất nhiều thành phố, đa số ở các tiểu bang miền Nam dựng tượng và đài kỷ niệm ông. Tổng cộng có 11 bức tượng và đài kỷ niệm của tướng Lee trên khắp nước Mỹ, tên ông cũng được đặt cho nhiều con đường, trường học và nơi giải trí.

Chế độ nô lệ ở Mỹ chính thức chấm dứt sau khi Liên Minh Tự Trị đầu hàng. Tuy nhiên, sự kỳ thị, coi thường, phân biệt đối xử với người da đen trong xã hội khắp mọi nơi, từ trường học đến công sở, trong quân đội, trên xe buýt, nhà hàng, chợ… vẫn tiếp tục kéo dài cho đến gần cuối thập niên 60. Ngày 04.04.1968, Martin Luther King Jr. thủ lãnh của phong trào đấu tranh bất bạo động và bất tuân dân sự, đòi quyền được đối xử bình đẳng cho người da đen, đã bị bắn chết, kéo theo sự nổi loạn của người da đen trên nhiều thành phố nước Mỹ.

Với người Mỹ thượng tôn chủng tộc da trắng, nhóm KKK, Tân Quốc xã… Robert Lee là một anh hùng, một hình ảnh sáng chói. Với người da đen ở Virginia ông là biểu tượng của một chủ nô độc ác. Ba trong số nô lê của tướng Lee trong một lần chạy trốn, bị bắt lại, bị đánh đập tàn nhẫn, phơi nắng và xát muối lên lưng.

Việc di dời bức tượng của tướng Robert Lee khỏi công viên thành phố ở Charlottesville, do đó chỉ là ngòi nổ cho sự xung đột chủng tộc Đen – Trắng, lúc nào cũng âm ỉ trong thành phố, cũng như ở tiểu bang Virginia. Trước khi có quyết định di dời tượng tướng Lee, hội đồng thành phố đã tranh luận gay gắt nhiều lần trong các phiên họp năm 2016.

Từ sự xung đột ở Charlottesville nghĩ đến chuyện tượng đài ở Việt Nam, lăng ông Hồ Chí Minh ở Hà Nội. Hầu hết các tượng đài của danh nhân nước Mỹ, các nước Âu châu tự do, dân chủ được dựng lên chỉ nhằm mục đích lưu truyền văn hóa cho hậu thế, vì vậy cho dù giàu có, sẵn phương tiện, họ cũng không làm quá to lớn, tốn kém.

Xây dựng tượng đài ông Hồ ở Việt Nam, ngược lại chỉ nhằm mục đích phục vụ cho chế độ cộng sản trong công tác tuyền truyền cũng như là cái cớ để cán bộ, đảng viên tham nhũng. Công trình xây dựng càng lớn, tốn kém ngân sách quốc gia nhiều chừng nào, cán bộ, đảng viên càng dễ tham nhũng, rút ruột công trình chừng đó.

Những kẻ chủ trương xây dựng tượng ông Hồ Chí Minh ở Sơn La với phí tổn 1.400 tỉ VNĐ (gần 70 triệu Mỹ kim vào thời điểm đó) thật ra cũng chẳng phải vì họ kính trọng hay nhớ ơn ông, họ chỉ muốn làm tượng ông cho thật to, càng to, càng vĩ đại thì càng dễ đục khoét, rút rỉa, tham nhũng chi phí…

Người dân Việt Nam nghĩ gì khi chế độ CS vừa đi ăn xin khắp nơi trên thế giới, vừa tìm cách phung phí tiền bạc vô tội vạ như thế? Hiện còn có một kế hoạch xây dựng tiếp 14 tượng đài khác, mỗi cái tốn kém từ vài trăm đến vài ngàn tỉ đồng. Ngoài ra, các quan chức, đảng viên CS cũng đang nghĩ đến chuyện xây tượng đài cho ông Võ Nguyên Giáp.

Riêng lăng ông Hồ cũng phí phạm tiền thuế của dân không ít, với một trung đoàn bảo vệ lăng, rồi việc giữ gìn, bảo quản cái xác ướp kể sao cho xiết, trong khi trẻ em, học sinh những tỉnh miền núi đến trường còn phải đu dây, hay trùm bao ni lông để qua sông, qua suối?

Trở lại chuyện ở Mỹ. Tại nhiều trường học, thầy, cô giáo tìm cách giải thích cho học sinh hiểu rõ nguyên nhân cuộc xung đột ở Charlottesville. Họ không tránh né vấn đề, dù nhiều giáo chức khác sợ hãi trước sự giận dữ của các bậc cha mẹ khi nói đến chuyện này.

Torres, một cô giáo tiếng Anh lớp 12 ở một trường trung học tư, mở đầu bằng cách đặt câu hỏi với các học sinh của mình, nghe từ đâu và nghe thấy điều gì từ vụ xung đột ở Charlottesville với sự bộc phát của chủ nghĩa thượng tôn da trắng, của nhóm cực hữu KKK, Tân Quốc xã… Sau đó là tranh luận công khai theo chiều hướng nhân bản. Torres tin rằng, với cách này, ít nhất cô đã đi đúng hướng để học sinh nhận định đúng được vấn đề.

Tất nhiên học sinh ở Việt Nam không thể nào được hưởng một phương pháp giáo dục tự do như vậy. Suy nghĩ, nhận định độc lập, có quan điểm, ý kiến riêng là điều cấm kỵ trong giáo trình của chế độ CSVN. Mọi tư duy, phán xét đều phải được uốn nắn ngay từ nhỏ theo chiếu hướng đã định sẵn.

Nhưng trong thời đại thông tin bùng nổ với internet, điện thoại thông minh, công cụ tìm kiếm trên Google…, liệu chế độ CS có thể mãi che giấu được thông tin không? Chắc chắn là không. Chế độ CS một lúc nào đó sẽ sụp đổ. Tượng đài ông Hồ Chí Minh, và các vị khác như Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Lê Duẫn… càng nhiều, thì sự căm phẫn của người dân càng tăng, sự đập phá chắc chắn sẽ vô cùng mãnh liệt và dữ dội như tượng Lenin đã bị kéo đổ, chà đạp ở các nước thuộc khối Đông Âu cũ. Lăng ông Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ không tránh khỏi sự hủy hoại hay phế bỏ.

Chứng khoán phái sinh là gì?

0
VOA

Có nhiều thắc mắc chứng khoán phái sinh là gì, tại sao gọi là sản phẩm phái sinh, sau khi Việt Nam khai trương thị trường chứng khoán phái sinh với “hợp đồng tương lai chỉ số VN30” là sản phẩm phái sinh đầu tiên hôm 10 tháng 8, 2017 vừa qua. Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, trong cuộc phỏng vấn với đài VOA mới đây, giải thích về thuật ngữ và sản phẩm tài chính này.

VOA: Nhân ngày 10/8 vừa rồi khi Việt Nam chính thức khai trương thị trường chứng khoán phái sinh, Tiến sĩ Hiếu đã trình bày về hoàn cảnh và sự cần thiết Việt Nam mở thị trường chứng khoán phái sinh vào thời điểm này. Tuy nhiên có rất nhiều thính giả/độc giả hỏi ‘không hiểu thuật ngữ phái sinh là gì?’. Tiến sĩ đã đề cập rằng thuật ngữ này được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh là derivatives. Có những người đã biết “derivatives” tại thị trường chứng khoán ở các nước phát triển như ở Mỹ chẳng hạn, nhưng nhiều người đặt câu hỏi tại sao Việt Nam gọi đó là “phái sinh?” Xin Tiến sĩ giải thích.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: Quý thính giả, độc giả của VOA đặt câu hỏi đó có lẽ cũng không phải là điều ngạc nhiên, vì chính tôi cũng từng đặt câu hỏi “tại sao gọi là phái sinh?” Từ phái sinh của tiếng Việt đi từ tiếng Anh “derivatives,” [và] derivatives có gốc từ là “derive” có nghĩa là dẫn xuất từ một sản phẩm cơ bản.

Một thuật ngữ dễ hiểu, tôi nghĩ phải nên gọi là “sản phẩm dẫn xuất,” nó được “derive” (dẫn xuất) bởi những sản phẩm cơ bản. Tôi không hiểu tại sao các nhà kinh tế của Việt Nam dùng từ “phái sinh.” Thực sự tôi cũng cố tìm hiểu mãi, nhưng chưa cảm thấy mãn nguyện. Vì thế đối với tôi thuật ngữ phái sinh có lẽ nó xa lạ, và đáng lý có thể dùng từ “sản phẩm dẫn xuất” thì có thể phù hợp hơn.

[Tuy nhiên] Bây giờ chúng ta hãy xem “phái sinh” là thuật ngữ thông dụng của tiếng Việt. Chứng khoán phái sinh hay sản phẩm phái sinh đó là một công cụ tài chính, mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá trị của một tài sản cơ sở.

Lấy một thí dụ dễ hiểu. Một công ty phát hành cổ phiếu. Bước đầu tiên, doanh nghiệp đó phát hành cổ phiếu mà trong tiếng anh gọi là IPO (Initial Public Offering) ra thị trường sơ cấp. Sau IPO, cổ phiếu hay chứng khoán đó được tiếp tục giao dịch trên thị trường mà ở Việt Nam gọi là “thị trượng thứ cấp (secondary market). Trong thị trường thứ cấp có hai thị trường, đó là thị trường của các tài sản cơ sở, và thị trường của các tài sản phái sinh.

Khi một người mua và một người bán một chứng khoán ngay tại thời điểm giao dịch hiện tại, thì đó là giao dịch cơ sở. Còn nếu không phải là hợp đồng giao dịch ngay lúc đó, mà có một hợp đồng trong tương lai. Chẳng hạn tôi thỏa thuận bán một số chứng khoán tại một thời điểm tương lai, như vào ngày 30/9, hoặc kỳ hạn một tháng, hay ba tháng, thì hợp đồng đó gọi là hợp đồng phái sinh.

Hợp đồng phái sinh đó dựa trên cơ sở của chứng khoán đầu tiên đã được phát hành và thị trường của những sản phẩm phái sinh đó ở Việt Nam được gọi là thị trường chứng khoán phái sinh.

Các cơ quan quản lý chứng khoán Việt Nam định nghĩa có bốn loại chứng khoán phái sinh: hợp đồng kỳ hạn ( tiếng Anh gọi là forwards), hợp đồng tương lai (futures), hợp đồng quyền chọn (options), và hợp đồng hoán đổi (swaps).

Khi thị trường chứng khoán phái sinh khai trương ở Việt Nam, chỉ có một sản phẩm duy nhất được thực hiện, đó là hợp đồng tương lai (futures), ba hợp đồng kia chưa được thực hiện.

Sở dĩ chính phủ chỉ cho thực hiện hợp đồng tương lai là vì thị trường phái sinh còn rất mới mẻ ở Việt Nam, và để tránh rủi ro, cũng như để các thành viên trong thị trường dần dần tìm hiểu, am hiểu và quen thuộc với thị trường phái sinh.

Hiện tại hợp đồng tương lai đó được giao dịch dựa trên chỉ số VN30.

VOA: Trong ‘hợp đồng tương lai chỉ số VN30’ đó thì cái gì là sản phẩm cơ bản mà Tiến sĩ vừa giải thích?

TS Hiếu: Nó không có sản phẩm cở bản trong hợp đồng này. Chỉ số VN30 gồm 30 công ty có lẽ là hàng đầu của Việt Nam, cũng giống như Dow Jones 500 hay S&P500 ở bên Mỹ. Họ chọn ra những công ty hàng đầu có hoạt động động tài chính vững vàng nhất, cổ phiếu ổn định nhất. VN30 tập hợp cổ phiếu của những công ty hàng đầu đó.

Một người mua bán chứng khoán phái sinh đó sẽ không mua trực tiếp bất cứ cổ phiếu nào trong nhóm 30 đó, mà họ thương lượng, mua bán, giao dịch với nhau dựa trên chỉ số VN30. Chỉ sổ VN30 hiện tại là 744 điểm. Còn VN Index, tập hợp hàng trăm công ty, hiện tại là 774 điểm.

Có quy định về “position” mà ở Việt Nam gọi là “vị thế,” theo đó, nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể có 20.000 vị thế trên một tài khoản, các tổ chức kinh tế có 10.000 vị thế trên một tài khoản, các nhà đầu tư cá nhân có 5.000 vị thế trên một tài khoản, có thể tạm gọi đó là đơn vị, nhưng đơn vị đó không phải là cổ phiếu, mà là đơn vị để giao dịch trên thị trường phái sinh VN30. Người mua hoặc người bán chứng khoán phải giao dịch qua sở giao dịch chứng khoán, trong đó có phân khúc thị trường phái sinh. Người giao dịch sẽ ra lệnh mua hoặc ra lệnh bán một số lượng đơn vị nào đó. Hiện tại VN30 là 744 điểm. Nếu người giao dịch dự báo trong tương lai VN30 sẽ tăng lên 754 điểm, thì người đó sẽ ra lệnh mua bao nhiêu đơn vị tại một thời điểm nào đó trong tương lai, căn cứ vào cái vị thế (position) mà người đó có, và phải phải tìm được người bán cho số đơn vị đặt mua.

Nếu người giao dịch tin rằng VN30 sẽ tăng từ 744 lên 754 điểm, thì họ sẽ mua, và sẽ tạo ra một “long positon” (vi thế dài hạn), còn nếu họ dự báo VN30 sẽ từ 744 giảm xuống còn 734 điểm, thì họ sẽ tìm cách bán, trong trường đó là “short position” (thế đoản vị).

Nhiều người thắc mắc là “mua bán cái sản phẩm nào?” Dựa trên VN30 đó thì nó không có sản phẩm, mà nó chỉ dựa trên cái dự đoán của mình về VN30 sẽ lên hay xuống. Chính vì thế nó mang tính cách đầu cơ nhiều hơn là mang tính giao dịch để nắm tài sản. Vì trong trường hợp này ta không nắm một tài sản nào cả. Nói đúng ra là như đánh bạc dựa trên VN30 lên hay xuống, ta có bao nhiêu đơn vị đó, ta bỏ ra một số tiền đó để tạo ra một “long position” hay “short position” và từ đó ta kiếm lời.

Ta không giữ một tài sản vật chất, vật lý nào cả, và có thể nói là một cái tài sản trù tượng dựa trên cơ sở của VN30.

Có lẽ chúng ta sẽ đặt câu hỏi với một sản phẩm phái sính như thế thì nó giúp gì cho thị trường chứng khoán, cái lợi và bất lợi của nó là gì?

Về mặt lợi thì theo tôi thì thị trường vốn của Việt Nam còn đang rất là giới hạn. Bây giờ có thêm thị trường phái sinh nữa thì nó sẽ tạo ra thêm các sản phẩm. Trong tương lai, sau một thời gian thử nghiệm, có lẽ chính phủ sẽ cho phép không những chỉ có VN30, mà những trái phiếu của chính phủ sẽ nhập cuộc, và cổ phiếu của các công ty khác cũng sẽ nhập cuộc. Và có thể không chỉ có hợp đồng tương lai, mà còn có hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, và nó cũng tạo thanh khoản cho các nhà đầu tư trên thị trường.

Ngoài ra nó còn mang tính “hedging” để nhà đầu tư dùng sản phẩm phái sinh này bù đắp, và bao phủ những rủi ro.

Về mặt hại, nó không phải là mua bán một sản phẩm vật chất nào, mà nó dựa trên dự báo của tôi về VN30, thì nó mang tình cách đầu cơ, như một canh bạc. Chính vì thế nó mang độ rủi ro rất cao.

Đồng thời, thành viên của thị trường phái sinh còn rất giới hạn. Thật sự mở thị trường phái sinh vào thời điểm này, tôi đồng ý với Ủy ban chứng khoán là chỉ nên giới hạn ở sản phẩm tương lai dựa trên VN30 của những công ty ổn định, không lên xuống thất thường

Tôi hy vọng là đã giải thích được thuật ngữ phái sinh.

VOA: Xin cám ơn Tiến sĩ.